Bánh trôi tàu từ lâu đã trở thành nét văn hóa ẩm thực của Hà Nội. Viên bánh nổi bồng bềnh trong lớp nước sóng sánh ngọt dịu xen lẫn vị cay cay của gừng. Bên ngoài bánh là lớp vỏ trắng, dẻo, mềm mịn, còn bên trong là lớp nhân vừa tròn đủ vị của mè đen và đậu phộng giòn.
Trong thời tiết se lạnh, một chén bánh trôi tàu nóng khiến cho cả ‘thế giới’ bống chốc thu lại trong thức quà dung dị, mộc mạc ấy
Bánh trôi tàu là món chè du nhập từ Trung Quốc. Tại miền Bắc, đặc biệt ở Hà Nội và Hải Phòng, nó là một món ăn đường phố rất được ưa chuộng khi cái giá lạnh của mùa đông bắt đầu gõ cửa.
Bánh trôi tàu khác bánh trôi ăn vào tiết mùng 3 tháng 3 ở chỗ nó là món nóng. Bát chè đượm hương mật gừng ấm áp. Cắn vào miếng bánh trôi, vỏ bánh mềm dẻo, nhân đỗ xanh bùi bùi, nhân vừng đen thơm thơm, húp miếng nước đường sanh sánh, sao mà quyện ngon đến thế!. Cùng tìm hiểu cách làm bánh trôi tàu mới nhất 09/2024 nhé.
Bánh trôi tàu là gì?
Trước khi làm bánh trôi tàu, bạn đã biết nguồn gốc xuất xứ của món ăn tuyệt vời, dễ gây nghiện này chưa? Bánh trôi tàu hay còn có tên gọi khác là Sủi dìn hoặc Chè thang viên, có nguồn gốc từ Trung Quốc rồi du nhập vào Việt Nam qua các tỉnh phía Bắc và có thay đổi chút ít trong nguyên liệu và cách làm để phù hợp với ẩm thực Việt Nam.
Sủi dìn làm bằng bột gạo nếp, nhân đậu xanh hoặc vừng đen. Bên ngoài có những chiếc được lăn qua vừng đen (mè đen) và nấu trong nước đường gừng nóng, rắc thêm một vài sợi dừa nạo là quá phù hợp với khí hậu lạnh của mùa đông rồi. Thường món ăn này được bán kèm với chí mà phù (chè vừng đen) và lục tàu xá (chè đỗ xanh).
Cách làm bánh trôi tàu truyền thống
Khẩu phần: 4-5 suất
1. Nguyên liệu
Phần bột cho vỏ bánh
– 250gr bột gạo nếp
– 150ml nước ấm
– 1/8 muỗng cà phê muối
Phần nhân mè đen
– 1/2 chén hạt mè đen
– 1/2 chén đậu phộng
– 1/3 chén dừa nạo
– 1/2 chén đường (hoặc nhiều hơn tùy theo khẩu vị)
– 1/8 muỗng cà phê muối (thêm muối là cách làm cho các món chè nói chung trở nên đậm đà hơn)
– 2 thìa dầu ăn hoặc bơ lạt
Phần nước gừng
– 4 chén nước (1 lít)
– 1/4 chén gừng tươi (một nửa đập dập để nấu nước, một nửa cắt sợi nhỏ để rắc lên khi ăn)
– 3/4 chén mật mía là ngon nhất. Nếu không có thì sử dụng đường phên, hoặc cũng có thể sử dụng đường thốt nốt. Những loại đường này khi nấu lên tạo hương vị thơm nhẹ và màu hổ phách sóng sánh khá đặc trưng của bánh trôi tàu. Lượng đường có thể tăng, giảm theo khẩu vị của mỗi người.
Phần nước cốt dừa (tùy chọn theo sở thích):
– 200ml nước cốt dừa
– Chút đường (theo khẩu vị)
– Bột năng/ hoặc bột sắn
Bánh trôi tàu từ lâu đã trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của Hà Nội. Ảnh: Bùi Thủy.
2. Cách làm
Cách làm phần nhân bánh: Mè đen rang chín, đậu phộng rang chín xát sạch vỏ lụa. Để lại một chút mè đen, chút đậu phộng rang giã sơ, cùng chút dừa nạo để rắc lên sau cùng khi thưởng thức. Có 2 cách làm nhân:
Cách truyền thống: Cho đậu phộng vào máy xay, tiếp đó cho mè đen vào xay mịn. Sau đó, cho hỗn hợp này vào chảo cùng đường, dừa nạo, thêm chút nước, muối và sên trên lửa nhỏ cho tới khi đường tan hết, rồi cho dầu ăn (hoặc bơ lạt) vào. Bạn sên cho tới khi đặc lại thành khối dẻo. Tắt bếp, để nguội và chia đều, vê thành các viên tròn đều nhau.
