Updated at: 31-10-2022 - By: Hoàng Cường

Bánh cuốn là một món bánh khá được yêu thích bởi nhiều người. Tuy nhiên để làm được món bánh cuốn theo cách truyền thống thì tốn khá nhiều thời gian và công sức để chế biến. Hôm nay chúng tôi sẽ mách bạn cách làm bánh cuốn gạo lứt cực kỳ đơn giản vừa ngon lại vừa healthy, cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 6 Cách làm bánh cuốn gạo lứt cập nhật mới nhất 03/2024.

Vậy gạo lứt là gì?

Gạo lứt là loại gạo được xay xát chỉ bỏ đi lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám điều này giúp cho gạo lứt còn giữ được rất nhiều các nguyên tố vi lượng cũng như một số khoáng chất hiếm mà trong gạo trắng không có. Cái tên gạo lứt được sử dụng chủ yếu ở miền nam nước ta còn miền bắc thì thường được gọi là gạo lật. Trong gạo lứt chứa rất nhiều tinh bột tốt, chất xơ, đạm và các khoáng chất như magie, canxi, sắt…

Hiện nay trên thị trường có 4 gọi gạo lứt gồm có gạo lứt tẻ, gạo lứt nếp, gạo lứt đỏ, gạo lứt đen. Ngoài việc dùng để nấu thành cơm dùng trong các bữa ăn thì gạo lứt còn được dùng để pha trà và đặc biệt hơn nữa thì gần đây xuất hiện một thức uống khiến cho giới trẻ điên đảo, đặc biệt là các cô nàng quan tâm tới vóc dáng cũng như sức khoẻ của mình đó là trà sữa gạo lứt rang.

Lợi ích của gạo lứt

  • Tốt cho tim mạch
    Theo các nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy dùng gạo lứt giúp giảm xơ vữa động mạch, giúp giảm viêm và nguy cơ bệnh tim mạch.3
  • Giảm cholesterol xấu
    Một nghiên cứu vào năm 2005 đã chỉ ra rằng dầu cám gạo có trong gạo lứt giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể và cung cấp nhiều cholesterol tốt giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ.
  • Giảm nguy cơ ung thư
    Tạp chí Dịch tễ học Ung thư, Các dấu chuẩn và Phòng ngừa vào năm 2000 chỉ ra rằng gạo lứt có chứa các hợp chất có đặc tính ngăn ngừa ung thư. Vì vậy dùng gạo lứt thay cho gạo trắng sẽ ngăn ngừa ung thư tốt hơn.
    Giảm nguy cơ tiểu đường và kiểm soát cân nặng
    Theo tạp chí Dịch tễ học vào năm 2006 thì tổng lượng đường giải phóng từ gạo lứt thấp hơn 23,7% so với gạo trắng. Ngoài ra gạo lứt chứa nhiều chất xơ, dầu cám gạo, axit phytic, polyphenol nên có nhiều lợi ích đối với các bệnh nhân tiểu đường và tăng đường huyết.
  • Tốt cho xương và ruột
    Gạo lứt chứa rất nhiều magie điều này giúp cho xương của chúng ta chắc khoẻ. Magie còn rất cần thiết trong việc chuyển hoá vitamin D thành dạng hoạt hoá giúp cơ thể hấp thu canxi, hỗ trợ sự hình thành xương và ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
  • Hỗ trợ tiêu hoá
    Trong gạo lứt có rất nhiều chất xơ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình tiêu hoá, giúp cơ thể không bị rơi vào tình trạng táo bón.
  • Giúp kiểm soát calo và cân nặng
    Nước gạo lứt có lượng calo thấp và lượng chất xơ cao, khiến ta no lâu.Điều này sẽ giúp kiểm soát calo và cân nặng hiệu quả.
  • Giúp giảm stress và chống quá trình oxy hoá
    Trong nước gạo lứt có rất nhiều vitamin và thành phần chống oxy hoá, nên sẽ giúp cơ thể thư giãn một cách nhẹ nhàng, loại bỏ hết căng thẳng ra khỏi cơ thể khi uống.
  • Giúp làn da khoẻ mạnh
    Khi dùng nước gạo lứt da của bạn sẽ được khoẻ mạnh và loại bỏ nhiều độc tố.Bởi vì trong thành phần của nước gạo lứt có rất nhiều chất xơ, vitamin, chất khoáng và nguyên tố vi lượng.

