Updated at: 13-07-2022 - By: Hoàng Cường

Bánh nướng, bánh dẻo là một món ăn không thể thiếu mỗi khi mùa Trung thu đến. Làm bánh trung thu không hề khó nhưng có rất nhiều công đoạn cần sự chính xác, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến công đoạn nấu nước đường làm bánh nướng. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 Cách nấu nước đường bánh Trung thu nướng chuẩn vị hàng quán cập nhật mới nhất 04/2024.

Nước đường làm bánh trung thu là gì?

Nước đường bánh nướng là một trong những phần nguyên liệu quan trọng nhất, quyết định độ ngon ngọt, mềm mịn, màu sắc và thời gian bảo quản của bánh. Nước đường thường được nấu từ rất sớm, để qua một thời gian để nước ngấu và trở nên sậm màu hơn, đặc sánh hơn, đậm đà hơn. Như vậy thì khi dùng sẽ giúp vỏ bánh có độ mềm mại và có màu nâu vàng đẹp rực rỡ, tăng thêm cả sắc cả vị.

Tổng hợp 5 Cách nấu nước đường bánh Trung thu nướng cập nhật 04/2024

Cách nấu nước đường bánh Trung thu nướng chuẩn, màu đẹp, bất bại

Nguyên liệu làm Nước đường bánh Trung thu nướng

  • Cho 1.3kg nước đường
  • Đường trắng 1 kg (hoặc trộn đường trắng với đường vàng)
  • Chanh vàng (hoặc chanh xanh) 1 quả (khoảng 65 gr)
  • Nước 750 ml

Cách chế biến Nước đường bánh Trung thu nướng

Khuấy tan đường với nước cốt chanh

Đầu tiên bạn cắt đôi chanh, vắt lấy phần cốt nước và bỏ phần hạt đi.

Tiếp đến bạn cho vào nồi 750ml nước, nước cốt chanh và 1kg đường cát trắng. Bật bếp với lửa vừa và khuấy nhẹ cho phần đường tan vào nước.

Bước 1 Khuấy tan đường với nước cốt chanh Nước đường bánh Trung thu nướngBước 1 Khuấy tan đường với nước cốt chanh Nước đường bánh Trung thu nướng

Vớt bọt và tép chanh

Khi đường bắt đầu tan đều, bạn vớt bỏ phần bọt và tép chanh lắng trên mặt nồi đi để nước đường được trong hơn nhé.

Bước 2 Vớt bọt và tép chanh Nước đường bánh Trung thu nướngBước 2 Vớt bọt và tép chanh Nước đường bánh Trung thu nướng

Đun nước đường với vỏ chanh

Sau khi đã vớt sạch bọt và tép chanh thì bạn cho vỏ chanh đã vắt vào nồi đun với lửa nhỏ.

Chanh sẽ giúp quá trình chuyển hóa đường từ dạng Saccarozo thành đường đơn Glucozơ được tiến hành nhanh hơn đồng thời giúp nước đường của bạn có mùi thơm và bảo quản được lâu hơn đấy.

Đun nước đường với nước nhỏ nhất, không khuấy đảo để tránh làm nước đường bị lại đường. Khi nửa chanh của bạn chuyển màu vàng héo thì bạn vớt bỏ phần chanh.

Tiếp tục đun nước đường ở lửa nhỏ nhất (khoảng 115 độ C), và thời gian đun nước đường tối thiểu là 1 tiếng đồng hồ để đường có thể chuyển hóa hoàn toàn thành đường đơn.

Nếu thời gian đun nước đường ngắn quá sẽ khiến nước đường của bạn dễ bị lại đường khi bảo quản.

