Món chè khoai môn nếp cẩm ngọt ngào, bùi béo mà bạn nghĩ chỉ có thể thưởng thức tại các hàng quán thì hôm nay sẽ được chúng tôi bật mí giúp bạn nấu thành công. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 cách nấu chè khoai môn nếp cẩm cập nhật mới nhất 09/2024.
Chè khoai môn nếp cẩm là gì?
Món chè khoai môn nếp cẩm cốt dừa là sự kết hợp giữa khoai môn và nếp cẩm dẻo thơm cùng với nước cốt dừa nên có vị dẻo quánh, thơm bùi và ngậy béo.
Lợi ích của nếp cẩm đối với sức khỏe
Nếp cẩm là loại lương thực quen thuộc được chế biến thành nhiều món xôi, chè khác nhau. Nếp cẩm có vị ngọt, tính ấm giúp chữa suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy… Trong 100g xôi nếp cẩm chỉ chứa khoảng 85 calo, đây là lượng calo không cao.
Theo nhiều nghiên cứu, ăn gạo nếp cẩm có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngăn chặn các cơn đau tim đột quỵ. Dinh dưỡng trong gạo nếp cẩm giúp đảm bảo ổn định năng lượng cho cơ thể, giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giúp giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, lớp màng đen bên ngoài hạt nếp cẩm chứa nhiều vitamin E, C rất tốt để cấp ẩm và phục hồi làn da. Bên cạnh đó, các khoáng chất như canxi, phốt pho, kẽm, sắt… có trong gạo cũng rất tốt để phục hồi sức khỏe phụ nữ sau sinh.
Lợi ích của khoai môn đối với sức khỏe
1. Kích thích tiêu hóaMột trong những lợi ích to lớn nhất của khoai môn là kích thích hoạt động tiêu hóa trong cơ thể. Khoai môn chứa khoảng 27% lượng chất xơ bạn cần hấp thụ mỗi ngày từ khẩu phần ăn. Vì vậy, loại thực phẩm này rất có ích trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Khoai môn còn giúp ngăn ngừa một số vấn đề như xì hơi, đầy bụng, chuột rút, táo bón và thậm chí bệnh tiêu chảy. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh có thể tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
2. Ngăn ngừa các loại bệnh ung thưKhoai môn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động chống oxy hóa trong cơ thể và góp phần ngăn ngừa bệnh ung thư. Trong khoai môn hàm có lượng cao vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa phenol khác giúp tăng cường hệ miễn dịch và loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm ra khỏi cơ thể. Các gốc tự do là sản phẩm phụ nguy hiểm sinh ra từ quá trình tế bào trao đổi chất và có thể “biến” các tế bào khỏe mạnh thành các tế bào ung thư. Bằng cách loại bỏ các gốc tự do này, lại củ này gần như bảo vệ chúng ta hoàn toàn khỏi bệnh ung thư nguy hiểm. Hơn thế nữa, trong khoai môn còn có chất cryptoxanthin với khả năng ngăn ngừa ung thư vòm họng và ung thư phổi.
3. Ngăn ngừa bệnh tiểu đườngChất xơ trong khoai môn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường vì chúng có thể điều chỉnh quá trình phóng thích insulin và glucose. Nếu bạn cần hấp thu một lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể thì khoai môn là một lựa chọn tuyệt vời.
Ngoài ra, bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong trường hợp bạn đã mắc bệnh tiểu đường, những thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể giúp ổn định đường huyết.
4. Có lợi cho huyết áp và giúp tim khỏe mạnh
Khoai môn có hàm lượng kali đáng kể, đây là một trong những khoáng chất thiết yếu cần thiết để chúng ta duy trì sức khỏe và hoạt động hàng ngày. Kali không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển chất lỏng giữa các màng và các mô trong cơ thể mà còn giúp giảm căng thẳng, áp lực lên các mạch máu, động mạch. Bằng cách thư giãn các tĩnh mạch và mạch máu, kali giúp giảm huyết áp và căng thẳng cho hệ tim mạch.
