Bánh đúc là món ăn vặt dân dã của người miền Trung. Món bánh này được làm từ bột gạo, trên bánh có rắc tôm khô kèm mỡ hành và được ăn kèm với nộm chua. Những nguyên này tuy đơn giản nhưng khi kết hợp với nhau trong món bánh đúc tạo nên hương vị khó quên, gắn liền với ký ức tuổi thơ. Chợt nhớ câu ca xưa “Thèm ăn một miếng đúc mật/Thương người chật vật giữ nét Huế xưa…”
Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 Cách làm bánh đúc Huế siêu nhanh tại nhà cập nhật mới nhất 11/2024.
Bánh đúc Huế là gì?
Bánh đúc Huế là món ăn dân dã của người dân miền Trung. Món bánh tuy chỉ được làm từ những nguyên liệu đơn giản như bột gạo nhưng lại có độ thơm ngon hấp dẫn, nhất là khi chấm kèm với mắm nêm.
Lợi ích của bánh đúc đối với sức khỏe
Bánh đúc là món quà vặt có từ thời xa xưa. Bánh làm từ bột gạo và lạc, khi ăn có cảm giác mát, ngậy và có tác dụng chống đói hiệu quả.
Tổng hợp 5 Cách làm bánh đúc Huế cập nhật 11/2024
Cách làm bánh đúc Huế mềm dai thơm ngon đơn giản ngay tại nhà
Nguyên liệu
- Bột gạo 222 gr
- Bột năng 120 gr
- Bột đậu xanh 70 gr
- Nắm mêm 1 muỗng canh
- Tỏi băm 2 muỗng canh
- Ớt băm 1 muỗng cà phê
- Chanh 1 quả
- Tiêu xay 1 muỗng cà phê
- Muối 1/2 muỗng cà phê
- Dầu ăn 1 ít
Cách chế biến Bánh đúc Huế
Chuẩn bị khuôn
Đầu tiên, bạn dùng cọ phết 1 ít dầu ăn vào khắp khuôn bánh để chống dính.
Trộn bột nguội
Tiếp theo, cho vào tô 222gr bột gạo, 70gr bột đậu xanh, 1/2 muỗng cà phê muối, 375ml nước ấm rồi dùng đũa khuấy đều cho bột tan, hỗn hợp mịn mượt.
Khuấy bột nóng
Bắc nồi lên bếp, cho vào 1375ml nước rồi nấu sôi, khi nước sôi thì tắt bếp. Sau đó, bạn từ từ cho hỗn hợp bột gạo vào, vừa cho vừa khuấy đến khi hỗn hợp mịn mượt.
Kế đến, rây mịn vào thêm 120gr bột năng và tiếp tục khuấy đến khi hỗn hợp đặc sệt, dẻo mịn.
Hấp bánh
Tiếp theo, múc bột vào khuôn đã chống dính, sau đó đặt khuôn vào xửng hấp. Phủ khăn lên miệng nồi, đậy nắp kín và hấp chín trên lửa vừa khoảng 15 phút.
Làm mắm nêm
Cho vào chén 1 muỗng canh nắm nêm, 2 muỗng canh nước lọc rồi khuấy đều. Bọc kín lại bằng màng bọc thực phẩm và đun nóng trong lò vi sóng khoảng 20 giây.
Cuối cùng, bạn cho vào thêm 2 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng cà phê ớt băm, nước cốt của 1 quả chanh, 1 muỗng cà phê tiêu xay rồi khuấy đều là hoàn tất.
Thành phẩm
Bánh đúc Huế trắng mềm, dẻo dẻo dai dai chấm ngập với nước mắm nêm mặn cay, chua nhẹ, phải nói là cực kỳ thơm ngon.
Cách làm bánh đúc Huế truyền thống
Nguyên liệu
- Bột gạo: 255g;
- Bột năng: 140g;
- Muối: 1 muỗng cafe;
- Đường: 1 muỗng canh;
- Nước cốt dừa: 400ml;
- Nước lọc: 1 lít;
- Dầu ăn: 3 muỗng canh dầu ăn;
- Tôm khô: 200g;
- Hành lá: 3 tép;
- Cà rốt: 1 củ;
- Chanh, tỏi, ớt, dấm
Hướng dẫn thực hiện
Mặc dù khá cầu kỳ trong công đoạn sơ chế nguyên liệu nhưng nhìn chung cách làm bánh đúc miền Trung cũng không quá khó. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn chi tiết dưới đây:
Sơ chế nguyên liệu
- Thêm 255g bột gạo, 140g bột năng và trộn đều. Sau đó thêm nước và ngâm bột trong thời gian khoảng 30 phút.
