Updated at: 29-11-2022 - By: [email protected]

Chè trôi nước là món chè truyền thống, khá phổ biến trong các dịp lễ Tết của người dân Việt. Hôm nay, hãy cùng vào bếp với chúng tôi và trổ tài thực hiện ngay món chè trôi nước cá chép đẹp mắt cho ngày Tết thêm phần đầm ấm nhé!

Chè trôi nước cá chép là gì?

Chè trôi nước với những viên chè hình con cá chép vô cùng thích mắt .Những viên chè hình cá chép vàng với lớp vỏ dẻo dai với nhân đậu xanh béo bùi được bơi trong dòng nước đường ngọt thanh sẽ khiến cho bạn khó lòng mà ăn bởi độ ” xịn xò ” của món chè.

Nguồn gốc của chè trôi nước

Truyền thuyết kể rằng vua rồng xứ Lạc Việt là Lạc Long Quân đã kết duyên cùng Âu Cơ là tiên, sau đó hai người sinh được một chiếc bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Những người con này sau được cho là hậu duệ của người Việt Nam bây giờ nên mới hay có từ gọi “đồng bào” ngụ ý chỉ quan hệ gắn kết của mỗi con người Việt Nam. Và những chiếc bánh trôi này từ đó được xem là món bánh biểu hiện truyền thống đáng quý ấy.

Có nhiều người cho rằng, tết Hàn thực của người Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc vậy nên bánh trôi cũng thế. Tuy nhiên theo nhiều tài liệu, phong tục cũng như món ăn trong Tết Hàn Thực của người Việt có phần khác với Trung Quốc và mang những nét riêng. Theo như lịch sử ghi chép lại, vào năm 1292, chính vua Trần Nhân Tông còn khẳng định rằng Hàn thực là “phong tục An Nam theo cổ nhân” trước sứ giả nhà Nguyên.

Theo một lễ hội của đền thờ Hai Bà Trưng làng Hát Môn, thuộc tỉnh Hà Tây cũ, cứ đến ngày hội mồng tám tháng ba âm lịch là người dân nơi đây lại làm nhiều bánh trôi và xếp chúng trong những chiếc đĩa tre dán giấy hình hoa sen, mỗi đĩa 49 viên liền nhau.  Sau khi bánh cúng xong, những người dân ở đây sẽ thả nó trôi theo dòng sông Hát Giang về mạn biển để tỏ lòng kính trọng với Hai Bà Trưng. Phong tục này là theo tương truyền của những người dân ở đây, trước lúc gieo mình xuống sông, Hai Bà Trưng đã ghé vào một quán ven đường của một bà lão và ăn một đĩa bánh trôi.

Những viên bánh trôi trắng tròn gợi cho người Việt nhớ về hình ảnh trăm quả trứng trong  sự tích Con Rồng Cháu Tiên. Bánh trôi được ăn vào những dịp trọng đại nằm thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.

Các cách làm chè trôi nước cá chép đẹp mắt cho ngày Tết

Cách làm chè trôi nước cá chép vừa ngon vừa đẹp mắt

Nguyên liệu

  • Đậu xanh cà vỏ 80 gr
  • Bột nếp 130 gr
  • Đậu hũ non 70 gr
  • Bột gấc 1 muỗng cà phê
  • Đường 120 gr
  • Muối 1/2 muỗng cà phê
  • Hành phi 1 ít

Cách chế biến Chè trôi nước cá chép


Nấu đậu xanh

Để loại sạch bụi bẩn, đậu xanh mua về các bạn mang vo sạch với nước, sau đó ngâm trong nước lạnh khoảng 8 tiếng hoặc ngâm trong nước nóng khoảng 1 tiếng để đậu xanh được mềm. Vớt đậu xanh ra, để ráo nước.

Bắc chảo lên bếp, cho phần đậu xanh vừa ngâm vào, sau đó đổ nước đầy khoảng 1 lóng tay. Bật bếp và tiến hành nấu đậu ở lửa vừa đến nước sôi thì tiếp tục nấu thêm khoảng 5 phút nữa cho phần nước cạn xâm xấp mặt đậu.