Cách làm khác: Cho tất cả hỗn hợp gồm mè đen, đậu phộng, dừa nạo, đường vào máy xay mịn. Sau đó, lấy hỗn hợp ra trộn với bơ lạt (nhiều chút tầm 3-4 thìa canh đã làm mềm) trộn đều, cho vào túi zip để vào ngăn đá ít nhất 2 giờ cho đông lại. Sau đó lấy ra, cắt thành từng viên, rồi vê tròn lại. Phần này nên chuẩn bị trước để khi làm lấy ra sẽ nhanh hơn.
Cách làm phần bột cho vỏ bánh: Trong một bát trộn to, cho bột nếp vào, từ từ đổ nước ấm vào từng chút một đồng thời nhào bột cho tới khi tạo thành khối dẻo mịn, không dính tay là được. Dùng màng bọc thực phẩm bọc phần bột lại và ủ từ 20-30 phút.
Lắp ráp bột và nhân: Bột sau khi ủ, chia thành các phần đều nhau, rồi vo tròn lại thành những quả bóng nhỏ, ấn dẹt đặt nhân vào giữa và vo tròn lại. Có thể tạo hình tròn hoặc hình bầu dục tùy theo sở thích.
Cách luộc bánh: Đun sôi nồi nước lớn. Nhẹ nhàng thả bánh vào luộc ở lửa vừa. Khi thấy bánh nổi lên thì vớt ra để vào một bát tô nước lạnh để chúng không dính vào nhau.
Cách làm nước gừng: Lấy một nồi khác, cho 4 chén nước vào cùng mật mía/hoặc đường phên cùng chút gừng đập dập cho thơm và đun sôi nhỏ lửa tầm 5-8 phút. Thỉnh thoảng hớt bọt để nước trong. Sau đó, vớt bánh đã luộc cho vào nồi nước gừng, đun sôi 1 phút cho vị ngọt thấm vào bánh, tắt bếp.
Trình bày: Múc 2-3 chiếc bánh trôi nóng ra bát, múc nước gừng vào, rắc thêm chút vừng đen, đậu phộng rang giã sơ, dừa nạo lên trên. Có thể thêm nước cốt dừa nếu thích. (Cách làm nước cốt dừa sánh đặc: Cho nước cốt dừa cùng chút đường (điều chỉnh theo khẩu vị) và bột năng vào nồi khuấy đều. Sau đó, bật lửa nhỏ vừa đun vừa quấy cho tới khi tạo thành hỗn hợp sánh đặc thì tắt bếp).
Bánh trôi tàu nên thưởng thức khi còn nóng.
Xem ngay:
- Cách làm trân châu đường đen chỉ trong 15 phút
- Tổng hợp 3 cách làm trân châu hoa đậu biếc cực đơn giản tại nhà
- Cách làm trân châu hoàng kim giòn, dai, ngon như ngoài tiệm
- Hướng dẫn cách làm trân châu bằng bánh tráng siêu lạ mắt
- Cách làm trân châu đơn giản dễ làm
- Mách bạn 6 cách làm trà thái xanh ngon dịu mát ngày hè
Cách làm Bánh trôi tàu nhân vừng đen
Nguyên liệu làm Bánh trôi tàu nhân vừng đen
Cho 4 người
- Bột nếp 220 gr
- Mè đen 75 gr
- Nước cốt dừa 50 ml
- Bột sắn dây 20 gr
- Đường phèn 60 gr
- Đường cát 80 gr
- Gừng 20 gr
- Mỡ heo 1 muỗng canh
- Dầu ăn 1 muỗng canh
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Nồi, máy xay đa năng, chảo, tô, muỗng,….
Cách chế biến Bánh trôi tàu nhân vừng đen
Sơ chế và rang mè
Mè đen sau khi mua về, bạn đãi sơ để loại bỏ những hạt bị hư rồi mang đi rửa sạch và để ráo. Sau đó, bạn bắc chảo lên bếp và cho mè vào rang với lửa vừa.
Bạn đảo mè đen đều tay trong khoảng 10 – 15 phút, sau khi thấy hạt mè nổ lách tách trên chảo, bạn tắt bếp và để ra dĩa cho nguội bớt.