Bước 3 Đun nước đường với vỏ chanh Nước đường bánh Trung thu nướngBước 3 Đun nước đường với vỏ chanh Nước đường bánh Trung thu nướngBước 3 Đun nước đường với vỏ chanh Nước đường bánh Trung thu nướng

Thử nước đường và hoàn thành

Sau khoảng 1 tiếng đồng hồ, nước đường dần chuyển màu cánh gián. Bạn tiến hành thử nước đường của bạn đã đạt chuẩn chưa bằng 1 trong 3 cách sau nhé:

  • Cách 1: Múc một ít đường, nhỏ vài giọt xuống gần sát mặt đĩa phẳng. Nếu nước đường lan rộng ngay lập tức là nấu chưa đủ thời gian, nếu nước đường cô đặc lại và cứng ngay là do nấu quá lâu. Nước đường đạt sẽ có giọt đường hơi lan ra một chút trong 1 – 2 giây đầu tiên, nhưng vẫn sẽ giữ được dáng tròn.
  • Cách 2: Chuẩn bị 1 chén nước, sau đó nhỏ vài giọt đường vào. Nếu đường tan ngay và hòa vào trong nước là chưa đạt, nếu gom lại thành viên tròn là đã nấu quá nhiều. Nước đường nấu đạt sẽ rơi xuống và lan dưới đáy chén thành hình tròn.
  • Cách 3: Cân trọng lượng của nồi trước khi nấu, khi nấu xong thì cân cả nồi nước đường rồi trừ đi trọng lượng nồi. Nếu từ 1kg đường và 600ml nước nấu ra được khoảng 1.2kg thành phẩm là đạt.

Trường hợp chưa đạt, còn loãng thì cần nấu tiếp hoặc nước đường đặc (do nấu lửa to, nước bốc hơi nhanh) thì cho nước vào nồi nấu đến khi đạt.

Trường hợp đường của bạn nấu hơi già, nước đường đặc thì bạn pha thêm nước sôi và đun đến khi đường đạt chuẩn nhé.

Khi nước đường nấu đạt thì bạn tắt bếp, bạn cho nồi nước đường vào thau nước lạnh để hạ nhiệt đường.

Khi nước đường nguội hoàn toàn bạn dùng thìa hoặc muôi múc đường vào lọ thủy tinh, không nên đổ vì các hạt đường bám ở thành nồi sẽ trôi theo nước và gây hiện tượng lại đường.

Để nước đường nguội hoàn toàn rồi mới đóng nắp lọ, sau 7 – 10 ngày là bạn có thể sử dụng được rồi.

Bước 4 Thử nước đường và hoàn thành Nước đường bánh Trung thu nướngBước 4 Thử nước đường và hoàn thành Nước đường bánh Trung thu nướng

Thành phẩm

Nước đường bánh nướng Trung thu khi hoàn thành có màu nâu đỏ sẫm cùng độ sánh mịn và mùi thơm dịu đạt chuẩn. Giờ thì bạn có thể yên tâm mà làm ngay những chiếc bánh Trung thu nướng thơm ngon hấp dẫn cho cả gia đình mình rồi.

Bước 5 Thành phẩm Nước đường bánh Trung thu nướngBước 5 Thành phẩm Nước đường bánh Trung thu nướng

Cách nấu nước đường cho bánh nướng ngon tại nhà

Nguyên liệu

  • 1kg đường (1/2 đường trắng + 1/2 đường nâu đen)
  • 600ml nước
  • 1 quả chanh vàng nặng khoảng 60 – 70 g
  • 30ml mạch nha (không bắt buộc)
  • 5ml (1tsp) nước tro tàu + 20ml nước (không bắt buộc)

(*) Ghi chú: Một công thức này nấu được khoảng 1,1 – 1,2kg nước đường. Trung bình mỗi công thức vỏ bánh của mình sử dụng 150 gram nước đường và nhào được khoảng 450 gram vỏ bánh. Thông thường, vỏ bánh trung thu sẽ bằng khoảng 1/3 trọng lượng bánh (vỏ = 1/2 nhân là khá mỏng, nếu bạn thích ăn nhiều vỏ thì có thể tăng vỏ giảm nhân). Từ tỉ lệ này, các bạn có thể tự tính lượng bánh trung thu làm được tùy theo loại khuôn bạn sử dụng.