Vặn nhỏ lửa, đậy nắp và nấu cho đến khi phần nước cạn hẳn, hạt đậu dẻo, mềm hoàn toàn.
Mách nhỏ:

  • Trong quá trình nấu tránh khuấy đậu quá nhiều, khiến đậu bị sượng.
  • Nên theo dõi thường xuyên để tránh nước cạn quá lâu sẽ khiến đậu bị cháy.

Bước 1 Nấu đậu xanh Chè trôi nước cá chép
Bước 1 Nấu đậu xanh Chè trôi nước cá chép
Bước 1 Nấu đậu xanh Chè trôi nước cá chép
Bước 1 Nấu đậu xanh Chè trôi nước cá chép


Sên nhân đậu xanh

Khi đậu đã chín mềm, các bạn dùng cây trộn bột (cây vét bột) cà và nghiền nhuyễn đậu xanh.

Thêm tiếp 1/2 muỗng cà phê muối và một muỗng cà phê đường vào chảo sau đó trộn đều trên bếp ở lửa nhỏ đến khi các gia vị tan hoàn toàn, đậu xanh đặc lại, dẻo mịn.

Cuối cùng, rắc một ít hành phi vào chảo đậu xanh, đảo đều thêm một lần nữa rồi tắt bếp.
Mách nhỏ:

  • Nhân đậu xanh đạt yêu cầu là khi chúng đặc lại thành một khối, tách ra khỏi chảo và khi trộn không còn bị dính vào cây trộn bột nữa.
  • Không sử dụng nhân đậu xanh còn ướt để làm bánh vì khi hấp sẽ làm bánh bị chảy xệ, mấy đi hình dạng và không còn đẹp mắt.

Bước 2 Sên nhân đậu xanh Chè trôi nước cá chép
Bước 2 Sên nhân đậu xanh Chè trôi nước cá chép
Bước 2 Sên nhân đậu xanh Chè trôi nước cá chép
Bước 2 Sên nhân đậu xanh Chè trôi nước cá chép


Pha màu bột bánh

Cho 70gr đậu hũ non lên rây rồi dùng muỗng nghiền nhuyễn. Kế đến, cho 130gr bột nếp vào tô đậu hũ nghiền và trộn đều.
Mách nhỏ: Trộn bột với đậu hũ giúp cho bánh trôi nước khi thành phẩm được thơm, béo hơn.

Chia hỗn hợp bột vừa trộn làm 2, một phần mang đi pha màu, phần còn lại pha với nước ấm.

Đối với phần bột màu cam:

Hòa 1 muỗng cà phê bột gấc với 4 muỗng canh nước nóng, khuấy đều cho bột tan hoàn toàn. Kế đến, đổ hỗn hợp nước màu và pha qua rây để loại bỏ cặn và bột không tan.
Mách nhỏ: Vì bột gấc hơi khó tan, bạn nên hòa chúng với nước ấm để chúng tan dễ dàng hơn.

Thêm từ từ phần nước gấc vào tô bột, mang bao tay và tiến hành nhồi bột đến khi phần bột lên màu cam đẹp mắt, mịn và không còn dính tô nữa là được.

Đối với phần bột trắng không pha màu:

Sau khi đã trộn đều, đổ từ từ nước ấm vào, rồi dùng tay trộn đều đến khi bột đạt được độ dẻo mịn mong muốn là được.

Bột bánh sau khi đã nhồi xong, các bạn cho vào tô và dùng màng bọc thực phẩm bao lại, để bột nghỉ khoảng 10 -15 phút sau đó cho vào lò vi sóng quay ở mức nhiệt trung bình trong 30 giây. Lấy bột ra và nhồi bột lại một phần nữa cho bột dẻo mịn.
Mách nhỏ:

  • Phần nước gấc trộn bột cần giữ nóng, nếu dùng nước lạnh trộn bột sẽ co lại, vón cục và bị hỏng.
  • Phần bột đạt yêu cầu là khi có thể vo viên dễ dàng, bột không còn ướt dính tay, hoặc quá khô, nứt vụn.
  • Nếu bột quá khô, các bạn có thể đổ thêm từ từ một ít nước nữa. Ngược lại, nếu phần bột quá ướt, bạn nen cho thêm một ít bột nếp và trộn đều đến khi đạt được độ đặc mong muốn.

