Bánh pía chay có vỏ bánh ngàn lớp mềm ẩm, tơi xốp đan xen cùng nhân đậu xanh hoặc sầu riêng,… bùi ngọt, beo béo, vô cùng thơm ngon. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 Cách làm bánh pía chay chuẩn vị nhà hàng 12/2024.
Bánh pía là gì?
Bánh pía được biết đến là đặc sản của vùng đất Vũng Thơm tỉnh Sóc Trăng. Bánh có hình tròn dẹt, phía bên trong nhân có lòng đỏ trứng vịt muối cùng với đậu xanh và sầu riêng, ngoài ra còn có thêm khoai hoặc một số loại mứt khác.
Bánh pía còn được gọi là bánh lột da vì bên ngoài có nhiều lớp vỏ mỏng xếp thành từng lớp, khi ăn vào có cảm giác xốp nhẹ. Đặc biệt, những người sản xuất bánh pía thường sẽ in tên hoặc nhãn hiệu của họ lên trực tiếp lên mặt bánh bằng phẩm màu đỏ.
Lợi ích của việc ăn chay đối với sức khỏe
Ăn chay đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng
Nhầm lẫn lớn nhất của những người chưa hề tìm hiểu qua về ăn chay là: Ăn chay thường sẽ không đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể do thiếu chất đạm từ thịt, và chính vì không có thịt nên thức ăn sẽ được tiêu hoá rất nhanh nên sẽ mau cảm thấy đói. Thật ra, rất nhiều loại thực vật mang đến hàm lượng đạm cho cơ thể như các loại đậu: đậu nành, đậu lăng, đậu xanh,… hay các loại rau củ phổ biến như súp lơ, khoai tây, nấm, đậu bắp,… Bạn sẽ ngạc nhiên khi hàm lượng đạm trong các loại thực vật này có thể sánh bằng hoặc thậm chí vượt xa cả các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò nữa đấy!
Khẩu phần ăn chay được thiết kế hợp lý, đúng khoa học và nguyên tắc dinh dưỡng sẽ đáp ứng được với cả người già, trẻ nhỏ, người ít vận động đến vận động viên chuyên nghiệp. Ví dụ như canxi từ sữa bò có thể thay bằng canxi có trong cải xoăn, bông cải xanh. Sắt trong thịt đỏ có thể thay bằng sắt
Ăn chay giúp ngăn ngừa bệnh
Các nghiên cứu khoa học uy tín cho thấy rằng: Ăn chay giúp phòng ngừa hiệu quả các loại bệnh phổ biến như: sỏi thận, béo phì, tiểu đường, tim mạch,… Ngoài ra, những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật thường ít mang các nguy cơ tiềm ẩn về mặt bệnh lý cho sức khỏe con người. Chế độ ăn chay thường không có chất béo động vật mà chỉ có chất béo thực vật, dễ dàng hấp thụ vào cơ thể hơn. Bên cạnh đó, khi ăn chay, bạn sẽ nạp vào cơ thể nhiều hợp chất chống oxy hóa hơn, giúp cải thiện tuần hoàn và chống lão hoá sớm cho cơ thể.
Cần phải lưu ý một điều rằng để tránh các rủi ro có hại, bạn nên lựa chọn nguồn gốc thực phẩm uy tín, không chứa chất bảo quản, thuốc trừ sâu bệnh hóa học,…
Ăn chay cải thiện tâm trạng
Việc ăn chay đặc biệt còn giúp cải thiện đáng kể về mặt tâm trạng khi bạn đang buồn bực. Đây là kết luận được trường Đại học Benedictine đưa ra sau nghiên cứu của mình. Nguồn thực phẩm động vật chứa nhiều axit arachidonic, gây nên cảm giác ức chế, buồn bực. Vì thế, khi ăn chay, tâm trạng của bạn sẽ thư giãn, thanh thản hơn rất nhiều do không tiếp xúc cùng chất kể trên trong thịt đỏ.
