Updated at: 12-07-2022 - By: Hoàng Cường

Mới lạ, độc đáo với 5 cách làm trà sữa dừa mới nhất 11/2024, cùng vào bếp với chúng mình để thực hiện món thức uống mát lạnh thơm ngon, bổ dưỡng mà lại sạch sẽ, dễ làm nhé!

Trái dừa là gì?

Dừa (Cocos nucifera) là một loài thực vật thân gỗ, thành viên thuộc họ Cau (Arecaceae) và là loài duy nhất còn sống thuộc chi Cocos.Dừa có mặt khắp nơi tại các vùng nhiệt đới ven biển và là một biểu tượng văn hóa nhiệt đới. Dừa cung cấp thực phẩm, nhiên liệu, mỹ phẩm, thuốc dân gian và vật liệu xây dựng, cùng nhiều công dụng khác. Phần thịt bên trong của quả dừa chín, cũng như nước cốt dừa được vắt ra từ đây, là một phần quen thuộc trong khẩu phần của người dân sống tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Quả dừa khác biệt với các loại trái cây khác do phần nội nhũ chứa một lượng lớn chất lỏng trong suốt, được gọi là nước dừa. Dừa chín được dùng làm thức ăn, hoặc chế biến lấy dầu dừa và nước cốt dừa từ thịt quả, than củi từ vỏ gáo cứng và xơ dừa từ vỏ xơ. Thịt quả dừa sấy được gọi là cùi dừa khô, dầu và nước cốt được vắt ra từ đây thường dùng trong nấu ăn – chiên nói riêng – cũng như trong xà phòng và mỹ phẩm.

Nhựa dừa ngọt có thể làm thức uống hoặc lên men thành rượu dừa, giấm dừa. Vỏ gáo cứng, trấu xơ và lá dài có thể dùng làm nguyên liệu để chế tạo nhiều loại sản phẩm trang trí nội thất.

Trong tiếng Anh, “coconut” (hay tiếng cổ là “cocoanut”) dùng để chỉ toàn bộ cây dừa, hạt hoặc quả, về mặt thực vật học đây là một loại quả hạch, không phải quả cứng. Cái tên này xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha coco, có nghĩa là “đầu” hoặc “đầu lâu”, do ba vết lõm trên vỏ gáo dừa giống với đặc điểm trên khuôn mặt.

Tác dụng của nước dừa

1. Tác dụng của nước dừa: Cung cấp dưỡng chất

Nước dừa ít calo và chất béo nhưng lại rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác như axit lauric, clorua, sắt, kali, magiê, canxi, natri và phốt pho.

Nước dừa có tác dụng gì? Trên thực tế, hàm lượng kali – chất giúp cân bằng điện giải trong nước dừa tươi cao hơn gần gấp đôi lượng kali có trong chuối. Cân bằng điện giải đóng vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hoạt động của hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và cân bằng chất lỏng bên trong cơ thể.

Mỗi 240g nước dừa tươi có chứa 46 calo và các dưỡng chất sau:

  • Carbohydrate: 9g

  • Chất xơ: 3g

  • Protein: 2g

  • Vitamin C: 10% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày

  • Magiê: 15% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày

  • Mangan: 17% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày

  • Kali: 17% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày

  • Natri: 11% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày

  • Canxi: 6% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày

2. Công dụng của nước dừa: giúp làm đẹp da

Uống nước dừa có tác dụng gì? Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng cytokinin có trong nước dừa tươi giúp điều hòa tăng trưởng và phân chia tế bào. Các loại cytokinin và axit lauric này có thể giúp giảm thiểu tối đa lão hóa tế bào da, giúp cân bằng pH và giúp các mô liên kết bền và giữ nước.

3. Uống nước dừa có tác dụng gì? Tăng cường năng lượng

Uống nước dừa mỗi ngày có tác dụng gì? Đây là loại thức uống cung cấp năng lượng rất tốt, giúp bổ sung nguồn vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất dồi dào. Nước dừa chứa hàm lượng đường và natri thấp hơn so với hầu hết các loại đồ uống thể thao, trong khi lại chứa nhiều kali, canxi và clorua hơn.

