Thạch rau câu sợi mì mát mạnh có nước dùng ngọt béo, chua chua ăn cùng sợi mì giòn dai tạo nên một món ăn vặt cực kỳ hấp dẫn và thơm ngon. Hãy vào bếp cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 Cách làm rau câu sợi trà sữa cực kì dễ làm 11/2024.
Thạch rau câu là gì?
Thạch rau câu là một món ăn nhẹ làm từ gelatin kết hợp với các nguyên liệu, phụ liệu khác. Rau câu là món ăn vặt hoặc dùng để tráng miệng, được sử dụng nhiều vào mùa hè vì món ăn này rất thanh mát.
Rau câu sợi là gì?
Rau câu sợi là một món ăn vặt thanh mát giành cho ngày hè oi bức. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ăn một bát rau câu thơm ngon mát lành, giúp xoa dịu đi cơn oi bức bức bối trong người.
Lợi ích của rau câu
1. Ngăn ngừa ung thư.
Lignans trong rau câu có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của các khối u, hạn chế các tế bào ung thư vào máu và di căn ung thư trên các phần khác của cơ thể. Ngoài ra lignans còn ngăn chặn sự tổng hợp estrogen trong các tế bào với hiệu quả tương tự như một số loại thuốc dùng trong trị hoá ung thư.
Phụ nữ sau thời kì mãn kinh, các mô mỡ chính là nơi estrogen được tổng hợp, một lượng lớn chất chuyển hoá estrogen là những nhân tố chính gây ra bệnh ung thư vú.
Tiến sĩ Jane Trà của Đại học Harvard đã xuất bản một bài báo nói rằng việc dùng rau câu thường xuyên có thể là một yếu tố quan trọng trong việc giảm tỉ lệ ung thư vú ở Nhật Bản.
2. Tăng cường chức năng tuyến giáp.
Rau câu được sản xuất từ là rong tảo biển có chứa nguồn iốt dồi dào, chất này là thành phần chính của các hormon tuyến giáp rất cần thiết cho cơ thể người. Bởi vì, các hóc môn tuyến giáp điều chỉnh sự chuyển hoá trong mọi tế bào của cơ thể và hầu như giữ vai trò tất cả các chức năng sinh lý. Dấu hiệu của việc thiếu iốt trong tuyến giáp là bệnh bướu cổ. Trên thế giới có đến 200 triệu người bị bệnh bướu cổ, trong đó có 4% là do thiếu muối iot.
3. Tốt cho hệ tiêu hóa.
Trên thực tế, rau câu từ lâu đã là một thành phần trong các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa. Các nhà khoa học tại Đại học Newcastle đã nghiên cứu alginate , một chất có trong tảo biển nâu và thấy rằng nó có thể tăng cường chất nhầy trong ruột từ đó giúp bảo vệ thành ruột.
Alginate có trong rau câu cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Rau câu cũng giàu chất xơ. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy rau câu làm tăng vi khuẩn có lợi trong ruột.
4. Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rau câu có thể dùng để ngăn ngừa chứng cao huyết áp ở động vật. Nghiên cứu từ Đại học Kyoto cho thấy các sợi từ tảo biển nâu cũng có hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ ở những đối tượng dễ mắc các vấn đề tim mạch.
Một nghiên cứu kéo dài 25 năm, tập trung vào những người dân sống lâu nhất – người Okinawa cho thấy, cư dân tại đây có huyết áp rất ổn định, mức cholesterol thấp và minh mẫn kể cả khi về già. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rau câu chiếm tới hơn 50% lượng rau quả họ ăn hàng ngày.
5. Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hàm lượng axit folic hấp thụ trong bữa ăn là cần thiết để ngừa các khuyết tật bẩm sinh, bao gồm cả bệnh bại liệt ở trẻ em. Axit folic có rất nhiều trong rau câu. Vì thế, việc bổ sung rau câu vào bữa cơm của gia đình là hoàn toàn cần thiết. Súp và các món hầm với rau câu hoặc ăn kèm rong biển với salad là những món ăn rất bổ dưỡng.
