Updated at: 12-07-2022 - By: Hoàng Cường

Thay vì món trà sữa thông thường, chỉ cần một chút biến tấu đơn giản là bạn đã có 1 ly trà sữa long nhãn thơm ngon mới nhất 04/2024 đến không ngờ. Cách chế biến khá đơn giản mà lại không hề tốn thời gian, cùng chúng mình vào bếp và học ngay 3 cách làm trà sữa long nhãn ở dưới đây nhé!

Long nhãn là gì?

Long nhãn có nhiều tên gọi khác nhau như nhãn nhục, long mục, có một số nơi còn gọi là á lệ chi (phần cùi của quả cây nhãn). Nó có tên khoa học là  (danh pháp hai phần: Dimocarpus longan) , thuộc họ bồ hòn (phân biệt với quả bồ hòn).

Long nhãn thường có màu vàng cánh gián hoặc màu nâu sẫm tùy thuộc vào nhiệt độ khi sấy khô, có độ dày và mỏng tuỳ thuộc theo phần thịt của quả tươi, tuỳ vào từng loại nhãn.

Phần vỏ bên ngoài sần sùi, nhăn nheo, thịt bên trong sáng bóng. Cùi nhãn có vị ngọt, dẻo, mềm và có mùi thơm đặc trưng.

Thu hái, chế biến và bảo quản long nhãn

Trong Đông y, để sử dụng làm thuốc người ta thường dùng phần thịt, hay còn được gọi là cùi của quả nhãn. Theo kinh nghiệm từ dân gian truyền lại thì người ta còn sử dụng lá, rễ hoặc quả nhãn để dùng làm thuốc.

Thông thường, người dân thu hoạch quả nhãn vào khoảng tháng 6-8 hàng năm, chọn những quả mọng chín, có vỏ bên ngoài màu nâu vàng.

Sau khi thu hái, người dân sẽ đem nhãn trần sơ qua nước sôi khoảng từ 2-3 phút để loại bỏ bụi bẩn, sâu bọ, diệt men rồi mới vớt lên phơi khô.

Khi quả bắt đầu săn lại thì người ta đem đi sấy khô ở nhiệt độ cao trong 30 giờ. Cuối cùng là tách vỏ và tách hạt, tiếp tục đem đi sấy khô cho đến cùi nhãn không còn dính vào nhau là hoàn thành.

Long nhãn là thực phẩm rất dễ bị mốc, chính vì thế, ta cần bảo quản chúng kỹ trong túi nilon hoặc hũ thuỷ tinh đậy nắp kín. Hãy để thảo dược ở nơi khô thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, sâu bọ, côn trùng,…

Thành phần hóa học của long nhãn

Theo y học cổ truyền, long nhãn có tính bình, vị ngọt chữa khó tiêu, ho khàn, bổ huyết. Y học hiện đại tìm thấy trong thảo dược có chứa các thành phần như saponin, tanin, chất béo, glucose giúp an thần, điều trị mất ngủ và chứng táo bón.

Tác dụng của long nhãn

Long nhãn không chỉ đơn thuần là món trái cây ăn hàng ngày mà nó còn là thực phẩm dinh dưỡng có nhiều công dụng chữa bệnh kể cả trong Đông Y và Tây Y. Dưới đây là một số tác dụng của nó mang lại.

Tác dụng của long nhãn theo y học cổ truyền

Trong Đông Y, long nhãn có tính bình vị ngọt có thể được sử dụng để chữa nhiều chứng bệnh như: Điều trị chứng khó tiêu, ăn không ngon miệng, ho khan, có đờm, ho gió.

Ngoài ra, nó còn được sử dụng vào các bài thuốc giúp an thần, chống lo âu, hồi hộp hay quên, cơ thể suy nhược,… Đặc biệt có công dụng dưỡng huyết rất hiệu quả.

Tuỳ thuộc vào thể trạng và lứa tuổi của mỗi ngày sử dụng mà dùng liều lượng thích hợp. Thảo dược này thường sử dụng theo cách sắc uống, ở dạng cao lỏng, ngâm rượu.