Trong mỗi 100ml nước dừa có chứa xấp xỉ 294mg kali, 118mg clorua nhưng chỉ có 25mg muối và 5mg dường. Trong khi đó, các loại nước uống tăng cường năng lượng khác chỉ chứa 117mg kali và 39mg clorua mà có tới 200 mg muối, 20–25 mg đường.

4. Tác dụng nước dừa giúp cải thiện tim mạch

Uống nước dừa mỗi ngày có tốt không? Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, những người cao huyết áp thường có hàm lượng kali thấp. Trong khi đó, tác dụng của nước dừa tươi giúp điều hòa huyết áp. Vì thế, nước dừa tươi với nhiều kali và axit lauric rất tốt cho người cao huyết áp.

5. Tác dụng của nước dừa giúp chống mất nước

Uống nước dừa có tác dụng gì? Nước dừa tươi rất giàu kali và các loại khoáng chất khác nên có thể giúp bạn điều tiết chất lỏng bên trong cơ thể, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể. Loại nước này đã được dùng để trị mất nước do bệnh lỵ, bệnh tả, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

Sự cân bằng điện giải và huyết tương trong nước dừa khá tương đồng với máu người. Vì vậy, lợi ích của nước dừa có thể giải quyết tốt những vấn đề về tiêu hóa, hoặc khi thời tiết nóng, sau khi tập luyện nặng nhọc có thể giúp bù nước cho cơ thể một cách nhanh chóng.

6. Uống nước dừa có tác dụng gì? Hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa

Nước dừa chứa nguồn axit lauric dồi dào để cơ thể chuyển hóa thành monolaurin. Monolaurin có hoạt tính kháng virus, kháng động vật nguyên sinh và kháng khuẩn giúp chống lại giun đường ruột, ký sinh trùng, virus có vỏ lipid và các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác ở trẻ em và người lớn.

7. Nước dừa tươi giúp giảm cân

Nước dừa tươi là một chất điện giải tự nhiên giúp tăng cường trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, tác dụng của nước dừa tươi rất tốt cho những người bị thừa cân vì loại nước này rất giàu triglyceride chuỗi trung bình, một dạng chất béo có thể giúp giảm cân.

Theo một nghiên cứu vào tháng 6/2006 trên tạp chí y khoa Ceylon Medical Journal, trong quá trình tiêu hóa, triglyceride chuỗi trung bình trong nước dừa tươi chuyển hóa thành triglyceride đơn và các axit béo tự do chuỗi trung bình. Cơ thể sẽ sử dụng hai chất này ngay lập tức để tạo ra năng lượng chứ không dự trữ dưới dạng mỡ.

Triglyceride chuỗi trung bình còn có khả năng tăng cường năng lượng, giúp hạn chế đói hiệu quả hơn các dạng chất béo khác. Những chất béo đặc biệt có trong nước dừa tươi giúp duy trì trọng lượng cân đối cho cơ thể và giúp giảm cân.

8. Công dụng nước dừa giúp tăng cường miễn dịch

Một số chất trong nước dừa tươi có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Các chất béo đặc biệt có trong cùi dừa như caprylic, capric và lauric có tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng động vật nguyên sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch và tiêu diệt mầm bệnh.

9. Uống nước dừa có tác dụng gì? Giúp chống oxy hóa

Trong quá trình trao đổi chất, tế bào sản sinh ra các gốc tự do. Khi tế bào bị stress hoặc bị tổn thương, các gốc tự do được sản sinh ra nhiều hơn. Việc có quá nhiều gốc tự do sẽ làm cơ thể bị mất cân bằng oxy hóa, tổn hại tế bào và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Một nghiên cứu trên chuột bị tổn thương gan cho thấy sự cải thiện đáng kể khi chuột được điều trị bằng nước dừa tươi.

10. Tác dụng của nước dừa: ngăn ngừa sỏi thận

Sỏi thận hình thành khi canxi, oxalate và các hợp chất khác kết hợp lại để hình thành các kết tụ dạng sỏi. Uống đủ nước là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh này. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng của nước dừa thậm chí còn có nhiều hơn nước lọc trong việc giúp phòng ngừa sỏi thận.

Các nhà khoa học cho rằng nước dừa giúp giảm các gốc tự do được tạo ra khi cơ thể phản ứng với hàm lượng oxalate cao trong nước tiểu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sâu hơn cần tiếp tục thực hiện để có thể tìm hiểu kỹ hơn tác dụng của nước dừa và cơ chế ngăn ngừa sỏi thận của thức uống này.

