Updated at: 12-07-2022 - By: Hoàng Cường

Bánh đúc ăn chung với nhân tôm thịt cùng với nước mắm chua ngọt cũng là lựa chọn rất tốt cho bữa ăn sáng. Bánh đúc được nhiều người ưa thích, không gây ngán vì vậy rất thích hợp để bạn nhâm nhi cùng với bạn bè hoặc người thân mỗi khi có dịp tụ họp vào cuối tuần. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 4 Cách làm bánh đúc mặn, ngọt chỉ mất 20 phút cập nhật mới nhất 12/2024.

Bánh đúc mặn là gì?

Bánh đúc mặn được mọi người yêu thích bởi mùi vị thơm béo của nước cốt dừa quyện với nhân tôm thịt ngon ngọt, kết hợp nước chấm chua cay sẽ tạo ra một trải nghiệm tuyệt vời cho người thưởng thức.

Bánh đúc ngọt là gì?

Bánh đúc ngọt hay bánh đúc lá dứa là một loại bánh đặc trưng của miền Nam có kết cấu dai, mềm và thơm mùi lá dứa, ăn cùng nước cốt dừa và mè rang béo ngậy rất hấp dẫn.

Tổng hợp 4 Cách làm bánh đúc mặn, ngọt cập nhật 12/2024

Cách làm bánh đúc mặn miền Nam

Nguyên liệu

  • Bột gạo 100 gram
  • Bột năng 15 gram
  • Thịt heo xay 180 gram
  • Hành lá 2 nhánh
  • Cà rốt 1 củ
  • Sắn 1 củ
  • Hành tím 3 củ
  • Ớt 1 quả
  • Chanh 1 quả
  • Hạt nêm 1 muỗng cà phê
  • Bột ngọt 1/2 muỗng cà phê
  • Tiêu xay 1/2 muỗng cà phê
  • Nước mắm 1 muỗng cà phê
  • Muối 1 muỗng cà phê
  • Dụng cụ cần có: Nồi, chảo, khuôn hoặc xửng hấp, dao, thớt, chén bát, muỗng đũa…
nguyên liệu làm

Một số nguyên liệu cần có để làm bánh đúc mặn vị miền Nam. Ảnh: Internet

2.2. Cách làm bánh đúc mặn nhân thịt từ bột gạo

Trong nhiều cách làm bánh đúc thì cách làm bánh đúc mặn khá khó, yêu cầu tốn thời gian. Lý do món bánh đúc này có nhiều nguyên liệu và cần làm riêng phần bánh lẫn nhân cầu kỳ. Đặc biệt hơn trong cách chế biến của người miền Nam, món bánh này có thêm nhiều bước đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết.

2.2.1. Pha bột gạo làm bánh đúc miền Nam

  • Cho 100 gram bột gạo và 15 gram bột năng vào tô. Sau đó thêm 1 muỗng cà phê muối và trộn đều.
  • Lần lượt cho 300 ml nước và 200 ml nước cốt dừa vào tô, liên tục khuấy đều.
  • Để bột nhuyễn khoảng 30 phút để bột nghỉ.
pha bột bánh đúc mặn

Bước pha bột bánh đúc mặn. Ảnh: Internet

2.2.2. Sơ chế nguyên liệu làm bánh đúc nhân thịt

  • Sắn và cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và bào sợi hoặc xắt nhuyễn.
  • Băm nhuyễn 3 củ hành tím và 2 tép tỏi.
  • Hành lá rửa sạch, bỏ phần gốc, phần lá thái nhỏ.
  • Để làm nước chấm ở bước sau bạn băm một trái ớt và phần tỏi còn lại, để riêng.
  • Đem ướp 180 gram thịt heo xay với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng cà phê nước mắm và 1/2 muỗng hành tím băm rồi trộn đều. Hỗn hợp này ướp khoảng 15 phút để ngấm gia vị.
sơ chế nguyên liệu

Sơ chế các nguyên liệu để làm nhân bánh đúc mặn. Ảnh: Internet

2.2.3. Cách làm bánh đúc mặn hấp kiểu miền Nam

  • Chuẩn bị khuôn bánh đúc sạch, quết thêm một lớp dầu ăn vào khuôn để bánh không bị dính.
  • Khuấy đều phần bột ở trên một lần nữa và cho 1/3 bột vào khuôn.
  • Cho khuôn bánh chuẩn bị xong vào xửng hấp. Bật bếp và hấp trong 7 phút.
  • Cứ mỗi 7 phút hấp, bạn mở nắp nồi và đổ thêm 1/3 phần bột còn lại đến khi hết bột.
  • Sau cùng hấp thêm 15 phút nữa để bánh chín hoàn toàn. Cuối cùng bạn lấy khuôn ra khỏi nồi và chờ bánh nguội bớt.