Theo kinh nghiệm từ dân gian, người ta sử dụng theo cách sau: Mỗi ngày dùng khoảng 15-20g long nhãn khô, có thể sử dụng để ăn hoặc pha nước mỗi ngày.

Tác dụng của long nhãn theo y học hiện đại

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh với các thành phần trong thảo dược  giúp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, chống lão hoá, tăng độ đàn hồi giúp cho mạch máu lưu thông tốt hơn. Từ đó, ngăn ngừa được các bệnh về huyết áp tim mạch, chống lão hóa xương khớp ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra, nó còn giúp làm đẹp da, xua tan vết nám, vết chân chim trên mắt. Long nhãn giúp an thần, bổ huyết, trị huyết hư, suy nhược cơ thể

5 Cách làm Trà sữa long nhãn đơn giản tại nhà

Cách 1: Cách làm trà sữa long nhãn hạt sen

Nguyên liệu làm Trà sữa long nhãn hạt sen

Cho 15 người

  •  Trà sen 60 gr

  •  Trà đen 40 gr

  •  Quả nhãn 500 gr

  •  Hạt sen tươi 200 gr

  •  Bột béo 500 gr

  •  Sữa đặc 340 gr

  •  Đường/ muối 1 ít

  •  Đá bi 0.7 kg

  •  Nước sôi 2.5 lít

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua hạt sen ngon

Để làm món trà sữa long nhãn hạt sen bạn có thể sử dụng hạt sen khô hoặc tươi đều được.

Đối với hạt sen tươi:

  • Bạn nên chọn mua hạt sen chưa tách vỏ, vẫn đang còn trên đài. Và khi chọn đài sen bạn nên chọn mua đài sen to, vẫn còn xanh mướt. Vì những những đài này mới được hái nên sẽ ngon và ngọt hơn.

  • Tránh mua những đài sen quá già có màu sẫm và gần khô héo vì những hạt sen trong đài sen này sẽ khó tách hạt hơn.

Đối với hạt sen khô:

  • Bạn nên mua hạt sen có màu trắng đục, kích thước hạt nhỏ và đều. Nếu có thể bạn nên chọn mua hạt sen khô được chế biến thủ công và có thể dùng tay lựa được ở chợ.

  • Nếu bạn mua hạt sen khô đã được đóng gói bao bì sẵn thì bạn nên chọn những túi hạt sen có xuất xứ rõ ràng.

  • Để đảm bảo an toàn bạn nên chọn mua hạt sen khô ở các tiệm tạp hóa lớn uy tín và các siêu thị uy tín.

  • Tránh chọn mua hạt sen khô có hiện tượng nổi mốc, hạt sen khi cầm lên thấy mềm, có mùi hôi khó chịu.

Cách chọn mua nhãn tươi ngon

  • Nên mua nhãn lồng vì giống nhãn này thường có phần thịt dày, giòn ngọt và mùi thơm nồng nàn hơn so với các giống nhãn khác.

  • Bạn nên lựa chọn những quả vẫn còn dính vào cành, nguyên chùm. Không nên mua những quả đã bị nứt vỏ, tách rời cành và có mùi chua úng.

  • Nhãn chín thường có màu nâu đậm, các đường vân trên vỏ nở to, khi sờ vào vỏ nhãn hơi sần nhẹ và dậy mùi thơm.

Cách chế biến Trà sữa long nhãn hạt sen

Bước 1: Hãm trà

Cho vào túi vải 60gr trà sen, 40gr trà đen sau đó rút dây, buộc chặt lại, cho túi trà vào bình ủ trà rồi cho 2.5 lít nước sôi vào, đậy nắp lại và hãm trong 20 phút.

Bước 2: Pha trà sữa

Trà ủ xong, bạn lấy túi lọc trà ra, cho 500gr bột béo vào, dùng phới đánh đều cho bột béo tan hết, tiếp đến bạn cho 480gr đường vào, đánh tan rồi cho 340gr sữa đặc vào khuấy đều.

Để làm dịu bớt độ ngọt của trà sữa bạn cho 2.5gr muối ăn vào, đánh đều lên rồi cho 0.7kg đá bi vào khuấy nhẹ là hoàn thành.