Bạn không nên uống quá 1 – 2 quả dừa/ngày và uống quá thường xuyên vì loại nước ngọt tự nhiên này cũng có thể góp phần gây ra tình trạng thừa cân. Nếu mua nước dừa đóng chai thì bạn nên nhớ kiểm tra thành phần dinh dưỡng xem chúng có nguyên chất 100% không. Bạn hãy tránh các loại nước đã thêm chất làm ngọt hay hương liệu.

5 Cách làm Trà sữa dừa đơn giản tại nhà

Cách 1: Cách làm trà sữa nước cốt dừa thơm ngon, mát lạnh

Nguyên liệu làm Trà sữa nước cốt dừa

Cho 1 người

  •  Trà ô long 7 gr

  •  Kem béo thực vật 20 ml

  •  Nước cốt dừa 30 ml

  •  Siro dừa 10 ml

  •  Trân châu trắng 30 gr

  •  Nước đường 20 ml

  •  Đá viên 1 ít

  •  Nước sôi 100 ml

Cách chế biến Trà sữa nước cốt dừa

Bước 1: Ủ trà

Cho 5gr trà vào một cái bình lớn và đổ vào 100ml nước sôi, ủ trà từ 10 – 15 phút. Sau khi trà ra hết thì lọc lấy nước cốt trà và loại bỏ cặn để thu được 100ml nước cốt trà.

Bước 2: Pha trà sữa

Cho vào trong ly 20ml kem béo thực vật, 30ml nước cốt dừa, 20ml nước đường, 10ml siro dừa, 30gr trân châu trắng, 100ml nước cốt trà, 1 ít đá viên và khuấy đều.

Cuối cùng, bạn cho 2 muỗng cà phê trân châu trắng lên trên cùng để trang trí cho đẹp mắt.

Bước 3: Thành phẩm

Rất nhanh thôi chúng ta đã có một ly trà sữa nước cốt dừa thơm ngon rồi. Vị ngọt của sữa, thơm nhẹ của trà, dai giòn của trân châu trắng, một chút beo béo từ nước cốt dừa và thêm một ít lạnh buốt mà đá đem lại, uống một ngụm liền có thể cảm nhận được sự mát lạnh sảng khoái mà ly trà sữa mang lại đó nha!

Cách 2: Cách làm Trà sữa bột cốt dừa đơn giản tại nhà

Nguyên liệu làm Trà sữa bột cốt dừa

Cho 1 người

  •  Trà ô long 25 gr

  •  Bột sữa 20 gr

  •  Bột cốt dừa 30 gr

  •  Đường 20 gr

  •  Sữa đặc 2 muỗng cà phê

  •  Pudding 3 muỗng cà phê

  •  Nước sôi 500 ml

  •  Trân châu 1 muỗng cà phê

Cách chế biến Trà sữa bột cốt dừa

Bước 1: Ủ trà

Cho vào nồi 500ml nước lọc đun đến khi nước sôi thì cho 25gr trà vào nấu trong 20 phút.

Bạn chuẩn bị rây lọc và bình đựng nước đặt phía dưới rây. Cho trà đã nấu qua rây lọc để lọc lấy nước cốt trà và loại bỏ cặn trà.

Bước 2: Pha trà sữa

Tiếp đó, bạn chuẩn bị 1 cái bình lắc hoặc máy đánh trứng. Cho vào trong bình 20gr bột sữa, 30gr bột cốt dừa, 20 gr đường, 200ml nước cốt trà, dùng muỗng khuấy đều.

Cho tiếp vào 2 muỗng cà phê sữa đặc, tiếp tục khuấy đều để hỗn hợp hòa vào nhau. Cho thêm vào 1 ít đá viên, đậy nắp và lắc bình theo chiều từ trên xuống và từ dưới lên.

Bước 3: Thành phẩm

Cuối cùng, bạn cho tất cả ra ly, thêm 1 ít đá viên, 3 muỗng cà phê pudding, 1 muỗng cà phê trân châu và cắm vào 1 cái ống hút.