Cách biết bánh đúc chín hay chưa : Dùng một cây tăm cắm vào bánh và rút lên. Nếu thấy bột còn bám vào tăm nghĩa là bánh chưa chín, còn nếu tăm không bị dính bột là bánh đã chín rồi.

2.2.4. Xào nhân bánh đúc mặn miền Nam

  • Bắc chảo chống dính lên bếp. Thêm 2 thìa dầu ăn vào đun sôi. Sau đó cho phần tỏi băm và hành tím băm vào phi thơm, để lửa vừa.
  • Khi hành và tỏi đã vàng thơm, bạn cho phần thịt đã ướp vào xào săn lại.
  • Tiếp tục cho thêm cỡ 50 ml nước đun sôi. Sau đó cho phần cà rốt và sắn vào xào đều.
  • Xào nhân khoảng 3 phút nữa, bạn cho hành lá vào trộn đều rồi tắt bếp.
xào nhân bánh đúc mặn

Bước xào nhân bánh đúc mặn. Ảnh: Internet

2.2.5. Cách làm nước mắm chấm ăn kém bánh đúc mặn

Vì bánh đúc mặn có nhân đã thấm gia vị, nên bạn có thể làm nước chấm hoặc không. Nếu thích vị đậm đà hơn khi ăn, bạn có thể làm nước chấm theo hướng dẫn sau.

  • Cho vào chén 50 ml nước sôi còn nóng.
  • Thêm vào 1 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước mắm khuấy đều cho đường tan hết.
  • Cho phần tỏi ớt băm nhuyễn vào và vắt thêm một miếng chanh, khuấy đều.
  • Đợi bánh đúc mặn nguội bớt rồi bạn cho bánh ra dĩa, cắt thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn. Rải đều phần nhân lên bánh sau đó chan nước mắm đã làm và thưởng thức.
  • Để ngon hơn và ăn đỡ ngán hơn, bạn nên chuẩn bị một đĩa giá đỗ trụng sơ nhé. Bạn có thể tham khảo cách làm giá đỗ sạch , an toàn mà chúng tôi đã giới thiệu.
bánh đúc mặn

Món bánh đúc mặn thành phẩm hấp dẫn. Ảnh: Internet

Cách làm bánh đúc nước dừa nhân mặn

Nguyên liệu làm bánh

Bánh đúc nước dừa là món ăn dân giã, nguyên liệu cũng như cách làm bánh hết sức đơn giản, không quá cầu kỳ. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu sau đây:

  • Bột gạo lọc: 400g;
  • Bột năng: 50g;
  • Thịt heo xay: 300g;
  • Cà rốt: 1 củ;
  • Củ sắn: 1 củ;
  • Nấm mèo: 4;
  • Hành lá: 3 tép;
  • Nước cốt dừa/nước dừa: 300ml;
Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu làm bánh

Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu làm bánh

Sơ chế nguyên liệu

  • Nấm mèo khô ngâm với nước sôi trong thời gian 5 – 10 phút cho nở. Rửa sạch và băm nhuyễn.
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu nhỏ.
  • Sử dụng ½ củ sắn, băm nhuyễn.
  • Hành tím và tỏi băm nhuyễn.
Sơ chế các nguyên liệu

Sơ chế các nguyên liệu

Hướng dẫn thực hiện

Bạn có thể thực hiện thành công món bánh đúc nước dừa nhân mặn bằng cách làm đúng theo hướng dẫn sau đây:

Pha bột bánh đúc

Trộn 250g bột gạo lọc + 50 bột năng. Tỷ lệ bột là 5 : 1. Bánh đúc mặn chủ yếu làm từ bột gạo, bột năng thêm vào để giúp bánh dai hơn. Thêm ½ muỗng canh dầu ăn để giúp bánh đúc có độ mượt + ¾ muỗng cafe muối + 300ml nước cốt dừa đặc/nước dừa tươi + 600ml nước lọc. Vậy tổng cộng có 300g bột pha trong 900ml nước.