Bước 3: Làm long nhãn

Hạt sen tươi mua về lấy bỏ phần tim sen, rửa sạch cho vào nồi cùng với 1.5 lít nước. Sau đó bắc nồi lên bếp mở lửa lớn cho nước sôi lên, sau đó bạn hạ lửa nhỏ đun thêm 20 phút rồi tắt bếp.

Khi hạt sen đã chín, bạn vẫn đậy nắp lại và để hạt sen ủ nóng thêm 20 phút nữa để hạt sen được chín mềm hoàn toàn rồi mới vớt ra để nguội.

Nhãn tươi mua về, bạn bóc vỏ, sau đó dùng 1 cây nhọn đi quanh phần cùi nhãn rồi lấy bỏ phần hạt bên trong ra.

Sau cùng bạn lấy hạt sen đã luộc chín nhét vào bên trong phần thịt nhãn là bạn đã hoàn thành xong phần long nhãn hạt sen rồi nhé!

Bước 4: Hoàn thành

Cho 170ml trà sữa vào ly, múc thêm 1 ít đá bi vào, sau đó trang trí thêm vài cánh hoa sen (nếu thích), gắp thêm phần long nhãn hạt sen vào nữa là bạn đã có 1 ly trà sữa sen long nhãn thật hấp dẫn rồi đấy.

Bước 5: Thành phẩm

Ly trà sữa sen long nhãn đẹp bắt mắt với hương thơm của trà thật dễ chịu, trà sữa mát lạnh với vị béo ngọt, phần long nhãn thì giòn ngọt bên ngoài, bên trong hạt sen béo bùi rất ngon và hấp dẫn.

Cách 2: Cách làm Trà sữa thạch long nhãn hạt sen

Nguyên liệu làm Trà sữa thạch long nhãn hạt sen

Cho 10 người

  •  Trà sen 60 gr

  •  Trà đen 40 gr

  •  Hạt sen tươi 200 gr

  •  Bột rau câu 12 gr

  •  Sữa đặc 340 gr

  •  Bột béo 500 gr

  •  Syrup long nhãn 60 ml

  •  Muối/ đường 1 ít

Cách chế biến Trà sữa thạch long nhãn hạt sen

Bước 1: Hãm trà

Cho 60gr trà sen, 40gr trà đen vào túi vải sau đó rút dây, buộc chặt lại.

Tiếp đến cho túi trà vào bình ủ trà, rồi cho 2.5 lít nước sôi vào, đậy nắp lại và hãm trà trong 20 phút.

Bước 2: Pha trà sữa

Trà ủ xong, bạn lấy túi lọc trà ra, sau đó cho 500gr bột béo vào, dùng phới đánh đều cho bột béo tan hết ra.

Kế đến, bạn cho 480gr đường vào, đánh tan rồi cho tiếp 340gr sữa đặc vào khuấy đều.

Để trà làm dịu bớt vị ngọt của trà, bạn cho thêm 2,5gr muối ăn vào, rồi khuấy đều lên.

Sau cùng, để trà sữa mau nguội mà không bị mất đi mùi hương bạn cho 0.7kg đá bi vào khuấy đều là hoàn thành.

Bước 3: Làm thạch long nhãn

Cho vào tô 12gr bột rau câu, cùng 120gr đường trộn đều lên, sau đó cho 1 lít nước vào nồi, bắc nồi lên bếp, bật bếp đun sôi nước.

Nước sôi, bạn tắt bếp, dùng phới khuấy nhẹ cho tan các bọt khí rồi cho hỗn hợp đường và bột rau câu vào, dùng phới đánh đều cho hỗn hợp tan đều với nước.

Sau đó bạn bật bếp với lửa vừa đun sôi hỗn hợp trong 5 phút, tiếp đến bạn hạ nhỏ lửa cho 60ml syrup long nhãn vào khuấy đều trong 3 phút rồi tắt bếp.

Hạt sen tươi mua về lấy bỏ phần tim sen, rửa sạch cho vào nồi cùng với 1.5 lít nước. Sau đó bắc nồi lên bếp mở lửa lớn cho nước sôi lên, sau đó bạn hạ lửa nhỏ đun thêm 20 phút rồi tắt bếp.

