Updated at: 04-05-2022 - By: Hoàng Cường

Sữa gừng đông hay còn gọi là Ginger milk curd – là một món tráng miệng khá nổi tiếng ở HongKong. Không cần nướng, hấp và thậm chí cũng không cần đến các chất làm đông (như gelatin, bột agar,…), những phần sữa gừng đông vẫn có được một bề mặt mềm mịn như tào phớ với vị ngọt ấm và hương thơm của gừng. Cùng chúng tôi học cách làm sữa gừng đông được cập nhật 05/2024 đơn giản mà cực ngon này nhé!

Sữa gừng đông là gì ?

Sữa gừng đông hay còn gọi là Ginger milk curd – là một món tráng miệng khá nổi tiếng ở HongKong. Không cần nướng, hấp và thậm chí cũng không cần đến các chất làm đông (như gelatin, bột agar,…), những phần sữa gừng đông vẫn có được một bề mặt mềm mịn như tào phớ với vị ngọt ấm và hương thơm của gừng.

Cách chọn mua gừng ngon

Với món sữa đông, bạn nên chọn mua gừng ta (gừng sẻ) vì gừng này thường sẽ có mùi thơm đậm và vị cay nồng đặc trưng hơn so với các loại gừng Trung Quốc.

Chọn mua những củ gừng có thân nhỏ, nhiều nhánh, vỏ sần, nhiều mắt gừng và có màu vàng hoặc màu nâu sậm.

Khi mua, bạn dùng tay bẻ một nhánh gừng ra, gừng ngon sẽ có màu vàng tươi, mùi thơm đậm và nhiều xơ, đặc biệt khi quan sát kỹ sẽ thấy đường vân tròn.

Không nên chọn mua những củ gừng bị dập nát, màu quá sậm, nhất là những củ mọc mầm bởi những củ này thường sẽ sinh ra các độc tố gây hại cho sức khỏe.

Hướng dẫn Cách làm sữa gừng đông ngon như mẹ nấu

Nguyên liệu làm sữa gừng đông

Sữa gừng đông hay còn gọi là Ginger milk curd – là một món tráng miệng khá nổi tiếng ở HongKong. Cách làm món này khá đơn giản và bạn chỉ cần chuẩn bị 1 số nguyên liệu sau

– 120ml sữa tươi.

– 1 củ gừng

– 1 thìa cafe đường, ½ thìa bột quế, ½ thìa cafe mật ong.

Cách làm sữa gừng đông

  • Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, bạn đem gừng rửa sạch, gọt vỏ rồi cho vào máy xay sinh tố xay cùng chút nước sau đó chắt lọc lấy nước cốt. Bạn chỉ cần lấy đủ 30ml nước cốt gừng là được nhé. Nước cốt gừng này bạn cho ra cốc sạch, để riêng sang một bên.
  • Tiếp đó, bạn bắc nồi lên bếp, cho 120ml sữa tươi vào đun nóng đến khi sữa lăn tăn thì cho 1 thìa cafe đường vào, khuấy đều và tắt bếp.
  • Đun sữa xong, bạn đổ hỗn hợp vừa đun xong vào cốc nước gừng rồi dùng nắp hoặc đĩa đậy lại trong khoảng 5 – 10 phút cho hỗn hợp đông lại.
  • Chờ sau 5-10 phút bạn nhấc đĩa ra, dùng 1 cái thìa đặt lên bề mặt cốc sữa gừng. Nếu thìa không chìm xuống thì bạn thành công rồi nhé. Giờ bạn chỉ cần rắc chút bột quế lên và thưởng thức nữa thôi.
  • Thật đơn giản và không tốn nhiều thời gian của bạn phải không? Mùa đông lạnh lẽo thế này nếu có một cốc sữa gừng nóng để làm ấm bụng thì quá tuyệt phải không nào? Bạn hãy làm cho mình, cho ông xã và các con mỗi người một cốc vào buổi sáng sớm cho ấm bụng nhé.

Món sữa gừng đông với lớp sữa gừng mềm mịn, có độ đông đặc vừa phải như pudding. Ăn thử một muỗng bạn sẽ cảm nhận được vị béo nhẹ của sữa và vị cay nồng của gừng. Đặc biệt món sữa gừng này có tác dụng làm ấm bụng giúp dạ dày bạn dễ chịu hơn và có tác dụng giải cảm rất tốt nữa đấy nhé!