- Tôm khô rửa sạch, ngâm với nước nóng khoảng 10 – 15 phút cho nở. Sau đó vớt ra và để ráo.
- Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và bào sợi. Thêm 3 thìa canh dấm, 2 thìa canh đường trộn chung và để trong 15 phút.
- Hành lá thái nhỏ.
Cách thực hiện
Bước 1. Bột khi ngâm đủ 30 phút bạn loại bỏ phần nước, giữ lại phần bột và tiếp tục thêm nước sạch vào ngâm tiếp 30 phút. Sau đó đổ phần nước và thêm 400ml nước cốt dừa vào, trộn đều và lược qua rây để loại bỏ hoàn toàn phần bột vón cục, giúp bột mịn hơn. Thêm 1 thìa canh dầu ăn, 1 thìa cafe muối rồi khuấy đều.
Bước 2. Bạn cho tất cả bột đã khuấy đều vào chảo sâu hoặc nồi lớn để khuấy trên bếp. Khuấy ở lửa lớn vừa đến khi bột đặc sệt thì dừng. Đây là bước giúp cho công đoạn hấp bột được nhanh chín. Do vậy bạn không cần khuấy bột quá chín, chỉ cần bột đặc, khuấy nặng tay là đạt.
Bước 3. Chuẩn bị nồi hấp và làm nóng trên bếp khoảng 10 phút. Thoa một lớp dầu trong lòng khuôn bánh và cho tất cả số bột vào trong khuôn, dùng phới dàn đều bề mặt bánh. Hấp chín bánh đúc trong thời gian 20 phút ở lửa lớn vừa. Lưu ý nên dùng khăn sạch phủ miệng nồi hấp, đậy nắp nồi lên trên để hơi nước không rơi vào bột.
Bước 4. Trong thời gian chờ đợi bánh chín bạn tiến hành làm nhân. Với phân tôm khô ngâm nở đã để ráo ở trên cho vào máy xay nhuyễn. Tiếp tục cho vào chảo và rang khô không dầu.
Bước 5. Hành lá thái nhỏ cho vào chén, thêm 1 ít muối và cho dầu ăn đã nấu sôi vào để làm mỡ hành. Hoặc bạn cũng có thể cho hành lá trực tiếp vào dầu đang sôi để phi thơm.
Bước 6. Sau khi bột hấp đủ 20 phút bạn kiểm tra bằng cách dùng que xóc vào phần bột nếu không dính que nghĩa là bánh đã chín. Như vậy bạn đã có bánh đúc chín để thưởng thức. Để nguội và thoa một ít dầu ăn lên dao rồi cắt bánh thành miếng vừa ăn.
Bước 7. Làm nước mắm chua ngọt. Cho 2 chén nước lọc, ½ chén đường, ½ chén nước mắm rồi thêm tỏi, ớt, vắt 1 lát chanh rồi khuấy đều là được. Nếu thích ăn cay, ăn mặn hoặc ăn chua bạn hoàn toàn có thể thay đổi công thức làm nước chấm này.
Bước 8. Rắc mỡ hành và tôm chấy lên bánh, rồi ăn kèm cùng với nộm chua cà rốt đã thực hiện ở trên. Bánh ăn kèm với nước mắm chua ngọt đậm đà, thơm cốt dừa và phần nhân tôm mặn mà ngon khó cưỡng.
Cách làm bánh đúc mật Huế đơn giản tại nhà
Nguyên liệu
- Bột gạo: 200g;
- Bột năng: 100g;
- Lá bồn bồn;
- Lá dứa;
- Mật mía;
- Chanh;
Cách thực hiện
Bước 1. Cho bột gạo và bột năng trộn chung, hòa tan với nước lọc và ngâm trong thời gian 30 phút. Sau đó đổ phần nước lọc, tiếp tục thêm nước mới và ngâm trong thời gian 30 phút. Ở đây sẽ không sử dụng nước vôi trong mà dùng bột năng để thay thế giúp bánh có độ dẻo và dai.
Bước 2. Lá dứa và lá bồn bồn rửa sạch, xay nhuyễn. Bạn lọc lấy phần nước, loại bỏ phần xác. Thêm nước cho đủ 400ml nước lá bồn bồn.
Bước 3. Cho bột gạo đã chắc bỏ nước ở bước 1 trộn với 400ml nước lá bồn bồn ở bước 2. Trộn đều để các nguyên liệu hòa tan vào nhau.