Tổng hợp 6 Cách làm bánh cuốn gạo lứt cập nhật 03/2024

1. Cách làm bánh cuốn gạo lứt đơn giản tại nhà, ít calo mà ngon khó cưỡng

Nguyên liệu làm Bánh cuốn gạo lứt cho 2 người

  • Bánh tráng gạo lứt 100 gr
  • Thịt heo xay 100 gr
  • Trứng gà 1 quả
  • Nấm mèo khô 30 gr
  • Nấm hương khô 30 gr
  • Hành tím 5 củ
  • Hành phi 50 gr
  • Tỏi 3 tép
  • Ớt 3 trái
  • Chanh 1 trái
  • Dầu ăn 1 ít
  • Nước mắm 1 muỗng canh
  • Gia vị thông dụng 1 ít (đường/ hạt nêm/ bột ngọt)

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua thịt heo tươi ngon

  • Để chọn mua thịt heo tươi ngon, chất lượng thì đầu tiên nên chọn những miếng thịt có phần nạc màu hồng nhạt, mỡ có màu trắng đục. Phần mỡ và nạc dính liền với nhau chứ không bị rời rạc.
  • Kế đến, nên chọn những miếng thịt mà dùng tay ấn nhẹ thấy thịt có độ đàn hồi, bề mặt thịt khô ráo. Khi ngửi thì thấy mùi thịt heo đặc trưng chứ không bị hôi, tanh.
  • Không nên chọn mua thịt heo có màu sắc nhợt nhạt, trên bề mặt thịt có vết thâm, đen hoặc thịt bị nhớt. Đây là dấu hiệu thịt đã để lâu, bị ôi

Cách chọn mua nấm hương (nấm đông cô) khô đúng chuẩn

  • Đầu tiên, để chọn mua nấm hương khô bạn nên quan sát màu sắc của nấm hương. Phần mũ nấm hương nên có màu nâu sáng, khi cầm thấy nhẹ tay.
  • Kế đến, nên ưu tiên chọn những cây nấm mà phần thân và phần mũ dính chặt chứ không bị đứt gãy. Nấm khô ráo và có mùi thơm đặc trưng.
  • Tránh chọn mua nấm hương có mùi ẩm ốc, mũ nấm sẫm màu hoặc xuất hiện các vết mốc trắng nhé!

Cách chọn mua mộc nhĩ (nấm mèo) khô ngon

  • Với nấm mèo, bạn đặc biệt nên chọn mua và sử dụng nấm mèo khô vì trong nấm mèo tươi có chứa hợp chất có thể gây rát da, gây dị ứng hay thậm chí là hoại tử da.
  • Để chọn mua nấm mèo khô chất lượng thì bạn nên ưu tiên chọn nấm có tai dày, to. Mặt trên của nấm có màu hổ phách và hơi bóng nhẹ, mặt dưới thì có màu nâu xám.
  • Không nên chọn mua nấm mèo mà mặt trên có màu đen sẫm vì thường loại nấm này sau khi ngâm sẽ bị bở chứ không giòn, dai.

Nguyên liệu món ăn bánh cuốn gạo lứt

Dụng cụ thực hiện

  • Nồi xửng hấp, chảo, dao, thớt, chén, muỗng,…

Cách chế biến Bánh cuốn gạo lứt

Sơ chế nguyên liệu

Cho nấm mèo và nấm hương vào tô, cho nước vào xâm xấp mặt sau đó ngâm trong vòng 15 phút để nấm nở mềm. Sau khi ngâm mềm rồi thì vớt nấm ra, cắt bỏ phần gốc rồi rửa sạch lại và băm nhỏ.

Cắt bỏ phần gốc của hành tím rồi lột vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng. Tỏi cắt bỏ gốc và lột vỏ, ớt thì nhặt bỏ cuống sau đó lần lượt rửa sạch và băm nhuyễn.

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu Bánh cuốn gạo lứtBước 1 Sơ chế nguyên liệu Bánh cuốn gạo lứtBước 1 Sơ chế nguyên liệu Bánh cuốn gạo lứtBước 1 Sơ chế nguyên liệu Bánh cuốn gạo lứt

Làm nhân bánh cuốn

Cho thịt heo xay ra tô và ướp thịt heo cùng với hỗn hợp gia vị gồm: hành tím cắt lát, nấm mèo, nấm hương băm nhỏ, 1 muỗng canh hạt nêm và 1 muỗng cà phê bột ngọt. Dùng muỗng trộn đều và để ướp từ 5 – 10 phút để thịt ngấm đều gia vị.

Kế đến, bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo và bật lửa lớn. Dầu ăn nóng thì cho toàn bộ hỗn hợp thịt heo đã ướp vào đảo đều tay khoảng 5 – 10 phút đến khi thấy thịt chín, săn lại thì tắt bếp và cho thịt ra tô để làm nhân bánh.

Bước 2 Làm nhân bánh cuốn Bánh cuốn gạo lứtBước 2 Làm nhân bánh cuốn Bánh cuốn gạo lứt

Làm bánh cuốn gạo lứt thường

Chuẩn bị 1 cái thớt hoặc dĩa để cuốn bánh rồi quét 1 lớp dầu ăn mỏng lên trên bề mặt để bánh tráng không bị dính.