Ví dụ: nếu bạn dùng khuôn để làm bánh cỡ 75 gram thì vỏ bánh sẽ nặng: 75/3 =25 gram (nhân 50gram). Như vậy, một công thức vỏ bánh với 150 gram nước đường sẽ làm được khoảng: 450/25 = 18 cái bánh => 1kg nước đường làm được: 18 x (1000/150) = 120 cái bánh cỡ 75gram.

Cách làm

1. Chanh rửa sạch, vắt lấy nước, bỏ hạt (để nước không bị đắng), giữ lại vỏ.

2. Đun sôi nước. Cho đường vào nồi. Đổ nước sôi, quấy đều cho đường tan bớt.

* Nếu có nồi hay chảo dạng đáy cong thì dùng loại nồi này đun nước đường sẽ tốt hơn vì nước đường tỏa đều hơn.

Đổ nước sôi vào nồi đựng đường

IMG_5883

Quấy cho đường tan bớt

IMG_5884

3. Bắc nồi lên bếp. Đun đến khi nước sôi thì hạ lửa đủ để nước sôi lăn tăn, hớt sạch bọt.

Nước sôi sẽ có khá nhiều bọt, nên dùng thìa nhẹ nhàng hớt bớt

IMG_5886

4. Cho nước cốt chanh và vỏ chanh vào nồi. Đun lửa nhỏ trong khoảng 50 – 65 phút (tùy độ to nhỏ của bếp).

Cho nước cốt chanh

IMG_5887

Cho vỏ chanh (nên úp phần múi chanh xuống dưới, để mặt vỏ quay lên trên – ngược với trong hình)

IMG_5888

* Trong toàn bộ quá trình đun, tính từ khi bắc nồi lên bếp, không quấy đảo nước đường, để tránh bị lại đường. Khi cho nước chanh vào cũng không cần quấy vì nồi nước đang sôi nên nước chanh sẽ tự hòa tan.

* Nếu dùng mạch nha và nước tro tàu có thể cho các thứ này vào sau khoảng 30 – 40 phút tính từ thời điểm cho chanh (khoảng 10 – 15 phút trước khi tắt bếp). Nước tro tàu cần được hòa loãng trong nước trước khi cho vào nồi.

* Trong quá trình nấu, có thể dùng khăn sạch và ướt lau các hạt đường bám trên thành nồi. Lưu ý lau khéo, tránh để các hạt đường này rơi trở lại nồi (hoặc có thể bỏ qua không lau)

* Nếu nồi nước có nhiều bọt, có thể dùng thìa sạch nhẹ nhàng hớt các bọt này

5. Điều quan trọng nhất của nước đường có lẽ là nấu làm sao cho vừa đủ. Nước đường quá loãng sẽ làm cho bột nhão, bánh khi nướng dễ bị chảy xệ, cũng không để được lâu. Nước đường quá đặc dễ làm cho bột khô bở, bánh dễ bị nứt hoặc cứng.

Tùy theo độ nóng của bếp mà thời gian nấu nước đường có thể thay đổi khác nhau. Sau khoảng 40 – 45 phút từ thời điểm nước sôi, các bạn có thể bắt đầu kiểm tra xem nước đường đã đạt chưa bằng các cách sau đây:

Cách 1: Múc một ít nước đường. Dùng một chiếc đĩa đế phẳng. Đặt thìa gần sát mặt đĩa để một vài giọt nước đường nhỏ xuống đĩa. Nếu đường lập tức lan rộng ra là nước đường chưa đủ, nếu nước đường cô đặc lại và cứng là đã nấu quá nhiều. Nước đường đạt là khi giọt đường hơi lan ra một chút trong khoảng 1, 2 giây đầu tiên, nhưng vẫn giữ dạng tròn.

Cách 2: Chuẩn bị một bát nước, nhỏ vài giọt nước đường vào bát nước. Nếu nước đường lập tức tan ra và hòa vào trong nước là chưa đạt. Nếu nước đường gom lại đóng thành viên tròn là đã nấu quá nhiều. Nước đường đạt sẽ rơi xuống và lan ra dưới đáy bát thành quầng hình tròn.