Pha bột bánh với tỷ lệ bột gạo và bột năng là 5:1

Pha bột bánh với tỷ lệ bột gạo và bột năng là 5:1

Dùng phới lồng khuấy đều để các nguyên liệu được hòa tan, lược phần bột qua rây để loại bỏ hoàn toàn phần bột bị vón cục cũng như giúp bột được mịn hơn. Để bột nghỉ trong khoảng 10 – 15 phút.

Hấp chín bột

Sử dụng khuôn bánh đúc tròn, đường kính khoảng 17cm, chiều cao khoảng 5cm. Bạn phết một lớp dầu mỏng trong lòng khuôn, cho vào cùng với nồi hấp để làm nóng trong thời gian 10 phút.

Cho một lớp bột gạo vào khuôn có độ dày khoảng 2cm. Đậy nắp và hấp khoảng 3 phút. Khi bạn thấy lớp bột đầu tiên đặc lại thì tiếp tục cho lớp bột tiếp theo vào hấp. Không để lớp bột đầu chín hoàn toàn vì như vậy bánh sẽ có hiện tượng tách lớp.

Hấp chín bột bánh theo từng lớp

Hấp chín bột bánh theo từng lớp

Thực hiện lặp lại công đoạn hấp bột bánh đúc cho đến khi hết bột bánh. Với lớp bánh cuối cùng hấp trong thời gian 10 phút. Trong quá trình hấp bánh bạn nên dùng khăn lau phần nước đọng trên nắp nồi hấp để tránh rơi rớt xuống phần bột. Bột chín lấy ra khỏi nồi hấp và để nguội.

Lưu ý:

  • Vì bột gạo hấp cùng một lần sẽ lâu chín cũng như chín không đều, do vậy nên chia ra hấp thành nhiều lớp bột chồng lên nhau.
  • Mỗi lần cho bột vào khuôn đều phải khuấy đều bột để tránh bột lắng đáy, không đều.
  • Kiểm tra bột bằng cách dùng tăm xóc vào bánh, nếu bột không dính tăm nghĩa là bánh đã chín hoàn toàn.

Làm nhân bánh đúc nước dừa

Bắt chảo lên bếp, thêm dầu ăn và phi thơm với hành tím và tỏi. Khi hành và tỏi ngả vàng, thơm thêm thịt heo xay vào xào cho đến khi thịt săn lại. Thêm cà rốt đã thái hạt lựu, củ sắn băm nhuyễn, nấm mèo, trộn đều.

Xào chín nhân bánh

Xào chín nhân bánh

Nêm nếm gia vị cho nhân gồm 2 muỗng canh nước mắm, ½ muỗng cafe bột ngọt, rắc một ít tiêu để nhân thơm hơn. Thêm hành lá đã thái nhỏ vào trộn đều để tạo màu sắc cho nhân bánh.

Pha nước mắm

Thêm tỏi, ớt, vắt ½ trái chanh, 3 muỗng canh đường cát trắng, 3,5 muỗng nước mắm ngon và 6 – 7 muỗng canh nước lọc. Tùy thuộc độ mặn ngọt, độ cay mà bạn điều chỉnh và gia giảm các nguyên liệu cho phù hợp với khẩu vị.

Cắt bánh và thưởng thức

Bánh đúc để nguội sẽ dễ cắt và ăn ngon hơn so với lúc còn nóng. Khi nóng bột còn nhão bạn rất khó cắt bánh. Ngoài ra nên phết một lớp dầu mỏng trên dao để cắt bánh được dễ dàng hơn.

Bánh đúc nước dừa thơm ngon, thanh mát ăn kèm nhân và nước chấm ngon hết sảy

Bánh đúc nước dừa thơm ngon, thanh mát ăn kèm nhân và nước chấm ngon hết sảy

Cắt bánh thành miếng mỏng cho dễ ăn, tránh bị ngán. Đặt nhân trực tiếp lên bánh, ăn kèm cùng với các loại rau thơm và nước chấm vô cùng hấp dẫn. Bột bánh đúc thơm ngậy và béo nếu bạn dùng nước cốt dừa pha bột bánh, ngược lại bánh có vị thanh, ngọt khi dùng nước dừa tươi. Mỗi nguyên liệu đều mang đến hương vị khác biệt cho món ăn.