Tổng hợp 5 cách nấu chè khoai môn nếp cẩm cập nhật 09/2024
Cách nấu chè khoai môn nếp cẩm dẻo bùi, ngọt thơm dễ làm tại nhà
Nguyên liệu
- Khoai môn 2 kg
- Nếp cẩm 150 gr
- Bột sắn dây 1 muỗng canh
- Nước cốt dừa dạng sánh 220 ml (khoảng 1 chén cơm)
- Đường 100 gr
- Muối 1 ít
Cách chế biến Chè khoai môn nếp cẩm
Vo và ngâm nếp cẩmNếp than vo sạch với 3 lần nước. Sau đó, đem đi ngâm trong vòng từ 4 – 6 tiếng.
Sơ chế khoai mônKhoai môn bạn gọt sạch, bạn rửa lại với nước cho hết bụi bẩn và chất nhớt. Thấm ráo rồi cắt thành từng miếng nhỏ khoảng 2 lóng tay.
Mách nhỏ: Để nhựa khoai phân hủy và không gây ngứa bạn đem khoai môn luộc sơ với nước muối loãng, sau đó đổ khoai ra rổ, xối nước lạnh cho khoai nguội bớt và lột vỏ.
Luộc khoai môn và nấu nếp cẩmĐun một nồi nước sôi rồi thêm vào 1/3 muỗng cà phê muối. Khi nước đã sôi bạn cho phần khoai môn đã cắt vào luộc. Đến khi khoai môn chín tới bạn vớt ra và trụng sơ với nước lạnh, sau đó đem khoai môn để ráo nước.
Nếp cẩm sau khi ngâm được 4 – 6 tiếng, bạn chắt bỏ nước cũ rồi cho vào nồi với 2 lít nước và nấu trên lửa vừa trong vòng 20 – 30 phút để nếp chín mềm. Trong lúc nấu, nêm vào đó 1/4 muỗng cà phê muối để nếp được đậm đà hơn.
Khi nếp đã chín mềm bạn thêm vào đó 100gr đường, bạn cũng có thể nêm nếm lại lượng đường để phù hợp với khẩu vị gia đình nhé.
Nấu chè khoai môn với nếpSau 5 phút khi đường đã ngấm vào nếp bạn cho hết phần khoai môn đã luộc vào khuấy đều. Tiếp đó bạn hòa tan 1 muỗng canh bột sắn dây với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi đổ vào nồi chè để tạo độ sánh cho chè.
Khi nấu chè bạn nhớ phải đảo đều liên tục để tránh chè bị cháy khét ở đáy nồi.
Khi nồi chè sôi được 5 phút thì bạn tắt bếp.
Cuối cùng bạn múc chè ra chén rồi chan một ít nước cốt dừa lên trên và thưởng thức.
Thành phẩmChè khoai môn nếp cẩm có hương vị ngọt ngào, bùi béo. Đặc biệt, hạt nếp cẩm rất mềm dẻo và sánh mịn khi ăn rất thích miệng. Khoai môn không bị bể nát, bùi bùi quyện với nước cốt dừa béo ngậy tạo nên một sự kết hợp tuyệt vời.
Cách nấu chè khoai môn nếp cẩm ngon tuyệt
Nguyên liệu
- 300 gr dừa nạo.
- 50 gr đường trắng.
- 10 lá dứa.
- 1 muỗng canh bột năng.
- 1/4 muỗng cà phê muối.
- 1/2 chén nước.
- 100 gr gạo nếp cẩm.
- 200 gr khoai môn.
Cách nấu món chè khoai môn nếp cẩm cốt dừa:Bước 1:
Hoà bột năng với nước dão dừa, bắc lên bếp nấu sôi, vừa nấu vừa khuấy đều tay, thêm đường và muối vào đợi tan thì cho nước cốt dừa vào khuấy đều.
Thả lá dứa vào để lấy mùi thơm, tắt bếp.
Bước 2:
Khoai môn hấp chín kỹ.
Cho đường vào chung với nước dảo dừa, khuấy tan, thêm ít muối cho đậm đà.
Bước 3:
Cho nếp cẩm vào nấu, khi gần chín thì cho khoai đã hấp vào trộn đều, nấu tiếp cho nhừ.
