Nhãn nhục được sử dụng trong nhiều món giải khát, nổi bật với vị ngọt thanh và cảm giác giòn dai khi thưởng thức sẽ làm món ngọt của bạn ngon và trọn vị. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 4 cách làm long nhãn, nhãn nhục cập nhật mới nhất 11/2024.
Nhãn nhục là gì?
Nhãn nhục hay còn được gọi là long nhãn, chính là sản phẩm được tạo thành từ quá trình sơ chế và sấy khô cùi nhãn. Nhãn nhục sau khi được sơ chế, được sử dụng để làm thuốc, nấu chè hoặc ăn trực tiếp… Để làm ra nhãn nhục, bạn phải chọn loại nhãn tươi, đã chín, cùi dày, ráo nước. Sau đó, đem phơi nắng to hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 40 – 50 độ C đến khi lắc quả phát ra tiếng kêu. Tiếp theo, mang nhãn ra, bóc vỏ lấy cùi và sấy ở nhiệt độ 50 – 60 độ C (độ ẩm dưới 18%), cầm không dính tay là được. Nhãn nhục đã được chế biến nhưng để tránh trường hợp để lâu sẽ dẫn đến hư hại bạn nên đem chưng cách thủy khoảng 3 giờ, sau đó sấy lại đến khi nhãn gần khô.
Giá trị dinh dưỡng của quả nhãn
Qua nghiên cứu cho thấy, trong 100 thịt trái nhãn sẽ chứa đến 48 calo cùng với nhiều chất dinh dưỡng bao gồm:
- Chất đạm: 1,31 g
- Carb: 15,14 g
- Chất béo: 0,1 g
- Chất xơ: 1,1 g
- Riboflavin: 0,14 g
- Phốt pho: 21 mg
- Magie: 10 mg
- Kali: 0,266 g
- Canxi: 1 mg
- Vitamin C: 84 mg
Lợi ích của nhãn nhục là gì?
Được biết nhãn nhục là một loại thuốc quý trong nhãn nhục có chứa nhiều thành phần như: 0,85 nước, 1,26% acid tartaricđược, 29,91 glucose, 0,22% sacharos, chất béo, tannin và các nguyên tố vi lượng khác… nhãn nhục được dùng như một phương thuốc dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, hỗ trợ tăng cường sức khỏe, cụ thể nhãn nhục có những công dụng như sau:
Chăm sóc da
Trong nhãn chứa Vitamin C, rất tốt để tổng hợp collagen, giúp da đẹp và khỏe mạnh, ngoài ra nhãn còn được kết hợp với một số thành phần thuốc khác trong đông y để cải thiện sắc tố trên da.
Chống lão hóa
Long nhãn nhục chứa vitamin B và C, giúp chống oxy hóa, loại bỏ tình trạng da bị khô nứt,…
Làm giảm lo âu
Trong Đông y thì Long nhãn được dùng như một phương thuốc an thần đó là trà long nhãn trong đó kết hợp cùng các thành phần như: táo đỏ, đường phèn.. giúp tâm lý ổn định, cải thiện tình trạng mất ngủ.
Bổ máu
Bạn có biết trong nhãn nhục có chứa nhiều sắt giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể đảm bảo cho cơ thể bạn hoạt động ổn định, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Kiểm soát huyết áp
Kali chất giúp hạ huyết áp, giúp huyết áp ổn định. Bên cạnh đó làm giãn mạch giúp bảo vệ tim mạch tránh được nguy cơ mắc các bệnh về tim như xơ vữa động mạch, đau tim… và chất này có nhiều trong nhãn nhục.
Thuốc bổ tình dục cho cả nam và nữ
Theo y học cổ truyền Trung Quốc cũng như trong Đông y thì nhãn nhục là dược liệu thảo dược cung cấp năng lượng cho hoạt động tình dục.