6. Bệnh huyết áp.
Rau câu hấp thu từ nước biển hơn 90 loại khoáng chất với hàm lượng muối thấp và canxi cao. Do đó, rau câu có tác dụng làm giảm huyết áp. Và vì thế, đối với những người bị cao huyết áp thì rau câu là loại thực phẩm được ưu tiên hàng đầu.
7. Thải độc và giảm cholesterol trong máu.
Thành phần quan trọng trong rau câu là chất fertile clement – có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã trong cơ thể.
Cuộc sống ngày nay ai cũng sợ các thực phẩm giàu cholesterol, nguyên nhân gây ra bệnh béo phì. Vậy nên, các thực phẩm với hàm lượng calo thấp nhưng vẫn đảm bảo ngon miệng như rau câu đang rất được coi trọng. Các gia đình nên có rau câu trong thực đơn hàng ngày của mình.
8. Chống viêm.
Một số loài rau câu là những nguồn duy nhất của cacbohidrat làm giảm nguy cơ viêm nhiễm cho cơ thể con người, giống như những chất có tên gọi là fucans. Thêm vào đó, rau câu còn là một nguồn magiê phong phú, chất được cho là có khả năng ngăn ngừa bệnh đau đầu; đau nửa đầu và giảm chứng hen suyễn.
9. Giảm căng thẳng trong thời kỳ mãn kinh.
Rau câu chứa magie còn giúp phụ nữ đang trong thời kì mãn kinh có giấc ngủ ngon hơn, chất lignans trong rau câu làm estrogen yếu đi (lượng hoóc môn estrogen tăng nhanh trong thời kì mãn kinh của phụ nữ). Rau câu làm giảm bớt sự khó chịu đối với những phụ nữ có triệu chứng nóng đột ngột trong người.
10. Diệt khuẩn, làm sạch máu.
Thành phần quan trọng nhất có trong rau câu là fertile clement. Đây là chất có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã có trong cơ thể. Thêm vào đó, nó còn là chất không thể thiếu của tuyến giáp trạng, nơi tiết ra hooc-môn sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển. Chính vì lẽ đó mà phụ nữ có thai và trẻ em được khuyến khích ăn các thực phẩm làm từ rau câu.
Tổng hợp 5 cách làm rau câu sợi trà sữa cập nhật 11/2024
Cách làm rau câu dừa sợi nước cốt dừa lá dứa
Nguyên liệu Cho 4 người
- Nước dừa tươi 500 ml
- Nước cốt dừa 450 ml
- Cơm dừa non 100 gr (đã cắt sợi)
- Bột rau câu dẻo 12 gr
- Đường vàng 200 gr
- Đường phèn 100 gr
- Lá dứa 40 gr (khoảng 3 lá)
Cách chế biến Rau câu dừa sợi nước cốt dừa lá dứa
1. Lấy nước cốt lá dứa
Đầu tiên, cho vào máy xay sinh tố 40gr lá dứa cắt nhỏ, 1 ít nước lọc vừa đủ ngập mặt lá dứa rồi xay nhuyễn.
Khi xay xong, bạn lọc hỗn hợp qua rây để thu lấy phần nước cốt.
2. Pha bột rau câu
Cho vào nồi 300ml nước cốt dừa, 200ml nước lọc. Sau đó, bạn trộn đều 100gr đường vàng cùng 4gr bột rau câu dẻo rồi cho từ từ vào nồi, vừa cho khuấy đều và ngâm 30 phút.
Ở nồi thứ 2, cho vào 200ml nước cốt lá dứa, 150ml nước cốt dừa, 150ml nước lọc, hỗn hợp gồm 4gr bột rau câu dẻo và 100gr đường vàng. Khuấy đều và ngâm cho rau câu nở.