Cách làm bánh đúc ngọt

Bánh đúc ngọt

Bánh đúc ngọt (bánh đúc lá dứa) là một đặc sản của ẩm thực Nam Bộ.

Nguyên liệu làm bánh đúc lá dứa cốt dừa

  • 150gr bột gạo
  • 150gr bột năng
  • 1 bó lá dứa
  • Màu thực phẩm xanh lá cây (nếu muốn xanh bắt mắt)
  • 2 thìa canh dầu ăn
  • 2 lạng đường thốt nốt hoặc đường nâu
  • Mè rang
  • 1 chén nước dừa
  • Vài lát gừng đập dập

Cách làm bánh đúc ngọt miền Nam

Bước 1: Sơ chế

Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ, đem đi xay nhuyễn cùng 200ml nước rồi lọc bã, lấy khoảng 250ml nước cốt.

Bước 2: Nhào bột

Bánh đúc ngọt có vân hai màu xanh – trắng nên ta chia bột ra làm 2 phần:

Phần bánh màu trắng: trộn đều 75g bột năng + 75g bột gạo + 250ml nước + chút muối + 1 thìa cafe dầu ăn.

Phần bánh màu xanh: trộn đều 75g bột năng + 75g bột gạo + 250ml nước cốt lá dứa (gia giảm tùy thích) + 1 thìa cafe dầu ăn + màu xanh tùy thích.

Để bột nghỉ 20 phút.

Bước 3: Đúc bánh

Lấy khuôn làm bánh ra, quết lớp dầu ăn mỏng vào mặt khuôn.

Bắc hai cái nồi lên bếp, cho mỗi hỗn hợp vào một nồi, vừa nấu vừa quậy cho đến khi bột mịn, chín tới và còn dẻo nóng thì nhanh tay trộn đều hai chỗ bột vào với nhau để tạo vân rồi nhanh tay ép bột vào khuôn, đợi bột nguội.

Bước 4: Làm nước cốt dừa

Bắc một nồi nhỏ lên bếp, cho nước cốt dừa vào nấu sôi rồi thêm 1 muỗng cafe đường, muối, 1/2 muỗng cafe bột năng đã hòa tan trong nước, 1/2 muỗng cà phê bột gạo, ít nước lạnh, khuấy lên cho đều và nấu cho sền sệt lại, nêm nếm vị ngọt, béo, mặn sao cho vừa miệng.

Bước 5: Làm nước đường và thưởng thức

Bắc nồi lên bếp, cho đường vào cùng 200ml nước, 2-3 lát gừng, nấu cho đường tan ra và khuấy cho hơi dẻo tương tự đường ăn tào phớ đậu hũ.

Khi bánh nguội thì lấy khỏi khuôn, để ra dĩa, chan nước cốt dừa và nước đường, rắc mè rang lên trên. Bánh ngon hơn khi ăn nóng.

Cách làm bánh đúc ngọt lá dứa cốt dừa

Nguyên liệu làm bánh đúc ngọt lá dứa cốt dừa

  • 200 gram bột năng
  • 200 gram bột gạo tẻ
  • Một bó lá dứa
  • 240 ml nước cốt dừa
  • Đường trắng hoặc đường nâu
  • Gừng tươi
  • Muối trắng
  • Vừng trắng rang chín

Nguyên liệu làm bánh đúc ngọt dễ tìm, không cầu kỳ. Ảnh: Internet. 2. Cách làm bánh đúc ngọt lá dứa nước cốt dừa ngon tại nhà

Các bước chuẩn bị nguyên liệu làm bánh đúc lá dứa

Rây 200 gram bột gạo tẻ và 200 gram bột năng vào một thau riêng. Bạn rây bột sơ qua để bột được mịn. Bánh đúc làm từ bột năng sẽ giúp thay thế cho việc làm bánh đúc bằng nước vôi trong hoặc nước tro tàu độc hại.

Lá dứa: Rửa sạch, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố cùng với ít nước sạch rồi lọc

qua rây để lấy nước cốt. Ngoài lá dứa, bạn cũng có thể dùng lá cẩm, hoa đậu biếc… Chúng sẽ cho màu tự nhiên vô cùng đẹp mắt mà không gây hại cho sức khoẻ.

