Chè sắn mochi dẻo ngon ngọt ngào, chắn chắn sẽ là lựa chọn lý tưởng, giúp bạn chinh phục hoàn toàn các khẩu vị khó tính của gia đình mình đấy! Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 cách nấu chè sắn mochi cập nhật mới nhất 10/2024.
Củ sắn là gì?
Củ sắn (phương ngữ miền Bắc) – củ khoai mì (phương ngữ miền Nam) là nguồn cung cấp calo và carbohydrate dồi dào, thường được dùng làm thực phẩm của người dân ở những quốc gia nghèo. Chúng ta có thể ăn được toàn bộ củ sắn bằng cách luộc/hấp chín, nấu chè, nấu xôi hoặc cũng có thể nghiền thành bột để làm bánh… Ít người biết rằng, củ sắn là nguyên liệu chính trong việc sản xuất bột năng dùng trong ẩm thực.
Lợi ích của củ sắn đối với sức khỏe
Nguồn năng lượng dồi dào
So sánh lượng calo mà khoai mì cung cấp (112 calo) cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác cùng trọng lượng như củ cải đường (44 calo), khoai lang (76 calo). Đây cũng được xem là một loại cây trồng quan trọng đối với các nước đang và chậm phát triển. Tuy nhiên, hàm lượng calo cũng là một trong các nguyên nhân làm tăng nguy có mắc bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường,…
Chính vì vậy, những đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh trên, béo phì, hoặc có nhu cầu giảm cân cần ăn khoai mì với lượng vừa phải, chia từng khẩu phần nhỏ phù hợp, trong khoảng 70-100g cho mỗi lần sử dụng, để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hỗ trợ tiêu hóa, ngừa táo bón
Theo các tài liệu, khoai mì thuộc loại thực phẩm có nhiều tinh bột đề kháng và chất xơ. Loại tinh bột này cũng có đặc tính tương tự như chất xơ hòa tan, không chỉ giúp làm tăng số lượng lợi khuẩn trong ruột mà còn giúp tăng cường tiêu hóa, giảm viêm.
Ngoài ra, thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan sẽ giúp nhanh no và no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn, ngừa táo bón. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng tinh bột kháng ở khoai mì sống cao hơn đã nấu chín.
Thân thiện với người có các triệu chứng đau đầu, mỏi mắt, cải thiện thị lực
Nhờ chứa các chất như riboflavin, vitamin mà thực phẩm có khả năng hỗ trợ làm giảm những cơn đau đầu, đau nửa đầu. Bên cạnh đó, vitamin A và lượng khoáng chất dồi dào cũng giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt, cải thiện thị lực.
Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa
Do có hàm lượng các chất chống oxy hóa trong thực phẩm này khá cao. Đặc biệt là vitamin C-thành phần chính tạo ra collagen, mô liên kết, làm tăng độ đàn hồi cho da. Ngoài ra, hoạt chất này còn tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể, tăng sức miễn dịch của cơ thể với các yếu tố bất lợi bên ngoài.
Khoai mì trong Y học cổ truyền
Theo Đông y, dược liệu có hương vị thơm ngon, không chỉ là nguyên liệu thực phẩm bổ dưỡng, kiện tỳ mà còn giúp giải độc, tiêu viêm, giảm sưng phù, chống thối rửa.
Các cách nấu chè sắn mochi ngon xuất sắc
Cách nấu chè sắn mochi dẻo ngon nóng hổi thơm phức cực đơn giản
Nguyên liệu
- Củ sắn 400 gr
- Gừng 1 củ
- Hạt chia 3 muỗng cà phê
- Bột năng 30 gr
- Bột sắn dây 25 gr
- Nước cốt dừa 90 ml
- Đường thốt nốt 70 gr
Cách chế biến Chè sắn mochi
Trộn bột sắn mochiSắn (khoai mì) mua về gọt vỏ, rửa sạch với nước 2 – 3 lần, để ráo rồi cắt khúc ngắn vừa ăn rồi cho vào xửng hấp và hấp trong khoảng 20 – 25 phút.