Ở nồi thứ 3, bạn cho vào 500ml nước dừa tươi, hỗn hợp gồm 4gr bột rau câu dẻo và 100gr đường phèn. Tiếp tục khuấy đều và ngâm nở rau câu.
3. Nấu rau câu dừa, nước cốt dừa và lá dứa
Bắc nồi rau câu lá dứa lên bếp, khuấy đều liên tục trên lửa vừa đến khi hỗn hợp sôi. Lúc này, bạn hạ xuống lửa nhỏ và tiếp tục khuấy thêm 2 phút nữa cho rau câu tan hoàn toàn.
Kế tiếp, cho nồi rau câu dừa tươi lên bếp và khuấy đều đến khi hỗn hợp sôi. Sau đó, bạn cho vào thêm phần dừa non cắt sợi rồi khuấy đều 2 phút nữa là được.
Đối với nồi rau câu nước cốt dừa, bạn cũng nấu tương tự như trên.
4. Đổ khuôn và làm đông rau câu
Đầu tiên, bạn đổ vào khuôn phần rau câu lá dứa và để nguội cho bề mặt hơi săn lại. Kế đến, tiếp tục đổ phần rau câu dừa lên trên mặt rồi để nguội.
Cuối cùng là đổ vào phần rau câu nước cốt dừa, sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh 1 tiếng cho đông lại. Khi ăn bạn lấy rau câu ra cắt thành các miếng vuông là có thể thưởng thức.
5. Thành phẩm
Rau câu dừa sợi nước cốt dừa lá dứa đẹp mắt, thơm ngon, nếm thử một miếng thôi sẽ cảm nhận ngay mùi thơm nhè nhẹ từ lá dứa, ngọt thanh từ dừa tươi kết hợp cùng phần nước cốt dừa béo ngậy, hấp dẫn.
Cách làm rau câu sợi dừa
Nguyên liệu làm Rau câu dừa sợi
Cho 6 người
- Bột rau câu dẻo 10 gr
- Nước dừa tươi 1.8 lít
- Cơm dừa non 300 gr
- Đường phèn 200 gr
- Lá dứa 1 ít
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Rau câu dừa sợi
1. Sơ chế cơm dừa
Đầu tiên, bạn dùng dao cắt cơm dừa thành nhiều sợi nhỏ vừa ăn.
2. Pha bột rau câu
Cho vào chén 10gr bột rau câu dẻo và 200gr đường phèn rồi trộn đều.
3. Nấu rau câu dừa
Tiếp theo, bắc nồi lên bếp, cho vào 1.8 lít nước dừa tươi, 1 bó lá dứa và nấu sôi. Khi nước sôi khoảng được 2 phút thì bạn vớt bỏ bó lá dứa ra ngoài.
Sau đó, cho từ từ hỗn hợp bột rau câu vào nồi nước dừa, vừa đổ vừa khuấy đến khi đường và rau câu tan hoàn toàn, hỗn hợp chuyển màu trong là được.
Kế đến, đổ phần dừa sợi vào nồi nước dừa, khuấy đều khoảng 30 giây rồi tắt bếp.
4. Đổ khuôn và làm đông rau câu
Cuối cùng, đổ hỗn hợp rau câu vào khuôn, để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng cho đông hoàn toàn.
Khi rau câu đã đông thì bạn hãy lấy ra, cắt miếng vuông vừa ăn và thưởng thức nhé!
5
Thành phẩm
Rau câu dừa sợi mát lạnh, cắn vào dẻo giòn nhẹ cùng vị ngọt thanh mát của nước dừa tươi kết hợp cùng sợi dừa giòn sừn sựt, béo béo, vô cùng thơm ngon.