Cách 3: Trước khi nấu nước thì cân trọng lượng của nồi. Sau khi nấu xong thì cân cả nồi nước đường rồi trừ đi trọng lượng nồi. Nếu từ 1kg đường và 600ml nước ban đầu nấu ra được khoảng 1,2kg nước đường là đạt.

Nếu nước đường chưa đạt, còn loãng thì cần nấu tiếp. Nếu nước đường quá đặc (có thể do bếp lửa to, nước bốc hơi nhanh) thì cho thêm nước vào nồi rồi nấu đến khi đạt.

Thử nước đường theo cách (1) và (2)

IMG_5952

6. Khi nước đường đã đạt thì bắc ra khỏi bếp. Vớt bỏ chanh, để gần nguội. Chuẩn bị lọ sạch để đựng nước đường (nên luộc lọ qua nước sôi rồi để khô để tiệt trùng). Dùng thìa hoặc muôi lớn múc đường từ nồi cho vào lọ. Không nên đổ vì các hạt đường bám ở thành nồi sẽ trôi theo nước và gây ra hiện tượng lại đường.

Để nước đường nguội hẳn mới đóng nắp lọ. Sau khoảng 7 – 10 ngày có thể dùng được. Để càng lâu nước đường càng ngấu, bánh sẽ càng ngon hơn.

Trong hình dưới là hai lọ nước đường mình nấu từ đường trắng (lọ bên trái) và 1/2 đường trắng + 1/2 đường nâu đen (lọ bên phải). Dùng cả hai lọ làm bánh đều ổn (nước đường mới nấu khoảng 2 tuần), nhưng lọ màu nâu cho bánh có vẻ vàng nâu hơn một chút.

IMG_5947

Tuy nhìn trong hình màu rất đậm nhưng thực ra thì màu nước đường trong lọ bên phải cũng chỉ sẫm hơn màu hổ phách một chút thôi 🙂

IMG_5948

Cách nấu nước đường làm bánh Trung thu nướng chuẩn nhất

Nguyên liệu

  • Đường: 1kg (có thể chọn loại đường trắng, vàng, nâu hoặc một nửa đường trắng, 1 nửa đường nâu)
  • Nước: 600ml
  • Chanh vàng: 1 quả (60 – 70g)

Phần nguyên liệu bạn chuẩn bị trên đây sẽ nấu được khoảng 1.1 – 1.2kg nước đường, tùy theo số lượng bánh mà bạn có thể gia giảm nguyên liệu cho phù hợp.

Cách nấu nước đường làm bánh nướng

Sơ chế các nguyên liệu

Chanh rửa sạch, vắt và lọc lấy nước cốt, bỏ hạt và giữ lại vỏ chanh.

Công đoạn chế biến

Bắc nồi lên bếp, cho nước vào đun lên cho sôi rồi cho đường vào khuấy cho đến khi tan đều. Đun cho đến khi nước đường sôi lên thì hạ lửa, hớt sạch bọt.

Chế biến nước đường

Cho một nửa đường nâu và một nửa đường trắng sẽ cho nước đường đẹp mắt hơn

Cho nước cốt chanh và phần vỏ chanh vào nồi, đun trên lửa nhỏ khoảng 50 – 65 phút. Lưu ý khi cho vỏ chanh vào nên để phần vỏ chanh hướng xuống dưới, phần ruột hướng lên trên.

Khi nước đường đạt thì bắc nồi xuống, vớt bỏ vỏ chanh và để cho gần nguội rồi cho vào lọ sạch để bảo quản. Dùng muỗng lớn cho đường vào lọ, đợi cho nguội hẳn rồi mới đóng nắp.

Nấu nước đường lữa nhỏ

Nước đường sau khi nấu sẽ có màu hổ phách đều và đẹp mắt

Những điều cần lưu ý khi nấu nước đường

Có thể dùng đường trắng, vàng hoặc đường nâu để nấu. Tuy nhiên bạn không nên dùng đường thốt nốt vì màu sẽ đậm đặc. Nếu không có nhiều thời gian thì sử dụng loại đường vàng hoặc đường nâu vì màu bánh sẽ đẹp hơn.