Nước cốt dừa: Dừa khô nạo nhỏ, cho vào 600 ml nước ấm, xay nhuyễn hỗn hợp. Dùng dụng cụ lọc hoặc dùng rây lọc hỗn hợp từ máy xay, chắt lấy phần nước cốt. Mẹo nhỏ là bạn hãy dùng một miếng vải mỏng để lọc, như vậy nước cốt dừa sẽ thu được nhiều hơn.

Nguyên liệu làm bánh đúc ngọt dễ tìm, không cầu kỳ. Ảnh: Internet.

Cách làm bột bánh đúc ngọt lá dứa

  • Cho 200 gram đường, chút muối và 1/3 nước cốt dừa vào lá dứa, khuấy nhẹ để các nguyên liệu hoà vào nhau.
  • Cho hỗn hợp trên vào thau bột. Dùng thìa khuấy đều cho tới khi bột được đều màu, bạn có thể điều chỉnh màu của bột bằng cách thêm nước lá dứa. Ngoài hương vị thơm ngon thì món ăn có màu sắc đẹp mắt cũng rất quan trọng để kích thích cảm giác thèm ăn. Sau đó, cho bột nghỉ 30 phút.
  • Bột sau khi nghỉ thì cho lên bếp để sên bột. Bạn lưu ý phải vừa đun vừa khuấy bột đều tay và theo một chiều nhất định, như vậy bột sẽ tan đều hơn và khi đó bánh đúc được dẻo, mềm mịn hơn.
  • Khi thấy bột sôi thì hạ nhỏ lửa, dùng đũa khuấy đều để bột sôi lục bục trong vòng vài phút. Ta để ý bột lúc này chuẩn bị chuyển sang màu trong veo, bột đục cùng với bột trong hoà quyện với nhau. Cảm nhận bằng mắt sao cho hai nguyên liệu cân bằng thì tắt bếp.

Khâu khuấy bột trên bếp vô cùng quan trọng để bánh được dẻo, dai. Ảnh: Internet.

Công đoạn hấp bánh đúc ngọt lá dứa

  • Dùng cọ phết một lớp dầu mỏng lên khuôn bánh đã chuẩn bị sẵn, cho bột vào trong khuôn và ém chặt, dàn đều. Bạn lưu ý ém chặt bột để bánh sau khi hấp được dai, mặt bánh được mềm mịn hơn.
  • Chuẩn bị nồi hấp cách thuỷ. Đợi khi nước sôi thì cho bánh vào hấp. Để kiểm tra bánh chín hay chưa thì bạn có thể dùng tăm xiên nhẹ vào bánh, nếu tăm không bị dính bột thì bánh chín.
  • Khi bánh chín, bạn dùng muôi đè chặt xuống để bánh được tạo thành một khối thật chắc.
  • Để bánh bớt nóng thì cho bánh vào tủ lạnh, khi ăn bánh sẽ dẻo và ngon hơn.

Hấp bột bánh đúc ngọt bằng nồi hấp cách thuỷ trong vòng 20 phút. Ảnh: Internet.

2.4. Cách làm nước cốt dừa ăn kèm bánh đúc ngọt

  • Cách làm bánh đúc lá dứa miền Tây chuẩn sẽ ăn cùng với nước cốt dừa béo ngậy. Để làm nước chấm bánh đúc ngọt bạn giã nhuyễn gừng, lấy nước cốt. Tiếp theo cho 500 ml nước, 3 thìa bột năng, 1/3 nước cốt dừa, đường, chút muối và khuấy đến khi hỗn hợp tan hoàn toàn.
  • Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ cho đến khi sánh lại, nêm nếm lại gia vị cho vừa với khẩu vị của bạn.

Làm nước cốt dừa để ăn kèm với bánh đúc rất đơn giản. Ảnh: Internet.

Thưởng thức bánh đúc ngọt lá dứa thơm lừng, đẹp mắt

  • Bạn cắt bánh đúc thành từng phần vừa ăn, cho nước cốt dừa cùng với chút mè trắng rang là có thể dùng ngay được. Bánh có kết cấu mềm dai và thơm mùi lá dứa, ăn cùng với nước cốt dừa và mè rang béo ngậy rất hấp dẫn.
  • Nếu như không có mè rang, bạn có thể thay thế bằng đậu phộng cũng rất thơm ngon.
  • Vậy là chúng ta đã hoàn thành các bước đơn giản làm bánh đúc ngọt lá dứa rồi. Bạn hãy lưu lại công thức và có thể biến tấu nguyên liệu thêm để phù hợp với sở thích cá nhân.