Cách làm thạch rau câu sợi mì giòn sừn sựt thanh mát
Nguyên liệu
Cho 2 người
- Bột rau câu dẻo 10 gr
- Đường 200 gr
- Sữa đặc 1 muỗng canh
- Siro 1 muỗng cà phê
- (cam/ việt quất/sâm dứa/dâu)
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Nồi, ly, vá canh, ống tiêm 10cc, ống hút,…
Cách chế biến Thạch rau câu sợi mì giòn
1. Nấu rau câu
Trộn đều 200gr đường cùng 10gr bột rau câu dẻo. Sau đó, cho vào nồi 1 lít nước, hỗn hợp rau câu vừa trộn rồi khuấy đều cho hòa quyện.
Kế đến, bắc nồi rau câu lên bếp và khuấy liên tục trên lửa vừa đến khi sôi.
Khi hỗn hợp sôi, bạn hạ xuống lửa nhỏ, tiếp tục khuấy đều thêm 2 – 3 phút nữa thì tắt bếp.
Mẹo nấu rau câu không bị vón cục và không chảy nước: Để rau câu không bị vón cục khi nấu, bạn nên hòa tan và ngâm nở bột rau câu trước khoảng 20 phút, sau đó mới đem đi nấu. Với cách làm này sẽ giúp rau câu không gặp tình trạng chảy nước sau khi đông.
2. Đổ khuôn rau câu
Đầu tiên, bạn cột ống hút lại thành 1 bó sao cho nhét vừa đủ kích thước của 1 cái ly.
Kế tiếp, múc 1 vá canh rau câu vào ly rồi cho bó ống hút vào, đợi khoảng 10 – 15 phút cho rau câu ở bên dưới đặc lại.
3. Làm rau câu sợi mì
Để làm sợi mì sữa, bạn pha 1 vá canh nước rau câu cùng 1 muỗng canh sữa đặc. Sau đó, dùng ống tiêm bơm rau câu vào bên trong ống hút.
Làm tương tự với phần siro sâm dứa, siro cam, siro việt quất với định lượng 1 vá canh rau câu pha với 1 muỗng cà phê siro.
Cuối cùng, để phần rau câu này vào ngăn mát tủ lạnh 40 phút cho đông lại.
4. Trang trí rau câu
Khi thạch đã đông, bạn lấy từng sợi rau câu bên trong ống hút rồi cho ra dĩa.
Tiếp theo, cho lên mặt 1 ít đá xay, sữa đặc, siro dâu là hoàn tất.
5. Thành phẩm
Món rau câu sợi mì bắt mắt, hấp dẫn với nhiều màu sắc, từng sợi rau câu mềm dai hòa quyện cùng nước sữa siro béo ngọt, chua chua, mát lạnh, cực kỳ thơm ngon.
Cách làm rau câu sợi trà sữa nhanh nhất
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món rau câu sợi
- 300gr rau câu sợi có sẵn
- 1 đến 2 quả chanh tươi
- 1 đến 2 củ gừng nhỏ
- 100gr đường phèn
Các bước chuẩn bị để thực hiện cách đổ rau câu sợi:
Bước 1:Với rau câu sợi có sẵn, bạn ngâm tất cả vào một bát nước lạnh có pha một chút nước cốt chanh, ngâm từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ để rau câu được giòn và rắn hơn. Hơn nữa ngâm với nước cốt chanh sẽ làm cho rau câu khi đổ được trong hơn, không bị mùi và ăn sẽ tạo cảm giác sần sật hấp dẫn. Trong thời gian ngâm như vậy thì các cặn bã bẩn có trong rau câu được rửa sạch và lắng lại nơi đáy bát nước.
Bước 2: Sau thời gian ngâm thì bạn vớt ra cho ráo rồi rửa lại sạch dưới làn nước cho sạch hoàn toàn rồi sau đó để ra rổ cho thật ráo nước.
Bước 3:Gừng cạo sạch lớp vỏ bên ngoài rồi sau đó băm thành từng sợi nhỏ vừa ăn.
Bước 4: Cho rau câu đã được rửa sạch và ráo hết nước vào một nồi nhỏ, đổ lượng nước vừa với số lượng rau câu rồi sau đó đun với lửa nhỏ. Không nên đổ nhiều nước, rau câu sẽ không đông được và cũng không đổ ít nước quá, rau câu sẽ không có đủ nước để nở ra và ăn sẽ rất cứng vì không kịp chín.