Trong quá trình đun không nên khuấy đảo nước đường để tránh tình trạng lại đường, khi cho nước chanh vào cũng không cần khuấy vì nước chanh sẽ tự hòa tan. Dùng khăn sạch lau phần đường bám trên thành nồi để chúng không bị rơi trở lại nồi.

Điều quan trọng khi làm nước đường là nấu đường cho vừa đủ để chúng không bị quá loãng bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến phần bột bánh. Nếu nước đường loãng sẽ khiến bánh bị chảy xệ và không bảo quản được lâu, nếu nước đường quá đặc sẽ làm bánh bị khô, bổ. khi nướng bánh bị nứt hoặc cứng mất ngon.

Nước đường ảnh hưởng đến màu sắc bánh

Nước đường sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến màu sắc và độ đạt của bánh

Cách thử nước đường bánh Trung thu có đạt hay chưa đơn giản nhất

Thời gian nấu nước đường có thể thay đổi khác nhau tùy vào lượng đường hoặc nhiệt độ của bếp, bạn có thể thử độ đạt của đường bằng những cách dưới đây:

Cách 1: Cho một muỗng nước đường lên đĩa phẳng, đặt muỗng gần sát mặt đĩa rồi nhỏ đường xuống. Nếu nước đường lan rộng ra là chưa đạt, nếu chúng cô đặc lại và cứng là đã quá thời gian. Nước đường đạt là khi giọt đường hơi lan ra trong khoảng 1 -2 giây và giữ nguyên dạng tròn.

Cách 2: Lấy một chén nước, nhỏ một vài giọt nước đường vào chén. Nếu nước đường tan ra và hòa tan vào nước là chưa đạt, nếu gom lại một chỗ thành viên tròn là nấu quá thời gian. Nước đường đạt là khi rơi xuống và lan ra dưới đáy chén thành hình quầng tròn.

Cách 3: Khi nấu xong thì lấy phần nước đường đi cân, sau đó trừ đi trọng lượng của nồi nấu. Theo tỉ lệ 1kg đường và 600ml nước sẽ ra được 1.2kg nước đường là đạt.

Cách nấu nước đường làm bánh Trung Thu lên màu cực chuẩn

Nguyên liệu: Công thức dành cho nấu từ 1 – 1.2kg nước đường:

  • 1kg đường với tỉ lệ 50% đường cát trắng : 50% đường nâu.
  • 1 trái chanh vàng (nặng khoảng 60g-70g).
  • 600ml nước lọc.
  • 20ml mạch nha (không bắt buộc).
  • 5ml nước tro tàu tự nhiên (không bắt buộc).

Các bước nấu nước đường chi tiết

  • Bước 1. Rửa sạch chanh, dùng dao cắt đôi, bỏ hạt rồi vắt lấy nước cốt. Lưu ý không vắt sát vỏ để tránh nước cốt bị đắng và nên giữ lại vỏ chanh sau khi vắt.
  • Bước 2. Đổ đường cát trắng và đường nâu vào một cái xoong, dùng muỗng trộn đều. Đun sôi nước, tắt bếp rồi đổ lượng nước sôi này vào xoong chứa đường. Sau đó, dùng muỗng khuấy nhẹ tay, đều đặn cho đường tan bớt.

Đun nước sôi hòa tan đường nâu và đường trắng

  • Bước 3. Bắc nồi lên bếp, mở lửa để tiếp tục đun sôi nước đường. Khi nước đường bắt đầu sôi thì hạ lửa vừa đủ để nước sôi lăn tăn. Nếu bề mặt nước đường nổi bọt bẩn thì dùng vợt lọc dầu để vớt bỏ bọt ra ngoài.

Nấu sôi đường để làm nước đường bánh Trung Thu

  • Bước 4. Cho thêm nước cốt chanh cùng vỏ chanh đã vắt nước vào nồi nước đường. Tiếp tục đun sôi hỗn hợp nước đường với lửa nhỏ từ 50-65 phút.

