Không thể phủ nhận một sự thật rằng bánh tráng trộn sa tế là một món ăn vặt vô cùng phổ biến trên đất nước Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ từ Bắc chí Nam. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 cách làm bánh tráng trộn sa tế cập nhật mới nhất 10/2024.
Bánh tráng là gì?
Bánh tráng là một loại bánh làm từ tinh bột được tráng mỏng và phơi khô. Khi ăn, bạn có thể ăn trực tiếp, nhúng nước hoặc đem nướng tùy theo mỗi loại bánh tráng.
Cụ thể, người ta dùng nguyên liệu chính là bột gạo pha với lượng nước nhất định để tạo ra hỗn hợp lỏng. Tiếp đó, hỗn hợp này được bổ sung thêm một ít bột sắn nhằm tăng thêm độ dẻo và giúp tráng mỏng dễ dàng hơn.
Sau đó, dàn dều một lượng bột vào nồi hấp để có một miếng bánh mỏng và hấp chín rồi đem đi phơi khô dưới nắng.
Ngoài ra, tùy theo nơi sản xuất, người ta còn cho thêm gia vị và nguyên liệu phụ như muối, tiêu, đường, mè, dừa, hành,… để tạo ra hương vị đặc trưng cho bánh tráng vùng miền.
Bánh tráng tại mỗi miền
Tại Việt Nam, mỗi vùng miền có thể gọi bánh tráng với tên riêng và có một chút khác biệt như:
Ở miền Bắc, bánh tráng còn gọi là bánh đa hoặc bánh đa nem. Loại bánh tráng này khá dày nên thường nhúng nước trước khi cuốn thịt heo hoặc làm nem rán. Tại một số vùng ở Thanh Hóa, người dân địa phương có thể gọi bánh đa lẫn bánh tráng, thậm chí còn gọi với cái tên là bánh khô.
Ở miền Trung, bạn có thể gặp 3 loại bánh tráng: Loại dày (có hoặc không có mè) thường phải nướng trên than lửa trước khi ăn; loại mỏng cần phải nhúng vào nước cho mềm rồi mới dùng; và loại bánh có độ giòn và thơm, được làm bằng bột gạo nguyên chất pha thêm ít bột sắn để tăng độ dẻo cho bánh.
Ở miền Nam, bánh tráng khá mỏng, không cần phải nhúng nước mà có thể sử dụng và ăn trực tiếp.
Tổng hợp 5 cách làm bánh tráng trộn sa tế cập nhật 10/2024
1. Bánh tráng trộn sa tế xoài
- Chuẩn bị 10 phút
- Chế biến 10 phút
- Độ khó: Dễ
Nguyên liệu làm Bánh tráng trộn sa tế xoài cho 4 người
- Bánh tráng 200 gr
- Xoài xanh 1 trái
- Rau răm 200 gr
- Sa tế 2 muỗng canh
- Tỏi phi 1 chén (loại chén gia vị)
- Hành phi 1 chén (loại chén gia vị)
- Muối xay Tây Ninh 1 muỗng canh
Cách chọn mua xoài xanh tươi ngon
- Những quả xoài xanh cứng, vỏ màu xanh đậm và có một lớp phấn trắng phủ lên trên thường là những quả xoài ngon.
- Không nên chọn những quá xoài xanh mềm, vì đấy có thể là những quả non đã để trong thời gian dài sau khi hái xuống. Những quả này thường có vị nhạt, thịt xoài nhũn, ăn không ngon.
Cách chế biến Bánh tráng trộn sa tế xoài
Sơ chế nguyên liệu
Rau răm và xoài xanh sau khi đã cắt bỏ vỏ thì rửa sạch rồi để ráo. Riêng xoài xanh thì tiếp tục bảo sợi mỏng và để ra tô hoặc mẹt.
Cắt bánh tráng
Cắt bánh tráng thành các sợi dài đều. Bạn có thể cắt bánh theo dạng khác tùy theo sở thích của bản thân.
Trộn bánh tráng
Dùng bình xịt nước, xịt đều để làm ẩm và làm mềm bánh tráng. Tiếp tục thêm 2 muỗng canh muối xay Tây Ninh, 2 muỗng canh sa tế rồi trộn đều. Nếm lại vị của bánh tráng. Tùy vào khẩu vị của bản thân mà bạn có thể tiếp tục gia giảm lượng gia vị sao cho phù hợp.
Sau khi nêm nếm vừa ăn, rắc tỏi phi cùng hành phi lên bánh tráng, trộn đều một lần nữa rồi chuẩn bị thưởng thức.
Thành phẩm
Bánh tráng trộn sa tế với bánh tráng dai dai, mềm mềm, thấm vị sa tế cay cay kết hợp với xoài xanh chua ngọt cùng rau răm tươi mát. Tất cả thấm đều gia vị vô cùng hấp dẫn.