Bước 5: Đun với lửa nhỏ cho đến khi nồi nước sôi thì cho lửa nhỏ hết cỡ, dùng đũa khuấy đều theo chiều kim đồng hồ, không nên khuấy quá mạnh. Khuấy đều để rau câu đã được tan ra và bắt thành sợi, sau đó để rau câu thành sợi thì cho đường phèn và gừng thái sợi vào, đun thêm một chút nữa rồi sau đó tắt bếp.
Bước 6: Vậy là bạn đã hoàn thành xong bước đổ rau câu sợi thành công. Bạn có thể chế biến thêm món ăn với rau câu sợi như làm thạch hay nấu chè với các nguyên liệu có sẵn ở các siêu thị như bột nấu thạch. Nếu như muốn nấu chè thì bạn pha một chút bột sắn, đổ vào nồi nước vừa nấu rau câu, khi món chè được sánh thì cho thêm một chút đường phèn vào để chè có màu nâu cánh gián hấp dẫn.
Bạn hoàn toàn có thể thưởng thức món này khi nóng hoặc lạnh tùy theo sở thích và điều kiện thời tiết để có được giây phút tận hưởng trọn vẹn nhất.
Cách làm rau câu sợi dai ngon đơn giản tại nhà
Nguyên liệu làm món rau câu sợi
- 40g lá dứa
- 350ml nước cốt dừa
- 4g cà phê sữa (hoà tan)
- 200g sữa đặc
- 20g rau câu sợi
- 25g rau câu giòn
- Nước lọc
- Gia vị: Đường
Nguyên liệu làm món rau câu sợi
Mẹo hay:
Để chọn được lá dứa ngon, bạn nên chọn lá dứa còn tươi, kích thước vừa phải. Bạn không nên chọn lá dứa còn non vì chúng không đạt được mùi thơm như ý, cũng không nên chọn lá dứa già vì chúng sẽ làm món rau câu của bạn có vị đắng.
Muốn mua được nước cốt dừa ngon, bạn nên mua ở các cửa hàng uy tín, có thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, đầy đủ, nước cốt có màu trắng đục hoặc hơi ngả sang xám.
2. Cách làm món rau câu sợi
Bước 1: Sơ chế lá dứa
Sơ chế lá dứa.
Lá dứa sau khi rửa sạch, bạn lấy 20g cắt nhỏ, giã nát cùng 150ml nước lọc. Kế đó bạn dùng rây lọc lấy nước cốt lá dứa. 20g lá dứa còn lại bạn cuộn chúng chặt lại với nhau.
Bước 2: Làm nước rau câu
Làm nước rau câu.
Đầu tiên, bạn trộn đều 200g đường với 25g bột rau câu giòn. Sau đó bạn cho hỗn hợp này vào nồi lớn đựng 2 lít nước và khuấy đều. Bạn để hỗn hợp nước rau câu nghỉ tầm 20 phút, việc này sẽ giúp rau câu không bị chảy nước.
Kế đó, bạn tiếp tục nấu nước rau câu ở lửa vừa và khuấy đều tay khoảng 1 phút. Bạn nấu thêm 5 phút đến khi nước rau câu sôi hoàn toàn thì cho 20g lá dứa còn lại vào để tăng thêm mùi thơm cho rau câu rồi tắt bếp.
Lưu ý: Khi không dùng đến nước rau câu thì nên đậy nắp nồi để tránh nước rau câu bị đông lại nhé.
Bước 3: Làm lớp rau câu màu cà phê sữa
Làm lớp rau câu màu cà phê sữa.
Đầu tiên, bạn cho vào chén đựng cà phê sữa 100ml nước nóng, khuấy đều đến khi cà phê tan hoàn toàn. Tiếp theo, bạn múc 400g nước rau câu vào một nồi nhỏ khác, rồi cho cà phê vào và khuấy đều. Kế đến, bạn chia đều hỗn hợp vào các khuôn đã chuẩn bị sẵn.