Cho thêm nước cốt chanh và vỏ chanh vào nồi nước đường làm bánh trung thu

  • Bước 5. Khi nước đường đã nấu được khoảng 35-40 phút, bạn thử kiểm tra nước đường nấu đã đạt chuẩn hay chưa. Nếu nước đường vẫn còn hơi loãng thì tiếp tục nấu còn nếu quá đặc thì thêm nước vào và nấu đến khi đạt.
  • Bước 6. Khi đã nấu đạt thì tắt bếp, dùng vợt vớt bỏ vỏ chanh rồi để nước đường nguội dần. Khi nước đường gần nguội, dùng muôi múc từng muỗng đầy và cho vào lọ thủy tinh.
  • Bước 7. Để nước đường đựng trong lọ thủy tinh nguội hoàn toàn thì mới đóng nắp lại. Sau hơn 1 tuần là bạn có thể sử dụng được lượng nước đường này.

Nước đường làm bánh trung thu có màu nâu cánh gián và màu vàng nhạt

Một số lưu ý cần nhớ khi nấu nước đường:

Để nấu nước đường làm bánh trung thu đạt chuẩn thì cần nắm vững các lưu ý nhỏ sau:

  • Khi bắc nồi nước đường lên bếp nấu, tuyệt đối không khuấy (kể cả lúc cho chanh vào) để tránh tình trạng bị lại đường.
  • Nếu sử dụng thêm mạch nha và nước tro tàu để nấu nước đường, thì nên cho 2 nguyên liệu này vào nồi nước đường sau khoảng 30 phút kể từ thời điểm cho chanh.
  • Khi nấu, bạn có thể dùng hoặc không cần dùng khăn sạch để lau các hạt đường bám trên thành nồi. Nếu dùng thì cần lau khéo léo để tránh cho các hạt đường rơi trở lại vào bên trong nồi nhé!.
  • Khi cho nước đường vào lọ thủy tinh bảo quản, không nên đổ ào qua vì các hạt đường bám ở thành nồi sẽ trôi theo vào lọ và gây ra hiện tượng lại đường.
  • Nên dùng lọ thủy tinh để bảo quản nước đường và nên tiệt trùng lọ qua nước sôi rồi để thật ráo nước trước khi cho nước đường vào. Việc này giúp nước đường sẽ không bị biến chất khi để lâu ngày cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe hơn.
  • Nước đường nấu đạt chuẩn sẽ có màu vàng sậm hoặc màu nâu cánh gián đẹp mắt. Và cũng đạt được độ sánh mịn vừa phải, không quá loãng cũng không quá đặc.

Cách nấu nước đường bánh nướng đơn giản tại nhà

Dụng cụ chuẩn bị:

  • – Chảo lớn (có đáy cong vì thế khi nấu nước đường được toả đều hơn).
  • – Chén để nước cốt chanh
  • – Dĩa nhỏ hay chén
  • – Tô, muỗng, vá, rây.

Thành phần nguyên liệu:

  • – 500g đường vàng hoặc đường nâu (không nên sử dụng đường thốt nốt sẽ có mùi đường đậm đặc)
  • – 500g đường cát trắng
  • – 600ml nước lọc
  • – 1 quả chanh (6 – 7ml nước cốt). Nước cốt chanh giúp cho đường không bị cô lại khi nấu thành hạt li ti, cho mùi bánh có mùi thơm the mát dễ chịu hoặc có thể sử dụng nước cốt trái thơm.

9X tự làm nước đường bánh nướng siêu đơn giản, không cần nước tro tàu

Cách làm:

– Cho chảo bắt lên bếp, đổ nước vào trong chảo đun sôi. Tiếp theo, bạn sử dụng đường nâu và đường trắng cho vào chảo nấu nước rồi dùng vá khuấy đều. Bạn khuấy trên bếp cho đến khi đường tan hết, khuấy đều tay để tránh đường không dính ở đáy nồi.