Bánh đúc ngọt lá dứa vừa bắt mắt, vừa thơm ngon. Ảnh: Internet.

Cách làm bánh đúc lá dứa ngọt có gân với sữa tươi

Nguyên liệu làm bánh đúc lá dứa ngọt có gân

Nguyên liệu làm bánh đúc lá dứa

Nguyên liệu làm bánh đúc lá dứa

  • 2 chén bột sắn dây
  • 150g lá dứa
  • ⅓ củ gừng
  • 160ml nước cốt dừa
  • 2 viên đường thốt nốt
  • 1/2 hộp sữa tươi
  • 3 muỗng canh sữa đặc
  • Đường, muối, bột năng, bột bắp
  • Dụng cụ: Tô, nồi, hộp đựng thực phẩm, máy xay sinh tố, rây lọc

Mẹo hay:

– Bột sắn dây ngon có màu trắng và hương thơm đặc trưng nhẹ nhàng. Các viên bột to khô, khi nhai thấy giòn, tan khá nhanh và sẽ thấy ấm nóng ở đầu lưỡi, cảm giác mềm mịn, không có chút hạt sạn nào, những loại sắn dây này mới bảo quản được lâu.

Cách làm bánh đúc lá dứa ngọt có gân

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế lá dứa

Sơ chế lá dứa

Bạn cho vào máy xay sinh tố 100g lá dứa cắt nhỏ cùng với 100ml nước lọc xay nhuyễn, rồi lọc qua rây lấy 100ml nước cốt lá dứa.

Gừng bạn gọt vỏ cắt lát mỏng.

Bước 2 Trộn bột bánh đúc lá dứa

Trộn bột bánh đúc lá dứa

Trộn bột bánh đúc lá dứa

Bạn chuẩn bị 2 cái tô

1 tô cho vào 1 chén bột sắn dây, 1 muỗng canh bột năng, ¼ muỗng cà phê muối, 6 muỗng canh đường.

Tô còn lại thì cho vào 100ml nước cốt lá dứa.

Rồi trộn đều hỗn hợp của 2 tô bột lên, để bột nghỉ trong 30 phút.

Bước 3 Pha nước cốt dừa

Pha nước cốt dừa

Pha nước cốt dừa

Bạn bắc nồi lên bếp cho vào 60ml nước cốt dừa, ½ hộp sữa tươi, 3 muỗng canh sữa đặc, 2 muỗng canh đường, ½ muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê bột bắp. Cuối cùng bạn cho thêm vào 50g lá dứa rồi đun sôi hỗn hợp lên thì tắt bếp.

Bước 4 Nấu nước đường

Nấu nước đường

Nấu nước đường

Bạn cho vào nồi ½ chén nước lọc và 2 viên đường thốt nốt đun sôi đến khi hỗn hợp sệt lại thì cho gừng vào rồi tắt bếp.

Bước 5 Đun bột bánh đúc lá dứa

Đun bột bánh đúc lá dứa

Đun bột bánh đúc lá dứa

Bạn bắc nồi lên bếp cho vào 100ml nước đun sôi, sau đó cho tô bột bánh lá dứa vào đun đến khi hỗn hợp sệt lại thì cho ra tô khuấy đều. Bạn làm tương tự như vậy với tô bột nước cốt dừa.

Bước 6 Đổ khuôn và hấp bánh

Đổ khuôn và hấp bánh

Đổ khuôn và hấp bánh

Bạn chuẩn bị hộp đựng thực phẩm rồi quét lên hộp 1 ít dầu ăn, sau đó đổ bột bánh đúc lá dứa vào trộn đều để tạo đường gân của bánh đúc.

Hấp bột bánh đúc ở lửa nhỏ khoảng 17 phút, sau đó cho bánh vào tủ lạnh khoảng 4 tiếng để bánh đông lại.