Bước 4: Làm lớp rau câu màu trắng
Làm lớp rau câu màu trắng
Bạn chuẩn bị nồi nhỏ, cho vào nồi 400g nước rau câu và để một bên.
Phần nước rau câu còn lại trong nồi lớn, sau khi đã vớt lá dứa ra, bạn cho vào thêm 200ml nước nóng, 200g sữa đặc nấu ở lửa vừa. Vừa nấu bạn vừa khuấy đều, đến khi sữa đặc tan hoàn toàn thì bạn cho 350ml nước cốt dừa và 20g rau câu sợi vào. Bạn nấu thêm 1 – 2 phút nữa thì tắt bếp.
Sau cùng, bạn chia đều hỗn hợp vào các khuôn đã dùng ở bước 3. Để rau câu không bị tách lớp thì bạn rạch các đường nhỏ trên bề mặt của lớp rau câu màu cà phê sữa nhé.
Bước 5: Làm lớp rau câu màu lá dứa
Làm lớp rau câu màu lá dứa
Bạn cho nước cốt lá dứa vào 400g nước rau câu đã chừa lại ở bước 4 trên lửa nhỏ. Khi thấy hỗn hợp sủi tăm thì bạn tắt bếp.
Tiếp theo, bạn chia đều hỗn hợp vào các khuôn và nhớ rạch lên bề mặt rau câu màu trắng để tránh rau câu bị tách lớp nhé. Sau cùng, bạn để tất cả rau câu vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 giờ là có thể dùng được rồi.
3. Thành phẩm
Thành phẩm rau câu sợi
Món rau câu sợi mang đến bạn vị dai ngon, giòn giòn của sợi rau câu, vị béo béo của nước cốt dừa cùng hương thơm đặc trưng của lá dứa. Đảm bảo bạn sẽ ăn hoài không ngán đấy.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm rau câu sợi trà sữa
Video hướng dẫn cách làm rau câu sợi trà sữa
Mua nguyên liệu làm rau câu sợi trà sữa ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm rau câu sợi trà sữa, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Bầu ăn thạch rau câu được không?
Theo nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng có trong thạch rau câu gồm:
- Canxi
- Axit béo
- Vitamin B2
- vitamin C
- Vitamin A
- Kali
5 công dụng khi bà bầu ăn rau câu
Kiểm soát cân nặng
Thành phần của rau câu chứa rất ít calo, là món ăn vặt lý tưởng của nhiều mẹ bầu. Rau câu chứa lượng đường ít, thanh mát dễ chịu, vì thế khi bà bầu ăn rau câu không cần lo ngại về vấn đề cân nặng trong thai kỳ.
Giảm cholesterol xấu
Khi mang thai, lượng cholesterol xấu trong cơ thể rất dễ bị tăng lên sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ. Thạch rau câu là một món ăn có thể làm giảm cholesterol xấu, tăng cường cholesterol tốt. Mẹ bầu nên bổ sung món ăn này vào thực đơn ăn vặt cho mình nhé.
Tốt cho da
Trong rau câu có chứa các axit amin giúp nuôi dưỡng da, kích thích các tế bào mới hình thành, hạn chế dấu hiệu lão hóa của da. Bà bầu ăn rau câu sẽ giúp cải thiện làn da, giúp chúng khỏe mạnh và giảm thiểu các tổn thương da do thai nhi ngày càng phát triển.
Giảm viêm khớp
Xương khớp là một vấn đề hay gặp phải ở mẹ bầu, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Rau câu có thành phần chủ yếu là gelatin, một chất quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh về khớp. Bổ sung rau câu vào thực đơn ăn vặt sẽ góp phần tăng cường khả năng bôi trơn ở các khớp và hạn chế viêm khớp.