Sắn chín thì cho vào tô dằm nhuyễn ngay khi sắn còn nóng rồi trộn đều cùng với 30gr bột năng, 90ml nước cốt dừa và 3 muỗng cà phê hạt chia.
Nếu cảm thấy bột khô, bạn có thể thêm 10ml nước cốt dừa vào nhé!
Tạo hình chè sắnKhi thấy khối bột đã dẻo mịn thì bạn cho 1 cục bột khoảng 1/2 muỗng cà phê ra tay, nặn bột thành các viên tròn vừa ăn, mỗi viên khoảng 10gr bột.
Lần lượt vê tròn hết số bột đã chuẩn bị.
Nấu chè sắn mochiCho 700ml nước lọc vào nồi với 70gr đường thốt nốt và phần gừng cắt lát rồi bắc lên bếp từ đun với lửa lớn.
Khi nước sôi lăn tăn thì bạn cho những viên bột vừa nặn vào, hạ bếp xuống còn lửa vừa và đảo đều cho bột không dính đáy nồi.
Cho vào chén 25gr bột sắn dây với 30ml nước lọc, khuấy đều rồi từ từ cho vào nồi chè. Khi thấy bột đã sôi thêm lần nữa, đảo đều, nêm nếm lại cho vừa ăn thì tắt bếp là hoàn thành rồi.
Thành phẩmKhi ăn bạn có thể cho thêm 1 ít vụn dừa, dừa tươi hay đậu phộng rang vào là đã có ngay món chè sắn mochi thơm lừng nức mũi rồi.
Những viên mochi mềm dẻo, vị bùi bùi của sắn quyện cùng vị beo béo của nước cốt dừa, kết hợp cùng phần nước đường thanh ngọt mà không bị gắt, chắc chắn sẽ khiến bạn ăn hoài cũng chẳng ngán đấy!
Cách nấu món chè sắn mochi dẻo nóng hổi, xua tan mọi rét buốt mùa đông
Nguyên liệu
Phần viên mochi sắn dẻo
– Sắn: 200gr
– Bột nếp: 60-80gr cho người chỉ thích ăn dẻo. Hoặc 60gr bột năng + 20gr bột nếp cho người thích ăn dẻo và hơi dai dai chút gần như viên chân trâu.
– Bột béo: 20gr nếu có, hoặc có thể thay thế bằng nước cốt dừa.
– Nước sôi già (100 độ) để nhồi bột đối với phần bột có thêm bột năng. Còn nếu chỉ dùng bột nếp thì nước hơi âm ấm là được.
Cách làm:
– Luộc 200gr sắn cho chín bở. Nên luộc qua một nước sau đó đổ phần nước đó đi, rửa lại rồi mới thêm nước mới luộc chín sắn.
– Bỏ gân ở giữa khúc sắn và tán thật nhuyễn hoặc cho vào cối giã thật nhuyễn.
– Trộn phần thịt sắn đã tán nhuyễn với bột.
– Lưu ý ở bước này có 2 cách trộn bột theo 2 cách trên phần nguyên liệu. Nếu trộn với bột năng bắt buộc có nước sôi già, trộn bột đến khi thành khối dẻo mịn không dính tay thì đem vo viên theo ý thích.
– Vo xong trộn với ít bột khô để các viên mochi không dính vào nhau. Rồi để riêng.
Phần chè sắn
Nguyên liệu:
– Sắn: 300gr. Mua về lột vỏ, rửa sạch, cắt khúc, ngâm nước muối hoặc nước vo gạo qua đêm để sắn ra hết nhựa độc.
– Đường thốt nốt: 250gr, nhạt ngọt tuỳ mọi người điều chỉnh nhưng nên ăn ngọt một chút sẽ ngon hơn. (Không có đường thốt nốt thì thay bằng đường nâu, vàng, đường mật mía, đường trắng…).