Ăn chay tiết kiệm tài chính
Ăn chay mang lại những lợi ích về mặt tài chính mà bạn có thể thấy rõ sự khác biệt trong chi tiêu hàng tháng. Bạn sẽ tiết kiệm ít nhiều về chi phí nấu ăn do các loại rau, nấm, … có giá thành thấp hơn thịt, cá. Ngoài ra, ăn chay còn giúp tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh vì nguy cơ dành cho các loại bệnh đã giảm sút đi rất nhiều. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, những người ăn chay tiết kiệm lên đến 750$/ năm so với người không ăn chay.
Nếu bạn muốn thưởng thức rau sạch, hãy trồng ngay tại ban công, sân thượng với mô hình rau thủy canh hay rau trong thùng xốp – mô hình này đem lại hiệu quả sản phẩm cao cho những người không chuyên.
Tổng hợp 5 cách làm bánh pía chay cập nhật 12/2024
Cách làm bánh pía chay nhân đậu xanh mềm ngọt thơm ngon đơn giản tại nhà
Nguyên liệu
- Bột mì đa dụng 300 gr
- Bột nếp 3 muỗng canh (hoặc bột bánh dẻo/ bột năng)
- Bột năng 50 gr
- Baking powder 1/4 muỗng cà phê (bột nở)
- Đậu xanh 100 gr
- Dứa 1 quả (khóm/thơm)
- Lòng đỏ trứng gà 1 cái
- Đường 275 gr
- Muối 1 muỗng cà phê
- Dầu ăn 11.5 muỗng canh
Cách chế biến Bánh pía chay
Vo sạch và nấu đậu xanh
Đầu tiên, vo sạch 100gr đậu xanh và ngâm mềm trong nước từ 2 – 3 tiếng. Bắc nồi lên bếp, cho đậu xanh vào cùng 500ml nước rồi nấu trên lửa lớn cho sôi.
Khi nước sôi, bạn hạ lửa xuống mức nhỏ, vớt bỏ bọt bẩn trên mặt. Sau đó, đậy nắp kín và tiếp tục nấu thêm 25 – 30 phút cho đậu chín mềm.
Lúc thấy nước gần cạn, hạ lửa nhỏ nhất rồi nấu thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.
Sên nhân đậu xanh
Cho vào nồi đậu xanh 100gr đường, 1/4 muỗng cà phê muối rồi trộn đều đến khi đường tan. Kế đến, dùng máy xay cầm tay để xay nhuyễn hỗn hợp.
Khuấy tan 3 muỗng canh dầu ăn cùng 3 muỗng canh bột nếp. Sau đó, đổ hỗn hợp bột này vào nồi đậu xanh đã xay nhuyễn.
Bắc nồi đậu xanh lên bếp và sên trên lửa nhỏ khoảng 10 phút cho nhân đậu gần khô ráo, dẻo mịn.
Lúc này, bạn cho vào thêm 2 muỗng canh dầu ăn rồi tiếp tục đảo đều đến khi nhân tạo thành khối dẻo mềm, không còn dính đáy nồi, chạm vào không dính tay là được.
Lưu ý: Nhân bánh pía sẽ có độ mềm hơn so với nhân bánh trung thu. Do đó, bạn không nên sên nhân quá lâu vì sẽ khiến nhân bị khô.
Cuối cùng, cho nhân ra tô, bọc kín sát mặt nhân bằng màng bọc thực phẩm.
Rim nhân dứa
Gọt bỏ vỏ và mắt dứa, sau đó rửa sạch rồi dùng dao khứa dọc xung quanh thân dứa khoảng 6 – 8 đường. Tiếp theo, dùng nĩa miết dọc thân dứa để nạo lấy phần thịt dứa.
Mách nhỏ:
- Cách nạo này giúp thịt dứa được mềm nhuyễn và dễ sên hơn. Tuy nhiên, nếu không biết làm cách này thì bạn có thể cắt khúc nhỏ phần thịt dứa cũng được.
- Nếu bạn không thích bánh có thêm nhân dứa thì có thể bỏ qua bước này hoặc thay thế bằng nhân sầu riêng rim đường.
