Updated at: 13-07-2022 - By: Hoàng Cường

Bánh căn Đà Nẵng là một món chiên rất hấp dẫn kết hợp giữa vị giòn tan của bánh với nhân tôm, trứng béo ngậy. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 cách làm bánh căn Đà Nẵng chuẩn vị hàng quán cập nhật mới nhất 04/2024.

Bánh căn là gì?

Bánh căn là một loại bánh phổ biến của Ninh Thuận, Bình Thuận. Sau này được phát triển ở vùng Nam Trung Bộ, đặc biệt ở các tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận. Bánh căn có hình dáng gần với bánh khọt ở các tỉnh phía Nam, nhưng cách làm hoàn toàn khác.

Bánh căn Đà Nẵng là gì?

Bánh căn Đà Nẵng có trên nhiều con phố Đà Nẵng như Cù Chính Lan, Nguyễn Chí Thanh, Huỳnh Thúc Kháng,… hay khu vực gần Tháp Bà, Nguyễn Trãi, du khách có thể thấy la liệt các hàng quán bánh căn. Bánh căn Đà Nẵng còn được gọi là bánh khọt của người miền Nam.

Lợi ích của bánh căn đối với sức khỏe

Nhân bánh bao gồm tôm, thịt rất giàu dinh dưỡng, trong đó có giá đậu xanh có chứa vitamin C và E, lượng calo thấp, dùng tốt cho người bị viêm thanh quản mất tiếng, mỏi cơ, người béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp,……

Ăn cùng với bánh căn là các loại rau như: diếp cá, rau húng, xà lách, cải xanh, cát lồi, đọt bứa, kim thất, lá vông, mã đề, tía tô, đọt xoài, đọt cách, đọt bằng lăng, lá lốt… Nhìn chung các loại rau ăn với bánh xèo tương đối giàu carotene, vitamin C và lượng muối khoáng cũng rất cao.

Cùng với việc góp phần thay đổi chế độ ăn theo chiều hướng tăng lượng rau xanh đa dạng sẽ làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng.

Tổng hợp 5 Cách làm bánh căn Đà Nẵng cập nhật 04/2024

Cách làm bánh căn Đà Nẵng giòn ngon béo ngậy chuẩn vị đơn giản

Nguyên liệu

  • Tôm 200 gr
  • Trứng cút 10 quả
  • Bột gạo 200 gr
  • Bột năng 100 gr
  • Đu đủ 100 gr
  • Tỏi băm 2 muỗng canh
  • Hành lá 3 nhánh
  • Giấm 2 muỗng canh
  • Nước mắm 12 muỗng canh
  • Dầu ăn 100 ml
  • Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ hạt nêm/ đường/ tiêu)

Cách chế biến Bánh căn Đà Nẵng

Trộn bột

Bạn trộn 200gr bột gạo với 100gr bột năng vào một cái tô đựng. Cho thêm vào tô bột 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu.

Kế đến đổ khoảng 450ml nước lọc vào tô, dùng đũa khuấy đều cho đến khi hỗn hợp bột tan ra hết.
Cuối cùng để bột nghỉ khoảng 1 tiếng.

Mách bạn: Bạn có thể cho thêm vào tô bột một ít hành lá cắt nhỏ tùy theo sở thích nhé.

Bước 1 Trộn bột Bánh căn Đà NẵngBước 1 Trộn bột Bánh căn Đà NẵngBước 1 Trộn bột Bánh căn Đà NẵngBước 1 Trộn bột Bánh căn Đà Nẵng

Sơ chế và ướp tôm

Tôm mua về để khử đi mùi tanh, sau khi lột bỏ đi phần đầu, vỏ, chân và chỉ tôm thì đem ngâm tôm trong nước muối loãng từ 2 – 3 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và để ráo.

Ướp tôm với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh đầu hành lá băm (hoặc thay bằng hành tím băm). Trộn đều và ướp trong vòng 30 phút cho tôm thấm gia vị.

Cách rút chỉ lưng tôm nhanh

  • Cách 1: Dùng mũi dao rạch 1 đường dọc sống lưng tôm rồi lấy chỉ tôm ra ngoài.
  • Cách 2: Đếm ngược từ đuôi tôm lên rãnh thứ 2, nối giữa 2 đốt vỏ tôm, xuyên tăm qua và kéo để rút chỉ tôm ra ngoài.
  • Cách 3: Lật ngửa tôm lên, dùng 1 tay giữ phần thân tôm, tay còn lại bóc 2 bên của đầu tôm rồi giữ chặt phần nối đầu và thân tôm, từ từ tách đầu tôm ra khỏi thân tôm. Lúc này chỉ tôm dính với phần phân ở đầu tôm nên sẽ được kéo ra theo.