Bước 4. Dùng nồi lớn để khuấy bột. Khuấy đều trên lửa lớn cho đến khi bột bắt đầu đặc, sệt lại thì tắt bếp.
Bước 5. Cho toàn bộ phần bột vào khuôn hấp đã phết một lớp dầu mỏng, cho vào nồi hấp đã làm nóng trước đó 10 phút. Đậy lá chuối trên khuôn hoặc khăn sạch để nước không rơi vào bột. Hấp ở lửa lớn trong thời gian 20 phút.
Bước 6. Bánh sau khi được hấp chín thì để nguội. Sau đó cắt ra thành từng miếng vừa ăn để thưởng thức. Bánh chín có màu xanh lục đẹp mắt, thơm thoang thoảng mùi hương đồng quê.
Bước 7. Nước chấm là mật mía đã nấu chín. Bạn vắt chanh để tạo độ ngọt thanh, sệt cho nước chấm.
Dùng dao tre quết mật lên bánh để ăn, đậm chất Huế. Đây là món quà tuổi thơ gắn liền với bao thế hệ người dân Cố đô. Bánh đúc mật gói trong lá chuối tươi, chấm kèm với mật mía vừa giản dị, vừa thanh mát.
Cách làm bánh đúc xứ Huế dân giả thơm ngon
Chuẩn bị nguyên liệu
- Nguyên liệu chính: bột gạo, nước vôi trong, lá bồn bồn
- Nước chấm:
- Đối với bánh đúc mắm nêm: mắm nêm, ớt, tỏi, bột ngọt.
- Đối với bánh đúc mật: mật mía, chanh.
Cách thực hiện
Bước 1: Hoà tan bột gạo với nước lã, lóng một ít nước trong của vôi pha thêm vào, ngâm trong khoảng một giờ.
Ở bước này, nếu để làm bánh đúc mật, người ta sẽ giã nhuyễn lá dứa và lá bòng bòng. Vắt lấy nước cốt rồi hoà tan trong bột, khi hấp chín sẽ có một màu xanh lục đẹp mắt và mùi thơm thoang thoảng của đồng quê.
Bước 2: Bắc hỗn hợp đã ngâm lên bếp và dáo bột cho đến khi đặc sệt thì tắt bếp.
Bước 3: Chuẩn bị 1 cái khay có lót sẵn lá chuối. Lau sạch bề mặt rồi thoa chút dầu ăn lên bề mặt lá để bột khỏi dính vào lá. Tiếp theo là đổ bột ra, dùng đôi đũa cả gạt cho mặt bột phẳng lì, láng lẩy, rồi đem vào xửng hấp.
Bước 4: Bánh sau khi được hấp chín, mang ra đặt trên trẹt hoặc mâm đồng để nguội là hoàn thành.
Bước 5: Cắt bánh ra thành từng miếng vừa ăn và thưởng thức.
Bước 6: Pha nước chấm
Đối với món bánh đúc mật, dùng một ít mật mía để nấu chính. Sau đó vắt chanh vào để tạo độ ngọt thanh và sệt cho nước chấm rất đặc biệt.
Còn với bánh đúc mắm nêm, nước chấm là tổng hòa của một ít mắm nêm một ít dầu/mỡ, một ít ớt, tỏi, đường, bột ngọt và cuối cùng rắc thêm ít đậu phộng rang vàng giã nhuyễn. Mới nghe thôi cũng đủ dậy mùi thơm muốn hít hà rồi.
Cách thưởng thức món bánh đúc xứ Huế
Bánh đúc mắm nêm dân dã dai dai, giòn giòn, ăn cùng nước chấm. Thi thoảng vướng mùi vôi quyện hòa hương vị đồng quê trong từng miếng bánh.
Để thưởng thức đúng điệu món ăn này. Khi chấm mật người ta không dùng thìa hoặc đũa như khi ăn một số loại bánh khác mà dùng dao tre để quết mật lên bánh để ăn, rất kiểu cách Cố đô. Đây cũng là một trong những thức quà của tuổi thơ biết bao thế hệ người dân xứ Huế.
Cách làm bánh đúc mật và bánh đúc mắm nêm xứ Huế dai ngon tại nhà
Nguyên liệu chính: bột gạo, nước vôi trong, lá bồn bồn (đối với bánh đúc mật)
Nước chấm:
Đối với bánh đúc mắm nêm: mắm nêm, ớt, tỏi, bột ngọt.
Đối với bánh đúc mật: mật mía, chanh.
