Updated at: 12-07-2022 - By: Hoàng Cường

Bánh đúc lạc chấm tương là món ăn ưa thích của nhiều bạn nhỏ thời thơ ấu, nhưng không phải ai cũng biết công thức nấu đúng vị. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 4 Cách làm bánh đúc lạc chấm tương siêu đơn giản cập nhật mới nhất 04/2024.

Bánh đúc lạc là gì?

Bánh đúc lạc là một món ăn truyền thống được nhiều thế hệ khác nhau ở Việt Nam ưa thích. Bánh đúc lạc thơm ngon chấm kèm với tương bần là chuẩn vị. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các bước làm món bánh đúc lạc chấm tương lạ miệng, chuẩn vị quê đơn giản tại nhà nhé.

Bánh đúc lạc chấm tương là gì?

Bánh đúc lạc chấm tương là món ăn truyền thống của Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm món bánh đúc lạc chấm tương lạ miệng, chuẩn vị quê nhé.

Cách làm bánh đúc lạc chấm tương

Nguyên liệu làm món bánh đúc lạc chấm tương

  • 300g bột gạo
  • 200g đậu phộng
  • 25g vôi tôi
  • 2 muỗng cà phê muối
  • 100g tương bần

Tổng hợp 4 Cách làm bánh đúc lạc chấm tương cập nhật 04/2024

Cách làm món bánh đúc lạc chấm tương

Bước 1 Sơ chế các nguyên liệu

Đầu tiên, bạn cho 200g đậu phộng vào nồi cùng 300ml nước và 1 muỗng cà phê muối sau đó luộc cho chín mềm.

Tiếp theo bạn cho 25g vôi tôi vào hòa tan cùng 2 lít nước, sau đó để khoảng 15 phút cho vôi lắng cặn. Chắt lấy khoảng 1,5 lít nước vôi trong và cho vào hòa tan cùng 300g bột gạo.

Lưu ý

Khi khuấy bột, bạn hãy khuấy đều tay và chắc chắn rằng bột không bị vón cục để sau khi bánh luộc lên không bị lợn cợn.

Sơ chế các nguyên liệu

Bước 2 Nấu bánh

Bước tiếp theo, bạn cho phần bột gạo đã hòa tan vào nồi, thêm 1 muỗng cà phê muối và để lửa vừa, sau đó liên tục khuấy đều. Đến khi bột bắt đầu đặc lại thì bạn điều chỉnh lửa nhỏ xuống và tiếp tục khuấy cho đến khi bột dẻo thì cho đậu phộng đã luộc vào. Sau đó bạn tiếp tục khuấy đều tay cho đến khi bột chín hoàn toàn.

Sau khi bột chín thì bạn múc bột ra từng chén nhỏ là có thể thưởng thức. Hoặc nếu có lá chuối thì bạn cũng có thể dàn một ra mặt lá dày khoảng 2 – 3cm cho nguội và cắt thành từng miếng vừa ăn.

Cuối cùng bạn cho tương bần ra chén là có thể thưởng thức món bánh đúc lạc chấm tương thơm ngon hấp dẫn rồi.

Nấu bánh

Thành phẩm

Vậy là bạn đã hoàn thành được món bánh đúc lạc chấm tương dân dã nhưng ăn vô cùng ngon và mới lạ. Món bánh đúc lạc dẻo thơm, kết hợp với vị bùi béo của đậu phộng, chấm cùng với tương mần mặn ngọt đan xen, mang đến một hương vị đậm đà, thơm ngon khó cưỡng.

Thành phẩm

Cách làm bánh đúc lạc miền Bắc chấm tương

Chuẩn bị nguyên liệu

Số lượng khẩu phần: 1 – 2 người

Thời gian chuẩn bị: 45 phút

Mức độ chế biến: dễ

Bánh đúc làm bằng gì? Tham khảo ngay nguyên liệu trong cách làm bánh đúc nóng Hà Nội vị lạc thơm ngon:

  • Lạc (đậu phộng): 100 gr
  • Bột khoai tây: 125 gr
  • Bột gạo lọc: 125 gr
  • Dầu ăn: 1 thìa cà phê
  • Nước: 1 lít
  • Gia vị: muối (1 thìa cà phê), tương bần (2 thìa cà phê), đường (1 thìa cà phê)
  •  Nước cốt chanh: 1 thìa cà phê

