Cách làm bánh ướt bằng bánh tráng đơn giản, bánh mềm mềm dai dai hòa quyện cùng nước chấm cay cay sẽ giúp bạn có bữa ngon bên gia đình. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 6 Cách làm bánh ướt bằng bánh tráng siêu nhanh tại nhà cập nhật mới nhất 11/2024.
Bánh ướt là gì?
Bánh ướt là loại bánh làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, để ăn khi còn ướt, bên trong không cuốn nhân (trường hợp cuốn nhân ở Miền Bắc gọi là bánh cuốn). Bánh ướt thường ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm và nếu là bánh cuốn truyền thống thì không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm khi ăn thường kèm thêm chả lụa. Nguyên liệu chính vỏ bánh ướt là bột gạo được pha chung với bột năng hoặc bột khoai mì với tỉ lệ nhất định. Ba loại bột này được hòa tan với nước sao cho khi tráng bánh tạo được vỏ bánh ướt thật mỏng nhưng khi tráng không bị rách, cuốn lại thì ăn rất vừa miệng mà không quá dai.
Lợi ích của bánh tráng đối với sức khỏe
Giảm cân
Xét về lượng calo so với bánh mì và bánh mì pita, bánh tráng có lượng calo thấp hơn có thể giúp bạn giảm cân. Thay vì ăn bánh mì vào bữa sáng hoặc bữa trưa, hãy thay thế bánh mì bằng bánh tráng.
Một chiếc bánh tráng khoảng 21cm có 31,3 calo trong khi bánh mì bình thường có 80 calo và bánh mì pita có 165 calo mỗi khẩu phần.
Giảm lượng cholesterol
Cách ăn bánh tráng tốt cho sức khỏe nhất là thêm trái cây và rau củ vào bên trong. Chúng ta biết rằng trái cây và rau quả rất giàu chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và chuyển động ruột. Nó cũng làm giảm lượng cholesterol và lượng đường trong máu. Vì vậy đây là thực phẩm thay thế cơm tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.
Tổng hợp 6 Cách làm bánh ướt bằng bánh tráng cập nhật 11/2024
Cách làm bánh ướt bằng bánh tráng đơn giản, nhanh chóng, không cần dùng bột
Nguyên liệu
- Bánh tráng 200 gr
- Chả lụa 200 gr
- Hành tím 100 gr
- Ớt 2 trái
- Đường 4 muỗng canh
- Nước mắm 4 muỗng canh
- Rau sống 200 gr (xà lách/ diếp cá/ dưa leo…)
Cách chế biến Bánh ướt bằng bánh tráng
Pha nước chấm bánh ướt
Cho đường vào chén cùng với 8 muỗng canh nước ấm, khuấy đều đến khi đường tan hết, cho nước mắm vào, dùng kéo cắt ớt thành từng lát cho vào chén nước mắm.
Phi hành tím
Hành tím bạn bóc sạch vỏ, cắt lát mỏng.
Cho dầu vào chảo, chờ khi dầu nóng lên bạn cho hành tím vào, phi với lửa vừa đến khi nào hành tím chuyển sang màu vàng giòn là được. Sau đó, đổ hành tím ra rây lượt để hành được giòn hơn, phần dầu còn lại sau khi lượt cho vào chén để quét lên bánh tráng.
Mách bạn:
- Bạn nên bỏ hành vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 15 phút trước khi cắt hành để tránh bị cay mắt.
- Hoặc bạn cũng có thể đặt bên cạnh 1 thau nước lạnh, để bạn nhúng dao vào thau khi cắt.
Mẹo phi hành tím giòn ngon:
- Khi mua bạn nên chọn những củ hành tím vừa, không nên chọn những củ hành tím quá to.
- Gọt vỏ hành tím xong, bạn nên ngâm chúng vào nước muối loãng khoảng 30 phút, khi chiên sẽ giúp hành tím giòn hơn.
Làm các món ăn kèm
Chả lụa cắt thành từng miếng mỏng vừa ăn. Rau và dưa leo rửa sạch, cắt nhỏ.
Ngâm bánh tráng
Cho nước vào thau, cho lần lượt từng cái vào, khi cái bánh tráng trước ngập nước mới cho cái tiếp theo vào thau, ngâm khoảng 3 phút.
Mách bạn: Bạn có thể cho vào nước ngâm bánh tráng một ít nước cốt chanh sẽ giúp bánh ướt được thơm hơn, có mùi vị giống với bánh ướt khi được làm bằng bột hơn.
Cuốn bánh ướt
Đeo bao tay vào, lấy bánh tráng vừa ngâm lên trải ra mâm rồi xếp bánh tráng với độ rộng khoảng 4 cm. Quét một lớp dầu mỏng lên dĩa, cho bánh tráng vừa xếp lên, quét một lớp dầu mỏng lên bánh tráng.