Bảo vệ hệ thần kinh, tăng cường miễn dịch
Theo một số nghiên cứu thì việc bạn sử dụng long nhãn sẽ giúp cân bằng các chất điện giải trong cơ thể, đồng thời cải thiện chức năng của hệ thống thần kinh
Tổng hợp 4 cách làm long nhãn, nhãn nhục cập nhật 11/2024
Cách làm long nhãn, nhãn nhục từ nhãn tươi đơn giản dễ làm tại nhà
Nguyên liệu
Nhãn 1.5 kg
Cách chế biến Nhãn nhục
Bóc vỏ và lọc hạt nhãn
Nhãn rửa sạch, bóc khoảng 1/2 đến 1/3 vỏ nhãn. Sau đó, bạn sử dụng phần đầu cán muỗng ấn vào phần thịt nhãn sát cuống, xoay tròn cho đến khi phần hạt và phần thịt nhãn tách rời ra. Bạn nhẹ nhàng khẩy hạt nhãn bỏ.
Bạn lần lượt làm như vậy đến khi hoàn thành xong phần nhãn.
Sấy nhãn trong lò nướng
Phủ giấy bạc lên khay nướng, xếp lần lượt phần thịt nhãn lên khay. Để miệng cùi nhãn hướng lên trên để tránh tình trạng hấp hơi.
Sau khi xếp hết phần nhãn, bạn đặt khay vào lò nướng. Điều chỉnh nhiệt độ từ 100°C – 120°C và nướng trong vòng 3 giờ
Mách nhỏ: Nếu không sử dụng lò nướng bạn có thể đem nhãn phơi dưới nắng lớn từ 2 – 3 ngày đến khi nhãn khô, thịt nhãn co lại và chuyển màu nâu là được.
Thành phẩm
Nhãn nhục sau khi hoàn thành rất dẻo và thơm, vị ngọt hài hòa, có màu vàng nâu bắt mắt và đầy hấp dẫn. Bạn có thể sử dụng nhãn nhục để ăn vặt, nấu các món chè, làm bánh hoặc nấu trà.
Cách làm long nhãn tại nhà bằng phương pháp phơi khô nguyên quả
Bước 1: Chọn nhãn
Để làm long nhãn các bạn cần chọn loại nhãn có cùi dày, quả to và quan trọng là phải tươi không bị dập nát. Thường nhãn đầu mùa và cuối mùa khá đắt nên các bạn cần chọn mua nhãn vào thời điểm giữa mùa vừa có giá tốt nhất mà lại có nhiều lựa chọn hơn khi mua.
Bước 2: Luộc nhãn
Khi làm long nhãn, chúng ta cần phải luộc qua để cùi nhãn săn lại. Hầu hết các cơ sở làm long nhãn đều phải thực hiện bước này nên mình cũng không giải thích nhiều. Khi mua nhãn về, các bạn hãy cắt hết cuống nhãn và cho vào rửa sạch để ráo nước. Để luộc nhãn, các bạn chuẩn bị một nồi nước và bỏ thêm chút muối vào đun sôi. Khi nước sôi, cho nhãn vào đảo đều và chờ đến khi nước sôi to lên thì vớt nhãn ra ngay chứ không cần phải luộc kỹ.
Bước 3: Phơi khô
Các bạn chuẩn bị một cái sàng hoặc rổ, phên để phơi nhãn miễn sao có mặt thoáng bên dưới là được. Đổ nhãn vào rổ sao cho nhãn trải đều thành 1 lớp, không nên để nhãn quá chật hoặc chồng lên nhau mà chỉ nên để thành một lớp là dược. Đặt phên đã có nhãn hướng ra phía nắng để phơi. Chú ý phên phải đặt cách mặt đất tối thiểu 20cm để tránh bụi bẩn và giúp phên thoáng khí.