Bước 3 Pha màu bột bánh Chè trôi nước cá chép
Bước 3 Pha màu bột bánh Chè trôi nước cá chép
Bước 3 Pha màu bột bánh Chè trôi nước cá chép
Bước 3 Pha màu bột bánh Chè trôi nước cá chép


Tạo hình cá chép

Rắc một ít bột nếp khô lên khuôn bánh.

Đối với cá chép đốm cam:

  • Lấy tổ hợp 2 màu trắng, cam ra sau đó xếp xen kẽ tùy thích vào dưới đáy khuôn ròi ấn chặt. Kế đến, cho nhân vào giữa phần bột ròi tiếp tục phụ một lớp bột lên trên, ấn chặt và dàn đều cho bột phủ đầy hết khuôn.
  • Tiếp theo, các bạn nhận và tách viên bánh ra khỏi khuôn và xếp ra dĩa.

Đối với cá chép trắng hoặc cam: Các bạn chỉ cần lấy một loại bột (trắng hoặc cam) cho vào khuôn và thực hiện các bước làm tương tự như trên.

Lặp lại các bước này cho đến khi hết phần nguyên liệu đã chuẩn bị. Phần bột thừa bạn có thể vo thành các viên tròn cỡ 1 viên bi.

Bước 4 Tạo hình cá chép Chè trôi nước cá chép
Bước 4 Tạo hình cá chép Chè trôi nước cá chép
Bước 4 Tạo hình cá chép Chè trôi nước cá chép
Bước 4 Tạo hình cá chép Chè trôi nước cá chép


Luộc bánh

Bắc một nồi nước lên bếp và đun sôi, sau đó cho bánh trôi nước vào nồi, hạ nhỏ lửa và luộc đến khi bánh chín và nổi lên trên mặt.

Bắc nồi khác lên bếp cho 500ml nước vào, sau đó cho 100gr đường cát trắng vào nấu đến khi đường tan hết.

Khi bánh chín các bạn vớt ra và cho vào nồi nước đường, nấu ở lửa nhỏ thêm 5 phút nữa là hoàn thành.
Mách nhỏ:

  • Để món ăn được thơm ngon, bạn có thể cho thêm vào nồi nước đường một ít gừng cắt sợi.
  • Trong quá trình luộc bánh các bạn cần nấu ở lửa nhỏ để bánh chín đều và nên vớt bánh thật nhẹ nhàng để tránh làm nát bánh.

Bước 5 Luộc bánh Chè trôi nước cá chép
Bước 5 Luộc bánh Chè trôi nước cá chép
Bước 5 Luộc bánh Chè trôi nước cá chép


Thành phẩm

Chúng ta vừa hoàn thành món chè trôi nước hình cá chép vô cùng hấp dẫn. Bánh trôi nước mềm dẻo bên ngoài, lại bùi bùi, ngậy ngậy của đậu xanh bên trong, quyện cùng nước đường ngọt ngào chắn chắn sẽ khiến bạn cứ muốn ăn hoài mà không biết chán.

Bước 6 Thành phẩm Chè trôi nước cá chép
Bước 6 Thành phẩm Chè trôi nước cá chép

Cách làm chè trôi nước gấc hình cá chép Koi siêu đẹp

Nguyên liệu

– Bột gạo nếp: 400g

– Bột khoai tây: 40g

– Nước lã: 400ml

– Màu tự nhiên:

+ Hoa dành dành ngâm nước nóng tạo màu vàng: 3-4 hoa (có thể thay bằng bột dành dành hoặc tinh bột nghệ)

+ Gấc tạo màu đỏ: 4 hạt gấc còn nguyên lớp thịt, lấy phần thịt đánh nhuyễn

+ Bột trà xanh tạo màu xanh lá: 1 thìa cà phê

+ Bột ca cao đen tạo màu đen hoặc nâu đen: 1 thìa cà phê.