Bước 2 Sơ chế và ướp tôm Bánh căn Đà NẵngBước 2 Sơ chế và ướp tôm Bánh căn Đà Nẵng

Làm đồ chua ăn kèm

Để làm phần đồ chua ăn kèm, đầu tiên đu đủ bạn gọt vỏ, bào sơi.

Kế đến cho khoảng 2 muỗng canh giấm, 2 muỗng canh đường vào tô đựng, khuấy đều cho đường tan ra. Sau đó bạn cho đu đủ đã bào sợi vào, trộn đều và ngâm khoảng 1 tiếng.

Mách bạn: Bạn có thể ngâm trước đu đủ với đường để đu đủ giòn hơn nhé.

Bước 3 Làm đồ chua ăn kèm Bánh căn Đà NẵngBước 3 Làm đồ chua ăn kèm Bánh căn Đà Nẵng

Làm nước chấm

Bạn cho lần lượt vào chén 10 muỗng canh nước mắm, 10 muỗng canh đường, 20 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh tỏi băm, 1/2 muỗng canh ớt băm, khuấy đều cho các nguyên liệu tan ra.

Bước 4 Làm nước chấm Bánh căn Đà NẵngBước 4 Làm nước chấm Bánh căn Đà Nẵng

Đổ bánh căn

Sử dụng chảo có các khuôn tròn nhỏ chuyên dùng cho các món bánh căn bánh khọt, bắc chảo lên bếp, đổ dầu ngập các ô trong chảo, đun nóng ở lửa nhỏ.

Khi thấy dầu bắt đầu sôi, bạn đổ từ từ hỗn hợp bột bánh vào các ô, tránh để tràn bột ra ngoài các ô nhé.

Tiếp theo cho đập vỡ trứng cút cho vào các ô bột, gắp theo khoảng 1 – 2 con tôm vào cùng. Đậy nắp lại và tiếp tục chiên ở lửa nhỏ trong vòng 2 phút.

Sau đó mở nắp ra và chiên thêm khoảng 2 phút đến khi thấy bánh vàng đều, tôm và trứng cút đã chín hết thì bạn gắp từng cái bánh dĩa (cót lót giấy thấm dầu) để cho ráo dầu.

Bước 5 Đổ bánh căn Bánh căn Đà NẵngBước 5 Đổ bánh căn Bánh căn Đà NẵngBước 5 Đổ bánh căn Bánh căn Đà Nẵng

Thành phẩm

Bánh căn nóng hổi, thơm lừng. Lớp vỏ giòn tan rôm rốp trong miệng, phần nhân với tôm tươi, ngọt thịt được nêm nếm đậm vị, trứng cút béo bùi. Đặc biệt chấm kèm bánh căn với nước mắm chua chua ngọt ngọt cùng đu đủ giòn, chua nhẹ làm cho món ăn không bị ngấy. Hãy cùng vào bếp để thử ngay món ăn này cho cuối tuần thêm thú vị nhé!

Bước 6 Thành phẩm Bánh căn Đà Nẵng

Cách làm bánh căn chuẩn vị Đà Nẵng

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 2 lạng tôm thịt
  • 10 trứng cút
  • 2 lạng bột gạo
  • 1 lạng bột năng
  • 1 lạng đu đủ
  • 2 muỗng tỏi băm
  • 3 nhánh hàng lá
  • 3 muỗng giấm
  • 12 muỗng nước mắm
  • 1 muỗng bột nghệ
  • 100ml dầu ăn
  • Gia vị: muối, hạt nêm, đường, tiêu

Cách chế biến

Bước 1: Làm hỗn hợp bột làm bánh

  • Trộn đều hỗn hợp gồm 200g bột gạo, 100g bột năng, 1 muỗng bột nghệ, hành lá, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu.
  • Cho tiếp 450ml nước lọc khuấy đều cho hỗn hợp tan hết.
  • Để bột nghỉ 1 tiếng.

Bước 2: Sơ chế và ướp tôm

  • Tôm mua về rửa sạch, lột bỏ đầu tôm rồi ngâm nước muối để khử mùi tanh.
  • Ướp tôm với 1 muỗng đường, 1 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng bột ngọt, 1 muỗng tỏi băm, 1 muỗng nước mắm, đầu hành băm trộn đều ướp trong 30 phút.