Cách làm Pudding sữa gừng chỉ trong 15 phút

Món pudding sữa gừng này là một món tráng miệng truyền thống của Trung Quốc, với 3 nguyên liệu vô cùng đơn giản dễ tìm là nước gừng, sữa và đường. Nó thần kỳ ở chỗ là để làm một món thạch mà mình không cần sử dụng bất cứ chất làm đông nào như bột thạch agar agar hay gélatine…, bởi trong gừng có một loại enzyme thuộc nhóm protease có tính năng làm đông sữa khi phản ứng với casein có trong sữa.

Món pudding này nằm trong nhóm các loại thức ăn được tạo thành từ việc làm đông sữa, cũng giống như các loại phô mai vậy đó. Ngoài chanh, dấm… vẫn thường được dùng để làm sữa kết tủa, thì còn có nhiều loại thực vật trong tự nhiên có tính năng này nữa, như gừng, kiwi hay dưa tây melon… Mặt khác mỗi loại enzyme thường hoạt động ở nhiệt độ khác nhau như enzyme trong gừng hoạt động ở nhiệt độ 60-65 độ C, kiwi là 40 độ C và dưa tây melon là 70 độ C. Do vậy, gừng, kiwi hay dưa tây hoàn toàn có thể dùng để làm phô mai, tuy nhiên do mùi vị của chúng khá mạnh nên ít ai dùng trong việc sản xuất phô mai.

Để làm món siêu đơn giản này và bất bại ngay lần thử đầu tiên thì bạn nên làm theo một số lưu ý dưới đây cùng với nguyên lý hoạt động của phản ứng này nhé!

  • DÙNG SỮA CÓ HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO ÍT NHẤT 3,5%: Mình dùng luôn sữa nguyên kem vì nhà mình vẫn thường uống sữa nguyên kem do hương vị tròn trịa thơm ngon của nó. Nếu muốn bạn có thể một thìa sữa bột vào sữa bạn dùng để tăng hàm lượng chất béo lên nhé!
  • ĐUN NÓNG SỮA Ở NHIỆT ĐỘ 65 ĐỘ C: Ginger protease – loại enzyme có trong gừng này rất nhạy cảm với nhiệt độ (bị phá huỷ hoàn toàn ở nhiệt độ trên 70 độ C và không thể đảo ngược). Vì vậy khi làm món này, điều đầu tiên bạn cần chú ý là không đun sữa quá nóng. Nhiệt độ chuẩn để enzyme hoạt động là 60-65 độ C nên mình sẽ đun sữa lên đến 65 độ C rồi sau đó chuẩn bị gừng bào, sau khi nước gừng tươi đã sẵn sàng thì sữa nguội dần là vừa. Bạn có thể dùng lò vi sóng (loại 800 watt) để đun nóng sữa bằng cách như sau: Đun sữa trong bát trong vòng 1 phút 40 giây, khi đun được 1/2 thời gian thì cho đường vào và hoà tan rồi tiếp tục quay tiếp 1/2 thời gian còn lại. Nhà mình thì đã từ lâu lắm rồi không còn dùng lò vi sóng nữa nên mình đun trực tiếp trên bếp, nếu dùng cách này bạn nên có một chiếc nhiệt kế nấu ăn như mình để có nhiệt độ chính xác.
  • CHUẨN BỊ NƯỚC GỪNG NGAY TRƯỚC KHI ĐỔ SỮA: Trong nước gừng tươi tự nhiên, ginger protease không tồn tại được lâu. Trong nhiệt độ phòng bình thường của căn bếp nhà, chỉ 20′ sau khi bào là nước gừng của bạn đã mất 50% tính năng làm đông. Lí do của việc này là do trong gừng còn chứa một loại enzyme khác – polyphenol oxydase (chính là loại enzyme mà khi tiếp xúc với không khí thì làm cho táo và lê sau khi gọt vỏ bị thâm nâu), chúng sẽ làm giảm tính năng của ginger protease. Do đó mình không thể chuẩn bị nước gừng trước được mà cần gọt vỏ gừng và bào gừng, vắt nước ngay trước khi đổ sữa nhé!
  • DÙNG GỪNG GIÀ: Gừng già có chứa nhiều ginger protease hơn nên nếu bạn đã kiên nhẫn đọc đến đây thì bạn đã hiểu ginger protease là mấu chốt để thành công món thạch này rồi! ^^
  • DÙNG DAO HOẶC THÌA CẠO VỎ GỪNG: Mình không dùng dao gọt vỏ gừng đi nhé, vì ginger protease có nhiều nhất ngay dưới lớp vỏ, nên nếu mình gọt sâu quá thì sẽ lẹm mất phần enzyme quý giá này mất.
  • LẮC NHẸ BÁT NƯỚC GỪNG TRƯỚC KHI ĐỔ SỮA: Nếu bạn mua được gừng thật già, thì sau khi bào và vắt nước gừng ra bát, bạn sẽ thấy phần tinh bột gừng màu trắng đọng lại bên dưới đáy bát. Gừng cũng chứa phần tinh bột như trong các loại củ khác như tinh bột ngô, tinh bột khoai tây… Và đúng rồi đấy! =)) Phần tinh bột này chứa đầy ginger protease, vậy nên mình lắc đều lên trước khi đổ sữa để ginger protease được phân bố đều trong nước gừng nhé!
  • ĐỔ SỮA TỪ TRÊN CAO: Giờ thì bạn đã hiểu mình đổ sữa từ trên cao như bạn thấy trong ảnh không phải là chỉ làm màu để chụp ảnh cho đẹp cho ngầu đâu mà việc đổ sữa từ trên cao như vậy sẽ giúp sữa trộn đều với phần nước gừng hơn, giúp cho phản ứng diễn ra nhanh và đều hơn.
  • KHÔNG DI CHUYỂN BÁT SAU KHI ĐÃ ĐỔ SỮA: Lưu ý này thì cũng như khi làm sữa chua, mình tránh di chuyển để thạch không bị long chân và quá trình làm đông sữa không bị ảnh hưởng, nhất là với món này thì quá trình diễn ra ngay sau khi đổ sữa và diễn ra rất nhanh nữa.