Cách làm vỏ bánh

Trộn đều bột nếp với bột khoai tây sau đó chia bột làm 4 phần:

– Tạo màu bột trắng: Trộn đều 1/4 số bột với nước nóng tầm 50-60 độ C (điều chỉnh nhiều hay ít nước so với công thức phụ thuộc vào độ hút nước của bột, bột sát hạn sử dụng là bột cũ sẽ hút nước nhiều hơn bột mới).

– Tạo màu nâu đen: Từ màu trắng này lấy ra 1/4 nhồi đều với bột ca cao đen ta được khối bột màu nâu đen.

– Tạo bột màu vàng: Trộn đều 1/4 số bột với màu nước dành dành (cho bao nhiêu gram nước dành dành bớt đi bấy nhiêu gram nước). Nếu làm màu tinh bột nghệ thì cho bao gram bột nghệ bớt đi bấy nhiều gram bột khoai tây.

– Tạo bột màu xanh lá: Hòa bột trà xanh với 100ml nước nóng, cho bột vào nhồi.

– Tạo bột màu đỏ: 1/4 số bột còn lại bóp nhuyễn với thịt gấc.

Nhào từng hỗn hợp trên tầm 9-10 phút để cục bột được dẻo mịn rồi đậy ni lông kín tầm 30 phút-1h cho cục bột nở đẫy.

Cách làm nhân bánh

– Nguyên liệu nhân bánh:

+ Đậu xanh không vỏ: 100g; Hoặc hạt sen tươi: 200g hoặc hạt sen khô: 100g

+ Đường: 50-70g (gia giảm tùy khẩu vị ăn ngọt nhiều hay ít ngọt)

– Cách làm:

Đậu xanh hoặc hạt sen khô ngâm nước 2-3h rồi hấp cho chín mềm, nghiền nhuyễn trong lúc đậu còn nóng, đổ ra chảo, cho vào chút nước và đường cùng 1 thìa canh dầu ăn, sên đậu đến khi khô ráo vo viên trọng lượng bằng 1/3 hoặc 1/2 trọng lượng vỏ.

Tạo hình

Khi khối bột nở đều thì lấy bột ra bọc nhân, thường là 3 phần vỏ 1 phần nhân. Nếu muốn nhiều nhân thì làm 2 phần vỏ 1 phần nhân hoặc tỉ lệ tuỳ các bạn, tuy nhiên nhân nhiều thì phải cẩn thận kẻo khi hấp nhân hay bị lòi ra ngoài.

Đóng bánh vào khuôn hoa sen (gồm hoa sen lá sen, đài sen; hoặc thậm chí có thể thay bằng khuôn cá rồi đổ ra một tờ giấy nến cắt đã được cắt ra to hơn hình khuôn một chút)

Đặt cả giấy và bánh trôi đã tạo hình hoa hoặc cá vào xửng hấp, hấp trong vòng 12-15 phút tuỳ bánh của bạn to hay bé, không hấp kỹ quá bánh sẽ bị phồng lên rồi xẹp xuống nhão ra, mất nét. Khi hấp thì lấy khăn vải to bọc lấy vung nồi, để nước khi hấp không nhỏ giọt xuống bánh.

Khi bánh chín thì bỏ ra cho nguội rồi chan nước đường lên trên.

Cách làm bánh trôi

Nước dùng chan bánh

– Hòa đường vào nước (lượng đường tùy khẩu vị ăn ngọt ít hay ngọt nhiều), đun sôi lên rồi cho vào ít gừng thái chỉ, vài 3 lá nếp cho thơm sau đó chan lên bánh rồi thưởng thức.

Cách làm bánh trôi
Cách làm bánh trôi

Cách làm chè trôi nước cá chép độc lạ

Nguyên liệu

  • – 500 g bột gạo nếp
  • – 250 ml nước ấm
  • – 200 g đường phên làm nhân
  • – 10 g bột trà xanh
  • – 10 g bột cacao
  • – 100 g thịt gấc
  • – 100 g bí ngô
  • – Vừng

Cách làm:

Nhào bột

– Bí ngô luộc chín rồi nghiền nhuyễn.