Bước 3: Làm đồ chua

  • Đu đủ lột vỏ, rửa sạch, bỏ hạt, bào sợi.
  • Ướp đu đủ với 2 muỗng canh giấm trong 1 tiếng.

Bước 4: Làm nước mắm

  • Cho 10 muỗng nước mắm, 10 muỗng đường, 1 muỗng nước cốt chanh, 20 muống nước lọc, 1 muỗng tỏi băm, nửa muỗng ớt băm khuấy đều.

Bước 5: Chiên bánh căn

  • Làm nóng chảo có các khuôn nhỏ chuyên dùng để làm bánh căn, bánh khọt.
  • Cho dầu ngập chảo, đợi dầu sôi thì cho bột vào từng ô
  • Đập trứng cút vào các ô, cho thêm tôm vào đậy nắp lại chiên khoảng 2 – 3 phút.
  • Mở nắp ra chiên tiếp 2 phút sao cho bánh vàng đều.
  • Gắp từng bánh ra dĩa lót giấy thấm dầu, để ráo dầu.

Thành phẩm

Bánh căn giòn rụm, tôm, trứng béo ngậy ăn cùng nước mắm chua chua ngọt ngọt kích thích vị giác vô cùng. Ăn kèm với đồ chua, rau sống, đồ chua và bánh tráng đảm bảo bạn sẽ ngất ngây trước độ ngon của nó.

Cách làm bánh căn Đà Nẵng – Ăn hoài không chán

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1kg gạo thơm
  • 1 chén cơm khô
  • 10 nhánh lá hẹ
  • 100gr tôm tươi
  • 50 quả trứng cút
  • 1 chén mắm, tiêu, muối, đường, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn…

Tất nhiên món bánh căn không thể thiếu các loại rau sống như xà lách, rau thơm, giá đỗ, dưa chuột, xoài xanh, ớt tươi, chanh tươi, hành lá, tỏi khô, ớt… cùng các dụng cụ nấu bếp như bếp than, khuôn bánh, tô, bát nhỏ…

Cách làm bánh căn Đà nẵng

Bước 1: Làm bột

Đầu tiên, bạn cần ngâm gạo sạch với cơm nguội trong vòng 1 đem. Sau đó, vo sạch phần nguyên liệu này rồi đem xay nhuyễn thành bột.

Phần bột sau khi xay xong, bạn đem ủ mịn. Khoảng 15 – 20 phút, bạn khuấy bột lên 1 lần để bột nở nước đều.

Bước 2: Làm dầu hẹ

Lá hẹ đem rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ. Cho phần lá hẹ đã sơ chế vào nồi nước sôi chần qua khoảng 1 phút rồi đổ nhanh ra rổ cho ráo nước. Nhúng lá hẹ qua nước lạnh để giữ nguyên màu xanh tự nhiên.

Đun nóng 1 lượng dầu vừa phải. Khi dầu nóng thì đổ phần lá hẹ vào. Lúc này, bạn đã thu được phần dầu hẹ có màu xanh tự nhiên, độ giòn nhất định và có mùi thơm tự nhiên.

Bước 3: Làm nước chấm bánh căn

Cho dầu vào chảo, dầu nóng thì cho hành tỏi băm nhuyễn vào phi thơm. Cho mắm nêm vào nấu cho sôi. Khi mắm sôi thì cho thêm nửa chén nước lọc vào nấu cùng. Cuối cùng, cho thêm các nguyên liệu gia vị khác để nước dùng thêm đậm đà hương vị như chanh, đường, tỏi tươi…

Bạn cũng có thể pha thêm nước chấm chua ngọt để phục vụ tốt hơn cho sở thích của các thành viên trong gia đình mình. Hãy sử dụng nước mắm nguyên chất để chuẩn bị miền Trung nhé. Cho thêm nước lọc, chanh, đường và ớt tỏi băm nhuyễn vào chén nước mắm rồi khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan và hòa quyện vào nhau.

Bước 4: Làm nhân bánh căn

Làm sạch phần tôm tươi bằng cách loại bỏ đầu, lột vỏ và rút sạch chỉ đen trên lưng tôm. Rửa sạch để ráo rồi ướp tôm với mắm, hạt nêm, bột ngọt, tiêu… giữ nguyên trong 30 phút để tôm thấm gia vị. Sau đó, hãy viên thịt tôm thành từng viên nhỏ.