Món trà sữa bột cốt dừa đã hoàn thành rồi đấy! Trà sữa ngọt nhưng không ngấy, trân châu dai, pudding mềm mại và đặc biệt là mùi bột cốt dừa thơm lừng. Trời nắng nóng mà có 1 ly trà sữa như này thì đúng là hết ý nhỉ!

Cách 3: Cách làm Trà sữa dừa kiểu Thái đơn giản tại nhà

Nguyên liệu làm Trà sữa dừa kiểu Thái

Cho 1 người

  •  Trà đen túi lọc 1 gói

  •  Nước cốt dừa 20 ml

  •  Rượu rum 1/2 muỗng canh

  •  Siro cây phong 1 muỗng canh

  •  Đường nâu 20 gr

  •  Nước sôi 150 ml

Cách chế biến Trà sữa dừa kiểu Thái

Bước 1: Pha trà

Cho 150 ml nước sôi vào chén rồi cho 1 gói trà đen túi lọc vào, ngâm 5 phút rồi vớt ra.

Bước 2: Làm trà sữa dừa

Thêm 20gr đường nâu, 1 muỗng canh siro cây phong, 1/2 muỗng canh rượu rum vào chén trà, quấy đều. Tiếp đó, bạn cho đá vào ly, cho 20ml nước cốt dừa lên trên cùng.

Bước 3: Thành phẩm

Như vậy là bạn đã có ngay một ly trà sữa dừa kiểu Thái tươi mát rồi, khuấy đều và thưởng thức ly thôi. Vị trà sữa ngọt ngào, thêm vị béo của nước cốt dừa hoà quyện, thật sự rất ngon đấy nhé!

Cách 4: Cách làm trà sữa dừa ngon hơn cả quán nấu

Nguyên liệu làm trà sữa nước cốt dừa

  • 1 gói trà túi lọc

  • 50ml nước đường

  • 40ml nước cốt dừa

  • 40ml kem sữa tươi

  • 50g trân châu đen

Cách làm trà sữa nước cốt dừa

Bước 1 Pha trà sữa

Đầu tiên, bạn rót 200ml nước sôi vào ly rồi cho gói trà đen túi lọc vào ngâm trong 5 phút. Ủ trà xong bạn lấy túi lọc ra, cho 50ml nước đường vào ly trà rồi khuấy đều cho tan.

Pha trà sữa nước cốt dừa

Tiếp đến, bạn cho 40ml nước cốt dừa và 40ml kem sữa tươi vào ly trà, khuấy thêm 1 lần nữa để thu được hỗn hợp hòa quyện.

Bước 2 Luộc trân châu

Để làm trân châu dai ngon, bạn đun sôi 1 lượng nước vừa đủ rồi cho trân châu vào luộc, đảo đều để trân châu không bị dính đáy.

Luộc trân châu

Luộc trân châu đến khi toàn bộ trân châu trở nên mềm, trong và nổi lên mặt nước thì tắt bếp, vớt trân châu ra. Trân châu sau khi vớt ra bạn cho vào tô nước đá lạnh để trân châu không bị dính vào nhau.

3Thành phẩm

Vậy là trà sữa nước cốt dừa của chúng ta đã hoàn thành rồi. Bây giờ thì cho trân châu vào ly, đổ trà sữa vừa pha vào và cho thêm vài viên đá lạnh tùy thích. Chỉ 2 bước đơn giản như vậy thôi là đã có một ly trà sữa nước cốt dừa thơm béo ngon lành rồi.

Trà sữa nước cốt dừa thơm béo mới lạ

Trà sữa có vị ngọt vừa phải, béo ngậy từ kem sữa tươi và mùi thơm đặc trưng từ nước cốt dừa. Tất cả kết hợp với nhau khiến ly trà sữa trở nên không thể tuyệt hơn cho ngày hè nắng nóng.

Cách 5: Cách làm trà sữa dừa ngon như mẹ nấu

Nguyên liệu làm trà sữa nước cốt dừa

– Trà lipton túi lọc 3 gói (Tip hay: tỷ lệ hãm trà 1 gói trà túi lọc/150-200ml nước sôi)

– Nước cốt dừa 30ml

– Siro dừa 20ml

– Kem béo 30ml

– Nước đường 20ml (Tip hay: Làm nước đường theo tỉ lệ: 1kg đường với 700ml nước nóng. Đổ đường vào trong nước nóng sau đó trộn đều để đường tan ra tạo thành dung dịch)

– Đá viên

Cách làm trà sữa nước cốt dừa

Bước 1: Trà ủ nước sôi cho nở lấy nước, trà lipton thì mình ử từ 1-2′ thôi nhé. Nếu pha chế bằng hồng trà hoặc lục trà (green tea) sẽ ngon hơn trà túi lọc.