Nhúng bánh tráng gạo lứt qua nước sạch và đợi tầm 20 giây để bánh mềm sau đó trải đều ra mặt thớt đã bôi dầu

Dùng muỗng múc nhân bánh cho vào bánh tráng rồi cuốn lại và cho ra dĩa. Tương tự như vậy, làm lần lượt với những miếng bánh tráng còn lại cho đến khi xong hết toàn bộ.

Sau khi cuốn xong thì cho dĩa bánh cuốn vừa rồi vào nồi xửng hấp khoảng 10 phút để bánh chín. Cuối cùng, lấy dĩa bánh ra và rắc thêm một chút hành phi lên trên là hoàn thành.

Bước 3 Làm bánh cuốn gạo lứt thường Bánh cuốn gạo lứtBước 3 Làm bánh cuốn gạo lứt thường Bánh cuốn gạo lứtBước 3 Làm bánh cuốn gạo lứt thường Bánh cuốn gạo lứtBước 3 Làm bánh cuốn gạo lứt thường Bánh cuốn gạo lứt

Làm bánh cuốn gạo lứt trứng

Bắc chảo chống dính lên bếp, sau đó phết một lớp dầu ăn mỏng vào chảo và bật lửa nhỏ.

Bánh tráng để nguyên miếng rồi ngâm qua nước sạch cho mềm rồi cho vào chảo. Tiếp theo đập trứng vào, dùng muỗng trải đều trứng ra mặt bánh và đậy nắp lại tầm 3 – 5 phút cho chín trứng.

Sau khi trứng đã chín thì thêm nhân bánh vào, cuốn bánh lại tương tự như lúc nãy rồi cho ra dĩa và rắc thêm 1 chút hành phi nữa là xong.

Bước 4 Làm bánh cuốn gạo lứt trứng Bánh cuốn gạo lứtBước 4 Làm bánh cuốn gạo lứt trứng Bánh cuốn gạo lứtBước 4 Làm bánh cuốn gạo lứt trứng Bánh cuốn gạo lứtBước 4 Làm bánh cuốn gạo lứt trứng Bánh cuốn gạo lứt

Pha nước chấm

Nước chấm ăn kèm với bánh cuốn sẽ pha từ nước mắm và nước ấm theo tỉ lệ 2:1. Sau đó, thêm vào 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường và nước cốt của 1 trái chanh.

Tiếp đó, dùng muỗng khuấy đều để đường tan hết rồi cho toàn bộ tỏi, ớt đã băm nhuyễn vào là được. Nêm nếm lại nước chấm cho phù hợp với khẩu vị nhé!

Bước 5 Pha nước chấm Bánh cuốn gạo lứt

Thành phẩm

Bánh cuốn gạo lứt có màu hồng nhạt rất bắt mắt. Cắn một miếng có thể cảm nhận lớp vỏ bánh mềm, dai dai ăn kèm cùng với nhân thịt, nấm thơm béo và nước chấm chua ngọt rất vừa miệng.

Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một ít rau sống để ăn kèm cũng rất ngon đấy nhé!

Bước 6 Thành phẩm Bánh cuốn gạo lứtBước 6 Thành phẩm Bánh cuốn gạo lứt

2. Món bánh cuốn gạo lứt vừa ngon vừa mới lạ

Nguyên liệu làm món bánh cuốn gạo lứt mới lạ:

  • 250 gr bột gạo lứt trắng.
  • 250 gr bột gạo lứt đỏ.
  • 1 thìa súp mè đen.
  • 1 lít nước.
  • 1 thìa cà phê muối.
  • 5 tai nấm mèo.
  • 100 gr thịt xay.
  • 4 củ hành để làm nhân bánh.

Cách làm mới lạ:

Bước 1:

  • Cho nước, bột, mè trộn đều, vì là bột khô nên ngâm từ đêm và đến sáng thì làm, riêng mè đen thì lúc tráng bánh mới cho vào.
  • Lấy nồi chuyên tráng bánh cho nước vào nồi ( khoảng nửa nồi) cho khuôn vải lên, đậy nắp và đun sôi nước.
Trộn bột làm bánh

Trộn bột làm bánh

Bước 2:

  • Khi nồi nước sôi thì lấy 2/3 môi bột đã pha đổ trên khuôn vải và nhanh tay dàn mỏng và đều trên khuôn.
  • Sau khi đậy vung nồi khoảng 1 phút thì hơi bốc lên, mở vung, nhẹ nhàng lấy ống tre và lăn bánh lên.
  • Và lại làm tiếp bánh khác.
Tráng bánh

Tráng bánh

Bước 3:

  • Thoa một chút dầu ăn trên đĩa để khỏi dính đĩa và trải bánh lên đĩa.
  • Cuốn với nhân mộc nhĩ, thịt băm đã xào chín với hành củ.
  • Món bánh cuốn này đã xong, chấm với nước mắm pha chanh đường, tỏi, ớt và tiêu như các loại nước mắm chấm khác. Ăn kèm rau thơm, rau mùi hoặc thêm rau cải non. Bánh cuốn không thể thiếu hành khô chiên thơm.