Bắc chảo lên bếp, cho vào phần thịt dứa, 100gr đường, 1/4 muỗng cà phê muối. Đảo đều trên lửa lớn đến khi đường tan, hỗn hợp sôi lên.
Khi thấy hỗn hợp nước cạn bớt, bạn hạ xuống lửa nhỏ, dùng muỗng tán nhuyễn những miếng dứa to và tiếp tục sên đến khi dứa tạo thành khối dẻo là được.
Trộn bột vỏ và bột ruột
Phần bột vỏ:
Cho vào tô 250gr bột mì, 1/4 muỗng cà phê muối, 75gr đường, 1/4 muỗng cà phê baking powder, 3 muỗng canh dầu ăn, 100ml nước. Dùng tay nhào bột cho tạo thành khối đồng nhất, dẻo mịn là được.
Để tránh khối bột bị khô, bạn bọc kín tô bột lại bằng màng bọc thực phẩm.
Phần bột ruột:
Cho vào tô mới 50gr bột năng, 50gr bột mì, 3.5 muỗng canh dầu ăn rồi trộn đều cho nguyên liệu kết dính.
Sau đó, dùng tay nhào đến khi bột tạo thành khối dẻo mịn, chạm vào không dính tay là đạt.
Mách nhỏ: Nếu bột vẫn còn khô thì bạn có thể cho thêm 1 ít dầu ăn vào nhé!
Chia bột và cuộn bột
Chia phần bột vỏ, bột ruột làm 15 phần bằng nhau theo tỷ lệ 30gr bột vỏ : 10gr bột ruột.
Dùng tay ấn dẹt phần bột vỏ, đặt bột ruột vào giữa rồi ấn nhẹ tay để 2 phần bột kết dính với nhau. Tiếp theo, cuộn tròn bột và dùng tay ấn dẹt dài.
Tiếp tục cuộn tròn và ấn dẹt bột như trên thêm 2 lần nữa rồi cuộn tròn.
Bọc nhân bánh
Chia phần nhân đậu xanh, dứa làm 15 phần với tỷ lệ 40gr đậu xanh : 25gr dứa.
Cho 1 viên nhân đậu xanh lên 1 miếng màng bọc thực phẩm, sau đó dùng tay nắn dẹt rồi cho nhân dứa vào giữa. Kế đến, túm gọn các mép nhân lại cho kín. Làm tương tự với số nhân còn lại.
Mách nhỏ: Để nhân không bị khô, bạn nhớ phủ kín lại bằng màng bọc thực phẩm nhé!
Tiếp theo, bạn dùng cây cán mỏng phần bột vỏ, cho nhân vào giữa và túm kín mép bột lại.
Trang trí và nướng bánh
Làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 175 độ C trong 15 phút.
Bạn pha bởi màu đỏ thực phẩm với 1 ít nước, sau đó bỏ vào 1 miếng bông thấm rồi dùng mặt khuôn nhấn nhẹ lên để màu bám vào.
Đặt bánh lên 1 tấm giấy nến (úp mặt không láng mịn xuống dưới). Sau đó, ấn khuôn màu lên bánh để tạo vân trang trí và giúp bánh được phẳng dẹt ra.
Tiếp đến, để yên bánh 15 phút cho màu trên bánh được khô ráo. Úp bánh xuống khay, để khay vào rãnh giữa và nướng 20 phút ở 175 độ C.
Sau 20 phút, bạn lấy bánh ra, trở mặt lại rồi để nguội hoàn toàn.
Khuấy tan 1 lòng đỏ trứng gà, 1 muỗng canh nước rồi phết 1 lớp thật mỏng lên mặt bánh. Cuối cùng cho bánh vào nướng bánh lần 2 thêm 15 phút nữa ở 175 độ C.
Thành phẩm
Bánh sau khi nướng sẽ còn hơi cứng, bạn để bánh qua ngày hôm sau để bánh tươm dầu giứp phần vỏ mềm ẩm và tách lớp đẹp mắt.