Hoàn thành
Cho nước vào nồi hấp, khi nước sôi cho dĩa bánh tráng vào nồi, đậy nắp, hấp khoảng 1 phút, sau đó lấy dĩa bánh tráng ra. Cho chả lụa, rau sống, hành phi lên trên dĩa bánh là bạn đã có một dĩa bánh ướt thơm ngon, hấp dẫn.
Thành phẩm
Bánh ướt làm từ bánh tráng vẫn giữ được độ mềm dai kết hợp với nước chấm cay cay có thể ăn kèm với chả lụa cùng rau sống, sẽ giúp bạn có bữa ngon bên gia đình.
Cách làm bánh ướt bằng bánh tráng đơn giản
Nguyên liệu
- 200gr bánh tráng
- 200gr chả lụa
- 100gr hành tím
- 2 trái ớt
- 1 trái chanh
- Rau sống: Xà lách, giá đỗ, rau diếp cá, dưa leo,…
- Gia vị: Đường, nước mắm, dầu ăn
Cách làm món bánh ướt bằng bánh tráng
Bước 1 Ngâm bánh tráng
Bạn cho nước sôi để nguội vào thau hoặc tô lớn, sau đó cho lần lượt từng cái bánh tráng vào, mỗi cái bạn để cho ngập nước rồi mới cho tiếp cái sau vào, ngâm trong 3 phút.
Lưu ý: Bạn có thể vắt thêm một ít nước cốt chanh vào nước để bánh ướt được thơm và mùi vị giống bánh ướt làm bằng bột hơn.
Bước 2 Cuốn bánh ướt
Bạn đeo găng tay vào, lấy bánh tráng vừa ngâm ở bước trên trải ra mâm hoặc dĩa lớn rồi xếp bánh tráng với độ rộng khoảng 4cm.
Tiếp theo bạn quét một lớp dầu mỏng lên dĩa, cho bánh tráng vừa xếp lên, tiếp tục quét thêm một lớp dầu mỏng lên bánh tráng.
Bước 3 Hấp bánh ướt
Bạn cho nước vào nồi để đun, đợi nước sôi rồi cho dĩa bánh tráng vào nồi hấp trong khoảng 1 phút rồi lấy dĩa bánh tráng ra.
Bước 4 Pha nước chấm
Bạn cho vào chén 4 muỗng canh đường, 8 muỗng canh nước ấm rồi khuấy cho tan đường. Sau đó cho tiếp 4 muỗng canh nước mắm vào cùng 2 trái ớt cắt lát mỏng là xong phần nước chấm.
Bước 5 Phi hành tím
Bạn bóc vỏ và rửa sạch khoảng 100gr hành tím, đem cắt lát mỏng rồi đem phi lên chảo dầu ở lửa vừa đến khi hành tím được vàng giòn rồi vớt ra.
Lưu ý: Khi gọt vỏ hành tím xong, bạn nên ngâm chúng vào nước muối loãng khoảng 30 phút, điều này sẽ giúp hành tím khi chiên ra được giòn hơn.
Bước 6 Làm chả lụa và rau sống ăn kèm
Bạn cắt chả lụa thành từng miếng vừa ăn. Còn các loại rau sống và dưa leo đem đi rửa sạch rồi cũng cắt nhỏ.
Thành phẩm
Món bánh ướt làm từ bánh tráng nóng mềm ăn kèm cùng chả lụa và rau sống ngon xuất sắc!
Bánh tráng hấp xong bạn chia ra từng dĩa, sau đó cho chả lụa, rau sống, hành phi lên trên cùng với bánh. Dọn thêm chén nước chấm đã làm sẵn vậy là món bánh ướt bằng bánh tráng đã hoàn thành rồi!
Cách làm bánh ướt cuộn bằng bánh tráng khô
Nguyên liệu làm vỏ bánh
1 gói bánh tráng khô (nên chọn loại bánh tráng Việt Nam hoặc bánh tráng Ba Cây Tre vì chúng khá dày, dùng làm bánh cuốn sẽ ngon hơn).
Nguyên liệu làm nhân bánh
- 200g thịt lợn nạc
- 30g mộc nhĩ khô
- 1/4 củ hành tây
- 2 củ hành tím
- 3 nhánh hành lá
- Gia vị: Nước mắm, bột nêm, hạt tiêu, dầu ăn…
Nguyên liệu làm nước chấm
- Nước trắng, nước mắm, đường, nước cốt chanh theo tỷ lệ lần lượt là 3:1:1:1.