Lưu ý: có thể cho thêm dừa để bánh có bị bùi, ngậy hơn. Đây là một bí quyết để tạo ra mùi vị ngọt ngào trong cách nấu bánh đúc lạc dừa.

cách làm bánh đúc lạc

Cách làm bánh đúc lạc không cần vôi từ các nguyên liệu cực kỳ dễ tìm (Ảnh: Sưu tầm)

2.2. Các bước trong cách nấu bánh đúc lạc ngon

Bước 1: Ngâm lạc (đậu phộng)

  • Ngâm 100gr lạc ngập nước trong khoảng 5 tiếng sau đó đổ phần nước đi, rửa sạch. Đây là bước rất quan trọng trong cách làm bánh đúc nóng miền Bắc vị lạc béo ngậy.
  • Nấu nước sôi và thả lạc vào luộc trong khoảng 2 phút. Chắt phần nước luộc đổ đi.
  • Cho vào nồi 500ml nước và lạc cùng 1 thìa cà phê muối. Sau đó bạn đậy nắp, đun sôi cho đến khi lạc chín thì vớt ra, để ráo nước.

cách làm bánh đúc lạc

Cách làm bánh đúc lạc bằng bột gạo sẽ tạo ra mùi vị thơm ngon khó cưỡng (Ảnh: Sưu tầm)

Bước 2: Trộn bột bánh đúc lạc

  • Cho vào bát 125gr bột gạo, 125 bột khoai tây và 500 ml nước, khuấy đều.
  • Để bột nghỉ trong 30 phút. Bước này trong cách làm bánh đúc lạc giúp cho phần bột lấy lại sự đàn hồi và làm bánh mềm mại hơn.
  • Cho từ từ phần nước luộc lạc còn nóng vào phần bột nghỉ. Khi đổ nước vào thì bạn nhớ phải khuấy thật đều bột lên.

Bước 3: Khuấy chín bột và trộn lạc, dừa

  • Đặt lên bếp nồi hỗn hợp bột vừa khuấy ở trên ở nhiệt độ vừa. Bạn cần khuấy đều tay và liên tục. Khi hơi nước bắt đầu bốc lên, phần bột hơi dính đáy nồi thì hạ lửa xuống, tiếp tục khuấy bột.
  • Bột dần trở lên đặc và mịn hơn, tăng lửa lên một chút rồi khuấy cho tới khi bột dẻo, có màu trong. Cho 1 thìa canh dầu ăn, tiếp tục khuấy cho phần bột dẻo, cô đặc lại.
  • Cho lạc, dừa vào hỗn hợp bột rồi tắt bếp. Đổ bột ra lá chuối hoặc khuôn. Bạn nên dàn bột mỏng khoảng 1 – 1.5 cm. Đợi bánh nguội hẳn rồi mới cắt bánh.

Bước 4: Làm nước chấm từ tương bần

  • Cho vào bát 3 thìa cà phê nước lọc, 1 thìa cà phê đường, 1 ít nước cốt chanh và 2 thìa cà phê tương bần
  • Khuấy thật đều để đường tan

cách làm bánh đúc lạc

Tương bần là đáp án tuyệt vời nhất cho câu hỏi bánh đúc lạc chấm gì

Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức

  • Sau khi đợi bánh nguội thì bạn cho ra đĩa, cắt miếng vừa ăn
  • Bánh đúc dẻo dai, mịn màng chấm cùng tương bần đặc trưng tạo ra mùi vị vô cùng hấp dẫn

Cách làm bánh đúc lạc sử dụng vôi truyền thống

Nguyên liệu làm bánh đúc lạc miền Bắc truyền thống

  • 100g lạc
  • 50g vôi bột
  • 1lít nước lọc
  • 500g bột gạo
  • 50g bột năng
  • 5g muối trắng
  • 70ml dầu ăn

Cách làm bánh đúc lạc dùng vôi truyền thống

Bước 1: Lạc ngâm với nước lạnh 3 tiếng cho mềm. Sau đó rửa sạch, cho vào nồi luộc với xíu muối cho chín thật kỹ. Sau đó xả sạch lại với nước rồi để khô.

Bước 2: Lấy 250ml nước hòa tan vôi bột. Đợi vôi lắng xuống gạn lấy phần nước vôi trong.

Bước 3: Cho bột gạo + bột năng + 750ml nước còn lại + phần nước vôi trong đã gạn được + muối trắng + dầu ăn khuấy thật đều.