Giảm căng thẳng
Các axit amin trong thạch rau câu không chỉ tốt cho da mà còn có tác dụng làm giảm căng thẳng. Bà bầu ăn rau câu sẽ bổ sung cho cơ thể một lượng vitamin B8 có tác dụng phòng tránh triệu chứng liên quan đến thần kinh. Góp phần ngăn ngừa bệnh trầm cảm, căng thẳng.
Trẻ em có nên ăn thạch rau câu không?
Trong số các trường hợp hóc dị vật thì hóc thạch là nguy hiểm nhất. Bởi miếng thạch mềm, dễ dàng thay đổi hình dáng ôm khít lấy đường thở khiến trẻ ngạt thở nhanh chóng, thiếu ôxy lên não. Khi đến viện, việc gắp dị vật khỏi đường thở cũng rất khó khăn bởi thạch trơn, đầu trụ dễ trượt, dễ nát vụn.
Bác sĩ PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 6 tuổi ăn thạch. Với những trẻ không may bị hóc thạch, ngay lập tức cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất (hoặc nằm vắt ngang đùi người lớn, bụng chèn vào đùi để đầu dốc xuống đất) rồi dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn, hoặc tạo khe hở để trẻ dễ thở hơn và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không được dùng tay cố móc thạch ra khỏi cổ trẻ bởi việc làm này vô tình càng làm miếng thạch bị đẩy sâu vào bên trong, bít hết đường thở của trẻ, khiến trẻ tử vong nhanh.
Bởi do thạch trơn, mềm, dễ nát ra thành các viên nhỏ nên càng nhanh bít hết đường thở của trẻ. Nếu cứ cố hút hết thạch trong đường thở của trẻ dễ thiếu ô xy trầm trọng, có nguy cơ tử vong. Do đó, trong trường hợp này bác sĩ cần phải luân chuyển liên tục giữa xông cung cấp oxy và hút dị vật.
Trong năm qua, tại khoa đã tiếp nhận hàng chục ca hóc thạch, nhưng đến nay mới cứu sống và không để lại di chứng duy nhất trường hợp em bé 14 tháng tuổi ở Bắc Giang. Trường hợp này do người bác của cháu là bác sĩ nên đã có biện pháp sơ cứu kịp thời khi trẻ hóc thạch.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các bé, bố mẹ nên chú ý đến mọi hoạt động của con, nhắc nhở người thân không cho con ăn thạch 1 mình mà cần có sự theo dõi của người lớn. Và bố mẹ nên nắm cho mình cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật để có thể sơ cứu kịp thời nếu không may con bị hóc thạch hoặc các dị vật khác.
Tổng kết
Nếu không có đủ thời gian để làm rau câu, bạn có thể lựa chọn thương hiệu rau câu có sẵn về làm cho nhanh nhé.
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm rau câu sợi trà sữa cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 11/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số công thức thạch trà sữa độc đáo khác như:
- 9 Cách làm thạch trà sữa ngon đúng vị
- 4 Cách làm khúc bạch khoai môn chi tiết đơn giản tại nhà
- 5 Cách làm rau câu phô mai trà sữa siêu dễ dàng
- 4 Cách làm sốt phô mai trà sữa đơn giản nhất
- 4 Cách làm sương sáo trà sữa siêu đơn giản
- 5 Cách làm thạch Aiyu Đài Loan đơn giản chỉ mất 20 phút
- 6 Cách làm thạch bắp trà sữa ngon mê ly cực đơn giản
- 5 Cách làm thạch bi trà sữa thơm ngon
- 5 Cách làm thạch cà phê trà sữa chỉ mất 20 phút
- 6 Cách làm thạch củ năng làm topping trà sữa thơm ngon
- 7 Cách làm thạch dẻo trà sữa chuẩn vị mẹ nấu
- 5 Cách làm thạch dừa viên bi ngon đẹp siêu dễ tại nhà
- 4 Cách làm thạch hạt nổ trà sữa cực kì đơn giản