- Tỏi, ớt băm nhỏ, hạt tiêu…
Cách làm bánh cuốn từ bánh tráng khô
Làm bánh cuốn từ bánh tráng khô cực đơn giản. Chỉ cần thực hiện theo đúng những hướng dẫn dưới đây của chúng tôi, chắc chắn bạn sẽ thành công:
Bước 1: Cho một chút dầu ăn vào chậu nước đã chuẩn bị từ trước. Nhúng từng chiếc bánh tráng khô vào chậu nước, sau đó thả hẳn vào bên trong. Ngâm bánh tráng ngập trong chậu nước khoảng 15 – 20 phút.
Lưu ý: Bạn không nên thả hết bánh tráng khô vào chậu cùng một lúc vì như vậy sẽ làm bánh dính với nhau.
Bước 2: Trong thời gian ngâm bánh tráng, chúng ta sẽ tiến hành làm phần nhân:
- Thịt lợn đem rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi cho vào trong máy xay thịt xay nhỏ; mộc nhĩ ngâm nở, cắt chân, rửa sạch sau đó băm thật nhỏ; hành tây, hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ; hành lá rửa sạch rồi thái nhỏ.
- Bắc chảo lên bếp, thêm một chút dầu ăn rồi phi hành tím thật thơm, sau đó cho thịt lợn vào xào săn, tiếp theo là mộc nhĩ, hành tây. Trong quá trình xào, bạn thêm các gia vị như bột nêm, nước mắm cho vừa ăn. Khi nhân đã chín, bạn cho hành lá và hạt tiêu vào, đảo đều 1 lượt rồi tắt bếp.
Bước 3: Làm nước chấm bánh cuốn:
- Cho đường vào 1 chiếc bát, rồi thêm nước trắng vào, khuấy đều cho đường tan hết.
- Cho nước mắm và nước cốt chanh vào bát nước đường trên rồi khuấy đều.
- Cuối cùng, cho tỏi băm, ớt băm và hạt tiêu vào là bạn đã có ngay 1 bát nước chấm thơm ngon để chấm bánh cuốn.
Lưu ý: Bạn không nhất thiết phải theo đúng tỷ lệ nước trắng, đường, nước mắm, nước cốt chanh mà chúng tôi đề cập ở trên, thay vào đó, hãy pha nước chấm bánh cuốn theo khẩu vị của bản thân cũng như những người thân trong gia đình.
Bước 4: Sau khi ngâm bánh tráng được khoảng 20 phút, bạn lấy từng chiếc ra, cho nhân vào giữa, cuộn vỏ bánh lại rồi xếp lần lượt lên đĩa. Bạn cũng có thể làm 1 đĩa bánh không nhân nếu thích.
Bước 5: Cho đĩa bánh vừa cuộn vào nồi hấp, xửng hấp và hấp trong khoảng 2 phút. Nếu không có nồi hấp, xửng hấp, bạn có thể cho đĩa bánh vào lò vi sóng quay hoặc hấp bằng nồi cơm điện trong 2 phút.
Bước 6: Sau khi hấp bánh xong, bạn thêm một chút hành phi lên trên.
Bước 7: Thưởng thức!
Bánh cuốn ăn cùng với hành phi, rau thơm, chả và chấm nước mắm đủ 4 vị chua, cay, mặn, ngọt thì không gì có thể sánh bằng.
Cách làm bánh cuốn ‘cấp tốc’ từ bánh tráng
Nguyên liệu (8)
- 1 tập bánh tráng
- 150 gram thịt vai heo xay
- 1 chén mộc nhĩ ngâm mềm
- 1/2 củ hành tây hoặc củ sắn
- 1 bó hành lá nhỏ, hành phi, hành tím
- Mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu
- Nước chấm
- Rau thơm, dưa chuột, giò chả
Cách làm
Bước 1:
Thịt vai xay ướp với chút nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu. Mộc nhĩ ngâm mềm, rửa sạch, thái nhỏ. Hành tây thái hạt lựu, hành lá thái nhỏ.
Bước 2:
Xào nhân trước: Phi thơm hành tím, cho thịt vào xào săn trước, rồi cho mộc nhĩ vào sau. Cuối cùng thêm hành tây (hoặc củ sắn/củ đậu), hành lá, nêm lại gia vị phù hợp và tắt bếp, múc ra để riêng.
Bước 3:
Vỏ bánh: chuẩn bị 1 thau nước hơi ấm, thêm chút dầu ăn và nước cốt chanh, lấy từng cái bánh tráng cho vào chậu nước. Sau 2 phút, bánh mềm và chuyển màu hơi đục thì đeo găng tay lấy ra trải lên khay thoa sẵn dầu, múc 1 thìa nhân thịt mộc nhĩ và gấp 2 cạnh, cuộn lại. Cho bánh dàn đều lên 1 cái đĩa đã thoa một lớp dầu mỏng.
Bước 4:
Hấp bánh: Đun sôi nồi nước, cho đĩa bánh cuốn vào, phủ 1 lớp khăn xô, đậy nồi hấp 3-4 phút là bánh chín.