Cho dầu vào chảo bắc lên bếp, khi dầu sôi thì cho hành tỏi băm nhuyễn vào phi thơm. Cho nước lọc vào đun đến khi sôi thì thả từng viên tôm đã làm sẵn vào nấu chín. Vớt ra ngoài, để riêng vào bát, tôm này dùng để ăn kèm bánh căn.

Bước 5: Nướng bánh căn

Đặt khuôn làm bánh căn chuyên dụng lên bếp than hồng khoảng 3 – 5 phút cho khuôn nóng lên. Dùng cọ phết 1 lớp dầu ăn lên khuôn để bánh không bị dính khi nướng.

Múc 1 muỗng vừa phải phần bột nước đã chuẩn bị rồi đổ vào khuôn bánh. Đập trứng cuốc đổ lên trên lớp bột. Đập nắp lại và nướng cho đến khi ngửi thấy mùi thơm đặc trưng là được. Tiếp tục làm theo bước này đến khi hết bột và trứng cuốc đã chuẩn bị.

Bước 6: Thưởng thức bánh căn

Trước tiên bạn cần chuẩn bị phần rau sống ăn kèm bánh căn. Với xoài và dưa leo bạn cần gọt vỏ rồi thái sợi nhỏ. Rau sống nhặt bỏ những lá hư hỏng, cọng cứng, sâu rồi ngâm nước muối khoảng 15 phút. Sau đó rửa sạch hết các nguyên liệu này với nước nhiều lần rồi để ráo.

Xếp bánh căn ra chén hoặc bạn có thể xếp nhiều chiếc bánh căn ra chiếc dĩa lớn, bỏ vào trong lòng bánh 1 viên tôm thịt cùng với phần đầu lá hẹ, chan mắm nêm hoặc nước mắm chua ngọt vào thưởng thức. Bạn có thể xếp các loại rau sống dưới bánh căn hoặc để riêng rau sống ăn kèm bánh căn cũng đều rất tuyệt nhé.

Cách làm bánh căn Đà Nẵng thơm ngon chuẩn vị

Nguyên liệu

  • 1 kg gạo thơm
  • 20 quả trứng cút
  • 200 gram tôm tươi
  • 1 ít lá hẹ hoặc hành
  • Tỏi, chanh, ớt
  • 1 chén cơm nguội hoặc cơm phơi khô
  • Rau sống: Xà lách, húng quế, xoài chua
  • Gia vị các loại
  • Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm cả dụng cụ đổ bánh căn

Cách làm bánh căn chuẩn vị Đà Nẵng

Sơ chế nguyên liệu

Gạo cùng với cơm khô, đem ngâm với nước lạnh để qua đêm để gạo được mềm. Sau đó, đem đi xay nhuyễn để tạo thành bột nước. Để món bánh căn đạt vị thơm ngon, nhớ pha bột với nước theo đúng tỉ lệ.

bột gạo làm bánh căn

Bột gạo làm bánh căn Đà Nẵng là bột lỏng. Ảnh: internet

Trong quá trình xay, bạn có thể cho thêm ít dầu ăn hoặc là nước cốt dừa để tạo độ ngậy. Nếu nhà không có sẵn dụng cụ xay, chỉ cần mang ra chợ người ta sẽ xay ra cho bạn. Ngoài ra, nếu không có thời gian, bạn cũng có thể mua bột gạo hay bột bánh khọt bánh căn pha sẵn ở siêu thị, sau đó mang về pha chế theo hướng dẫn. Tuy nhiên, với cách làm bánh căn Đà Nẵng muốn ngon phải tự xay bột, như vậy bánh mới thơm ngon hơn.

dầu hẹ

Bạn có thể làm dầu hẹ hoặc dầu hành đều được. Ảnh: Internet

Hẹ đem rửa sạch, thái nhỏ, đun nóng dầu rồi cho hẹ vào xào nhanh rồi tắt bếp. Rau sống đem ngâm với nước muối, rửa sạch rồi để ráo.