Thưởng thức bánh cuốn gạo lứt

Thưởng thức bánh cuốn gạo lứt

3. Bánh cuốn gạo lứt đỏ tự làm tại nhà

Chuẩn bị làm bánh cuốn gạo lứt đỏ tại nhà nào:

– 150gr bột gạo lứt đỏ

– 100 gr bột năng

– 850 ml nước

– 3 muỗng canh dầu ăn

– 1 muỗng café muối

– Phần nhân gồm thịt băm và 3 tai nấm mèo lớn (ăn số 7 thì không cần).

Vì vỏ cám gạo có dầu cám, dễ bở bánh, nên trán dày hơn bánh gạo trắng một chút.

Ngâm gạo, xay như làm bánh đúc hay bánh răng bừa, cho chút muối và chút bột đao cho dễ liên kết dai bánh.

Bánh cuốn gạo lứt ngon, ngọt, béo ngậy rất rễ ăn cho những người bệnh ăn số 7 lâu ngày muốn đổi món.

Bánh cuốn gạo lứt

Bánh cuốn gạo lứt

Bắt tay làm bánh cuốn gạo lứt nha:

Bước 1:

Cứ 3 phần bột gạo lứt thì 2 phần bột năng nếu các ấy muốn bánh dai và trắng thì pha tỉ lệ như nhau cũng được.

Bước 2:

Cho nước vào ngâm bột gạo lứt trong 20 phút, sau đó gạn nước bỏ đi thay bằng nước mới, bước này để tránh bột bị hôi.

Bước 3:

Băm nhuyễn nấm mèo rồi trộn chung với thịt băm. Các ấy ướp tiêu, bột nêm và nước tương theo khẩu vị vừa ăn là được. Đem đi xào chín chuẩn bị cuốn bánh.

Bước 4:

Sau khi thay nước mới , cho thêm dầu ăn và muối vào quậy thật đều nhé.

Bước 5:

Múc từng muỗng bột láng cho đều bề mặt chảo rồi đậy nắp chờ bánh chín, cho nhân vào rồi dùng đũa cuốn, nếu không các ấy có thể nhấc chảo ra chờ bột khô rồi dùng tay cuốn nhé.

Trước khi ăn, đừng quên phi hành khô thật thơm rắc lên trên nhé.

Bánh cuốn đương nhiên không thêt thiếu nước chấm pha với quất/giấm và đường, ăn kèm với rau sống và chả nữa.

4. Cách làm bánh cuốn gạo lứt siêu ngon mà không ngán

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh cuốn gạo lứt

Bánh cuốn gạo lứt cũng giống như bánh cuốn truyền thống, việc chuẩn bị nguyên liệu vô cùng quan trọng. Cách làm bánh cuốn gạo lứt đơn giản nhất bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:

Gạo lứt

Gạo lứt làm bánh cuốn có thể là loại gạo lứt đen, gạo lứt đỏ huyết rồng. Tuy nhiên, lưu ý dành cho bạn nên chọn loại gạo được xay xát từ thóc cũ (thóc của vụ trước). Đây là cách để hạn chế bớt nhựa ở gạo mới, qua đó giúp bánh trở lên dai, nở đều. Việc nhựa gạo quá nhiều sẽ dẫn đến bánh bị kết dính.

Chọn gạo lứt huyết rồng làm bánh phải có độ khô, nên chọn gạo từ thóc cũ để tránh bị quá nhiều nhựa

Bạn cũng không nên chọn gạo lứt quá dẻo như gạo tám bởi chúng sẽ khiến bánh trở lên dính, không đảm bảo độ dai của bánh. Khâu chọn gạo rất quan trọng nên bạn cần đặc biệt chú ý.

Thịt ba chỉ

Bánh cuốn gạo lứt muốn ăn ngon, không ngán nên chọn làm nhân thịt, mộc nhĩ. Bạn sẽ có được cho mình món bánh cuốn cực ngon miệng mà không quá nhiều calo. Khâu chọn thịt cũng vô cùng quan trọng, bạn cần chú ý như sau:

  • Chọn thịt có phần mỡ màu trắng đục, nạc màu hồng
  • Thịt phải đảm bảo độ tươi, có độ đàn hồi tốt.
  • Thịt cần đảm bảo ngon, sạch để có được nhân bánh chất lượng nhất.