– Từ từ đổ 150 ml nước nóng vào 300 g bột nếp và nhào tới khi bột dẻo mịn, không quá khô hoặc quá nhão. Ta có bột nặn màu trắng.

– Trộn đều bí ngô nghiền nhuyễn với một phần bột nặn màu trắng, gia giảm thêm nước và bột nếu cần. Ta có bột nặn màu cam. Trộn đều thịt gấc với một phần bột nặn màu trắng, gia giảm thêm nước và bột nếu cần. Ta có bột nặn màu đỏ.

Làm nhân bánh

– Cắt đường phên thành từng miếng vừa nhỏ phù hợp với khuôn cá chép

– Rang vừng đến khi vừng có mùi thơm thì tắt bếp

Cách nặn bánh trôi

– Dùng khuôn silicon để tạo hình cá, cho viên đường vào bụng cá, vê bột lấp kín phần đường.

Sau khi đã nặn bột xong, chúng ta sẽ chuyển tới công đoạn cuối cùng – luộc bánh trôi.

Trước hết, bạn hãy đun sôi nước rồi vặn lửa nhỏ vừa, rồi nhẹ nhàng thả các con cá đã nặn vào.

Bánh đã chín sẽ nổi lên mặt nước. Lúc này, hãy vớt bánh ra và thả vào chậu nước đun sôi để nguội để bánh bớt dính.

Sau đó, cho bánh ra đĩa và gạn bớt nước.

Lưu ý, bánh trôi cá chép không nên luộc lâu vì sẽ làm hình cá bị mất nét. Mỗi con cá được nặn vừa vặn viên chè có kích cỡ bằng quả bóng bàn.

Thạch cá chép.
Bánh trôi cá chép.

Cách làm chè trôi nước cá chép dễ thương

Nguyên liệu

– 100g Bột gạo nếp (thường chọn gói bột gạo nếp bán sẵn của Thái Lan)

–  20g Bột gạo tẻ

– 70g đậu phụ non (giúp bánh mềm mượt dễ tạo hình, khi luộc không bị mất nét bánh, nếu không có không sao)

– 10g đường kính

– Nước trộn bột bánh nếu không có đậu hũ non phải là nước sôi, không dùng nước nguội sẽ làm chảy bột. Nếu có đậu hũ non thì dùng nước ở nhiệt độ bình thường.

– Màu thực phẩm: bột dành dành (màu vàng), hoa đậu biếc (màu tím), gấc tươi (màu đỏ cam), cà phê, ca cao (màu nâu, đen), bột trà xanh (màu xanh lá), nước ép củ dền hoặc thanh long đỏ (màu hồng), nước ép cà rốt (màu cam), hoặc dùng màu từ siro bán sẵn trong các siêu thị…

Phần nhồi bột và tạo màu

Trộn đều hỗn hợp bột gạo nếp, gạo tẻ và các nguyên liệu khác. Đổ dần dần nước sôi vào nhồi tới khi bột dẻo. Tùy loại bột mới hay bột cũ sẽ có độ hút ẩm khác nhau, nên nếu sau khi trộn thấy bột ướt quá thì có thể thêm bột, mà khô quá thì có thể thêm nước. Nhào đến khi bột không dính tay thật dẻo là được.

Chia khối bột thành các khối nhỏ để pha màu tùy mục đích sử dụng.

Nếu dùng màu nước từ màu thực phẩm thì lưu ý khi nhồi bột bằng nước sôi nên để bột khô hơn một chút rồi khi cho màu thực phẩm vào bột sẽ không bị nhão. Đậy kín khối bột cho bột nghỉ trong thời gian đó chuẩn bị nhân bánh.

Nhân bánh

Bạn có thể làm bánh không nhân hoặc dùng nhân đường, đậu xanh, đậu đỏ… tùy sở thích.

Nếu dùng nhân đậu xanh thì ngâm đậu qua đêm cho nở, đun chín nhừ rồi cho vào máy xay xay nhuyễn. Cho thêm chút đường vào rồi đảo trên chảo chống dính, sên tới khi hỗn hợp nhân khô ráo thì bắc bếp xuống.