Thường trời nắng to thì phơi trong 4 ngày, trời nắng nhẹ thì phải phơi 5 thậm chí 6 ngày mới làm nhãn đủ khô. Để kiểm tra xem cùi nhãn bên trong quả đã khô chưa, các bạn bóc lớp vỏ và tách lấy long nhãn rồi bóp nhẹ. Nếu long nhãn không bị dính tay tức là cùi nhãn đã đủ độ khô.
Chú ý: nếu trời bị mưa mà nhãn còn chưa khô thì bạn cần phải hong nhãn trên bếp để làm khô nhãn hoặc dùng máy sấy hoa quả để sấy. Nếu không làm vậy sẽ khiến nhãn có thể bị hỏng do không được phơi liên tục.
Bước 4: Tách lấy long nhãn
Sau khi nhãn đã được phơi khô, chúng ta chuyển qua giai đoạn tách lấy long nhãn. Công đoạn này hơi tốn thời gian nên các bạn cần kiên trì ngồi tách bằng tay. Việc tách lấy long nhãn chắc không cần phải giải thích nữa vì chỉ cần bóc vỏ rồi tách lấy cùi nhãn là xong.
Cách làm long nhãn, nhãn nhục tốt cho sức khỏe
Nguyên liệu
– Nhãn tươi: 1.5kg
Cách làm nhãn sấy khô bằng lò nướng
Bước 1: Nhãn mua về cắt bỏ cuống, rửa sạch rồi để ráo nước
Bước 2: Bóc 1/3 vỏ quả nhãn (tính từ núm quả) rồi lấy bút xoáy nhãn (dụng cụ lấy hạt nhãn) ấn vào đầu quả nhãn, xoay tròn để cắt đứt sự liên kết giữa hạt nhãn và cùi nhãn rồi hất hạt nhãn ra ngoài. Tiếp đó, bạn bóc vỏ quả và giữ lại phần cùi nhãn. Làm lần lượt cho đến hết.
Lưu ý: Cùi nhãn tươi sau khi tách hạt cũng có thể sử dụng để nấu chè nhãn hạt sen hoặc làm mứt nhãn, nước nhãn ngâm đường để sử dụng dần. Chi tiết các bước, cách làm nhãn ngâm đường và hình ảnh mình họa đã được chúng tôi chia sẻ tại bài viết này, mời bạn đọc tham khảo.
Bước 3: Phủ giấy bạc lên khay nướng, xếp lần lượt cùi nhãn vào khay (lưu ý: để miệng nhãn hướng lên trên), điều chỉnh nhiệt độ nướng 102 độ C rồi cho vào lò nướng trong khoảng 3h để cùi nhãn se mặt
Bước 4: Sau khi nướng để cùi nhãn se lại, bạn lấy khay nướng ra ngoài, đảo ngược cùi nhãn rồi tiếp tục cho vào lò sấy 3h với thời gian tương tự như trên
Bước 5: Hết thời gian nướng, bạn lấy cùi nhãn ra ngoài, tiếp tục đảo lại nhãn sấy, cài đặt nhiệt độ 60 độ C rồi cho khay nhãn vào nướng 1h là được.