Các gia vị khác

Ngoài 2 nguyên liệu chính là gạo và thịt thì sự xuất hiện của các nguyên liệu khác cũng vô cùng quan trọng. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ gồm:

  • bột năng (hoặc bột sắn) để tạo độ dai cho bánh.
  • Mộc nhĩ, nấm hương, hành khô để xào săn cùng thịt ba chỉ tạo nhân
  • Muối, nước mắm, ớt, rau thơm, chanh, tỏi, đường và chả để tạo nước mắm chấm và ăn kèm bánh.

Cách làm bánh cuốn gạo lứt ngon chuẩn tại nhà

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu kể trên, bạn bắt đầu làm bánh cuốn. Món ăn này không quá phức tạp, tuy nhiên thời gian chuẩn bị hơi lâu nên bạn cần chú ý bố trí sao cho hợp lý nhất. Các khâu trong việc thực hiện làm bánh cuốn gạo lứt bao gồm:

Chuẩn bị bột bánh

Bánh cuốn gạo lứt bạn có thể chuẩn bị bánh theo 2 cách như sau:

Chuẩn bị bột bánh từ gạo

Nếu bạn không có sẵn bột gạo lứt bạn có thể tự làm bột từ gạo. Cụ thể như sau:

  • Ngâm gạo lứt với nước lạnh khoảng 3-4 tiếng
  • Xay gạo ngâm thành bột ướt, lưu ý quá trình xay châm thêm nước vừa đủ để bột bánh có thể mịn, không bị vón cục.
  • Ngâm bột gạo khoang 4-5 tiếng hoặc qua đêm.

Chuẩn bị bột bánh cuốn từ bột gạo

Nếu bạn có sẵn bột gạo lứt, cách chuẩn bị sẽ tiện hơn rất nhiều so với gạo. Bột gạo lứt có thể pha giữa gạo lứt trắng và gạo lứt đỏ. Bạn trộn đều và ngâm chúng cùng nước sạch trong khoảng 4-5 tiếng hoặc tốt nhất nên để qua đêm. Lúc này, bột nở hết bánh sẽ mịn, dai hơn.

Ngâm bột gạo lứt qua đêm để bột nở hết, bánh mịn và dai hơn

Bạn lưu ý trong quá trình ngâm bột nên cho 1 thìa muối, 1 ít bột năng. Cách này sẽ giúp bột không bị chua, tạo độ kết dính và độ dai tốt hơn cho bột khi làm bánh.

Chuẩn bị nhân bánh

Với khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu nhân bánh là dạng nhân thịt mộc nhĩ. Phần nhân bánh chuẩn bị khá đơn giản như sau:

  • Nấm hương, mộc nhĩ mang ngâm nước nóng cho nở hết. Sau đó cắt bỏ phần gốc già, thái nhỏ dạng sợi.
  • Thịt ba chỉ bỏ bì, làm sạch, rửa với muối trắng để khử bớt mùi hôi, cho miếng thịt sạch và an toàn hơn. Mang thịt băm nhỏ hoặc có thể sử dụng máy xay để xay nhuyễn thịt.
  • Hành, tỏi băm nhuyễn.
  • Bạn phi thơm hành, tỏi với dầu ăn. Sau đó cho thịt đã băm nhuyễn vào đảo đều, xào săn lại. Sau đó đổ ra bát sạch.
  • Bạn tiếp tục xào mộc nhĩ, nấm hương có thể thêm hành tây nếu muốn. Bạn xào săn, đổ phần thịt đã xào vào đảo đều cho nước mắm, hạt nêm vừa miệng.

Lưu ý: Nhân bạn không nên làm quá mặn bởi bánh còn chấm, nên làm nhạt để bánh ngon hơn.

Chuẩn bị nhân bánh với thịt, mộc nhĩ, nấm hương vừa miệng

Tráng bánh

Sau khi đã có nhân bánh, bạn tiến hành tráng bánh. Bánh có thể tráng bằng nồi chuyên dụng sử dụng hơi cùng bộ tráng. Bạn cũng có thể sử dụng chảo chống dính.

Ngày nay, với nhu cầu ngày một đông về cách làm bánh cuốn gạo lứt cũng như bánh cuốn truyền thống tại nhà nên thiết bị tráng bánh cũng được bày bán nhiều hơn với giá khá rẻ. Bạn có thể mua bộ tráng bánh gồm vải màn, khung trang và sử dụng trên chiếc nồi bình thường, miễn sao bọc kín để có hơi qua tấm vải tráng bánh.

Tráng bánh mỏng và nên sử dụng dụng cụ tráng chuyên dụng

Bạn đổ nước vào nồi, đun sôi đến khi hơi bốc lên thì bắt đầu lấy bột. Bột bánh dùng 1 lượng nhỏ đủ để tráng 1 lớp mỏng trong khuôn tráng bánh. Bạn đậy vung khoảng 1 phút thì dùng đũa dài lấy bánh.