Khoai và nếp chín hẳn mới cho nước dão dừa vào trộn đều, chế từ từ và khuấy đều khi thấy chè hơi nhão là được.
Lúc nguội, chè sẽ đặc lại vừa ăn.
Múc chè ra chén, chế nước cốt dừa lên mặt, dùng nóng.
Cách nấu chè nếp cẩm khoai môn, không chỉ giữ ấm còn giúp da dẻ đẹp rạng ngời
Nguyên liệu
- 200gr gạo nếp cẩm
- 800gr khoai môn
- 500gr khoai lang
- 200ml nước cốt dừa
- 5 muỗng canh đường phèn
- 1 ống bột vani
- 2 muỗng canh muối
Cách làm món chè nếp cẩm khoai môn
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Gạo nếp cẩm bạn bỏ vào nước ngâm qua một đêm sau đó đem vo sạch.
Khoai môn và khoai lang bạn đem gọt bỏ vỏ sau đó bỏ vào thau nước có pha 2 muỗng canh muối, thời gian ngâm khoảng 15 phút sau đó bạn lấy 2 loại khoai này ra cắt thành miếng vuông vừa ăn.
Mẹo hay
– Sau khi gọt vỏ khoai môn và khoai lang bạn cần ngâm chúng vào trong nước muối pha loãng để loại bỏ nhựa nhanh chóng đồng thời giúp khoai không bị đen.
– Bạn nên ngâm nếp cẩm qua đêm để nếp cẩm mềm và nấu nhanh chín hơn.
Bước 2 Nấu nếp cẩm
Bạn cho nếp cẩm vào nồi, thêm vào 1 lít nước lọc sau đó bắc nồi nếp cẩm lên bếp và nấu cho nếp cẩm chín. Thời gian nấu chín nếp cẩm là khoảng 40 phút.
Lưu ý
Khi nồi nếp cẩm đã sôi thì bạn vặn lửa thật nhỏ đồng thời dùng đũa khuấy đều tay để phần đáy nồi nếp cẩm không bị cháy, khét nhé!
Bước 3 Nấu khoai lang và khoai môn
Bạn cho vào nồi 800ml nước sau đó thêm khoai lang và khoai môn vào nấu trong thời gian khoảng 20 phút là khoai lang và khoai môn chín.
Bước 4 Nấu chè nếp cẩm và khoai môn cùng khoai lang
Khi khoai môn và khoai lang đã chín bạn cho thêm phần nếp cẩm đã nấu chín trước đó vào nấu chung, đồng thời thêm vào 5 muỗng canh đường phèn, khuấy đều để đường tan hết.
Tiếp tục cho thêm 200ml nước cốt dừa nấu thêm khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp và cho ống bột vani vào khuấy đều là xong.
3 Thành phẩm
Múc chè nếp cẩm khoai môn ra và thưởng thức. Nếu bạn thích ăn lạnh thì có thể bỏ thêm chút đá, chè có màu tím đẹp mắt, vị khoai môn bùi bùi, khoai lang ngọt ngọt cùng hạt nếp cẩm dẻo thơm kích thích vị giác.
Cách nấu chè khoai môn nếp cẩm đậm đà hương xưa
Nguyên liệu
- Gạo nếp cẩm (200g)
- Khoai môn (250g)
- Bột năng (100g)
- Đường phèn (100g)
- Dừa khô (60g)
- Đường trắng (tùy khẩu vị)
- Sữa tươi (100ml)
- Nước cốt dừa (400ml)
- Lá dứa
- Muối
CÁCH NẤU CHÈ NẾP CẨM KHOAI MÔN NGON, ĐƠN GIẢN
BƯỚC 1: SƠ CHẾ NGUYÊN LIỆU NẤU CHÈ NẾP CẨM KHOAI MÔN
Khoai môn: Gọt vỏ, rửa sạch rồi thái khoai thành các miếng vuông nhỏ vừa ăn. Khoảng chừng 1 cm là ok nhất.