Cách làm long nhãn, nhãn nhục theo cách truyền thống tại nhà
Nguyên liệu
Quả nhãn tươi (nhãn lồng Hưng Yên): 10kg (bạn có thể làm nhiều hơn tùy theo nhu cầu sử dụng,. Trung bình, 10kg nhãn tươi sẽ cho ra khoảng 4kg nhãn phơi khô thành phẩm)
Sàng, khay phơi nhãn có bề mặt rộng
Cách làm
Cắt bỏ cuống, rửa sạch nhãn trong nước máy
Đun sôi 1 nồi nước vừa đủ, khi nước sôi thì cho nhãn vào nồi, đảo đều, tiếp tục đun sôi khoảng 1 phút thì tắt bếp
Vớt nhãn ra bên ngoài, để ráo nước
Rải đều nhãn quả tươi nên bề mặt khay rồi đem phơi liên tục dưới ánh nắng mặt trời khoảng 1 tuần. Trong quá trình phơi, thường xuyên đảo nhãn để các bề mặt được khô đều. Kiểm tra nếu thấy vỏ nhãn giòn,cùi nhãn co lại, chuyển màu vàng nâu, hạt nhãn giòn là được
Cho sàng nhãn vào trong nhà, chờ khoảng 1h để nhãn nguội dần rồi bảo quản kín trong túi nilong để bảo quản
Thông thường, mình sẽ chia nhãn làm nhiều túi nhỏ, bọc kín trong túi nilong và sử dụng dần. Tuy nhiên, nhãn khô rất dễ bị mốc do tác động của không khí ẩm. Để hạn chế điều này, tốt nhất, 1 tháng 1 lần, bạn lựa ngày nắng to đem các túi nhãn ra phơi rồi lại cho vào bao nilong để bảo quản
Quả nhãn sau khi phơi khô có thể sử dụng như một món ăn vặt hoặc dùng nấu lấy nước uống, pha trà, hầm thuốc.
Cách làm long nhãn, nhãn nhục siêu ngon
Nguyên liệu
Nhãn tươi được lựa chọn để làm nhãn nhục thường là loại nhãn lồng của Hưng Yên, có cùi dày, hạt nhỏ, vị ngọt đậm (Nếu lựa chọn những loại nhãn khác thì khi tách hạt nhãn ra khỏi cùi thường khó hơn, dẫn đến tình trạng múi nhãn nhục bị rách, nhìn không được đẹp mắt)
Lưu ý: Nên lựa chọn nhãn vừa chín tới để đảm bảo được độ ngọt cũng như hương vị của nhãn nhục thành phẩm. Không nên lựa chọn loại nhãn quá chín bởi nhãn sẽ dễ bị đội đầu, lượng đường giảm, gây ảnh hưởng đến chất lượng và tính thẩm mỹ của nhãn nhục thành phẩm. Thêm nữa, không nên lựa chọn loại nhãn nhục chưa chín kỹ, lượng đường chưa đạt đồng thời trong quá trình chế biến nhãn nhục rất dễ bị dắt hạt, vỡ mang
- Lấy cùi nhãn
Cho nhãn vào rổ, rửa sạch rồi dùng dụng cụ tách hạt nhãn chuyên nghiệp để bóc vỏ và lấy hạt nhãn ra ngoài. Công đoạn này yêu cầu sự khéo léo và chuyên nghiệp của người chế biến bởi nếu không cẩn thận, cùi nhãn rất dễ bị dập, hỏng
Cùi nhãn sau khi tách sẽ được xếp vào sàng hoặc khay để chuẩn bị cho vào lò sấy ( Lưu ý: Xếp cùi nhãn khít nhau, miệng nhãn hướng lên trên. Trước khi xếp nhãn vào khay, cần xoa một lớp dầu ăn mỏng lên bề mặt khay để việc sấy nhãn sau này được thuận lợi)
- Sấy nhãn
Giai đoạn 1: Sấy định hình:
Cài đặt nhiệt độ sấy trong lò ở mức cao, khoảng 100 độ, cho khay nhãn sấy vào lò từ 3-4 giờ để phần hơi nước trong cùi nhãn bay hơi hết, giúp cùi nhãn trở nên cứng và định hình được hình tròn ban đầu (Lưu ý: Giai đoạn sấy định hình rất quan trọng, nếu nhiệt lượng trong lò sấy nhãn không đủ sẽ khiến khay long bị ôi, múi long xẹp, màu chuyển trắng đục, gây ảnh hưởng đến chất lượng và màu sắc của nhãn nhục thành phẩm)
Giai đoạn 2: Sâý khô