Bánh pía chay có phần vỏ vàng ươm, óng ánh hấp dẫn, cùng vị bùi bùi, mềm thơm với phần nhân đậu xanh bùi ngọt, beo béo đan xen thêm chút chua chua từ dứa, hai hương vị này kết hợp với nhau khi thưởng thức sẽ cực kỳ ngon miệng đấy!
Cách làm bánh pía chay nhân sầu riêng thơm ngon tại nhà
Nguyên liệu
Nguyên liệu nhân bánh pía
- 2 quả trứng gà công nghiệp (Đây là loại trứng có thể ăn chay)
- 3 múi sầu riêng (Lấy thịt sầu riêng)
- 150gr đậu xanh bóc vỏ (Đã ngâm qua đêm)
- 200gr đường cát trắng
- 5 muỗng dầu thực vật
- 2 muỗng bột nếp rang
Nguyên liệu làm vỏ bánh pía chay
- 150gr bột năng
- 450gr bột mì
- 200gr dầu thực vật
- 10gr bột nở
Hướng dẫn cách làm bánh pía chay đơn giản nhất
Bước 1: Cho thịt sầu riêng vào máy xay nhuyễn. Đậu xanh sau khi ngâm thì loại bỏ các hạt lép hay mốc, rồi rửa lại cho sạch. Tiếp đó hấp chín đậu xanh và xay thành bột. Sên đậu xanh trên lửa nhỏ và thêm đường vào. Trong quá trình sên cho dầu ăn vào và đảo đều tay. Tiếp tục sên đến khi bột đậu xanh mềm, dẻo thì cho phần sầu riêng đã xay vào cùng. Sên tiếp đến khi hỗn hợp hòa quyện với nhau rồi tắt bếp, cho nhân nguội bớt.
Bước 2: Công đoạn 2 của cách làm bánh pía chay là nặn nhân đậu xanh sầu riêng thành các viên tròn nhỏ.
Bước 3: Cho bột mì, bột nở đã chuẩn bị vào 1 tô lớn. Thêm nước lọc vào và trộn đều tay đến khi bột dẻo. Để bột nghỉ khoảng 15 – 20 phút. Kế đó dùng lực gột bột thật đều. Và chia thành các viên nhỏ rồi vo tròn.
Bước 4: Cán những viên bột đã chia nhỏ cho thật mỏng rồi cuộn tròn và gấp lại. Tiếp tục cán phần vỏ được cuộn lại cho hơi dẹt.
Bước 5: Cho viên nhân vào giữa lớp vỏ bánh đã được cán mỏng. Dùng tay túm bột lại xoay nhẹ để bọc kín phần nhân bên trong. Đặt xuống dưới và đè bánh xuống 1 chút.
Bước 6: Lót giấy nến xuống dưới khay nướng. Đặt bánh pía cháy đã nặn xong lên khay. Tiếp theo nướng bánh ở nhiệt độ 200 độ C trong 5 – 7 phút. Lấy bánh ra và xiên lỗ bằng tăm vào để thoát hơi nước giúp bánh xốp hơn.
Bước 7: Dùng lòng đỏ trứng đánh tan và quét đều lên bánh. Cuối cùng nướng thêm 5 phút để bánh chín vàng ươm là xong.
Như vậy là đã hoàn thành chiếc bánh pía thơm ngon dành cho người ăn chay. Với cách làm đơn giản này sẽ rất thích hợp với người ăn chay, thanh tịnh.
Cách làm bánh pía chay không nhân
Nguyên liệu
- 300gr bột mì đa dụng
- 3 muỗng canh bột nếp (hoặc bột bánh dẻo/ bột năng)
- 50gr bột năng
- ¼ muỗng cà phê baking powder (bột nở)
- 100gr đậu xanh
- 1 quả dứa
- 1 quả trứng gà
- 275gr đường
- 1 muỗng cà phê muối
- 11.5 muỗng canh dầu ăn
Cách thức chế biến:
Bước 1: Nấu chín đậu xanh
- Vo đậu xanh với nước, ngâm với nước lọc trong khoảng 4 – 6 tiếng rồi đổ vào nồi.