– Nước trắng: 1 lít
– Bột năng: 3 thìa canh ăn phở (độ đặc loãng tuỳ theo sở thích mỗi người)
– Lá dứa (lá nếp): 2-3 lá
– Gừng củ: 1 nhánh nhỏ
– Dừa nạo, vừng rang…
Cách làm:
– Sắn sống chưa luộc đem cắt miếng nhỏ vừa ăn, bỏ gân, đem luộc qua một nước, rửa sạch lại để loại bỏ chất nhựa độc.
– Cho 1 lít nước vào nồi và đổ sắn vào ninh.
– Sắn gần mềm thì cho gừng thái sợi hoặc đập dập và đường thốt nốt vào, nêm nếm cho vừa khẩu vị.
– Đun thêm vài phút cho sắn mềm hẳn, thì thả các viên mochi sắn vào.
– Đợi các viên mochi nổi lên trên là chín, hớt bọt thường xuyên cho nồi chè được ngon.
– Đun thêm 5 phút thì hoà bột năng theo tỉ lệ trên phần nguyên liệu, một tay đổ bột năng, một tay khuấy theo chiều kim đồng hồ, đến khi đặc sánh theo ý muốn. Độ đặc loãng của chè theo sở thích là ở phần này do bạn tự điều chỉnh.
– Đun thêm 2 phút tắt bếp đậy vung để nồi chè sắn luôn được ấm nóng.
Phần nước cốt dừa
Nguyên liệu:
– Nước cốt dừa: 100ml
– Muối: 1/2 thìa dùng để ăn sữa chua
– Lá dứa: 2 lá
– Bột năng: 5gr hoà với nước lọc
– Sữa đặc: 30gr
Cách làm: Cho nước cốt dừa và lá dứa vào đun sôi, hạ nhỏ lửa đun thêm vài phút. Tiếp đến, vớt lá dứa ra, cho sữa đặc và muối vào, quậy đều đun lăn tăn và khuấy đều. Sau đó đổ bột năng hoà với chút nước vào, đun thêm khoảng 2p là xong.
Cách nấu chè sắn mochi siêu ngon
Nguyên liệu
- 300 gr sắn tươi
- 150 gr bột năng
- 20 gr nước cốt dừa
- 20 gr đường
- 20 gr sữa đặc
- 1/4 thìa cà phê muối
- 150 gr đường vàng (hoặc mật mía)
- 1 nhánh gừng nhỏ
- 50 gr bột năng
- 1/4 thìa cà phê muối
Cách làm
Sắn bóc bỏ vỏ, ngâm nước muối loãng hoặc nước vo gạo 6 – 7 tiếng cho hết độc tố và không bị thâm.
Hấp chín sắn cho tới khi nở bung mềm.
Lấy 2/3 lượng sắn giã hoặc nghiền nhuyễn cho mịn, 1/3 còn lại thì cắt miếng vừa ăn.
Làm viên sắn mochi: Phần sắn nghiền nhuyễn cho thêm 150 gr bột năng, 20 gr nước cốt dừa, 20 gr đường, 1/4 thìa cà phê muối trộn đều và vo viên tròn. Bao áo bằng chút bột năng cho đỡ dính. Đun sôi nước, cho các viên sắn mochi vào, đảo nhẹ và luộc cho tới khi mochi nổi lên, bột chuyển màu trong là đã chín. Vớt ra cho vào bát nước nguội để tránh dính. Khi nào ăn thì đun nước đường gừng và cho mochi vào.
Cho 1,2 lít nước cùng 150gr đường vàng (hoặc mật mía, điều chỉnh độ ngọt theo khẩu vị), thêm gừng thái sợi, 1/4 thìa cà phê muối lên bếp đun sôi, khuấy đều cho đường tan.