Gạo nếp cẩm: Bạn sẽ vo sạch, sau đó ngâm khoảng 5 tiếng cho gạo nở mềm. Nếu bạn có thời gian hoặc có chủ định nấu chè nếp cẩm khoai môn từ trước. Thì bạn có thể ngâm gạo nếp qua đêm. Ngâm gạo như vậy để khi nấp chè gạo sẽ mềm dẻo và ngon hơn.
cách nấu chè nếp cẩm khoai môn
Lá dứa: Lá dứa sau khi mua về bạn sẽ rửa sạch và để ráo nước.
BƯỚC 2: NẤU NƯỚC ĐƯỜNG
Trong cách nấu chè nếp cẩm khoai môn, đầu tiên bạn sẽ cho 100g đường phèn và 50ml nước vào chảo.
Đặt lên bếp đun với lửa nhỏ đến khi đường tan hoàn toàn thì tắt bếp. Bạn chú ý vừa đun vừa đảo đều cho đường nhanh tan. Sau đó đổ nước đường ra một bát riêng.
BƯỚC 3: NẤU GẠO NẾP
Bạn sẽ cho gạo nếp cẩm vào một nồi nhỏ. Cho nước vào nồi, đổ nước ngập gạo khoảng 2 đốt ngón tay. Đặt nồi lên bếp và đun sôi, sau đó vặn nhỏ lửa đun liu riu để gạp nếp được chín mềm và dẻo.
Khi thấy gạo nếp đã chín, bạn sẽ đổ ½ bát nước đường vừa nấu ở trên vào, trộn đều. Thêm chút muối vào trộn cùng để món chè nếp cẩm khoai môn đậm vị và ngon ngọt hơn.
BƯỚC 4: NẤU KHOAI MÔN
Bạn sẽ cho khoai môn đã thái miếng vào trong nồi khác, thêm vào đó 100ml sữa tươi và 50g đường trắng. Đặt lên bếp và đun tới khi khoai môn chín mềm thì sẽ cho thêm vào đó khoảng 400ml nước cốt dừa vào. Đồng thời cho hết số nước đường còn lại và lá dứa vào. Đun to lửa đến khi sôi thì tắt bếp.
BƯỚC 5: LÀM TRÂN CHÂU CHO MÓN CHÈ NẾP CẨM KHOAI MÔN THÊM ĐẬM VỊ
Bạn sẽ cho 100g bột năng và 60ml nước nóng già và một bát tô to. Thêm một chút muối rồi lấy tay nhào trộn tất cả các nguyên liệu này lại với nhau. Trộn đến khi bột mịn lại là được.
Sau đó bạn sẽ chia hỗn hợp bột thành các phần nhỏ và vo tròn lại. Vo thành các viên nhỏ vừa ăn ( khoảng bằng viên bi), rồi xếp ra đĩa.
Tiếp đến bạn sẽ đặt một nồi nước lên bếp để luộc trân châu. Khi nồi nước sôi bạn sẽ cho số trân châu vừa nặn vào nồi. Luộc đến khi các viên này chín và nổi lên mặt nước là được. Ngay sau đó bạn sẽ vớt trân châu ra và ngâm với nước lạnh luôn, để trân châu giòn và không bị dính vào nhau.
BƯỚC 6: HOÀN THÀNH CÁCH NẤU CHÈ NẾP CẨM KHOAI MÔN NGON
Hoàn thành cách nấu chè này, bạn sẽ cho hỗn hợp gồm sữa, nếp và khoai môn vào bát. Thêm trân châu và đá bào vào là bạn đã có được món chè nếp cẩm khoai môn ngon tuyệt. Để hấp dẫn hơn, bạn hãy rắc thêm chút dừa khô lên trên bát chè để thêm hương thơm nhé.
Cách nấu chè khoai môn nếp cẩm ngon lành lại tốt cho da
Nguyên liệu
- 180g gạo nếp cẩm
- 1 lít nước lọc
- 200g khoai môn
- 10g đường nâu
- 80g đường phèn
- Một ít muối
- 250ml nước cốt dừa (sữa dừa)
- 80ml sữa đặc có đường
Cách nấu chè nếp cẩm khoai môn
Gạo vo thật sạch sau đó cho vào bát, thêm 1 lít nước lọc vào ngâm khoảng 30 phút cho hạt gạo nở ra.