- Đổ vào nồi 500ml nước lọc, đun sôi ở lửa lớn rồi từ từ hạ lửa nhỏ tiếp tục ninh nhừ trong khoảng 20 – 25 phút khi xanh nhừ nát thì tắt bếp.
- Trong quá trình đun, bạn thường xuyên vớt bọt trắng nổi lên để nước luộc đậu xanh luôn trong nhé!
Bước 2: Sên nhân đậu xanh
- Nêm nếm vào nồi đậu xanh 100gr đường và ¼ muỗng cà phê muối, trộn đều cho tan đường. Sử dụng máy xay cầm tay để xay nhuyễn.
- Hoà tan 3 muỗng canh dầu ăn cùng 3 muỗng canh bột nếp rồi cho vào đậu xanh đã xay nhuyễn.
- Cho tất cả vào 1 cái chảo chống dính để sên nhân đậu xanh trong khoảng 10 – 15 phút đến khi đậu xanh kết dính thành 1 khối mịn, hơi ẩm.
- Thêm vào 2 muỗng canh dầu ăn, dùng phới trộn đều hỗn hợp sao cho không dính vào đáy nồi rồi tắt bếp để nguội.
- Đổ nhân đậu xanh đã sên ra 1 cái tô, bọc kín với màng bọc thực phẩm để không bị khô.
Bước 3: Rim nhân dứa
- Dứa mua về, loại bỏ vỏ và mắt dứa, dùng dao khứa dọc nhiều đường trên thân dứa.
- Sử dụng 1 cái nĩa miết dọc thân dứa để lấy phần thịt dứa. Cách lấy này sẽ giúp phần thịt dứa mềm và dễ dàng sên hơn.
- Bắc chảo lên bếp, đổ phần thịt dứa vừa nạo vào. Nêm nếm cùng ¼ muỗng cà phê muối và 100gr đường, khuấy đều tay cho đến khi đường tan.
- Khi hỗn hợp dứa sên dần cạn nước, từ từ hạ lửa nhỏ và tiếp tục sên cho đến khi dứa cô đặc, sánh dẻo và kết dính là được.
Bước 4: Trộn bột vỏ và bột ruột bánh
- Trộn phần vỏ bánh gồm các nguyên liệu 250gr bột mì, ¼ muỗng cà phê muối, 75gr đường, ¼ muỗng cà phê baking powder, 3 muỗng canh dầu ăn, 100ml nước.
- Cho hỗn hợp vào 1 cái tô, trộn đều và nhào bột bằng tay trong khoảng 20 phút đến khi thu được khối bột mịn đồng nhất là được.
- Bỏ khối bột vào tô, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm để bột không bị khô.
- Trong lúc đó, tiếp tục trộn đều phần ruột bánh với 50gr bột năng, 50gr bột mì, 3.5 muỗng canh dầu ăn.
- Dùng tay nhào bột đến khi khối bột dính, dẻo mịn là đạt. Trong quá trình nhào bột, có thể thêm chút dầu ăn để bột không bị khô nhé!
Bước 5: Chia bột và cuộn bột
- Bột vỏ và bột ruột sau khi nhồi xong, chia thành các phần bằng nhau theo tỉ lệ 3:1 (30gr cho 1 viên bột vỏ và 10gr cho 1 viên bột ruột).
- Ấn dẹt phần bột vỏ, đặt 1 viên bột ruột lên trên, cán thật mỏng cho 2 phần bột kết dính.
- Cuộn tròn bột, cán dẹt thêm lần nữa. Tiếp tục các bước cuộn bột bánh và cán dẹt bánh thêm 2 lần nữa.
Bước 6: Bọc nhân bánh
- Phần nhân đậu xanh đã sên và dứa sên cũng chia thành nhiều phần bằng nhau. Nhân đậu xanh 40gr cho 1 phần và nhân dứa 25gr cho 1 phần.
- Đặt viên nhân đậu xanh lên 1 lớp màng bọc thực phẩm, ấn ngón tay tạo vết lõm cho viên nhân dứa vào giữa.