Bánh sau khi tráng được lấy ra mâm hoặc đĩa, dụng cụ đặt bánh này sẽ được bôi 1 lớp dầu ăn mỏng để chống dính. Lúc này, bạn lấy nhân bánh đã chuẩn bị, cho 1 thìa nhỏ vào giữa và cuộn bánh lại theo hình tròn. Như vậy, bạn đã hoàn thành được một chiếc bánh, tiếp tục thực hiện cho đến khi hết bột.

Bạn lưu ý: Tráng bánh phải đều tay, khi lật lấy bánh nhẹ nhàng tránh rách bánh. Bạn nên đảo bột trong quá trình tráng để tránh việc bột lắng, vón cục.

Thành phẩm của bánh cuốn gạo lứt

Cách làm bánh cuốn gạo lứt thành công là bạn phải cho ra thành phẩm với đủ các tiêu chuẩn như sau:

  • Bánh có màu hơi hồng
  • Bánh có độ dai nhất định
  • Bánh mịn, chín đều
  • Bánh ăn có vị đậm đà.

Bạn nên pha nước mắm chua ngọt để chấm bánh. Nước mắm nhạt không quá chua để cảm nhận vị bánh được tốt nhất.

Thành phẩm của bánh cuốn gạo lứt ngon, dai và lạ miệng

5. CÁCH LÀM BÁNH CUỐN GẠO LỨT TỪ BỘT

Nguyên liệu chuẩn bị

Nguyên liệu làm bánh

Nguyên liệu làm bánh cuốn gạo lứt

  • Gạo lứt: 500gr
  • Gạo tẻ: 100gr

Nguyên liệu làm nhân

  • Nấm đông cô: 4 nấm
  • Nấm mèo: 15gr
  • Thịt gà xay: 500gr
  • Các gia vị: hạt nêm, muối, tiêu xay

Pha bột bánh cuốn gạo lứt

Cách pha bột bánh cuốn gạo lứt

Gạo lứt và gạo tẻ mọi người ngâm khoảng 2 tiếng cho mềm, sau đó mọi người cho vào máy để xay thành bột nước (mọi người dùng gạo lứt và gạo tẻ để bánh làm ra mềm, nếu dùng gạo lứt không thì bánh sẽ bị cứng). Sau khi xay thành bột nước xong, bột lúc này khá là đặt mọi người cho nước ấm 45 độ C vào. Pha thành hỗn hợp bột không quá lỏng hay quá đặc là được.

Hoặc có 1 cách làm bột bánh cuốn nữa mọi người pha 145gr bột năng với 35gr bột khoai tây, 70g bột sắn đây trộn đều. Sau đó cho 750ml nước ấm vào và khuấy đều. Còn phần bột gạo lứt mọi người dung 150gr cho ra tô riêng, sau đó cho 250ml nước sôi vào và tiến hành trộn đều. Trộn đều xong mọi người cho bột gạo lứt vào cùng với tô bột ở trên và tiến hành nhồi bóp cho các loại bột tan hoà quyện với nhau. Cuối cùng đổ bột qua rây để rây cho mịn và để bột nghỉ 4-5 tiếng.

Làm nhân bánh cuốn gạo lứt

Nấm mèo và nấm đông cô mọi người cho ra tô, rồi cho nước ấm vào ngâm trong khoảng 15 phút cho nấm nở mềm.

Sau đó cắt nấm đông cô thành từng miếng nhỏ. Nấm mèo cắt bỏ phần cuống. Cho nấm mèo và nấm đông cô vào máy xay nhuyễn. Mọi người cũng có thể băm nhỏ.

Còn hành tây lọt vỏ khô bên ngoài cắt miếng, rồi cho vào máy xay nhỏ.

Bắt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng cho 500gr thịt gà xay vào xào. Xào đến khi thịt gà xăn thì cho vào 1 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu xay.

Tiếp tục xào cho thịt gà chín cho nấm và hành tây vào xào cùng. Xào cho các nguyên liệu chín, khô ráo thì tắt bếp

Đổ bánh cuốn gạo lứt

Cách làm bánh cuốn gạo lứt

Mọi người đổ nước vào nồi, căng khuôn lên trên miệng nồi (mọi người có thể tìm mua được khuôn này rất dễ dàng). Khi nước trong nồi đã sôi, khuôn nóng, mọi người dùng vá khuấy đều bột, rồi múc vá bột đổ lên khuôn sau đó quay để tạo thành chiếc bánh hình tròn. Đậy nắp lại khoảng 1-2 phút là bánh chín, mọi người dùng thanh bẹp lấy ra. Lấy bánh ra xong mọi người lấy phần nhân đã làm ở trên cho vào giữa bánh rồi cuốn lại, như vậy là mọi người đã hoàn thiện được chiếc bánh cuốn gạo lứt.