Bước 2: Cho lần lượt nước cốt dừa, kem béo, syrup dừa và nước đường vào trà đã ủ ở trên. Khuấy đều hỗn hợp trên hoặc có thể bỏ vào bình lắc để lắc sủi bọt thì uống sẽ ngon và dậy mùi hơn.

Tải file PDF hướng dẫn chi tiết cách làm trà sữa dừa

Tải ngay

Video hướng dẫn chi tiết cách làm trà sữa dừa

YouTube video

Cách chọn dừa nhiều nước

CHỌN DỪA DỰA VÀO CUỐNG DỪA

  • Một trong những cách để lựa chọn dừa ngon hiệu quả nhất là nhìn vào cuống. Chúng ta nên lựa chọn những quả dừa có cuống tươi và chắc chắn thì dừa đấy là dừa tươi

  • Mặc khác, bạn nên tránh chọn những quả dừa có cuống bị sủi bọt vì chắc chắn những quả đấy đã được tiêm đường hóa học, tạo độ ngọt để đánh lừa người tiêu dùng.

cách chọn dừa ngon

CHỌN DỰA VÀO HÌNH DÁNG VÀ KÍCH THƯỚC DỪA

  • Trọng lượng thông thường của quả dưa là từ 1-1,5kg là ngon nhất. Bạn không nên chọn những quả dừa to quá vì đó là dừa lai chứ không phải là dừa chính gốc từ Bến Tre, vị của nó sẽ nhạt hơn.

  • Bạn có thể thử cách khác bằng cách dùng ngón tay búng vỏ dừa. Những quả dừa non và cơm mỏng khi búng vào sẽ thường có âm thanh trầm, còn những quả khi búng vào bị đau tay và phát ra tiếng thanh thì chứng tỏ là những quả dừa già, có cơm dừa dày và ngọt nước.

DỰA VÀO MÀU SẮC VỎ DỪA

  • Khi chọn những quả dừa chưa gọt, còn nguyên cuống thì các bạn nên chọn những quả dừa có vỏ màu xanh, không bị dập

  • Tránh chọn những quả dừa đã ngã vàng hoặc có màu nâu vì đấy là những quả dừa đã để lâu, có thể bị hỏng.

DỰA VÀO MÀU DỪA SAU KHI GỌT

cách chọn dừa xiêm ngon

  • Một  điều khá cần thiết khi chọn dừa là bạn nên quan sát những người bán hàng gọt dừa. Những quả dừa chính gốc thường sẽ có vỏ mềm và dễ got hơn những loại dừa khác. Sau khi gọt một thời gian thì phần tiếp xúc với không khí sẽ nhanh chóng bị thâm đen.

  • Ngược lại nếu những quả dừa sau khi gọt một thời gian mà phần tiếp xúc không khí vẫn trắng thì các bạn không nên mua vì khả năng cao những quả này đã bị ngâm trong hóa chất tẩy trắng gây ngộ độc cho cơ thể.

CHỌN CƠ SỞ UY TÍN

  • Một cách đơn giản để chọn được những quả dừa ngon là các bạn có thể tham khảo những người thân quen hay sử dụng dừa hay những người có kinh nghiệm mua dừa.

  • Ngoài ra thì các bạn cũng tránh mua dừa ở những nơi nhỏ lẻ hoặc vỉa hè vì cũng chưa thể chắc chắn được nguồn dừa đấy được nhập từ đâu và có thể bị ngâm thuốc hoặc đường hóa học.

Kết luận

Có khá nhiều cách pha trà sữa, tuy vậy 5 cách làm trà sữa dừa 11/2024 này lại đem đến sự khác biệt ở hương vị. Chúng mình hy vọng với các chia sẻ chi tiết ở trên có thể giúp bạn có được những ly trà sữa mát lạnh để giải khát trong những ngày nóng bức nhé! Chúc bạn thành công!

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số công thức trà sữa trái cây độc đáo khác như:

5/5 - (10 votes)