Nhanh tay vào bếp và làm ngay cho mình một mẹt bánh tráng trộn thơm ngon để chiêu đãi bản thân, bạn bè và gia đình ngay nhé!
2. Bánh tráng trộn sa tế cuốn
- Chuẩn bị 15 phút
- Chế biến 20 phút
- Độ khó: Dễ
Nguyên liệu làm Bánh tráng trộn sa tế cuốn cho 3 người
- Bánh tráng 100 gr
- Tép khô 2 muỗng canh
- Sa tế 1.5 muỗng canh
- Hành lá 3 nhánh
- Sả 1 nhánh
- Tỏi 4 tép
- Ớt 3 trái
- Ớt bột 1 muỗng canh
- Nước mắm 1.5 muỗng canh
- Dầu ăn 3 muỗng canh
- Đường 1 ít
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Bánh tráng trộn sa tế cuốn
Sơ chế nguyên liệu
Hành lá bỏ rễ, lá hư, cắt nhuyễn.
Tỏi bóc vỏ. Ớt bỏ cuống. Đem sả, tỏi, ớt rửa sạch và dùng dao băm nhuyễn lần lượt các nguyên liệu.
Nấu sốt
Bắc chảo lên bếp và cho 3 muỗng canh dầu ăn vào. Đợi chảo nóng thì cho hết phần sả đã băm nhuyễn vào và đảo đều cho đến khi sả vừa ngả sang vàng.
Lần lượt cho thêm các nguyên liệu lẫn gia vị bao gồm 2 muỗng canh tép khô, ớt băm, 1 muỗng canh ớt bột, 1.5 muỗng canh sa tế, 1.5 muỗng canh đường cùng 1.5 muỗng canh nước mắm và khuấy đều.
Sau đó cho thêm hành lá đã cắt nhuyễn vào chảo và tiếp tục khuấy thêm khoảng 1 – 2 phút để hành chín thì tắt bếp.
Cuốn bánh tráng
Trải bánh tráng lên thớt, quét 1 lớp nước mỏng lên bề mặt bánh tráng. Trải một lượng nước sốt vừa ăn lên khắp bề mặt bánh tráng, sau đó nhẹ nhàng cuốn bánh. Cuối cùng, cắt miếng vừa ăn và trình bày lên dĩa để chuẩn bị thưởng thức.
Thành phẩm
Bánh tráng sa tế cuốn với lớp bánh tráng mềm dẻo, nhân sa tế cay ngọt, kết hợp với nước sốt đậm đà. Tất cả thấm đều gia vị vô cùng hấp dẫn.
Còn chần chừ gì nữa mà không lăn vào bếp ngay để thực hiện món bánh tráng tuy đơn giản nhưng lại không kém phần thơm ngon này nào!
Cách chọn mua, nơi mua bánh tráng và sa tế ngon
- Bánh tráng ngon là bánh tráng có mùi thơm dịu của gạo nếp, khi nếm sẽ thấy vị khá mặn. Tránh mua bánh tráng có xuất hiện nấm mốc, các đốm xám, đen hoặc vàng hay bánh tráng đã quá hạn sử dụng.
- Để mua sa tế ngon, bạn nên chọn mua những lọ sa tế có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng.
- Bạn có thể tìm mua bánh tráng và sa tế ngon tại các lò làm bánh tráng uy tín (đối với bánh tráng), các tiệm tạp hóa, siêu thị hay các trang mạng điện tử có độ tin cậy cao như bachhoaxanh.com để lựa chọn cho mình loại bánh tráng và sa tế phù hợp với sở thích cá nhân.
3. Cách làm bánh tráng sa tế Long An, đặc sản miền Tây ăn là ghiền
Nguyên liệu làm Bánh tráng sa tế Long An cho 3 người
- Bánh tráng 9 miếng
- Tép sấy 2 muỗng canh
- Tóp mỡ 1 muỗng canh
- Hành phi 1 muỗng canh
- Ớt sa tế 2 muỗng canh
- Muối tôm 1 muỗng canh
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Bánh tráng sa tế Long An
Sơ chế và cắt bánh tráng
Bạn chuẩn bị một tô nước sạch rồi dùng tay quét một lớp nước mỏng lên khắp một mặt bánh tráng. Sau đó, dùng kéo cắt thành những miếng vừa ăn.
Trộn bánh tráng
Bạn cho hết tất cả phần bánh tráng vừa cắt được vào một cái thau.
Sau đó, cho tiếp 2 muỗng canh ớt sa tế, 1 muỗng canh muối tôm, 2 muỗng canh tép sấy rồi trộn đều tay cho bánh tráng thấm gia vị.