Sau khi sấy định hình, khay long sẽ được lấy ra ngoài để sang khay (Dùng một chiếc khay trống và một chiếc khay chứa long nhãn đã được sấy định hình, úp chúng lên nhau, đảo vị trí và vỗ nhẹ để múi nhãn nhục chuyển từ khay sấy định hình sang khay trống. Việc làm này sẽ giúp lật úp múi nhãn nhục, đảm bảo phần thân dưới của múi nhãn nhục cũng được khô đều). Cho khay nhãn nhục sau khi sang khay vào lò, nhiệt lượng lên đặt là 80 độ, sấy trong khoảng thời gian 4-5 giờ
Giai đoạn 3: Sấy ủ
Giai đoạn này được gọi là giai đoạn sấy ủ để đảm bảo độ ẩm và màu sắc của múi nhãn nhục. Nhiệt độ cần thiết trong lò sấy lên là 50 độ, thời gian sấy nhãn là 3-4 giờ
Giai đoạn 4: Thu hoạch và bảo quản
Nhãn nhục thành phẩm sau khi sấy sẽ được cho ra ngoài, chờ khoảng 20 phút để giảm thiểu độ nóng rồi cho vào túi nilong hoặc hộp kín để bảo quản (Trong quá trình này, nếu chúng ta cho ngay nhãn nhục vào túi nilong sẽ rất dễ bị hấp hơi do nhãn nhục vẫn còn nóng)
Tải file PDF hướng dẫn cách làm long nhãn, nhãn nhục
Tải ngay cách làm long nhãn, nhãn nhục
Video hướng dẫn cách làm long nhãn, nhãn nhục
Mua nguyên liệu làm long nhãn, nhãn nhục ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm long nhãn, nhãn nhục, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Ăn nhãn nhục như thế nào cho tốt nhất?
Mỗi ngày, một người chỉ nên tiêu thụ tối đa 50-100g long nhãn mà thôi như vậy sẽ tốt cho sức khỏe hơn khi bạn ăn quá nhiều.
Bầu có được ăn nhãn nhục không?
Phụ nữ khi mang thai, tâm lý không được ổn định hay bị stress, căng thẳng, lúc này nhãn nhục được xem như là vị cứu tinh giúp cho tinh thần mẹ bầu thoải mái hơn, bớt căng thẳng.
Do quá trình mang thai, mẹ phải nuôi dưỡng cả cơ thể lẫn thai nhi trong bụng nên thường xuyên bị chóng mặt. Đây là biểu hiện của bệnh thiếu máu, bổ sung nhãn nhục vào lúc này là mẹ đã cung cấp cho cơ thể một lượng sắt dồi dào, nó giúp cho quá trình hoạt động của các tế bào máu hiệu quả hơn, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu.
Nhãn nhục còn giúp cho mẹ bầu hạn chế tăng cân thai kỳ, khi bổ sung nhãn nhục vào cơ thể, nó sẽ làm cho mẹ có cảm giác no lâu, cảm giác thèm ăn cũng biến mất, nhờ đó mà mẹ bầu có thể kiểm soát được cân nặng của mình.
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, nhưng không phải bổ sung lúc nào và bao nhiêu cũng được. Để đảm bảo cho sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Mẹ nên ăn một lượng vừa phải và hạn chế sử dụng ở 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.
Bảo quản nhãn nhục như thế nào?
Nhãn nhục sau khi sấy xong bạn để nguội hẳn rồi cho vào túi hoặc hũ sạch, đậy kín rồi bản quản trong 1 – 2 tháng ngoài nhiệt độ thường trong điều kiện ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Bạn có thể thêm gói hút ẩm vào hũ đựng nhãn nhục hay bảo quản nhãn nhục trong ngăn mát tủ lạnh để tăng thêm thời hạn sử dụng nhãn nhục nhé. Với cách này bạn có thể tăng thời gian bảo quản lên từ khoảng 2 – 3 tháng đấy!
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm long nhãn, nhãn nhục cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 11/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!