Đổ bánh

Cho lò nướng lên bếp, đợi lòng chảo nóng rồi phết lên đó một lớp dầu, cốt để cho khuôn không bị dính bột, khi chiên có lớp vỏ vàng giòn. Sau đó. Nhẹ nhàng đổ một lớp bột xay, khoảng 2/3 khuôn là được, nhớ không đổ quá mỏng hoặc quá dày. Đặc biệt, trong quá trình nướng, bạn chú ý canh lửa cho vừa, để bột được chín đều và vỏ bên ngoài chuyển vàng giòn như yêu cầu.

bánh căn đà nẵng

Bánh căn Đà Nẵng có vỏ rất giòn. Ảnh: Internet

Cho nhân vào bánh căn

Sau vài phút, đợi cho bánh bắt đầu định hình, bạn mở nắp ra rồi đập trứng cút và một ít tôm vào. Đậy vung lại và tiếp tục đợi thêm vài phút nữa. Mở bánh ra, bánh dậy mùi thơm và vỏ ngoài cùng đã giòn và se lại nghĩa là mọi thứ đã chín tới. Bạn gỡ bánh ra khỏi khuôn, sau đó phết dầu hẹ lên mặt bánh rồi xếp ra đĩa.

Với chỗ bột còn lại, bạn cứ thực hiện tương tự cho đến khi hết mọi thứ. Bạn có thể cho vào một cái thùng nhựa để giữ được độ giòn của bánh căn.

Làm nước chấm chua ngọt ăn kèm

Với cách làm bánh căn Đà Nẵng, nước chấm kèm với bánh căn cực đơn giản nhưng rất bắt vị. Bạn chỉ cần làm một chén mắm tỏi ớt, hòa cùng ít nước sôi để nguội rồi vắt thêm một ít chanh vào để tạo vị chua nhẹ. Để giúp chống ngán cho món ăn, bạn có thể cho thêm một ít đu đủ ngâm vào chén nước chấm sẽ trở nên hấp dẫn hơn.

nước mắm chua ngọt

Ngon nhất là ăn bánh căn với nước mắm chua ngọt. Ảnh: Internet

Với cách làm bánh căn Đà Nẵng, đặc sản của miền Trung, nếu muốn cầu kỳ hơn bạn có thể chế thêm nước nấu cá ngừ, một ít xoài xanh thái sợi. Chính vị mắm sẽ làm món ăn của chúng ta thêm đậm đà và dậy vị hơn.

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh căn Đà Nẵng

Tải ngay

Video hướng dẫn cách làm bánh căn Đà Nẵng

YouTube video

Mua nguyên liệu làm bánh căn Đà Nẵng ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh căn Đà Nẵng, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Bánh căn bao nhiêu calo?

Được biết, theo những nghiên cứu của các chuyên gia sức khoẻ thì mỗi chiếc bánh căn có chứa khoảng 81 calo. Như vậy, thông thường 1 phần bánh căn gồm 10 cái sẽ chứa đến khoảng 810 calo.

Bánh căn ăn có mập không?

Đối với những người đang trong quá trình giảm cân, thì việc kiểm định hàm lượng dinh dưỡng chứa trong mỗi món ăn rất quan trọng. Nhiều người thắc mắc, với 81 calo chứa trong mỗi chiếc bánh căn, thì khi dung nạp vào cơ thể có gây béo phì hay không?

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi ngày con người chỉ nên dung nạp khoảng 2000 calo. Như vậy với 3 bữa chính trong ngày, bạn chỉ nên nạp vào cơ thể khoảng 667 calo là đủ.

Nhưng theo khảo sát thực tế, mỗi người cần phải ăn đến 10 chiếc bánh căn mới có thể no bụng. Như vậy, nếu mỗi bữa bạn dung nạp 10 chiếc bánh (khoảng 810 calo) cộng thêm các thức ăn khác nữa thì sẽ rất dễ bị mập đấy!

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ ăn khoảng 4 – 5 chiếc bánh cho mỗi bữa, 1 tuần chỉ ăn khoảng 2 – 3 lần thì có thể hạn chế được nguy cơ này. Ngoài ra, bạn cần phải ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây và tập thể dục thường xuyên để có thể giữ được vóc dáng thon thả như ý muốn nhé!

Tổng kết

Điều thú vị nằm trong món bánh căn chính là cái sự giòn rụm và thơm lừng của miếng bánh, hòa quyện cùng đó là đa dạng các loại rau sống cùng vị nước chấm vừa vặn. Với 5 công thức làm bánh căn Đà Nẵng cực kì độc đáo và lạ miệng được cập nhật mới nhất tháng 04/2024, Chúc bạn và gia đình có bữa ăn ngon miệng và vui vẻ với món bánh căn Đà Nẵng.

5/5 - (10 votes)