Updated at: 12-07-2022 - By: Hoàng Cường

Trà sữa lá dứa có mùi thơm dịu nhẹ kết hợp cùng vị sữa ngọt béo, đăng đắng từ trà đem đến một món thức uống thơm ngon đến khó cưỡng. Cách pha chếtrà sữa lá dứa mới nhất 11/2024 tuy lạ mà quen này chắc chắn sẽ khiến bạn tấm tắc khen ngon đó, vào bếp cùng chúng mình trổ tài và nếm thử nhé!

Lá dứa là gì?

Lá dứa có phải lá nếp không?

Cây lá dứa (hay có tên gọi khác là cây dứa thơm, cây lá nếp, cây nếp thơm, cây cơm nếp) có mùi thơm như mùi gạo nếp, được sử dụng phổ biến để làm gia vị trong nấu ăn, đặc biệt là ở các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Thái Lan.

Cây lá dứa có tên khoa học là Pandanus Amaryllifolius, thuộc họ Pandanaceae – là họ cây dứa dại, dùng làm gia vị trong ẩm thực, đặc biệt là trong chế biến món tráng miệng. Lá dứa này không phải là lá của cây dứa vẫn dùng để ăn quả dứa.

Vậy lá dứa có phải lá nếp không? Lá dứa và lá nếp chính là một. Với loại cây này thì đây là hai tên gọi được nhiều người biết đến nhất.

Đặc điểm cây lá dứa

Cây lá dứa thuộc dạng cây thân thảo, sống ở miền nhiệt đới, thường mọc thành bụi, lùm cao đến 1m, chia nhánh từ gốc cây. Cây lá nếp không có hoa.

Lá dứa dài khoảng 40-60cm, rộng 3-4cm, thẳng và dẹt như lưỡi kiếm, không có lông, mép không gai, lá xếp hình máng xối, tụm lại ở gốc như nan quạt. Lá dứa có mùi thơm của nếp hương.

Bộ phận sử dụng của cây lá nếp

Ngày nay, cây lá dứa gần như không mọc hoang nữa mà phần lớn được trồng để thu hoạch thân lá. Lá dứa được dùng để làm nguyên liệu trong chế biến món ăn và làm dược liệu, có thể dùng ở dạng tươi, sấy khô hoặc đông lạnh.

Công dụng của lá dứa

Trong ẩm thực

Lá dứa là một nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều công thức nấu ăn, thường dùng để lấy mùi thơm và tạo màu cho các món ăn như thạch, bánh, kem… Bên cạnh đó, lá dứa cũng được ứng dụng nhiều trong y học, đặc biệt là y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị một số bệnh như tiểu đường, huyết áp… Ngoài ra, lá nếp cũng được dùng nấu nước xông cho phụ nữ sau sinh.

Lá dứa được nhiều người mua sử dụng

Nếu như trước kia, lá nếp thường để tạo mùi thơm khi nấu nước uống hoặc khi nấu xôi, nấu cơm thì ngày nay, lá nếp còn được dùng nhiều để tạo màu cho món ăn có màu xanh lá bắt mắt, giúp chúng thêm phần hấp dẫn. Nhiều quốc gia khác ở châu Á không riêng gì Việt Nam cũng có thói quen sử dụng lá nếp thơm để nấu ăn.

Một số món ăn thường được người nấu bỏ vào vài lá dứa thơm để thức ăn có mùi thơm hấp dẫn như các món chè, kem, sắn luộc, bánh… Nhiều nơi lấy lá nếp giã nát hoặc xay nhuyễn, sau đó vắt lấy nước rồi trộn chung với gạo nếp để nấu xôi hoặc gói bánh chưng cho thơm.

Để tạo màu thì lá dứa cũng được giã hoặc xay nhuyễn để lấy nước. Các món ăn được nhiều bà nội trợ tạo màu từ lá nếp như xôi, thạch lá nếp, mứt, bánh, cháo, súp… Những món ăn này khiến người thưởng thức bị thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên, từ đó mang lại cảm giác ngon miệng hơn.

Ngoài ra, lá nếp còn được chế biến thành dạng bột để việc chế biến món ăn được tiện lợi hơn, mất ít thời gian hơn.

Công dụng của lá dứa với sức khỏe

Ban đầu, khi lá dứa chưa được sử dụng rộng rãi, nhiều người sợ rằng lá dứa có độc. Tuy nhiên, qua một thời gian sử dụng lâu dài, lá dứa dần được ưa chuộng, thậm chí ở nhiều gia đình, nước lá dứa còn được lựa chọn làm thức uống hàng ngày. Cho đến thời điểm hiện tại, lá dứa được biết đến với một số công dụng cho sức khỏe như sau:

  • Làm giảm lượng đường trong máu, giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ các bệnh nhân bị tiểu đường.