Bước 7 Thành phẩm

Bánh đúc lá dứa

Bánh đúc lá dứa

Cho bánh ra dĩa dùng dao cắt thành từng miếng vừa ăn, sau đó rưới lên bánh nước cốt dừa và nước đường cho thêm 1 ít đậu phộng nữa là ta có thể thưởng thức.

Món bánh đúc lá dứa dai dai thơm mùi lá dứa kết hợp cùng với vị béo ngậy của nước cốt dừa hòa cùng vị ngọt của nước đường, ăn cùng với đậu phộng bùi bùi thì còn gì tuyệt vời hơn nữa.

Một số lưu ý trong cách làm bánh đúc mặn

  • Để ngon hơn và có vị béo nhiều hơn bạn nên dùng nước cốt dừa. Cụ thể, ở 1/3 phần bột sau cùng pha thêm nước cốt dừa, khi lớp bánh dưới đã hơi chín mặt thì cho lớp bột nước cốt dừa vào.
  • Có thể dùng tôm khô đem ngâm cho nở, giã nhuyễn thay thịt ba chỉ để đổi vị.

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh đúc mặn, ngọt

Tải ngay

Video hướng dẫn cách làm bánh đúc mặn, ngọt

YouTube video

Mua nguyên liệu làm bánh đúc mặn, ngọt ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh đúc mặn, ngọt, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Ăn bánh đúc có tốt không?

Trong bánh đúc chủ yếu là bột gạo tẻ và lạc, chất dinh dưỡng trong 2 nguyên liệu này phần lớn là tinh bột, vitamin B3, đồng, chất đạm và chất béo. Nhìn vào chất dinh dưỡng có trong bánh đúc bạn sẽ nghĩ rằng: “Chà, loại bánh này chứa khá nhiều các chất dinh dưỡng cho cơ thể đấy chứ?”

Nhưng thực tế thì lượng tinh bột trong bánh đúc chiếm “ưu thế” hơn, mặc dù có chất béo và chất đạm nhưng rất ít, không thể cung cấp đủ cho cơ thể. Nếu lựa chọn bánh đúng là món ăn thanh đạm đổi bữa thì đây là một lựa chọn tốt, lúc này bánh đúc TỐT cho sức khỏe.

Còn nếu bạn có ý định ăn bánh đúc để thay thế bữa chính sau khi tìm hiểu bánh đúc có chứa bao nhiêu calo thì việc này chắc chắn KHÔNG TỐT. Ngay cả khi bạn thắc mắc ăn nhiều bánh đúc có tốt không thì đáp án sẽ là KHÔNG TỐT vì:

+ Bánh đúng không thể cung cấp tất cả những chất dinh dưỡng cơ thể cần, ăn bánh đúc và không ăn món ăn khác sẽ khiến cơ thể bạn bị mất cân bằng dinh dưỡng.

+ Ăn nhiều bánh đúc (chứa tinh bột không nguyên cám) sẽ không tốt cho sức khỏe.

Ăn bánh đúc có béo không?

Tìm hiểu về bánh đúc có bao nhiêu calo và thực tế calo trong một số khẩu phần bánh đúc phổ biến không quá nhiều, vậy theo bạn ăn bánh đúc có khiến cơ thể béo lên được không?

+ Để xác định ăn bánh đúc có béo không trước hết chúng ta sẽ dựa vào lượng calo có trong bánh. Trung bình 100g bánh sẽ chứa khoảng 105 kcal, nếu để ăn bánh đúc trong một bữa no chúng ta cần ăn khoảng 500g bánh, tương đương 525 kcal.

+ Trong khi theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 1 bữa ăn chúng ta nên nạp khoảng 667 kcal, như vậy mức năng lượng nạp từ bánh đúc chỉ có 525 kcal, thấp hơn năng lượng cơ thể cần.

==> Ăn bánh đúc sẽ không làm bạn TĂNG CÂN.

Bên cạnh đó, trong bánh đúc không chứa nhiều chất béo hay các chất độc hại ảnh hưởng đến cơ thể và gây tích mỡ. Nếu bạn ăn bánh đúc với lượng hợp lý chắc chắn cơ thể sẽ không phát phì.

Tổng kết

Với cách làm bánh đúc ngọt như trên, nếu bạn không thích ăn ngọt thì có thể thay thế bằng bánh đúc mặn. Với 4 công thức làm bánh đúc mặn, ngọt cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 12/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

5/5 - (10 votes)