Làm nhân mè đen
Sau khi mè đen đã nguội, bạn cho mè cùng 80gr đường vào cối xay hạt của máy xay đa năng và xay nhuyễn. Kế đến, bạn để mè đen vào tô vừa và cho vào 50ml (khoảng 3 muỗng canh) nước cốt dừa cùng 1 muỗng canh mỡ heo đã thắng.
Bạn trộn đều hỗn hợp rồi bọc kín lại bằng màng thực phẩm, sau đó bạn đưa hết phần nhân mè đen vào tủ lạnh và làm đông cứng trong 2 tiếng.
Mách nhỏ:
- Bạn hoàn toàn có thể sử dụng bơ để thay thế cho mỡ heo. Mỡ heo khi trộn với mè đen sẽ không gây ra mùi hay vị khó chịu nên bạn cứ yên tâm nhé!
- Ngoài ra, bạn có thể thay nước cốt dừa bằng nước thường và tăng gấp đôi lượng mỡ trộn cùng.
Trộn và nhồi bột làm vỏ bánh
Bạn chuẩn bị một tô lớn và cho 220gr bột nếp, 90ml nước sôi cùng 80ml nước thường, rồi trộn đều tay và đợi khoảng 5 – 7 phút cho bột nguội bớt.
Sau đó, bạn cho 1 muỗng canh dầu ăn vào hỗn hợp bột và dùng tay nhào. Bạn nhồi bột cho đến khi bột không còn dính trên tay và có thể kéo dài ra mà không dễ đứt đoạn là đạt nhé!
Cuối cùng, bạn đậy kín phần bột lại và để nghỉ trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 90 phút.
Bọc nhân bánh
Về phần nhân, sau khi hỗn hợp mè đã đông cứng, bạn cắt nhân thành các khối nhỏ khoảng 2 đốt ngón tay, rồi vo tròn lại.
Còn về phần bột bánh, sau khi ủ xong, bạn nhồi lại bột và chia đều thành các khối khoảng 35gr, rồi nặn tròn.
Kế đến, bạn cán dẹt khối bột và cho nhân vào giữa rồi túm kín mép bột xong nặn cho các viên bánh tròn đều. Bạn làm lần lượt cho đến khi hết bột.
Mách nhỏ: Phần nhân mè đen càng cứng thì càng dễ nặn bánh hơn bạn nhé!
Nấu nước đường gừng và luộc bánh
Trước hết, bạn cho vào nồi 1.2 lít nước, 60gr đường phèn cùng 20gr gừng đập dập và đun với lửa vừa khoảng 7 – 10 phút đến khi nước sôi.
Tiếp theo, bạn cho hết các viên bột bánh trôi tàu vào và luộc khoảng 5 – 6 phút đến khi bánh chín nổi lên mặt nước và vỏ bánh hơi trong lại.
Sau đó, bạn chờ khoảng 1 – 2 phút rồi vớt bánh ra tô và chan 1 ít nước đường gừng lên để bánh không dính lại vào nhau.
Hoàn thành
Ở bước này, bạn cho 20gr bột sắn dây vào chén nhỏ cùng 20ml nước thường và khuấy đều, rồi cho vào nồi nước đường, bạn vớt sơ cho sạch bọt.
Sau khi nồi nước đường gừng sôi lại, bạn cho toàn bộ bánh vào và tắt bếp ngay là xong rồi đó!
Mách nhỏ: Bạn có thể rắc một chút vừng rang lên trên bánh tàu trôi trước khi ăn sẽ thơm ngon lắm đó!
Thành phẩm
Những viên bánh trôi tàu tròn đều, vừa thơm lừng và mùi vị lại vô cùng bắt miệng với vỏ bánh dẻo mềm, nhân mè đen thì bùi bùi hòa quyện cùng nước đường gừng ngọt ngào.
Ngoài ra, bạn nên ăn trôi tàu (sủi dìn) khi còn ấm sẽ rất ngon. Để chuẩn vị người Hoa hơn, bạn có thể ăn kèm với 1 ít mứt quế hoa hoặc quế hoa khô sẽ giúp món chè dậy mùi và hấp dẫn hơn đấy.
Bạn nhớ thử ngay cách làm bánh trôi tàu này và thưởng thức cùng gia đình nhé!