  • Có thể dùng để giải cảm, trị phong hàn khá hữu hiệu.

  • Hỗ trợ phục hồi sức khỏe của phụ nữ vừa sinh con, giúp họ có da dẻ hồng hào hơn.

  • Bồi bổ thần kinh, giúp giảm gánh nặng về tinh thần, giảm căng thẳng lo âu.

  • Giảm đau khớp, thấp khớp khi được xoa bóp với nước lá dứa ấm.

  • Chăm sóc tóc, giúp tóc khỏe, giảm gàu, tăng độ bóng mượt.

Cách dùng lá dứa thơm

Lá dứa thơm có thể dùng dưới dạng tươi hoặc khô đều được. Ngoài chế biến món ăn và dùng như vị thuốc, lá dứa có thể dùng để uống nước hàng ngày: Đun sôi nước có bỏ vài lá dứa tươi, hoặc lá dứa khô (đã được rửa sạch sau đó phơi hoặc sấy khô) đều cho ra thức uống thơm mát, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều lá dứa.

Cách làm Trà sữa lá dứa đơn giản tại nhà

Cách 1: Cách làm trà sữa đơn giản chỉ trong 15 phút

Nguyên liệu làm Trà sữa lá dứa

Cho 1 người

  •  Hồng trà túi lọc 1 gói

  •  Sữa tươi không đường 200 ml

  •  Siro lá dứa 40 ml

  •  Đá viên 1 ít

Siro lá dứa mua ở đâu?

  • Siro lá dứa có thể mua tại các tiệm tạp hóa, siêu thị, hệ thống cửa hàng tạp hóa hoặc mua trực tuyến tại các trang thương mại

  • Khi mua, bạn nhớ kiểm tra chất lượng đóng chai, hạn sử dụng của sản phẩm để đảm bảo chất lượng và an toàn nhé.

Cách chế biến Trà sữa lá dứa

Bước 1: Ủ trà

Đầu tiên, bạn cho vào ly 1 gói hồng trà túi lọc, 100ml nước sôi rồi ủ trà trong khoảng 10 phút để ra hết cốt trà.

Bước 2: Pha trà sữa lá dứa

Tiếp theo, cho lần lượt vào ly mới theo thứ tự: 1 ít đá viên, 200ml sữa tươi không đường, nước cốt trà, 40ml siro lá dứa. Sau đó bạn chỉ cần khuấy đều là có thể thưởng thức được rồi.

Bước 3: Thành phẩm

Trà sữa lá dứa có mùi thơm thanh mát cùng vị ngọt dịu từ lá dứa, vị sữa tươi béo béo đan xen thêm chút đắng chát nhẹ đặc trưng từ trà, tất cả hòa quyện tạo nên hương vị cực hợp nhau, chắc hẳn khi nếm thử là bạn sẽ thích ngay.

Cách 2: Cách làm Trà sữa lá dứa trân châu đơn giản tại nhà

Nguyên liệu làm Trà sữa lá dứa trân châu

Cho 1 người

  •  Hồng trà túi lọc 1 gói

  •  Sữa tươi không đường 600 ml

  •  Lá dứa 1 lá

  •  Trân châu đường đen 3 muỗng cà phê

  •  Đá viên 1 ít

Cách làm trân châu đường đen

Nguyên liệu làm trân châu đường đen

  • Bột năng: 170g (trong đó 50g bột năng để riêng làm áo bột)

  • Bột gạo: 20g.

  • Bột cacao: 2 thìa cafe.

  • Đường đen Hàn Quốc: 20g.

Cách làm trân châu đường đen

Bước 1: Đổ 120g bột năng, 20g bột gạo và 2 thìa cafe bột cacao vào một tô và trộn đều các nguyên liệu khi còn khô.

Bước 2: Đổ nước sôi từ từ vào bát. Vừa đổ vừa trộn đều đến khi bột thành một khối mịn dẻo không dính tay. Nếu bột quá nhão có thể cho thêm chút bột năng.

Bước 3: Rải ít bột năng lên mặt phẳng, lấy bột trong bát ra nhào liên tục đến khi bột mịn, dẻo và có độ dai.

Bước 4: Lấy một lượng bột nhỏ bằng đầu ngón tay, xoa đều trong lòng bàn tay cho đến khi viên bột tròn đều là được. Sau đó lăn viên trân châu qua bột khô để không bị dính. Làm tương tự như vậy cho đến hết nguyên liệu.

Bước 5: Cho nước vào nồi và bắc lên bếp đun. Khi nước sôi, thả trân châu vào. Để trân châu không dính vào nhau, bạn nên dùng đũa khuấy nhẹ và đều tay.