Bánh cuốn gạo lứt ngon

Mọi người có thể đổ bánh cuốn bằng chảo. Mọi người cho vào bột 1 muỗng canh dầu ăn khuấy đều. Bắt chảo chống dính lên bếp, để cho chảo nóng, dùng vá múc bột đổ vào và lắt cho bột dàn đều ra lòng chảo. Sau đó đậy nắp lại nấu 2-3 phút cho bánh chín sau đó cho ra dĩa. Tương tự như vậy mọi người làm những chiếc bánh cuốn gạo lứt khác.

Làm thành phẩm bánh cuốn

Mọi người cho bánh cuốn cuốn nhân ra đĩa, dùng kéo cắt thành từng khúc vừa ăn. Tiếp đến cho giá, rau quế cắt nhỏ, hành phi, chả lụa lên và chan nước mắm chua ngọt vào thưởng thức.

6. CÁCH LÀM BÁNH CUỐN GẠO LỨT BẰNG BÁNH TRÁNG GẠO LỨT

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Bánh tráng gạo lứt cuốn
  • Thịt xay
  • Tôm
  • Nấm mèo
  • Củ sắn
  • Dầu hành
  • Các loại gia vị thông thường trong nhà bếp

Làm nhân

Sơ chế nguyên liệu làm nhân

Củ sắn gọt bỏ vỏ, sau đó cắt sợi nhỏ, rồi cho muối vào ngâm khoảng 5-10 phút. Sau khi ngâm vắt củ sắn thật khô, để khi xào nhân không bị ra nhiều nước. Sau đó cho củ sắn vào máy xay sinh tố xay cho nhỏ vừa, đừng xay mịn.

Nấm mèo mọi người ngâm nước cho nở mềm, sau đó rửa sạch, rồi cắt sợi băm nhỏ.

Tỏi băm nhỏ

Xào nhân bánh cuốn gạo lứt

Làm nhân bánh cuốn gạo lứt

Mọi người bắt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng cho tỏi vào phi thơm. Khi tỏi thơm cho thịt heo xay vào xào. Xào đến khi thịt xăn lại cho củ sắn vào, tiếp đến nêm nếm vào hạt nêm, đường, tiêu xay mì chính và đảo đều. Cuối cùng cho nấm mèo vào và tiếp tục xào cho hỗn hợp nhân chín và khô ráo, cho ra đĩa.

Cuốn bánh

Cách làm bánh cuốn gạo lứt từ bánh tráng gạo lứt

Cho bánh tráng gạo lứt ra mặt phẳng, thoa nước đều khắp bánh tráng, để bánh hơi mềm mọi người múc nhân đã xào cho lên trên rồi gói lại. Cuốn xong mọi người dùng dầu hành thoa đều khắp bên ngoài cuốn bánh để khi hấp không bị dính và có mùi thơm.

Hấp bánh

Bước tiếp theo trong cách làm bánh cuốn gạo lứt là hấp bánh. Bắt nồi nước lên bếp, đặt từng cuốn bánh vào xửng. Khi nồi nước sôi thì đặt xửng bánh vào và hấp khoảng 15-20 phút.

Làm nước mắm ăn bánh cuốn gạo lứt

Nguyên liệu để làm nước mắm ăn bánh cuốn có tỏi, ớt, giấm gạo lên men, đường, nước mắm. Tỏi, ớt mọi người băm nhỏ.

Mọi người cho vào chén 6 muỗng canh đường, 8 muỗng canh nước mắm, khuấy đều cho đường tan hoàn toàn. Sau đó cho vào 2 muỗng canh giấm, 4 muỗng nước đun sôi để nguội. Sau đó cho tỏi ớt băm vào.

Thưởng thức bánh cuốn gạo lứt từ bánh tráng

Cách làm bánh cuốn gạo lứt ngon

Cắt bánh cuốn gạo lứt thành từng miếng vừa ăn cho ra đĩa, cho chả Huế, chả lụa, giá, rau quế, hành phi lên trên, chan nước mắm chua ngọt vào thưởng thức.

Tải file PDF hướng dẫn Cách làm bánh cuốn gạo lứt

Tải ngay Cách làm bánh cuốn gạo lứt

Video hướng dẫn Cách làm bánh cuốn gạo lứt

YouTube video

Mua nguyên liệu Cách làm bánh cuốn gạo lứt ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu Cách làm bánh cuốn gạo lứt, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Tại sao ăn gạo lứt lại giảm cân?

Nhiều người thắc mắc tại sao ăn gạo lứt giảm cân nhanh đến vậy khi đây cũng là thực phẩm nằm trong nhóm tinh bột, mà tinh bột lại chính là “kẻ thù” của cân nặng.