Đây là những lưu ý đọc tuy hack não nhưng bỏ qua những thông tin khoa học đau đầu, bạn chỉ cần đọc 1 lần và nắm được những bước cơ bản như vậy thì mình đảm bảo đây sẽ là món thạch bất bại vô địch luôn ý!

Bây giờ đến phần công thức nhé!

Nguyên liệu: (cho 2 phần ăn)

  • 400ml sữa
  • 2 thìa súp nước gừng tươi (khoảng 60g gừng tươi)
  • 2-3 thìa đường (tuỳ khẩu vị)

Cách làm:

  • Đầu tiên mình chuẩn bị đầy đủ các loại bát và dụng cụ để thao tác được nhanh gọn vì các bước đều cần được làm NHANH nhé!
  • Đun nóng sữa với đường ở nhiệt độ 65 độ C.
  • Cạo vỏ và bào gừng rồi lọc qua rây để vắt lấy nước gừng tươi.
  • Chia nước gừng tươi vào 2 bát.
  • Lắc nhẹ bát nước gừng rồi nhanh tay đổ sữa từ trên cao vào bát.
  • Để thạch đông lại trong khoảng 5 đến 10 phút.
  • Có thể ăn nóng hoặc ăn mát. Trang trí với lá bạc hà hoặc vài sợi mứt gừng thái chỉ cho xinh.

Thành phẩm là bát thạch sữa gừng đông vừa đủ để có thể đặt một chiếc thìa lên bề mặt mà không bị vỡ ra, nhưng lại mềm mịn và tan ra trong miệng.