Bước 1: Hoà tan bột gạo với nước lã, lóng một ít nước trong của vôi (vôi ăn trầu) pha thêm vào, ngâm trong khoảng một giờ. Nghệ thuật ngâm bột với nước vôi là để bánh được giòn sẽ ngon hơn mà không độc hại gì, nếu không ngâm với vôi thì pha vào bột một ít hàn the, bánh cũng sẽ giòn nhưng hàn the thì ăn không tốt cho sức khoẻ.
Ở bước này, nếu để làm bánh đúc mật, người ta sẽ giã nhuyễn lá dứa và lá bòng bòng (bồn bồn), vắt lấy nước cốt rồi hoà tan trong bột, khi hấp chín sẽ có một màu xanh lục đẹp mắt và mùi thơm thoang thoảng của đồng quê.
Bước 2: Bắc hỗn hợp đã ngâm lên bếp và dáo bột cho đến khi đặc sệt thì tắt bếp.
Bước 3: Chuẩn bị 1 cái khay có lót sẵn lá chuối, lau sạch bề mặt rồi thoa chút dầu ăn lên bề mặt lá để bột khỏi dính vào lá, sau đó đổ bột ra, dùng đôi đũa cả gạt cho mặt bột phẳng lì, láng lẩy, rồi đem vào xửng hấp.
Bước 4: Bánh sau khi được hấp chín, mang ra đặt trên trẹt hoặc mâm đồng để nguội là hoàn thành.
Bước 5: Cắt bánh ra thành từng miếng vừa ăn và thưởng thức.
Bước 6: Pha nước chấm
Đối với món bánh đúc mật, dùng một ít mật mía để nấu chính, sau đó vắt chanh vào để tạo độ ngọt thanh và sệt cho nước chấm rất đặc biệt.
Còn với bánh đúc mắm nêm, nước chấm là tổng hòa của một ít mắm nêm (mắm cá nục), một ít dầu/mỡ, một ít ớt, tỏi, đường, bột ngọt và cuối cùng rắc thêm ít đậu phộng rang vàng giã nhuyễn. Mới nghe thôi cũng đủ dậy mùi thơm muốn hít hà rồi.
Bánh đúc mắm nêm dân dã dai dai, giòn giòn, ăn cùng nước chấm, thi thoảng vướng mùi vôi quyện hòa hương vị đồng quê trong từng miếng bánh.
Để thưởng thức đúng điệu món ăn này, khi chấm mật người ta không dùng thìa hoặc đũa như khi ăn một số loại bánh khác mà dùng dao tre để quết mật lên bánh để ăn, rất kiểu cách Cố đô. Đây cũng là một trong những thức quà của tuổi thơ biết bao thế hệ người dân xứ Huế.
Bánh đúc mật màu xanh được cắt từng miếng vừa ăn rất khéo, được gói lại trong miếng lá chuối tươi và kèm thêm hộp mật vàng bên cạnh, trông vừa quê cảnh, giản dị mà thanh sạch đến vô cùng.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh đúc Huế
Video hướng dẫn cách làm bánh đúc Huế
Mua nguyên liệu làm bánh đúc Huế ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh đúc Huế, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Bầu và em bé có được ăn bánh đúc không?
Được nhưng bánh đúc phải tự làm, rất nhiều cơ sở sản xuất bánh đúc đã bị phát hiện sử dụng hàn the làm cho bánh ngon hơn và bảo quản được lâu. Theo các chuyên gia về thực phẩm, việc dùng nhiều hàn the trong thực phẩm có thể dẫn đến ngộ độc cấp và mạn tính, gây tác hại đặc biệt nghiêm trọng đối với thai nhi và trẻ em.
Với hệ tiêu hóa, ngộ độc hàn the sẽ gây nôn mửa, đau bụng tiêu chảy; với da thì gây ban đỏ dẫn đến tróc vẩy. Về thần kinh, hàn the gây kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể. Với đường niệu, nó gây hư hại đặc biệt cho thận và toàn thân, gây rối loạn chức năng.
Không những vậy, nhiều cửa hàng bán bánh đúc thường không được bảo quản sạch sẽ, bánh được bày trong mẹt, dùng tay để bóc bánh mà không có dụng cụ riêng, không che đậy bánh cẩn thận. Bánh đúc do vậy dễ mắc vi khuẩn gây hại cho sức khỏe, nhất là đường tiêu hóa.
Ăn bánh đúc có tốt không?