- Khéo léo túm các mép đậu xanh lại sao cho bọc kín nhân dứa bên trong rồi bọc lại bằng lớp màng bọc.
- Cán phần bột dẹt mỏng theo hình oval, đặt nhân bánh vào giữa, viên bánh tròn lại thật kín là đạt. Làm tương tự các bước trên cho đến khi hết phần bột và nhân bánh.
Bước 7: Nướng bánh
- Khởi động lò nướng trong 15 phút ở nhiệt độ 175 độ C để hơi nóng lan tỏa đều lò nướng.
- Đặt bánh đã nặn xong lên 1 lớp giấy nến sao mặt bánh láng mịn ở trên.
- Dùng khuôn mộc nếu có lên bề mặt để trang trí bánh và nhẹ nhàng đè bánh hơi dẹt ra. Để màu bánh khô ráo trong khoảng 20 phút.
- Úp bánh lên khay nướng đã lót sẵn 1 tấm giấy nến, nướng bánh trong khoảng 175 độ C trong khoảng 15 – 18 phút.
- Quét 1 lớp lòng đỏ trứng gà lên mặt bánh. Nướng bánh lần 2 trong 5 – 7 phút với nhiệt độ 175 độ C là hoàn thành.
- Sau khi nướng bánh khoảng 20 phút, lấy bánh ra đĩa để nguội hoàn toàn và thưởng thức ngay thôi!
Thành phẩm bánh pía chay không nhân không hề kém cạnh loại có nhân đâu nhé! Vẫn là lớp bánh xốp nhiều lớp ăn cực ngon miệng, cắn một miếng là cảm nhận vị đậu xanh thơm thoang thoảng hoà cùng vị ngọt ngọt chua chua của nhân dứa. Sự kết hợp độc đáo chắc chắn sẽ làm cả nhà bạn mê mẩn đấy nhé!
Cách làm bánh pía chay ngon xuất sắc
Nguyên liệu
Nguyên liệu bột nước:
- + 100 gr bột mì + 15 gr đường + 30 ml dầu + 35 ml nước.
- Nguyên liệu bột dầu:
- + 65 gr bột mì + 35 ml dầu
Phần nhân:
- + 100 gr đậu xanh
- + 200 gr thịt sầu riêng
- + 20 gr bột nếp rang + 40 ml dầu hòa chung trong 1 cái chén
- + 80 gr đường
- + 30 gr nước đường bánh nướng
- + 50 gr mứt bí thái nhỏ
- + 50 gr mứt vỏ cam dẻo
- + Màu quét bánh: 1 lòng đỏ trứng gà + 1 muỗng canh dầu mè.
Cách làm bánh pía chay như sau:
Bước 1: Đậu xanh ngâm qua đêm, sau đó vo sạch nấu chín. Khi đậu chín bạn cho đường vào hạ thấp lửa nấu 10 phút thì tắt bếp.
Cho đậu xanh + sầu riêng vào máy xay nhuyễn. Sau đó cho ra chảo không dính cùng với chén bột nếp rang pha với dầu + nước đường, trộn đều. Bắc lên bếp sên cho tới khi nhân quyện thành 1 khối không dính chảo thì cho hai loại mứt còn lại vào tiếp tục sên 5-7 phút nữa là tắt bếp. Chờ nhân hơi nguội thì vo tròn mỗi viên 80 gr.
Bước 2: Cho hết nguyên liệu bột nước vào tô nhồi 1 lúc cho bột dẻo. Lấy màng thực phẩm bọc bột để 20 phút trước khi chia bột thành 4 phần nhỏ.
Bước 3: Cho hết phần bột dầu vào tô trộn đều. Rồi cũng để bột nghỉ 20 phút trước khi chia bột thành 4 phần (muốn bánh có màu xanh lá dứa thì nên cho 1 giọt tinh dầu lá dứa ở bước này).