Để hạt sen được chín mềm hoàn toàn, bạn đậy nắp và ủ hạt sen thêm 20 phút nữa rồi mới vớt ra để nguội nhé!

Tiếp đến bạn cho hạt sen đã luộc vào khay rau câu tròn, mỗi khay 1 hạt sen, rồi múc hỗn hợp rau câu vào ngập khuôn, đậy nắp khuôn lại.

Sau đó để nguội và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 giờ, rồi lấy rau câu ra khỏi khuôn là bạn đã hoàn thành phần thạch long nhãn.

Bước 4: Hoàn thành

Cho 170ml trà sữa vào ly, cho thêm đá bi và trang trí vài cánh hoa sen, thêm thạch long nhãn lên trên nữa là bạn đã có 1 ly trà sữa thạch long nhãn thơm ngon rồi đấy.

Bước 5: Thành phẩm

Trà sữa long nhãn với mùi thơm dịu nhẹ của trà, trà sữa mát lạnh, béo ngọt thêm phần thạch dai dai, hạt sen bùi bùi quá là hấp dẫn phải không nào?

Cách 3: Cách làm Trà sữa long nhãn táo đỏ 

Nguyên liệu làm Trà sữa long nhãn táo đỏ

Cho 10 người

  •  Trà ô long 25 gr

  •  Bột béo vào 500 gr

  •  Syrup long nhãn 20 ml

  •  Táo đỏ khô 10 gr

  •  Muối 1 ít

Nơi mua táo đỏ khô?

  • Táo tàu bạn có thể mua dễ dàng tại các cửa hàng tạp hóa, tiệm thuốc bắc, siêu thị hoặc đặt online qua các trang thương mại điện tử.

  • Khi mua táo đỏ, bạn nên lựa chọn nhà sản xuất uy tín, địa chỉ tin cậy và tham khảo mua hàng từ nhiều nguồn khác nhau.

Cách chế biến Trà sữa long nhãn táo đỏ

Bước 1: Hãm trà

Cho 25gr trà ô long vào túi vải, sau đó rút dây, buộc chặt lại, cho túi vải vào bình ủ trà, sau đó cho 2.5 lít nước sôi vào, đậy nắp bình lại, hãm trà trong 20 phút.

Bước 2: Pha trà sữa

Sau 20 phút bạn mở nắp, lấy túi vải lọc trà ra, cho 500gr bột béo vào, dùng phới đánh cho bột béo tan đều.

Cho tiếp 2.5 gr muối vào, rồi cho 0.7kg đá bi vào, khuấy đều lên là hoàn thành.

Bước 3: Làm hỗn hợp syrup long nhãn và táo đỏ

Lấy 1 trái táo đỏ, cắt thành những lát mỏng, cho vào ly, sau đó cho 20ml syrup long nhãn trộn đều lên rồi dùng muỗng tán đều syrup lên thành ly.

Bước 4: Hoàn thành

Tiếp đến bạn cho đá bi vào ly, sau đó cho 150ml trà sữa vào ly nữa là hoàn thành rồi.

Bước 5: Thành phẩm

Ly trà sữa long nhãn táo đỏ beo béo với độ ngọt vừa phải, táo đỏ bùi bùi rất ngon, trà thơm nhẹ mùi long nhãn rất thơm hấp dẫn.

Vào những ngày nắng nóng mà có ly trà sữa long nhãn táo đỏ giải nhiệt thì còn gì bằng, cùng thực hiện cho cả gia đình thưởng thức nhé!

Cách 4: Cách làm trà sữa long nhãn thơm ngon như ngoài quán

Để làm trà sữa thạch long nhãn bạn cần chuẩn bị

  • Trà túi lọc (1 túi)

  • Đường (80g)

  • 8 múi long nhãn

  • Sữa đặc dạng vỉ (1 hộp)

Cách làm

  • Long nhãn ngâm trong 4 chén nước, xả sạch nước, để ráo

  • Trộn đường với bột rau câu

  • Đun sôi 400ml trong một chiếc nồi nhỏ, đổ phần bột rau câu và đường vào nồi, khuấy nhẹ cho hỗn hợp tan hết thì cho long nhãn vào, vặn nhỏ lửa, chờ hỗn hợp sôi trở lại thì tắt bếp