Trong bánh đúc chủ yếu là bột gạo tẻ và lạc, chất dinh dưỡng trong 2 nguyên liệu này phần lớn là tinh bột, vitamin B3, đồng, chất đạm và chất béo. Nhìn vào chất dinh dưỡng có trong bánh đúc bạn sẽ nghĩ rằng: “Chà, loại bánh này chứa khá nhiều các chất dinh dưỡng cho cơ thể đấy chứ?”
Nhưng thực tế thì lượng tinh bột trong bánh đúc chiếm “ưu thế” hơn, mặc dù có chất béo và chất đạm nhưng rất ít, không thể cung cấp đủ cho cơ thể. Nếu lựa chọn bánh đúng là món ăn thanh đạm đổi bữa thì đây là một lựa chọn tốt, lúc này bánh đúc TỐT cho sức khỏe.
Còn nếu bạn có ý định ăn bánh đúc để thay thế bữa chính sau khi tìm hiểu bánh đúc có chứa bao nhiêu calo thì việc này chắc chắn KHÔNG TỐT. Ngay cả khi bạn thắc mắc ăn nhiều bánh đúc có tốt không thì đáp án sẽ là KHÔNG TỐT vì:
+ Bánh đúng không thể cung cấp tất cả những chất dinh dưỡng cơ thể cần, ăn bánh đúc và không ăn món ăn khác sẽ khiến cơ thể bạn bị mất cân bằng dinh dưỡng.
+ Ăn nhiều bánh đúc (chứa tinh bột không nguyên cám) sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ăn bánh đúc có béo không?
Để biết được việc ăn bánh đúc có béo không? trước tiên các bạn cần phải tìm hiểu về lượng calo của bánh đúc. Theo đó, nguyên liệu chính để làm bánh đúc là bột gạo tẻ một số nơi sẽ thêm lạc vào bánh, đồng thời sử dụng thịt, mộc nhĩ băm để ăn cùng bánh. Món bánh này hấp dẫn với hương vị khá giản dị, nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, do mỗi nơi lại có những cách thức làm bánh đúc khác nhau có nơi làm bánh đúc mặn, có nơi làm bánh đúc ngọt và các nguyên liệu ăn kèm khác nhau. Vì vậy lượng calo trong bánh đúc cũng sẽ thay đổi, cụ thể:
- 100g bánh đúc lạc chứa khoảng 285 calo
- 100g bánh đúc trắng là 270 calo
- 100g bánh đúc mặn: 290 calo
- 1 bát bánh đúc nóng(ăn kèm thịt, mộc nhĩ, nước dùng và rau mùi) chứa khoảng 485 calo
Với hàm lượng calo được phân tích ở trên thì đáp án của câu hỏi ăn bánh đúc có béo không? Câu trả lời là có. Bởi thông thường thì một người trưởng thành sẽ cần phải nạp khoảng 2000 calo/ngày, trong trường hợp nếu bạn ăn 3 bữa chính thì mỗi bữa cần cung cấp khoảng 677 calo cho cơ thể. Trong khi đó, để ăn no 1 bữa bánh đúc, bạn sẽ cần ăn khoảng 300 calo. Lúc này mức năng lượng mà bạn nạp vào cơ thể là khoảng 810 calo. Từ đó có thể thấy lượng calo cần nạp cho 1 bữa thấp hơn mức năng lượng của 1 bữa ăn no cùng bánh đúc rất nhiều.
Nói tóm lại là ăn bánh đúc gây béo, nhưng nếu bạn không thể từ chối sự quyến rũ của những món ăn này, khi ăn bạn cần ghi nhớ một vài điều sau:
Không ăn bánh đúc nếu không rõ nguồn gốc, vì hiện nay nhiều cơ sở sản xuất bánh đúc bị phát hiện có sử dụng hàn the – một hợp chất hóa học cực nguy hiểm với sức khỏe.
Bạn không nên ăn quá nhiều bánh đúc, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 300 – 400g bánh.
Tốt nhất bạn nên tự làm bánh đúc tại nhà để đảm bảo vệ sinh và an toàn
Để đảm bảo dinh dưỡng bạn có thể ăn bánh đúc kết hợp với các thực phẩm chứa chất béo, đạm và chất xơ tốt để cân bằng các chất trong cơ thể.
Tổng kết
Bánh đúc Huế dẻo mềm, thơm ngon ăn kèm với mắm nêm đậm đà thì khỏi phải chê. Với 5 công thức làm bánh đúc Huế cực kì độc đáo và lạ miệng được cập nhật mới nhất tháng 11/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!