Bước 4: Đè viên bột nước hơi dẹt, cho viên bột dầu vào vo tròn. Sau đó cán cục bột mỏng và dài, cuộn tròn rồi gấp lại, cán bột mỏng tròn cho nhân vào túm các mép dính vào nhau. Đè bánh hơi dẹt trước khi xếp bánh ra khay. Dùng dấu có màu đỏ ấn lên mặt bánh.
Bước 5: Lò nướng bật trước 15 phút ở nhiệt độ 175 độ C. Cho khay bánh vào nướng 15 phút. Qua 15 phút lấy bánh ra để bánh 3-4 phút cho nguội bớt, rồi quét 1 lớp lòng đỏ trứng gà. Bạn quét 2 lần cho bánh có màu vàng đậm. Cho bánh trở lại lò nướng 6 phút nữa là tắt lò lấy bánh ra.
Bánh pía nướng xong có thể ăn ngay vẫn ngon với lớp vỏ mỏng tách rời nhiều lớp trông khá đẹp mắt.Unmute
Bánh pía nướng xong có thể ăn ngay vẫn ngon với lớp vỏ mỏng tách rời nhiều lớp trông khá đẹp mắt. Chúc các bạn thành công và có mâm cỗ cúng rằm tháng 7 ngon miệng, đẹp mắt.
Cách làm bánh pía đậu xanh chay truyền thống
Nguyên liệu
- Nguyên liệu lớp bột nước: 100 gram bột mì đa dụng (hoặc bột mì thường), 50 gram mỡ trừu thực vật (vegetable shortening) và 50 gram nước lọc.
- Nguyên liệu lớp bột dầu: 100 gram bột mì đa dụng (hoặc bột mì thường), 65 gram mỡ trừu thực vật.
- Nguyên liệu nhân đậu xanh: 300 gram nhân đậu xanh (mua sẵn hoặc tự sên từ hạt đậu xanh tách vỏ), 50 gram hạt bí đỏ (tùy chọn).
- Lò nướng: làm nóng ở mức 180 độ C trước khi chế biến.
- Chuẩn bị khay nướng có lót sẵn giấy nến chống dính.
Hướng dẫn cách làm bánh pía nhân đậu xanh cho người ăn chay
Cách trộn bột vỏ bánh pía và chuẩn bị nhân đậu xanh
- Trộn tất cả nguyên liệu làm bột nước với nhau trong một cái tô lớn. Sau đó, dùng tay trực tiếp nhào hỗn hợp tạo thành khối bột dẻo mịn. Chia khối bột thành 6 phần nhỏ bằng nhau, vo tròn. Thực hiện tương tự với các nguyên liệu làm bột dầu.
- Cho nhân đậu xanh và hạt bí ngô vào một cái tô, nhào đến khi dẻo mịn. Kế đến, bạn cũng chia nhân thành 6 phần, vê tròn.
Cách lắp bột vỏ bánh pía với nhân đậu xanh
- Lấy một miếng bột nước nhấn dẹt, rồi cho viên bột dầu lên trên, miết mép miếng bột nước để bọc kín lại, vo tròn.
- Dùng gậy cán khối bột vừa kết hợp thành miếng dẹt.
- Đặt 1 viên nhân đậu xanh bí ngô lên trên miếng bột, miết bột kín lại để nhân không bị hở ra ngoài. Sau đó, nhấn khối bột bánh hơi dẹt xuống như hình.
- Thực hiện tương tự với các nguyên liệu còn lại cho đến hết.
- Dùng dụng cụ khắc chữ đỏ in lên mặt bánh (tùy theo sở thích).
Cách làm bánh pía nhân đậu xanh nướng bằng lò
- Xếp 6 khối bánh pía lên khay, bỏ lò nướng khoảng 20 – 25 phút thì lấy ra. Thời gian và nhiệt độ nướng bánh trung thu hơi khác so với các loại bánh nướng bánh dẻo khác, nên bạn cần lưu ý bước này nhé.