Lý giải cho thắc mắc trên là vì gạo lứt mặc dù là tinh bột nhưng có chứa lượng calo thấp hơn so với những loại gạo khác, hơn nữa còn giàu chất xơ.

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong 100g gạo lứt trắng có chứa 121 calo, còn với gạo lứt đen chỉ chứa khoảng 101 calo. Lượng chất xơ có từ gạo lứt cao gấp 2 lần so với những loại gạo thông thường.

Do đó khi ăn gạo lứt, cơ thể sẽ tiêu hóa chậm hơn, tạo cảm giác no lâu và không thèm ăn vặt, hạn chế dung nạp calo dư thừa vào cơ thể. Bên cạnh đó, trong thành phần của gạo lứt có chứa nhiều vitamin, các yếu tố vi lượng để đào thải độc tố trong đường ruột ra bên ngoài.

Ngoài ra, các alpha lipoic acid có từ gạo lứt cũng giúp chuyển hóa hoạt chất hydratcarbon và các chất béo bên trong cơ thể. Từ đó loại bỏ nguy cơ tích tụ mỡ thừa, giữ đường huyết ổn định và giữ cho da luôn căng bóng, không chảy xệ sau quá trình tìm lại vóc dáng.

Ăn gạo lứt một thời gian bạn sẽ cảm nhận được bụng nhẹ nhàng hơn, cơ thể khỏe mạnh và hệ tiêu hóa làm việc tốt. Nhờ đó , các số đo cơ thể cũng được cải thiện tích cực nếu bạn có chế độ ăn khoa học, tuân thủ đúng các quy tắc giảm cân

Gạo lứt chứa ít calo, nhiều chất xơ giúp giảm cân hiệu quả

Gạo lứt chứa ít calo, nhiều chất xơ giúp giảm cân hiệu quả

(Hình minh họa - Sưu tầm)

(Hình minh họa – Sưu tầm)

Lưu ý khi ăn gạo lứt giảm cân

Khi chọn gạo nguyên cám cho thực đơn giảm cân, bạn cần chú ý đến một số điều quan trọng để đạt được hiệu quả làm đẹp tốt nhất.

1/ Ăn gạo lứt giảm cân bao nhiêu là tốt nhất?

Tuy rằng món cơm gạo lật mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe và vóc dáng, nhưng bạn chỉ nên ăn khoảng 3-5 bữa/tuần. Bởi chúng vốn khó tiêu hóa hơn nhiều so với gạo trắng, nếu lạm dụng sẽ gây ra tình trạng trướng bụng, ăn không ngon miệng.

Hơn nữa, lượng chất xơ dồi dào trong gạo lứt có thể là rào cản ngăn đường ruột hấp thu sắt và canxi, từ đó ảnh hưởng tới hệ cơ xương. Bạn sẽ thấy thường xuyên nhức mỏi khớp, vận động chậm chạp và yếu.

Đây là loại gạo nghèo chất đạm và chất béo, nếu cơ thể bị thiếu hụt 2 nhóm đó trong thời gian dài sẽ gây ra một số tác động tiêu cực như: rụng tóc, lão hóa sớm, huyết áp thấp, rối loạn nội tiết…

Nhìn chung, bạn tuyệt đối không được lạm dụng việc ăn cơm gạo lứt nếu không muốn cơ thể suy yếu.

Ăn bao nhiêu gạo lứt để giảm cân?

Ăn bao nhiêu gạo lứt để giảm cân?

2/ Ai không nên ăn gạo lứt giảm cân?

Các dưỡng chất trong gạo lứt sẽ trở thành một tác nhân gây hại cho cơ thể nếu dùng cho nhóm đối tượng dưới đây:

  • Người bệnh thận hoặc rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh, đang cho con bú.
  • Người bị viêm dạ dày, viêm đại tràng, có các khối u xơ đường ruột…
  • Người vừa mới ốm dậy hoặc vừa trải qua phẫu thuật/điều trị bệnh lý.

3/ Bảo quản gạo lứt đúng cách

Điều cuối cùng mà bạn cần nhớ chính là cách bảo quản gạo sao cho đúng, tránh để mối mọt hoặc ẩm mốc giảm giảm giá trị dinh dưỡng. Một vài gợi ý:

  • Mua với một lượng vừa phải (0,5-1kg/lần), tránh tích trữ quá nhiều.
  • Đựng gạo trong bình thủy tinh, có nắp đậy kín và để nơi cao ráo, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Không dùng tay ướt hay cốc ướt để đong gạo lứt.
  • Bạn có thể bỏ 1 tép tỏi vào bình đựng để tăng công hiệu diệt khuẩn.
Bảo quản gạo lứt cẩn thận

Bảo quản gạo lứt cẩn thận

Tổng kết

Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn Cách làm bánh cuốn gạo lứt cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 03/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

Rate this post