Với mình thì lượng đường như vậy là vừa để thạch chỉ vừa thoang thoảng ngọt thôi. Nhưng nếu bạn thích ngọt hơn thì có thể tăng thêm đường, rưới mật ong lên mặt bát thạch cũng rất ngon vì gừng rất hợp với vị mật ong, hay rắc thêm 1 thìa nhỏ đường mía đỏ để cosplay chuẩn vị món tào phớ nước đường gừng nhé! ^^

Xem ngay các cách làm đồ uống không thể bõ lỡ:

  1. Hướng dẫn cách làm trà sữa yakult tốt cho sức khoẻ
  2. Hướng dẫn cách làm sữa đậu xanh lá dứa thơm ngon tại nhà
  3. Cách làm sữa dừa thơm ngon béo ngậy tại nhà
  4. Cách làm sữa dưa lưới mát lạnh giải nhiệt ngày hè
  5. Cách làm sữa gạo lứt giảm cân thơm ngon, bổ dưỡng

Tải file PDF hướng dẫn Cách làm sữa gừng đông

Tải ngay

Video hướng dẫn Cách làm sữa gừng đông

YouTube video

Địa chỉ bán nguyên liệu làm sữa gừng đông

Bạn có thể tìm mua các loại gừng ở những cửa hàng chuyên bán rau củ quả, các siêu thị lớn hoặc các chuỗi cửa hàng Bách hóa XANH trên toàn quốc. Hoặc bạn cũng có thể ghé các sạp tại chợ truyền thống để hỏi mua hoặc có thể đặt trên các trang thương mại điện tử như TIKI, SHOPPE…Nguyên liệu này hoàn toàn dễ tìm và rất phổ biến vì vậy các bạn yên tâm chế biến nhé.

Lợi ích của gừng đối với sức khỏe

Gừng giúp giảm viêm trong bệnh viêm khớp

Những người bị viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp giảm mức độ đau và cải thiện khả năng vận động khi tiêu thụ gừng thường xuyên. Điều này là do các chất hoạt tính sinh học có trong củ gừng giúp ngăn chặn sự hình thành của leukotrienes gây viêm.

Cách làm sữa gừng đông đơn giản giúp cơ thể phòng chống cảm cúm

Gừng cải thiện tiêu hóa

Các hoạt chất trong gừng kích thích sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày xuống ruột non, làm tăng hoạt động cơ của đường tiêu hóa. Chúng cũng làm giảm chướng bụng và đầy hơi. Điều này có thể đặc biệt hữu ích đối với những người mắc chứng khó tiêu.

Gừng chống vi khuẩn

Gừng thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, và chiết xuất của nó có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm E. coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella. Ngoài ra, loại gia vị này có thể có hiệu quả chống lại vi khuẩn miệng gây ra bệnh viêm nướu.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Nhờ các thành phần chống viêm, giúp giảm mức độ lipid (chất béo) trong máu và ngăn ngừa huyết áp cao.

Chống lại bệnh ung thư

Tiêu thụ gừng có thể làm giảm nguy cơ của một số loại ung thư. Nó đã được chứng minh rằng các hợp chất hoạt tính của gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào (nguyên nhân gây ra thay đổi DNA), sự chết tế bào và sự phát triển hình thành của khối u. Đặc biệt, chúng giúp ngăn ngừa sự phát triển của u bạch huyết, u gan, ung thư ruột, vú, da, gan và bàng quang. Ngoài ra, chúng làm tăng độ nhạy của khối u với các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị.

Giảm đau

Với tác dụng chống viêm và chống co thắt, gừng là một loại thuốc giảm đau tự nhiên cho chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt và chứng đau nửa đầu.

Cải thiện độ nhạy insulin

Bổ sung gừng đã được chứng minh là có liên quan đến việc cải thiện tình trạng kháng insulin và tỷ lệ trao đổi chất trong các nghiên cứu. Đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2, nó có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói.

Kết luận

Trên đây là cách làm sữa rừng đông mới nhất 05/2024. Chúc mọi người có một ngày làm việc thật vui vẻ! Hẹn gặp lại nhau ở post sau với nhiều điều thú vị hơn nhé!

Có thể bạn quan tâm:

  1. Cách làm trân châu hoàng kim giòn, dai, ngon như ngoài tiệm
  2. Hướng dẫn cách làm trân châu bằng bánh tráng siêu lạ mắt
  3. Cách làm trân châu đơn giản dễ làm
  4. Mách bạn 6 cách làm trà thái xanh ngon dịu mát ngày hè
  5. Bật mí 5 cách làm trà thái đỏ thanh mát không gây béo
5/5 - (10 votes)