Bước 6: Khi trân châu nổi hết lên mặt nước thì tiếp tục đun trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Ủ trân châu trong khoảng 10 phút để không bị cứng.

Bước 7: Vớt trân châu ra và cho vào ngâm trong tô nước đá trong 10 phút.

Bước 8: Cho 200g đường đen hòa với 150ml nước lọc. Cho nước đường vào nồi và đặt lên bếp đun. Khi nước sôi và đường đã tan, đun tiếp 10 phút với lửa vừa. Khi đường sôi, sủi bọt và bám vào thành nồi thì tắt bếp.

Lưu ý: Trong quá trình đun không dùng thìa để khuấy đường. Đường đen khi nấu xong phải hơi sánh và có màu vàng nâu đẹp mắt.

Bước 9: Cho trân châu vào đường đen, ngâm trong 30 phút để trân châu ngấm vị ngọt.

Cách chế biến Trà sữa lá dứa trân châu

Bước 1: Sơ chế lá dứa

Rửa sạch lá dứa rồi cột gọn thành bó. Bắc nồi lên bếp cùng 400ml nước, sau đó bạn cho bó lá dứa vào và nấu sôi.

Bạn nấu trong khoảng 5 – 7 phút đến khi phần nước nấu bắt đầu dậy mùi thơm nhẹ thì bạn tắt bếp.

Bước 2: Ủ trà với lá dứa

Cho vào bình trà: 1 gói hồng trà túi lọc, phần nước vừa nấu kèm thêm lá dứa rồi đậy kín nắp lại, ủ trong vòng 10 phút.

Sau khi ủ xong, bạn vớt bỏ lá dứa và túi trà ra ngoài, để cho nước trà nguội hoàn toàn.

Bước 3: Pha trà sữa lá dứa trân châu

Cho vào ly khoảng 3 muỗng cà phê trân châu đường đen, kế đến để ngang ly rồi xoay tròn cho đường đen áo đều lên thành ly.

Cuối cùng, cho vào thêm đá viên, 600ml sữa tươi không đường rồi đổ vào phần trà lá dứa đã nấu đến gần miệng ly. Lúc này bạn chỉ cần khuấy đều nữa là có thể thưởng thức ngay rồi.

Bước 4: Thành phẩm

Trà sữa lá dứa trân châu có mùi thơm nhẹ hấp dẫn, uống 1 ngụm trà mát lạnh vừa thơm béo lại đắng nhẹ, nhai thêm trân châu dẻo dai thì mới tuyệt vời làm sao.

Cách 3: Cách làm trà sữa lá dứa thơm mát, uống vào là mê ly

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Bột trà sữa matcha Meiko Tea

  • Bột rau câu trộn sẵn Sóc Vàng vị lá dứa

Cách làm trà sữa thạch matcha

  • Bước 1: Đun sôi 1 lít nước, cho từ từ 280gr Bột rau câu trộn sẵn Sóc Vàng vị lá dứa vào khuấy đều. Đun nhỏ lửa từ 5-7 phút. Sau đó, rót hỗn hợp vào khuôn thạch để nguội rồi để ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng. Lấy ra cắt thạch thành những miếng nhỏ.

  • Bước 2: Hoà tan bột trà sữa matcha Meiko Tea theo tỉ lê 30gr bột trà sữa với 120gr nước nóng.

  • Bước 3: Thêm thạch lá dứa đã cắt nhỏ vào. Thêm đá nếu muốn uống lạnh.

Cách 4: Cách làm trà sữa lá dừa thơm mát như ngoài quán

Nguyên liệu làm Trà sữa lá dứa

  • Hồng trà túi lọc 1 gói

  • Sữa tươi không đường 200 ml

  • Siro lá dứa 40 ml

  • Đá viên 1 ít

2 cách làm trà sữa lá dứa ngọt mát, thơm lừng uống là thích - Hình 2

1 – Ủ trà

Đầu tiên, bạn cho vào ly 1 gói hồng trà túi lọc, 100ml nước sôi rồi ủ trà trong khoảng 10 phút để ra hết cốt trà.

2 cách làm trà sữa lá dứa ngọt mát, thơm lừng uống là thích - Hình 3

2 – Pha trà sữa lá dứa

Tiếp theo, cho lần lượt vào ly mới theo thứ tự: 1 ít đá viên, 200ml sữa tươi không đường, nước cốt trà, 40ml siro lá dứa. Sau đó bạn chỉ cần khuấy đều là có thể thưởng thức được rồi.