Cách làm Bánh trôi tàu nhân đậu xanh
Nguyên liệu làm Bánh trôi tàu nhân đậu xanh
Cho 4 người
- Bột nếp 300 gr
- Bột gạo tẻ 50 gr
- Đậu xanh cà vỏ 100 gr
- Đậu phộng rang 50 gr
- Dừa sợi 50 gr
- Gừng 50 gr
- Đường 30 gr
- Đường thốt nốt 300 gr
- Nước cốt dừa 100 ml
- (đã đun ấm nóng)
- Mè trắng/ mè đen 30 gr
- Muối 1 muỗng cà phê
- Nước lọc 150 ml
Cách chọn mua đậu xanh cà vỏ ngon
Nên chọn mua những hạt đậu xanh còn mới, hạt căng tròn và bóng, khi ngửi có mùi thơm tự nhiên thoảng dịu. Khi cầm lên tay sẽ có cảm giác chắc chắn và không có lớp bụi phấn để lại.
Không nên chọn những hạt đậu có màu sắc khác lạ, có dấu hiệu ẩm mốc hoặc mối mọt, khi ngửi có mùi lạ bất thường.
Dụng cụ thực hiện
Nồi xửng hấp, nồi, tô, muỗng, dao, chén,…
Cách chế biến Bánh trôi tàu nhân đậu xanh
Làm vỏ bánh
Cho vào tô 300gr bột nếp, 50gr bột gạo tẻ, 1/2 muỗng cà phê muối rồi trộn đều. Sau đó, đổ từ từ 150ml nước vào rồi nhào bột đến khi bột dẻo mịn, không dính tay là được.
Tiếp theo, bọc kín khối bột lại bằng màng bọc thực phẩm và để nghỉ từ 30 – 60 phút.
Làm nhân đậu xanh
Đậu xanh ngâm với nước từ 4 – 6 tiếng cho mềm, sau đó bạn vo sạch lại rồi để ráo nước. Kế đến, dàn đều đậu xanh vào xửng và hấp trên lửa vừa khoảng 20 – 30 phút đến khi chín mềm.
Tiếp đến, trộn đều đậu xanh cùng 1/2 muỗng cà phê muối, 30gr đường, 30gr dừa nạo sợi. Sau đó, chia đều nhân thành nhiều phần bằng nhau rồi vo tròn.
Nặn bánh và luộc
Chia bột bánh ra bằng số nhân đậu xanh vừa chia trước đó, vo tròn rồi dùng tay ép dẹp. Tiếp theo, đặt viên nhân vào giữa và túm kín các mép bột lại.
Bắc nồi lên bếp, cho vào khoảng 2 lít nước rồi đun sôi. Khi nước sôi, bạn cho vào thêm 300gr đường thốt nốt, 50gr gừng cắt lát, bánh đã tạo hình.
Luộc bánh trên lửa vừa đến khi nổi lên trên mặt nước là chín, nêm nếm lại cho vừa vị ngọt rồi tắt bếp.
Thành phẩm
Múc bánh ra chén cùng nước đường, rắc lên mặt 1 ít mè trắng, mè đen, dừa nạo, đậu phộng rang, 1 ít nước cốt dừa là có thể thưởng thức.
Bánh trôi tàu nhân đậu xanh có lớp vỏ dẻo dẻo dai mềm, bên trong là nhân đậu bùi béo quyện đều cùng nước đường ngọt thanh, thêm chút ấm nóng từ gừng tươi, ngon ơi là ngon.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh trôi tàu
Video hướng dẫn cách làm bánh trôi tàu
Mua nguyên liệu ở đâu
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh trôi tàu, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Một Số Lưu Ý Trong Công Thức Làm Bánh Trôi Tàu
- Nếu không thích đậu xanh hoặc mè đen, bạn có thể lựa chọn làm một loại nhân mình yêu thích.
- Nên mua bột làm bánh trôi có bán sẵn ngoài chợ nếu không có thời gian đi xay bột.
- Vỏ quất và nước cốt dừa là bí quyết giúp nước đường thơm hơn nên bạn đừng quên hai nguyên liệu này.
- Bánh trôi luộc xong cần cho ra bát nước lạnh để bột không bị ủ làm bánh chín quá, có khả năng bị nhão và thành phẩm sẽ không ngon.
Bánh trôi bao nhiêu calo?
Vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, hay dân ta vẫn quen gọi bằng cái tên tết Hàn thực, cả gia đình lại quây quần bên nhau cùng làm bánh trôi để dâng lên tổ tiên, bày tỏ lòng thành kính. Có truyền thuyết nói rằng tết Hàn thực bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng cũng có những ý kiến khẳng định đây là ngày để nhân dân Việt Nam tưởng nhớ đến mẹ Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng.
Trong những món ăn của Tết Hàn thực không thể không kể đến bánh trôi. Thứ bánh làm bằng bột gạo nếp dẻo thơm, hòa quyện cùng nhân đường ngọt thanh, đã làm nao lòng bao người con xa xứ. Thậm chí, bánh trôi còn là nguồn cảm hứng độc đáo cho nữ sĩ Hồ Xuân Hương, với tác phẩm để đời “Bánh trôi nước”.