Vớt các viên sắn mochi cho vào nồi nước đường, thêm sắn cắt miếng. Nấu khoảng 2 phút cho hỗn hợp nước đường quyện vị vào sắn mochi.
Hòa tan bột năng với chút nước rồi cho dần xuống nồi chè, vừa cho vừa khuấy cho tới khi sánh lại theo mong muốn. Hạ nhỏ lửa và nấu cho bột năng chín hẳn trong 9 – 10 phút. Sau đó, tắt bếp, múc chè sắn ra bát, rắc thêm dừa nạo sợi, lạc hoặc vừng rang rồi rưới nước cốt dừa và thưởng thức nóng.
Yêu cầu thành phẩm:
Từng viên mochi sắn dẻo bùi quyện trong nước đường gừng ấm nóng, dừa sợi sần sật, đậu phộng giòn thơm khiến cho các tín đồ ăn vặt mê mẩn.
Cách làm chè mochi sắn dẻo thơm ngon, cực dễ làm
Nguyên liệu
- Sắn (Khoai mì tươi) 350gr
- Bột năng 110gr
- Bột nếp 10gr
- Bột cốt dừa 10gr
- Nước cốt dừa 200ml
- Sữa đặc 20gr
- Đường thốt nốt 150gr
- Lá dứa 2 lá
- Đậu phộng, dừa nạo
- Gừng 15gr
- Gia vị: đường, muối
Cách làm chè mochi sắn dẻo
Bước 3 Nấu chè mochi sắn dẻoBạn bắc nồi lên bếp rồi cho 1 lít nước, 150-200gr đường thốt nốt, 2gr muối, gừng cắt lát và 2 lá dứa vào. Nấu cho đến khi đường tan hết.
Bạn cho thêm 200gr sắn vừa thái nhỏ vào đun với lửa nhỏ khoảng 10 phút cho đến khi sắn chín. Tiếp theo, thêm viên mochi sắn vào nấu trên lửa nhỏ thêm 10 phút.
Cho vào chén 50gr bột năng, 50 ml nước rồi trộn đều cho hòa tan.
Khi các viên mochi đã chín và nổi đều trên bề mặt thì vớt lá dứa ra, cho từ từ bột năng vào và khuấy đều. Nấu khoảng 2-3 phút nữa cho đến khi hỗn hợp trong và sánh lại thì tắt bếp.
Bước 4 Làm nước cốt dừaĐầu tiên bạn cho vào nồi 200ml nước cốt dừa, 20gr đường, 20gr sữa đặc, 1gr muối và 200ml nước, bạn nấu ở lửa nhỏ, vừa nấu vừa khuấy đều tay.
Bạn cho vào chén 5gr bột năng và 20ml nước, khuấy đều cho tan. Nồi nước cốt dừa sôi thì cho hỗn hợp bột năng vào từ từ rồi khuấy đều, nấu trên lửa nhỏ khoảng 2 – 3 phút.
3Thành phẩmBạn cho chè ra chén rồi rưới phần nước cốt dừa lên trên, để tăng hương vị thì có thể rắc thêm đậu phộng rang và dừa sợi. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị béo của nước cốt dừa hòa bị cùng vị ngọt của đường thốt nốt. Đây chắc hẳn sẽ là món tráng miệng mà cả nhà ai cũng thích đấy!
Cách nấu chè sắn dẻo mochi nóng ngon tại nhà
Nguyên liệu
- 350g sắn đã bóc vỏ và ngâm nước muối loãng.
- 150g đường thốt nốt (đường nâu, đường vàng).
- 80g bột năng.
- 30g bột nếp.
- 900ml nước lọc.
- 1 củ gừng tươi.
- 100ml nước cốt dừa.
- Dừa khô hoặc dừa tươi để trang trí ăn kèm.