Bước 5:
Nước chấm: Pha theo tỷ lệ nước mắm: đường: chanh: nước lọc là 1:1:1:3 (chú ý tỷ lệ này dành cho nước mắm 30 độ đạm, nếu nước mắm độ đạm cao hơn thì tăng tỷ lệ nước lên). Khuấy tan trước đường, chanh, nước lọc cho tới khi đường tan hoàn toàn thì mới thêm nước mắm, rồi tỏi, ớt băm nhỏ vào. Điều này giúp tỏi ớt nổi lên bề mặt bát nước chấm hấp dẫn hơn.
Bước 6:
Trình bày và thưởng thức: Lấy bánh cuốn hấp chín ra, rắc thêm hành phi, dầu hành lá, rau mùi và thưởng thức kèm dưa chuột, chả lụa (tùy chọn). Khi ăn chấm với nước mắm chua ngọt.
Yêu cầu thành phẩm: Bánh mềm dai vừa phải, nhân thịt mộc nhĩ giòn sần sật, thơm ngon; nước mắm chấm hài hòa vị chua – cay – mặn – ngọt.
Cách làm bánh ướt từ bánh tráng nhanh gọn nhất
Nguyên Liệu
- Bánh tráng loại dày
- Thịt heo, mộc nhĩ, nấm hương
- Hành khô, dầu ăn, quả chanh
- Gia vị
Các bước
- Thịt heo rửa sạch, băm nhuyễn. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở; rửa sạch, băm nhỏ. Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
- Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành khô, tiếp đó cho thịt xay vào đảo tơi, nêm hạt nêm, chút mắm. Thịt săn thì cho mộc nhĩ, nấm hương vào đảo đều. Nhân chín rắc thêm tiêu cho thơm rồi tắt bếp.
- Vỏ bánh: dùng đĩa rộng sâu lòng, cho chút nước vào đĩa, nhỏ vài giọt chanh vào cùng với chút dầu(để vỏ bánh không bị dính). Lấy lần lượt 2 lá bánh tráng ngâm vào nước, khoảng 60-90 giây cho bánh mềm. Vớt 1 lá ra trải trên mặt phẳng, phết nhân lên, dùng lá còn lại xếp chồng lên, cuộn chặt tay. Cho bánh vào đĩa đã xoa chút dầu. Mỗi lớp bánh 1 lớp dầu.
- Hấp bánh: vắt vài giọt chanh vào nồi nước hấp bánh, cho cả đĩa bánh vào xửng hấp. Hấp sôi khoảng 5-7p. Lấy bánh ra ăn kèm với nước chấm (giống nước chấm nem), chả quế, rau sống ?
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh ướt bằng bánh tráng
Video hướng dẫn cách làm bánh ướt bằng bánh tráng
Mua nguyên liệu làm bánh ướt bằng bánh tráng ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh ướt bằng bánh tráng , các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Ăn bánh tráng có mập không?
Việc ăn bánh tráng có mập không khiến nhiều người băn khoăn khi họ đang thực hiện chế độ giảm cân để cải thiện vóc dáng.
Thực tế, bánh tráng vốn không gây béo được bởi chúng có lượng calo trung bình. Lượng calo trong một chiếc bánh mì cỡ tiêu chuẩn khoảng 34, thấp hơn so với một chiếc bánh mì trắng một lát có 80 calo.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều bánh tráng kèm chả, thịt nướng,… cũng có thể gây tăng cân do lượng tinh bột lớn. Vì vậy nếu muốn duy trì cân nặng ổn định hay giảm cân thì tốt nhất nên cân đối lượng bánh tráng và thức ăn kèm theo đưa vào cơ thể nhé!
Còn đối với những người đang trong chế độ giảm cân thì chỉ ăn nên ăn với số lượng ít hoặc ăn kèm với nhiều rau sống thôi nhé. Ngoài ra, chỉ nên ăn vào buổi sáng, bữa ăn nhẹ, ăn chơi tụ tập với bạn bè, …
Bảo quản bánh ướt bằng bánh tráng như thế nào?
Nếu dùng không hết bạn có thể cho riêng bánh ướt vào hộp đậy kín để vào ngăn mát tủ lạnh, khi ăn lấy ra hấp lại là có thể dùng ngay.
Thời gian bảo quản: 1 – 2 ngày
Tổng kết
Bánh tráng mềm mềm, dai dai ăn kèm cùng nước mắm đậm đà và chả lụa, rau sống thơm ngon sẽ là một món ăn hấp dẫn đối với tất cả các thành viên trong gia đình đó! Với 6 công thức làm bánh ướt bằng bánh tráng cực kì độc đáo và lạ miệng được cập nhật mới nhất tháng 11/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!