ề phương diện dinh dưỡng học, nhiều người cũng đặt câu hỏi bánh trôi bao nhiêu calo? Căn cứ vào những nguyên liệu nói trên, các chuyên gia ước tính có khoảng 300 calo trong một đĩa bánh trôi. 300 calo là con số không quá cao nhưng cũng không quá thấp, vì trung bình một ngày, một người trưởng thành khỏe mạnh cần khoảng 2000 calo để duy trì cơ thể ở trạng thái cân bằng.
Ăn bánh trôi có béo không?
Ngày nay, bánh trôi không chỉ được làm trong ngày tết Hàn thực mà còn là một món điểm tâm trà chiều, một món ăn giản dị có thể làm vào ngày cuối tuần hoặc bất cứ lúc nào bạn muốn ăn. Vì cách làm bánh trôi khá đơn giản, không cần lá bọc cầu kỳ như một số loại bánh khác.
Sau khi đã có đáp án cho câu hỏi bánh trôi bao nhiêu calo, chắc hẳn không ít người sẽ phân vân liệu rằng ăn bánh trôi có béo không? Đặc biệt là những bạn đang có kế hoạch giảm cân hoặc giữ gìn vóc dáng thon gọn. Rất dễ để biết, đồ ăn làm từ gạo nếp thì dễ gây béo hơn đồ ăn làm từ gạo tẻ, nguyên nhân là do trong gạo nếp chứa rất nhiều tinh bột và tinh bột đường. Hơn thế, hàm lượng đường tự nhiên trong gạo nếp cũng được đánh giá là đạt ngưỡng khá cao.
Mặt khác, nhân của bánh trôi là các loại đường, thường là đường đỏ hoặc đường phèn tùy theo phong tục của từng địa phương. Đường cũng là thành phần được khuyến cáo không nên sử dụng nhiều với những người thừa cân, béo phì. Do đó, nếu như bạn đang quan tâm ăn bánh trôi có béo không thì câu trả lời là có nhé.
Để cho hợp lý, bạn chỉ nên ăn từ 1 đến 2 đĩa bánh trôi trong một tháng. Không ăn nhiều và cũng không ăn liên tục trong nhiều ngày. Đặc biệt không nên ăn bánh trôi vào ban đêm vì sẽ làm gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, đặc biệt là béo bụng vì năng lượng không được giải phóng ra bên ngoài.
Ăn bánh trôi có tốt không?
Bất cứ một loại thực phẩm nào cũng chỉ nên dung nạp vào cơ thể một lượng nhất định không quá nhiều cũng không quá ít tùy vào đặc tính của loại thực phẩm đó và tình trạng sức khỏe của người sử dụng.
Bánh trôi nói riêng và các loại bánh làm từ gạo nếp nói chung thường có rất nhiều công dụng. Trước tiên là tốt cho phụ nữ mang thai, sau sinh thiếu máu. Bánh trôi còn là món ăn giàu vitamin E, vitamin B và các dưỡng chất như canxi, protein, tốt cho người bị loãng xương và thị lực kém.
Tuy nhiên, gạo nếp có tính ấm nên nên ăn nhiều bánh trôi sẽ sinh ra tình trạng nóng thân nhiệt, vàng da, nổi mụn. Bánh trôi cũng không tốt cho người ốm, người đang trong tình trạng mệt mỏi và trẻ em vì sẽ bị khó tiêu, đầy bụng.
Lời kết
Bánh trôi tàu không chỉ là món ăn ngon lành lúc đói lòng mà còn là món quà của quê hương, là ký ức tuổi thơ của bao người bên căn bếp nhỏ thấm đượm tình yêu gia đình. Vị ngọt ngào của bánh trôi là thức quà mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thích, cho dù đã lớn nhưng với nhiều người, không gì có thể thay thế được món bánh này. Cách làm bánh trôi tàu ngon mới nhất 09/2024 đã có rồi, nếu có thời gian, bạn hãy thử vào bếp trổ tài xem nhé. Chúc các bạn thành công.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn Cách làm trà sữa xoài ngon như ở quán
- Các Cách làm trà sữa với Whipping Cream siêu độc lạ
- Cách làm trà sữa việt quất siêu đơn giản dễ thực hiện
- Cách làm trà sữa ủ lạnh công thức mới nhất 2022
- Cách làm bánh trôi nước khoai lang tím nhân đậu xanh