Hoàn thành
Sau khi trộn được một lúc thì cho tiếp 1 muỗng canh tóp mỡ, 1 muỗng canh hành phi vào trộn cùng thêm khoảng 1 phút nữa rồi cho bánh tráng trộn ra dĩa.
Thành phẩm
Món ăn hoàn thành có một màu sắc vàng cam đẹp mắt.
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được một vị mặn nhẹ của muối tôm, ngọt nhẹ của tép sấy, vị cay the của ớt sa tế và vị béo béo mà lại cực giòn của hành phi và tóp mỡ. Tất cả những vị này hòa quyện vào nhau thấm đều lên từng miếng bánh tráng, đảm bảo ăn là ghiền.
4. Hướng dẫn cách làm bánh tráng sa tế “hot” nhất
Chuẩn bị nguyên liệu làm món bánh tráng sa tế
Cách làm món bánh tráng sa tế đặc biệt này ngon chuẩn vị như ngoài hàng thì điều quan trọng nhất là bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu dùng cho món bánh tráng sa tế bao gồm:
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món bánh tráng sa tế
- 200 gram xoài xanh
- 200gr Thịt bò khô
- Bánh tráng
- 5 đến 6 quả trứng cút
- 1 lọ sa tế
- 50gr đậu phộng đã được bóc vỏ và rang chín
- Xì dầu, Giấm hoặc nước cốt chanh.
- 3 thìa cà phê đường trắng
- Dụng cụ để làm bánh tráng trộn sa tế: tô sạch, kéo, nồi nhỏ, dao, nạo (Dao bào).
Cách làm bánh tráng sa tế
Nhiều người nghĩ rằng để làm bánh tráng sa tế thì rất đơn giản chỉ cần cho ớt và tỏi phi thơm sau đó cho thêm các gia vị vào là xong, nhưng thực tế để có món sa tế ngon thì hoàn toàn không phải như vậy.
Đặc biệt để làm món bánh tráng sa tế thì phần sa tế thì cần phải là sự kết hợp giữa ớt, tỏi, tôm khô và củ riềng để có thể tạo nên hương vị thơm ngon đặc biệt.
Chúng tôi đã tham khảo những đầu bếp sở trường về món bánh tráng, chia sẻ về cách thực hiện cách làm món bánh tráng sa tế này như sau:
Bước 1: Sơ chế bánh tráng
Bánh tráng bạn có thể cắt thành sợi vừa ăn hoặc cắt thành các miếng vuông có độ dài chừng 5cm.
Nếu muốn món bánh thành phẩm của mình ngon và chuẩn vị nhất thì bạn cần dùng đúng loại bánh tráng phơi sương sẽ giữ được độ giai lâu và ăn ngon hơn.
Nếu không có thì bạn có thể dùng bánh tráng thường nhưng chú ý chọn loại bánh có độ dai và mềm mỏng.
Bước 2: Phi thơm hành tím
Bạn hãy bóc vỏ rồi thái lát mỏng hành tím, sau đó bắt chảo lên bếp cho dầu vào chảo đợi dầu nóng thì cho hành tím vào để phi đến khi hành chuyển sang màu vàng và có mùi thơm thì tắt bếp.
Để hành tím phi vàng giòn và không bị cháy thì sau khi đã thái hành xong thì bạn nên phơi khô hành rồi mới đem phi.
Bước 3: Pha gia vị
Để làm bánh tráng sa tế thì phần sa tế chắc chắn không thể nào thiếu được, bạn có thể mua ngoài các cửa hàng tạp hóa hay trong các siêu thị, còn nếu không có thời gian đi mua thì bạn có thể tự chế biến tại nhà.
Để làm gia vị trộn bánh, bạn lấy một cái tô sạch, bạn cho xì dầu (hay còn gọi là nước tương) + giấm + đường với tỉ lệ 1:1:1 vào tô rồi khuấy đều.
Bước 4: Trộn bánh tráng với gia vị
Bạn lấy một cái thau sạch khác cho bánh tráng, sa tế cùng hỗn hợp gia vị đã pha ở trên vào, dùng tay hoặc đũa trộn thật đều để bánh được ngấm đủ các gia vị.
Ăn bao nhiêu thì bạn cho bánh vào bấy nhiêu còn nếu chưa ăn liền thì để bánh riêng vì khi trộn vào bánh sẽ bị nhanh bị nhão.
Tiếp tục bạn hãy cho thêm trứng cút đã bóc vỏ, xoài đã được bào ở dạng bào sợi và sa tế vào.
Bạn có thể cho thêm thịt bò khô rồi trộn đều hỗn hợp này lại với nhau, sau đó bạn bày ra đĩa hoặc hộp cho đẹp mắt là đã có thể thưởng thức món bánh tráng sa tế thơm ngon do chính tay mình làm rồi.