  • Dùng muôi đổ một lớp mỏng thạch rau câu vào khuôn, đợi khoảng 3 phút cho hỗn hợp thạch này đông lại

  • Dùng thìa đặt từng quả long nhãn lên trên, rồi lại tiếp tục đổ 1 lớp thạch mới lên toàn bộ múi long nhãn, đợi cho khuôn thạch nguội thì cho vào tủ lạnh

  • Đun sôi khoảng 300ml nước rồi nhúng túi trà vào đó, chờ khoảng 10 phút cho trà ngấm đều

  • Vớt túi trà ra ngoài, hòa sữa viên vào bình trà, khuấy đều

  • Lấy thạch rau câu long nhãn ra khỏi khuôn rồi thả vào ly trà sữa. Nếu muốn uống lạnh có thể thêm đá hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 10 phút trước khi uống

Thành phẩm

Thay vì món trà sữa thông thường, chỉ cần một chút biến tấu đơn giản là bạn đã có 1 ly trà sữa thạch long nhãn thơm ngon đến không ngờ. Cách chế biến khá đơn giản mà lại không hề tốn thời gian, vì thế đừng chần chừ nữa, vào bếp ngay thôi!

Cách 5: Cách làm trà sữa long nhãn táo đỏ ngon như mẹ làm

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Sữa tươi DaLat Milk

  • Trà Olong Lộc Phát

  • Bột béo B One hoặc bột béo Kievit

  • Mứt long nhãn Falu

  • Táo đỏ khô

Các công đoạn pha chế

Bước 1: Ủ trà sữa: Cho 25g trà OLong Lộc Phát vào túi vải lọc trà. Nấu 2.5 lít nước sôi cho vào bình ủ, cho túi vải vào ủ 20 phút rồi nhấc túi trà ra. Cho 500g Bột béo B-One hoặc 560g Bột béo Kievit + 2.5ml muối ăn. Cho 700g đá bi vào và khuấy đều hỗn hợp, cho vào chai ướp lạnh >=8 tiếng.

Bước 2: Đong 20ml mứt long nhãn cho vào ly, đong 150ml trà sữa vào dùng muỗng khuấy đều, cho đá vào đầy ly.

Bước 3: Cắt nhuyễn 1 quả táo đỏ khô trang trí lên trên cùng là hoàn thành.

Tải file PDF hướng dẫn chi tiết cách làm trà sữa long nhãn

Tải ngay

Video hướng dẫn chi tiết cách làm trà sữa long nhãn

YouTube video

Cách bảo quản trà sữa long nhãn đúng cách

Cách bảo quản trà sữa long nhãn ở nhiệt độ thường

  • Để bảo quản trà sữa long nhãn  ở điều kiện nhiệt độ bình thường, bạn nên để trà sữa ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhiệt độ trung bình từ 20 – 30 độ C.

  • Tuy nhiên, vào những ngày hè nóng bức, nhiệt độ không khí có thể lên tới gần 40 độ C, lúc này thời gian bảo quản của trà sữa long nhãn cũng sẽ giảm xuống. Vì vậy, Cách bảo quản trà sữa long nhãn đã pha qua đêm là bạn nên bảo quản trà sữa trong tủ lạnh.

Cách bảo quản trà sữa trong tủ lạnh

  • Trà sữa long nhãn để qua đêm trong tủ lạnh có uống được không? Câu trả lời là nếu bạn bảo quản đúng cách thì vẫn có thể uống được. Hơn nữa, trà vẫn sẽ giữ được vị ngon ban đầu.

  • Bạn nên bảo quản trà sữa long nhãn  trong tủ lạnh giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào trong trà sữa. Tuy nhiên, bạn nên để tủ lạnh ở nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh.

Kết luận

Trà sữa long nhãn với hương thơm dịu nhẹ, hương vị beo béo ngọt dịu cực kỳ ngon và hấp dẫn. Với hướng dẫn chi tiết trên, chúng mình hi vọng bạn có thể thực hiện thành công nhé!

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số công thức trà sữa hoa quả độc đáo khác như:

5/5 - (10 votes)