Bước 4: Bắc nồi bột lên bếp nấu sôi với lửa vừa. Khi sôi thì hạ lửa nhỏ, khuất đều tay và liên tục khoảng 30 phút, bột bắt đầu có độ đặc dần, có màu nâu nhạt thì cho toàn bộ phần lạc đã luộc chín vào, đảo thật đều và khuấy thêm 5 phút nữa.

Bước 5: Tắt bếp và cho phần bột đã chín vào khuôn để nguội là được bánh đúc lạc đặc quánh, mềm ngon. Cắt bánh đúc lạc thành miếng vừa ăn.

banh-duc-lac-cong-thuc-dung-voi-va-khong-can-voi-2

Pha nước chấm

  • Tương bần: Cho 2 thìa cafe tương bần + 3 thìa cafe nước ấm + 1 thìa cafe đường rồi khuấy đều. Sau đó, bạn vắt 1 ít nước cốt chanh là hoàn thiện nước chấm.

Cách làm bánh đúc lạc không dùng vôi

Nguyên liệu làm bánh đúc lạc ăn chay không cần vôi

  • 100gr lạc (đậu phộng)
  • 1 thìa cf muối
  • 125gr bột gạo lọc
  • 125gr bột khoai tây
  • 1 lít nước nước
  • 1 chút dầu ăn

Cách làm bánh đúc lạc chay không cần nước vôi

Bước 1: Trộn bột làm bánh đúc lạc không cần vôi

– Rây mịn bột vào tô lớn, thêm 500ml nước, dùng phới lồng khuấy đều hỗn hợp bột cho đến khi tan hết.

– Có thể lược qua rây để loại bỏ hoàn toàn phần bột bị vón cục. Ngâm bột trong thời gian 30 phút.

Lưu ý: tỉ lệ bột gạo và bột khoai tây là 1:1, nếu không có bột khoai tây thì sử dụng 100% bột gạo, nhưng nhớ nên ngâm bột cho bột mềm hơn.

Bước 2: Nấu lạc (đậu phộng) làm bánh đúc

– Ngâm lạc 5 tiếng hoặc ngâm qua đêm. Vớt lạc ra, rửa lại bằng nước sạch.

– Cho lạc vào nấu sôi trong thời gian 2 – 5 phút, sau đó trút bỏ phần nước luộc lạc và thêm vào 500ml nước lọc + 1 thìa cafe muối. Nấu tiếp 5 – 10 phút cho đến lạc mềm thì tắt bếp.

– Vớt lạc ra tô, để ráo. Phần nước luộc giữ lại để khuấy bột bánh đúc.

Bước 3: Quấy bột bánh đúc

– Cho từ từ phần nước luộc lạc còn nóng vào phần bột, đồng thời khuấy đều. Không cho hết nước vào một lần vì như vậy bột sẽ bị chín không đều.

– Dùng một nồi to để khuấy bột bánh đúc, bắc nồi lên bếp, đổ toàn bộ phần bột vào nồi và quấy liên tục ở mức lửa trung bình. Khi thấy có hơi nước bốc lên, bột dính đáy nồi thì hạ lửa xuống mức thấp hơn.

– Khuấy liên tục để bột không bị bén nồi, sau 5 – 10 phút, bột sẽ đặc dần, mịn. Lúc này tăng nhiệt lên mức trung bình và quấy liên tục cho bột dẻo quánh, trong hơn và tạo thành khối đặc là được.

– Thêm 1 thìa canh dầu ăn vào bột, tiếp tục quấy cho bột trong hơn, dẻo, đặc và sôi lên thì thêm phần lạc vào trộn đều. Lúc này bột thành khối đặc rất khó trộn, có thể dùng máy đánh trứng để trộn sẽ dễ dàng hơn.

Sau khi bột đã đạt yêu cầu đặc, không chảy thì đổ ngay phần bột bánh đúc lạc còn nóng ra mặt phẳng rộng, có thể là lá chuối hoặc mâm. Dàn mỏng bột có độ dày từ 1 – 1.5cm. Để bột nguội hoàn toàn mới cắt bánh vì khi nóng bột dẻo rất khó cắt.

Pha nước chấm

  • Tương bần: Cho 2 thìa cafe tương bần + 3 thìa cafe nước ấm + 1 thìa cafe đường rồi khuấy đều. Sau đó, bạn vắt 1 ít nước cốt chanh là hoàn thiện nước chấm.