Chia nhân thành các viên nhỏ phù hợp với ý tưởng tạo hình bánh.

Tạo hình

Tạo hình bánh trôi đơn giản, không mất thời gian canh ủ bột. Đẹp hay xấu là tùy thuộc vào sự khéo léo và sáng tạo của mỗi người.

Cách tạo hình lần lượt từ các chi tiết chính tới phụ, để gắn kết các chi tiết có thể dùng tăm ấn nhẹ bột vừa tạo hình vừa tăng độ kết dính.

Lưu ý: bọc khối bột bằng màng bọc thực phẩm để bột không bị khô, khó tạo hình,mặt bột không được láng đẹp. Nếu bột khô quá sẽ khiến các chi tiết khi tạo hình khó kết dính với nhau. Bạn có thể xịt một lớp nước mỏng lên bề mặt bánh nếu bị khô.

Cách luộc bánh

Đun nước thật sôi, hạ lửa mức vừa phải rồi mới cho bánh vào luộc. Khi bánh nổi từ 1-3 phút (tùy bánh to bánh bé) vớt bánh ra ngâm nước mát.

Nước chan bánh sử dụng đường đen Hàn Quốc tạo màu đẹp, dùng 2 thìa phở đường đen cho 500ml nước thêm đường trắng đến khi vừa miệng, thêm gừng tuỳ thích.

Hoặc bạn có thể dùng đường nâu, đường thốt nốt… đều được.

Bánh sau khi luộc các bạn chan nước đường, rắc chút sợi dừa nạo hoặc nước cốt dừa (tùy loại bánh) là có thể thưởng thức.

 nặn bánh trôi hình cá chép
Với bánh hình cá chép thì bạn nên hấp trong các xửng nồi hấp chứ không nên luộc như bánh truyền thống để giữ tạo hình cho cá. Ảnh: Thu Phương

Mẹo thực hiện thành công món bánh trôi nước cá chép

Khi nấu nước luộc bánh bạn thêm vài lát gừng thái chỉ mỏng và 1 ít giấm ăn. Giấm có tác dụng làm vỏ bánh trôi trở nên mềm và không bị cứng.

Khi nhào bột, bạn đổ nước từ từ, vừa đổ vừa nhào để bột không bị nhão. Nhào xong thì bọc khối bột lại bằng màng bọc thực phẩm để bột nở đều và không bị khô.

Khi nước sôi, bạn vặn lửa về mức trung bình rồi thả nhẹ nhàng từng viên bánh vào. Tiếp tục luộc bánh với ngọn lửa vừa và nhỏ để bánh chín đều, tránh trường hợp nấu lửa to khiến bánh bị nát.

Chú ý khi làm món chè trôi nước cá chép

– Bánh trôi tạo hình kiểu này có thể đem cấp đông sau khi hấp xong và đã để nguội. Khi dùng thì bỏ ra rã đông tự nhiên rồi hấp lại. Cách này rất tiện khi nhà có việc.

– Nếu làm màu thực phẩm thì chỉ cần chia nhỏ khối bột, nhỏ màu thực phẩm vào từng cục bột nhỏ, nhào lên rồi tạo màu.

– Những phần bột nhỏ thừa không đủ tạo hình hoa sen hoặc cá, bạn có thể vo viên tròn, luộc lên như bánh trôi thông thường nhé.

Bảo quản chè trôi nước cá chép như thế nào?

Để đảm bảo hương vị của chè trôi nước, các bạn nên dùng trong ngày là ngon nhất (để 10 – 12 tiếng ở ngoài thời tiết mát).

Nếu không sử dụng hết, bạn nên cho vào khay hoặc hộp đậy kín và để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 – 3 ngày. Khi muốn dùng, các bạn mang hâm nóng lại là có thể thưởng thức.

Tổng kết

Món chè trôi nước cá chép dẻo ngon nhưng lại thật dễ làm đúng không nào. Chắc chắn sẽ giúp bạn “ghi điểm” với khách đến thăm nhà đấy. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé.

Rate this post