Cách làm mochi sắn dẻoBạn lấy khoảng 200g sắn rồi cắt khúc con chì, 150g sắn còn lại thì bạn cho vào nồi với 1 chút nước bên dưới và hấp trong khoảng 5 phút. Khi sắn chín, bạn hãy bỏ xơ sắn ở giữa ra rồi dùng thìa tán nhuyễn sắn. Sau đó, bạn cho 50g bột năng và 30g bột nếp vào bát đựng sắn đã tán nhuyễn.
Bạn cho thêm khoảng 20g nước cốt dừa vào bát sắn ở trên rồi trộn đều các nguyên liệu lên. Bạn hãy cho dần 50g nước sôi vào bát sắn, sau đó đeo găng tay vào và dùng tay nhào nặn thành khối bột sắn mịn. Tiếp theo, các bạn hãy nặn bột thành các viên mochi sắn to nhỏ tùy ý theo sở thích nhé.
Cách nấu chè sắn dẻo mochi
Bạn chia gừng thành 2 phần, một nửa thái chỉ mỏng và một nửa đập dập. Sau đó, bạn cho khoảng 820ml nước vào nồi, đổ thêm 150g đường thốt nốt vào nồi và đun sôi. Các bạn hãy cho phần gừng vào đun cùng và dùng thìa hớt hết bọt ra. Tiếp theo, các bạn cho phần sắn đã cắt khúc vào nồi đun sôi trong khoảng 3 đến 5 phút là sắn chín.
Các bạn đổ phần mochi sắn vào nồi đun cùng, sau đó hạ nhỏ lửa và đun trong khoảng 10 phút. Các bạn pha khoảng 30g bột năng còn lại với 30ml nước lọc rồi khuấy đều và đổ từ từ vào nồi chè sắn mochi trên bếp, vừa đổ vừa khuấy cho bột tan đều nhé. Sau khi chè sắn sôi lăn tăn thì chè đã chín, bạn tắt bếp rồi bắc nồi chè ra khỏi bếp.
Thành phẩm
Bạn múc chè sắn mochi nóng ra bát, sau đó trang trí thêm với dừa khô hoặc dừa tươi cùng chút nước cốt dừa là đã có thể thưởng thức được rồi nhé. Chúc các bạn thực hiện thành công!
Trẻ em có nên ăn chè sắn mochi không?
Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn
Vì sắn có độc tố tuyệt đối không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố. Nếu cho trẻ ăn nhiều, các chất độc tố có thể tích tụ lại trong cơ thể trẻ lâu ngày và gây bệnh. Đặc biệt, càng không nên cho trẻ ăn sắn vào lúc đói vì có thể dẫn đến ngộ độc.
Việc để ngộ độc củ và lá khoai mì sẽ tác động đến gan, thận và một số vùng ở não nên chúng ta nên ăn khoai mì đúng cách và những người có thể trạng không tốt thì nên hạn chế tối đa đi nhé.
Bầu có nên ăn chè sắn mochi không?
Trong thành phần của sắn có chứa lượng axit cyanhydric viết tắt là HCN. Có thể gây ngộ độc và mức độ ngộ độc như thế nào phụ thuộc vào hàm lượng HCN cao hay thấp. Mẹ bầu ăn củ sắn có thể gây ngộ độc ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí là dẫn đến tử vong.
Lượng HCN cao hay thấp còn tùy thuộc vào loại sắn. Giống (sắn) khoai mì cao sản thì có hàm lượng HCN cao hơn nhiều so với HCN của khoai mì ngọt. Hàm lượng HCN dưới 20 mg có thể gây ngộ độc, nhưng HCN từ 50 mg trở lên có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy khi ăn củ sắn chúng ta cần hết sức lưu ý, nhất là quan tâm đến giống nào.
Tổng kết
Hy vọng với bài viết hướng dẫn cách nấu chè sắn mochi thơm dẻo ngọt ngào cực kỳ đơn giản, dễ làm được chia sẻ từ chúng tôi sẽ giúp thực đơn món chè của bạn càng thêm phong phú, hấp dẫn hơn nhé!