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh đúc lạc chấm tương

Tải ngay

Video hướng dẫn cách làm bánh đúc lạc chấm tương

YouTube video

Mua nguyên liệu làm bánh đúc lạc chấm tương ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh đúc lạc chấm tương, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Bánh đúc làm từ bột gì?

Bánh đúc là một loại bánh của Việt Nam, thường được làm bằng bột gạo (tại miền Bắc và miền Trung) hoặc bột năng (miền Nam) cùng với một số gia vị. Bánh được làm thành tấm to, khi ăn thì cắt nhỏ thành miếng tùy thích.

Vì vậy, bánh đúc là một món ăn dân dã thịnh hành khắp ba miền, bánh đúc ăn giòn, mát, mịn, no bụng mà lại dễ tiêu, dễ làm và giá thành cũng rất rẻ. Loại bánh này thường được dùng cho bữa sáng và có thể ăn kèm với canh riêu cua, rau thơm, mắm tôm, mật ong, mật mía, mứt trái cây và thậm chí cả cá kho, thịt kho tùy thích. Từ loại bánh đúc thuần túy chỉ được bằng bột gạo pha với nước vôi trong ngai ngái mùi vôi, ngày nay bánh đúc cũng đã có nhiều biến tấu như bánh đúc cẩm thạch, bánh đúc lạc, bánh đúc dừa, bánh đúc ngô,…

Ăn bánh đúc có béo không?

Để biết được việc ăn bánh đúc có béo không? trước tiên các bạn cần phải tìm hiểu về lượng calo của bánh đúc. Theo đó, nguyên liệu chính để làm bánh đúc là bột gạo tẻ một số nơi sẽ thêm lạc vào bánh, đồng thời sử dụng thịt, mộc nhĩ băm để ăn cùng bánh. Món bánh này hấp dẫn với hương vị khá giản dị, nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, do mỗi nơi lại có những cách thức làm bánh đúc khác nhau có nơi làm bánh đúc mặn, có nơi làm bánh đúc ngọt và các nguyên liệu ăn kèm khác nhau. Vì vậy lượng calo trong bánh đúc cũng sẽ thay đổi, cụ thể:

  • 100g bánh đúc lạc chứa khoảng 285 calo
  • 100g bánh đúc trắng là 270 calo
  • 100g bánh đúc mặn: 290 calo
  • 1 bát bánh đúc nóng(ăn kèm thịt, mộc nhĩ, nước dùng và rau mùi) chứa khoảng 485 calo

Với hàm lượng calo được phân tích ở trên thì đáp án của câu hỏi ăn bánh đúc có béo không? Câu trả lời là có. Bởi thông thường thì một người trưởng thành sẽ cần phải nạp khoảng 2000 calo/ngày, trong trường hợp nếu bạn ăn 3 bữa chính thì mỗi bữa cần cung cấp khoảng 677 calo cho cơ thể. Trong khi đó, để ăn no 1 bữa bánh đúc, bạn sẽ cần ăn khoảng 300 calo. Lúc này mức năng lượng mà bạn nạp vào cơ thể là khoảng 810 calo. Từ đó có thể thấy lượng calo cần nạp cho 1 bữa thấp hơn mức năng lượng của 1 bữa ăn no cùng bánh đúc rất nhiều.

Nói tóm lại là ăn bánh đúc gây béo, nhưng nếu bạn không thể từ chối sự quyến rũ của những món ăn này, khi ăn bạn cần ghi nhớ một vài điều sau:

Không ăn bánh đúc nếu không rõ nguồn gốc, vì hiện nay nhiều cơ sở sản xuất bánh đúc bị phát hiện có sử dụng hàn the – một hợp chất hóa học cực nguy hiểm với sức khỏe.

Bạn không nên ăn quá nhiều bánh đúc, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 300 – 400g bánh.

Tốt nhất bạn nên tự làm bánh đúc tại nhà để đảm bảo vệ sinh và an toàn

Để đảm bảo dinh dưỡng bạn có thể ăn bánh đúc kết hợp với các thực phẩm chứa chất béo, đạm và chất xơ tốt để cân bằng các chất trong cơ thể.

Tổng kết

Bánh đúc lạc chấm tương thơm dẻo, bùi béo là một món ăn vô cùng đơn giản để chế biến tại nhà. Với 4 cách làm bánh đúc lạc chấm tương cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 04/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

5/5 - (10 votes)