Yêu cầu thành phẩm
- Nếu như bạn tự làm sa tế tại nhà thì yêu cầu thành phẩm của sa tế ngon, đạt chuẩn là khi mở nắp ra, bạn sẽ ngửi được mùi thơm của sả và tỏi hòa quyện với mùi ớt cay nồng; trên mặt là lớp dầu trong suốt có màu ớt đỏ sẫm tự nhiên. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị cay the ngất ngây và pha lẫn vị mặn ngọt hài hòa.
- Hũ đựng phải cọ rửa thật sạch và tráng nước sôi để khử trùng rồi để khô trước khi dùng đựng sa tế. Lúc lấy sa tế ra khỏi hũ, bạn phải lưu ý dùng thìa sạch để múc và tránh dùng thìa bẩn sẽ làm hỏng phần sa tế còn lại trong hũ.
- Món bánh tráng sa tế phải có màu sắc đẹp mắt, không quá mặn và có hương vị cay nồng của ớt nhưng người ăn vẫn có thể cảm nhận hương vị của những nguyên liệu khác, bánh tráng dai và không quá bị nát, nhũn.
5. Cách làm bánh tráng sa tế Long An dẻo cay ăn là ghiền
Nguyên liệu làm bánh tráng sa tế Long An
- 1 bịch bánh tráng.
- 1 trái xoài xanh.
- Rau răm.
- Gia vị: Tỏi phi, hành phi, muối xay, sa tế, chanh.
- Nước.
Mẹo hay:
– Chọn loại bánh tráng có mùi thơm nhẹ, không có mùi chua. Bánh dày vừa, khi nhúng nước không bị dính
– Đối với muối xay, nên chọn muối Tây Ninh rồi xay nhuyễn sẽ đúng vị bánh tráng Long An hơn
Cách làm món bánh tráng sa tế Long An
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Chuẩn bị 1 thau lớn, cắt bánh tráng thành những sợi dài. Xịt nước đều lên bánh tráng để làm bánh mềm đi. Chú ý không nên xịt quá nhiều sẽ làm bánh bị nhão. Rau răm rửa sạch và xoài bào sợi.
Mẹo hay: Đặc trưng của bánh tráng Long An là sợi bánh tráng dài. Tuy nhiên, bạn có thể cắt theo hình dạng bạn muốn.
Bước 2 Trộn bánh tráng
Thêm muối xay và sa tế vào, lượng gia giảm tùy theo khẩu vị và đảo đều cho toàn bộ bánh tráng được áo 1 lớp màu vàng, dùng bao tay trộn cho đến khi bánh vừa mềm tới, không bị nhũn hoặc bị khô.
Trước khi cho bánh tráng ra mẹt để ăn thì cho thêm tỏi phi và hành phi vào. Bỏ thêm rau răm và xoài bào sợi vào ăn kèm, nếu thích bạn có thể vắt thêm 1 ít cốt chanh để bánh tráng được nhiều vị hơn.
Thành phẩm
Sợi bánh tráng sau khi trộn xong ăn kèm với rau răm, xoài bào sợi và có vị chua của chanh sẽ làm bạn phải ăn liên hồi. Bánh tráng sa tế Long An không nhiều đồ ăn kèm như bánh tráng trộn nhưng vẫn cuốn hút người ăn vì sa tế cay và béo, bánh tráng ngon và dẻo nên được nhiều người ưa chuộng.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh tráng trộn sa tế
Tải ngay cách làm bánh tráng trộn sa tế
Video hướng dẫn cách làm bánh tráng trộn sa tế
Mua nguyên liệu làm bánh tráng trộn sa tế ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh tráng trộn sa tế, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Một số chú ý khi ăn bánh tráng trộn sa tế
- Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng thì cứ 100g bánh tráng lại có chứa 295,6kcal và cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng như : Protein, tinh bột, lipid…
- Ngoài ram đối với bánh tráng trộn có thêm các nguyên liệu khác như: Trứng cút, lạc, thịt bò khô, xoài… thành phần dinh dưỡng cũng được bổ sung thêm chất xơ, vitamin cùng chất khoáng và nước.
- Vì thế nếu bạn ăn quá nhiều bánh tráng thì sẽ khó tránh khỏi tình trạng tăng cân.
- Mặc dù bánh tráng sa tế là một món ăn vặt rất ngon nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều vì nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho cơ thể và làm giảm chức năng bài tiết chất thải cũng như độc tố của cơ thể.
- Sa tế trong bánh tráng rất cay và nóng nên hoàn toàn không tốt với những người bị bệnh đại tràng, bệnh dạ dày hay những bệnh cần phải kiêng đồ cay.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh tráng trộn sa tế cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 10/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!