– Khi đường đã tan, vẫn để chảo trên bếp cho quá trình đun nấu bạn chẳng cần đảo hay khuấy trong chảo (bởi đảo hay khuấy sẽ gặp vấn đề lại đường) Nước đường đã sôi, bạn bổ sung nước cốt chanh từ từ vào. Tiếp tục, vỏ chanh bạn cho vào chảo nấu. Thấy phần bọt nổi lên phía trên chảo nước đường lấy vá vớt ra.

– Thời gian nấu sẽ có thể thay đổi tuỳ thuộc vào lượng nước đường, đôi khi công thức trong bài có thể thời gian nấu trong khoảng 45 – 55 phút. Thực tế khi nấu trong thời gian 35 phút thì bạn có thể thử biết đường phù hợp hay chưa. Đây là cách nấu nước đường bánh trung thu nướng chuẩn nhất.

Cách nếm thử nước đường phù hợp sử dụng làm bánh trung thu:

– Dùng chén nước lạnh, nhỏ 1 giọt nước đường vừa nấu cho vào trong chén. Nếu nước đường tan trong nước lạnh là loại đường non, thì bạn nên đun tiếp tục một tí thời gian nữa nhé.

– Nếu nước đường khi nhỏ giọt vào nước lạnh đóng thành các miếng tròn, thì chắc chắn rằng bạn đã nấu nước đường quá lửa, cách khắc phục trường hợp này bạn bổ sung nước sôi vào để làm nước đường sẽ loãng hơn, rồi bắt lên bếp nấu thêm vài phút để cho nước đường đạt hiệu quả.

– Còn nếu nước đường lắng xuống đáy chén nước lạnh, được hoá thành quầng hơi nan thì nước đường nấu đã đạt.

cách nấu nước đường bánh trung thu

– Bạn sẽ vớt vỏ chanh ra khi nước đường nấu đã đạt chất lượng, đợi nước đường nguội lại bạn cho vào lọ thuỷ tinh rồi đóng nắp lại. Để bảo quản nước đường trong thời gian dài thì nên để nơi khô thoáng, nước đường để càng lâu thì nước đường càng ngon.

Tải file PDF hướng dẫn cách Cách nấu nước đường bánh Trung thu nướng

Tải ngay

Video hướng dẫn cách Cách nấu nước đường bánh Trung thu nướng

YouTube video

Mua nguyên liệu Cách nấu nước đường bánh Trung thu nướng ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu Cách nấu nước đường bánh Trung thu nướng, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Bảo quản nước đường bánh nướng như thế nào?

Nước đường sau nấu xong bạn để nguội hoàn toàn rồi cho vào hũ thủy tinh, vặn chặt nắp hũ và bảo quản ở nơi thoáng mát. Nước đường để càng lâu, màu càng đẹp và giúp bánh nướng của bạn mềm và thơm ngon hơn.

Nên nấu nướng đường trước bao lâu nếu muốn làm bánh trung thu tại nhà?

Chào bạn, như hướng dẫn trong bài viết, việc nấu nước đường khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. Nước đường được nấu tại nhà vừa đảm bảo vệ sinh vừa thơm ngon không thua gì nước đường bán sẵn.

Nên nấu nước đường tại nhà hay dùng nước đường bán sẵn?

Chào bạn, nhiều ý kiến cho rằng để nước đường ngon nhất thì nên nấu nước đường trước từ vài tháng đến một năm. Nhưng nếu không có nhiều thời gian chuẩn thì bạn vẫn có thể dùng nước đường mới nấu được cỡ 10-14 ngày. Đảm bảo nước đường làm bánh này vẫn giúp vỏ bánh trung thu mềm mại và lên màu chuẩn nhé!

Tổng kết

Hi vọng qua bài viết trên, bạn có thể nắm được các cách nấu nước đường bánh Trung thu nướng đúng chuẩn để có thể dễ dàng thực hiện thành công những chiếc bánh Trung thu thơm ngon để thưởng thức cùng gia đình. Với 5 công thức Cách nấu nước đường bánh Trung thu nướng cực kì độc đáo và lạ miệng được cập nhật mới nhất tháng 04/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

5/5 - (10 votes)