- Bánh sau khi nướng có thể ăn được ngay. Hoặc, bạn đợi bánh nguội hẳn thì cho vào túi zip, hoặc hộp sạch kín để bảo quản dùng lâu.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh pía chay
Video hướng dẫn cách làm bánh pía chay
Mua nguyên liệu làm bánh pía chay ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh pía chay, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Bánh pía chay bao nhiêu calo?
Có không ít người yêu thích bánh pía nhưng e ngại lượng calo dồi dào mà nó mang lại, chính vì thế đã chuyển sang bánh pía chạy. Vậy bánh pía chay bao nhiêu calo và có phải là một lựa chọn tốt khi giảm cân không? Câu trả lời có thể sẽ khiến bạn hơi thất vọng đấy bởi 1 chiếc bánh pía chay cũng chứa từ 390 đến 410 calo. Con số này có thể dao động lên xuống tùy theo nguyên liệu của chiếc bánh.
Ăn bánh pía có làm tăng cân không?
Với thông tin về việc 1 cái bánh pía bao nhiêu calo bên trên thì hẳn bạn đã có câu trả lời về việc ăn bánh pía có làm tăng cân không hay không rồi. Với nguồn năng lượng lớn chứa chỉ trong chiếc bánh nhỏ, việc thường xuyên ăn bánh pía chắc chắn sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Lượng đường trong bánh pía rất lớn, không chỉ ở phần nhân mà còn có cả trong vỏ bánh, do đó, nếu đã có số cân nặng nhiều hơn mức mong muốn thì bạn đừng nên chọn loại bánh này.
Ngoài đường, bánh pía còn có rất nhiều các loại chất dinh dưỡng khác như chất béo, tinh bột,… đến từ vô số các loại nhân bánh khác nhau. Ước tính, chỉ cần ăn một chiếc bánh pía là bạn đã cung cấp năng lượng cho cơ thể tương đương với 2 dĩa cơm tấm hoặc 3 miếng pizza.
Ăn bánh pía như thế nào để không tăng cân?
Để tiêu thụ hết 400 calo từ 1 chiếc bánh pía bạn cần tới 2 giờ chạy bộ. Đó quả là một thử thách lớn nếu muốn giảm cân. Tuy nhiên, không phải là chúng ta không có cách để có thể ăn bánh pía mà không tăng cân. Thay vì ăn chiếc bánh pía ngay 1 lúc, bạn nên chia nhỏ bánh pía ra ăn trong nhiều lần để hạn chế lượng calo hấp thụ vào cơ thể.
- Nếu bạn đang làm công việc ít vận động thì chỉ nên ăn ¼ chiếc bánh pía. Việc này sẽ giúp cơ thể có đủ năng lượng để vận động mà không dư thừa quá nhiều calo.
- Nếu đang làm công việc lao động chân tay nhẹ nhàng và không tốn quá nhiều sức lực thì ½ chiếc bánh pía sẽ là khẩu phần thích hợp.
- Nếu bạn thường xuyên vận động hoặc làm công việc lao động nặng nhọc thì có thể thoải mái ăn hết chiếc bánh mà không cần lo lắng về việc dư thừa calo.
- Thay vì ăn hết 1 cái bánh pía một lần, bạn hãy chia nhỏ chiếc bánh pía thành nhiều phần ăn và ăn nhiều thời điểm trong ngày.
- Bạn chỉ nên ăn bánh pía khi cảm thấy thật sự thèm, mỗi tuần không nên ăn quá 2 lần.
- Bạn không nên ăn bánh pía vào buổi tối hoặc ăn trước khi đi ngủ.
- Sau khi ăn bánh pía, bạn nên kết hợp bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi trong bữa ăn chính để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
- Mỗi ngày, bạn cần bổ sung đầy đủ nước lọc cho cơ thể bằng cách uống đủ từ 2l đến 2.5l nước.
Tổng kết
Thật tuyệt vời nếu một bữa chay lại còn kết hợp tráng miệng bánh pía chay ngọt thơm, bùi béo uống cùng trà đắng ấm nóng thì lại còn thơm ngon, tuyệt vời hơn. Chúc các bạn thành công với món bánh này nhé.
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh pía chay cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 12/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!