Khoai môn gọt bỏ vỏ, rửa sạch sau đó thái khối nhỏ. Hấp khoai môn ở lửa vừa trong khoảng 15 phút. Lấy khoai môn ra bát, thêm đường nâu vào xóc đều khi khoai còn nóng để khoai ngấm đường (chỉ hấp khoai chín tới, không hấp chín kỹ vì sẽ làm khoai bở nát).
Đổ nước ngâm gạo nếp vào nồi đun sôi ở lửa lớn, khi nước sôi thì đổ gạo nếp cẩm vào và đun sôi trở lại. Sau đó hạ nhỏ lửa, đậy nắp nồi và nấu trong khoảng 40 phút.
Mở vung, cho đường phèn và chút muối vào khuấy đều rồi tắt bếp. Đậy nắp nồi chè để om trong khoảng 20 phút.
Sau 20 phút thì cho nước cốt dừa, sữa đặc, khoai môn vào khuấy đều sau đó bật bếp và đun ở lửa nhỏ cho đến khi nóng ấm (hoặc chè sôi hơi sủi tăm, không đun sôi) là được.
Ngày nay, mỗi khi đi chợ các chị em nội trợ đều có thể bắt gặp khoai môn được bày bán quanh năm. Tuy nhiên, củ khoai môn tươi ngon và có chất lượng nhất vẫn là vào mùa thu đông vì đây là mùa thu hoạch chính. Củ khoai sẽ bở, thơm và có vị ngọt đậm hơn.
Khi chọn khoai môn, nên chọn những củ có kích thước vừa phải (không quá to cũng không quá nhỏ), cầm củ khoai thấy nặng tay, củ căng cứng không bị móp mềm do thối bên trong. Không chọn củ khoai bị sứt mẻ hay có dấu hiệu của nấm mốc.
Thành phẩm
Vào những ngày thời tiết lạnh hanh khô của mùa đông, mọi người sẽ có xu hướng ăn những món ăn nóng ấm, giúp làm ấm cơ thể. Một trong số những món ăn đó làm sao không kể đến món chè nếp cẩm khoai môn sữa dừa này nhỉ? Món chè có vị ngọt vừa, nếp cẩm dẻo ngon, khoai môn bùi bùi lại thêm vị béo ngậy thơm nức của cốt dừa. Chỉ cần nghĩ thôi là đã có thể cảm nhận được vị ngon của món chè này rồi.
Chúc bạn nấu được món chè nếp cẩm khoai môn sữa dừa thật ngon nhé!
Tải file PDF hướng dẫn cách nấu chè khoai môn nếp cẩm
Tải ngay cách nấu chè khoai môn nếp cẩm
Video hướng dẫn cách nấu chè khoai môn nếp cẩm
Mua nguyên liệu nấu chè khoai môn nếp cẩm ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu nấu chè khoai môn nếp cẩm, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Bầu ăn chè khoai môn nếp cẩm được không?
Với thành phần dinh dưỡng dồi dào, khoai môn không còn nghi ngờ gì khi là thực phẩm cung cấp cho mẹ bầu đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu quan trọng trong giai đoạn thai kỳ. Theo Đông Y, đây là thực phẩm hoàn toàn phù hợp và được rất nhiều mẹ bầu yêu thích. Còn nếp cẩm vừa độc đáo lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Vậy nên, trong các món ăn từ gạo nếp cẩm tốt cho bà bầu, mẹ đừng bỏ qua món chè khoai môn nếp cẩm hấp dẫn này nha. Tuy nhiên ăn với lượng vừa phải sẽ tốt cho cả mẹ và bé.
Chè khoai môn nếp cẩm ăn có béo không?
Có thể thấy các loại chè đều có hàm lượng calo trung bình rất cao và nếu như các bạn ăn quá nhiều thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì. Những người đang trong chế độ giảm cân thì nên hạn chế các loại thực phẩm này.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách nấu chè khoai môn nếp cẩm cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 09/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!