2 cách làm trà sữa lá dứa ngọt mát, thơm lừng uống là thích - Hình 4

2 cách làm trà sữa lá dứa ngọt mát, thơm lừng uống là thích - Hình 5

2 cách làm trà sữa lá dứa ngọt mát, thơm lừng uống là thích - Hình 6

2 cách làm trà sữa lá dứa ngọt mát, thơm lừng uống là thích - Hình 7

3 – Thành phẩm

Trà sữa lá dứa có mùi thơm thanh mát cùng vị ngọt dịu từ lá dứa, vị sữa tươi béo béo đan xen thêm chút đắng chát nhẹ đặc trưng từ trà, tất cả hòa quyện tạo nên hương vị cực hợp nhau, chắc hẳn khi nếm thử là bạn sẽ thích ngay.

Cách 5: Cách làm trà sữa lá dừa với trân châu cực hấp dẫn

Nguyên liệu làm Trà sữa lá dứa trân châu

  • Hồng trà túi lọc 1 gói

  • Sữa tươi không đường 600 ml

  • Lá dứa 1 lá

  • Trân châu đường đen 3 muỗng cà phê

  • Đá viên 1 ít

Hình nguyên liệu

2 cách làm trà sữa lá dứa ngọt mát, thơm lừng uống là thích - Hình 11

1 – Sơ chế lá dứa

Rửa sạch lá dứa rồi cột gọn thành bó. Bắc nồi lên bếp cùng 400ml nước, sau đó bạn cho bó lá dứa vào và nấu sôi.

Bạn nấu trong khoảng 5 – 7 phút đến khi phần nước nấu bắt đầu dậy mùi thơm nhẹ thì bạn tắt bếp.

2 cách làm trà sữa lá dứa ngọt mát, thơm lừng uống là thích - Hình 12

2 cách làm trà sữa lá dứa ngọt mát, thơm lừng uống là thích - Hình 13

2 – Ủ trà với lá dứa

Cho vào bình trà: 1 gói hồng trà túi lọc, phần nước vừa nấu kèm thêm lá dứa rồi đậy kín nắp lại, ủ trong vòng 10 phút.

Sau khi ủ xong, bạn vớt bỏ lá dứa và túi trà ra ngoài, để cho nước trà nguội hoàn toàn.

2 cách làm trà sữa lá dứa ngọt mát, thơm lừng uống là thích - Hình 14

2 cách làm trà sữa lá dứa ngọt mát, thơm lừng uống là thích - Hình 15

3 – Pha trà sữa lá dứa trân châu

Cho vào ly khoảng 3 muỗng cà phê trân châu đường đen, kế đến để ngang ly rồi xoay tròn cho đường đen áo đều lên thành ly.

Cuối cùng, cho vào thêm đá viên, 600ml sữa tươi không đường rồi đổ vào phần trà lá dứa đã nấuđến gần miệng ly. Lúc này bạn chỉ cần khuấy đều nữa là có thể thưởng thức ngay rồi.

Mách nhỏ: Tùy theo sở thích của bạn mà ta cho nhiều hay ít nước trà, ngoài ra nếu thích uống ngọt thì bạn có thể cho thêm 1 ít sốt đường đen nữa nhé.

2 cách làm trà sữa lá dứa ngọt mát, thơm lừng uống là thích - Hình 16

2 cách làm trà sữa lá dứa ngọt mát, thơm lừng uống là thích - Hình 17

4 – Thành phẩm

Trà sữa lá dứa trân châu có mùi thơm nhẹ hấp dẫn, uống 1 ngụm trà mát lạnh vừa thơm béo lại đắng nhẹ, nhai thêm trân châu dẻo dai thì mới tuyệt vời làm sao.

Tải file PDF hướng dẫn chi tiết cách làm trà sữa lá dứa

Tải ngay

Video hướng dẫn chi tiết cách làm trà sữa lá dứa

YouTube video

Lưu ý khi sử dụng lá dứa

Lá dứa không chứa độc tố có hại cho sức khỏe nên có thể sử dụng hằng ngày với liều lượng vừa phải. Khi sử dụng, người dùng cũng cần lưu ý:

  • Lá nếp không phải là thần dược để chữa bệnh, không nên sử dụng quá nhiều lá dứa trong ngày

  • Hạn chế thêm quá nhiều phụ liệu vào khi nấu đồ uống với lá dứa

  • Nếu bị kích ứng với thảo dược lá dứa, cần ngưng sử dụng ngay và thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Kết luận

Với  món trà sữa lá dứa thơm ngon, béo ngậy mà chúng mình đã giới thiệu này đảm bảo sẽ khiến cho bất kỳ ai nếm thử cũng phải thích mê. Vào bếp trổ tài thôi, chúc bạn thực hiện thành công nhé!

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số công thức trà sữa hoa quả độc đáo khác như:

5/5 - (10 votes)