Việt Nam nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú và mới lạ, trong đó có đa dạng các món bánh thơm ngon, hấp dẫn. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 cách làm các loại bánh chay cập nhật mới nhất 10/2024.
Ý nghĩa của ngày Tết bánh trôi, bánh chay ở Việt Nam
Phong tục Tết Hàn thực (Tết ăn đồ lạnh) bắt nguồn từ Trung Quốc, xưa kia dịp này người ta thường không đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn trước đó. Mỗi gia đình đều chuẩn bị bánh trôi, bánh chay dâng lên bàn thờ, tưởng nhớ ân đức tổ tiên.
Tuy nhiên, khác với Trung Quốc, Tết Hàn thực ở Việt Nam, người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường. Do giao lưu văn hóa lâu đời với Trung Hoa nên ở một số gia đình người Việt Nam cũng có thói quen cúng Tết Hàn thực.
Ở Việt Nam, Tết Hàn thực mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc. Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên. Ở nhiều nơi, người dân làm bánh trôi, bánh chay cúng thần hoàng.
Tổng hợp 5 cách làm các loại bánh chay cập nhật 10/2024
1. Cách làm bánh bao chay có nhân thơm ngon đơn giản tại nhà
Nguyên liệu làm Bánh bao chay
Cho 4 người
- Bột bánh bao 400 gram
- Bột bắp 3 muỗng cà phê
- Men nở 1 muỗng cà phê
- Sữa tươi có đường 150 ml
- Nấm hương 20 gram
- Củ sắn 20 gram
- Nấm mèo 200 gram
- Đậu hủ chiên 1 miếng
- Hành tây 1/2 củ
- Cà rốt 100 gram
- Hành lá 1 nhánh
- Tỏi 1 củ
- Ngò 2 nhánh
Dụng cụ thực hiện
Thau, dao, chảo, xửng hấp, giấy nến,…
Cách chế biến Bánh bao chay
Ngâm men
Cho một muỗng cà phê men khô vào 150 ml sữa tươi, dùng muỗng khuấy đều lên. Sau đó dùng bọc đậy kín phần sữa lại khoảng 5 phút cho men nở ra.
Nếu phần sữa tươi bạn để trong tủ lạnh, nên bắt lên bếp nấu cho sữa hơi ấm lại. Khi sữa lạnh men sẽ không nở. Không nên nấu sôi sữa, vì khi sữa sôi men thêm vào sẽ chết, không làm bánh được.
Nhào bột
Khi men đã hoạt động, mở bọc thực phẩm ra và tiến hành nhồi bột.
Cho 400 gram bột vào thau lớn, khoét một lỗ nhỏ tại trung tâm của bột. Khuấy đều men và đổ men vào phần lỗ vừa khoét. Trộn đều lên và sau đó dùng tay nhồi bột thật đều.
Nếu bạn có máy nhồi bột, bạn có thể cho bột vào và nhồi bánh. Nhồi bánh bằng máy sẽ nhanh và không tốn thời gian nhiều như nhồi bột bằng tay.
Nhồi bột thật kĩ khoảng 10 phút, nhồi bột càng lâu thì bánh thành phẩm sẽ càng dai, ngon hơn. Sau khi nhồi bột, bạn vo bột lại thành một viên tròn và dùng bọc thực phẩm bọc kín thau chứ bột lại và ủ trong vòng 1 giờ.
Sơ chế nguyên liệu làm nhân
- Nấm mèo và nấm hương khô ngâm trước trong nước 3 – 4 tiếng cho nấm nở ra. Sau khi ngâm, dùng dao cắt nấm hương thành những lát mỏng, nấm mèo bạn cắt hạt lựu nhỏ.
- Hành tây rửa sạch, cắt hạt lựu nhỏ.
- Củ sắn và cà rốt đem bào thành những sợi nhỏ. Sau đó cho phần củ sắn bào vào túi vải hoặc khăn vải sạch, vắt thật kỹ và bỏ phần nước đi. Phần cà rốt bào bạn cũng làm tương tự.
- Đậu hủ chiên rửa sạch, cắt sợi nhỏ hoặc bạn có thể cắt hạt lựu nếu thích.
- Hành lá rửa sạch, cắt nhuyễn. Tỏi bỏ vỏ, băm nhuyễn.
- Ngò bạn rửa sạch với nước và để ráo.
Làm nhân
Bắc chảo lên bếp cùng một ít dầu ăn, đun nóng dầu lên và cho tỏi vào phi thơm lên.
Khi thấy tỏi vàng thơm, bạn cho toàn bộ hành tây vào xào. Đảo đều cho hỗn hợp hành tỏi thơm lên.
Hành tỏi đã thơm thì bạn cho toàn bộ phần nguyên liệu gồm nấm hương, nấm mèo, củ sắn bào, cà rốt bào, đậu hủ vào xào.
Nêm thêm vào nồi 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu và 2 muỗng cà phê hạt nêm và đảo đều cho gia vị thấm hoàn toàn vào hỗn hợp nhân. Xào ở lửa vừa trong 3 phút.
Sau 3 phút bạn hạ nhỏ lửa, cho hành lá và bột bắp vào hỗn hợp. Xào đến khi phần bột bắp chín thì tắt bếp.
Khi phần nhân bớt nóng bạn tiến hành bước vò nhân. Đeo bao tay và vo chặt nhân thành những viên tròn. Nắn phần nhân theo kích thước mong muốn cho đến khi hết toàn bộ phần nhân vừa xào.
Nặn bánh bao
Sau 1 giờ ủ bột, bạn mở phần bọc thực phẩm ra và nhồi bột khoảng 3 phút cho đều bột.
Cho bột ra mặt bàn, lăn đều cho bột dài ra và chia bột thành những phần bằng nhau tương ứng với số nhân bạn vừa vò được.
Dùng chày cán bột hoạt những mặt phẳng có hình trụ cán bột thành những mặt phẳng mỏng. Sau đó, đặt phần nhân vào giữa bột và túm bột lại. Túm bột thật kĩ cho những mối nối gắn thật kĩ với nhau.
Vo bánh cho thật tròn và đặt bánh vào khuôn tạo hình cho bánh.
Ép bánh thật chặt vào khuôn bánh bao. Sau đó, đặt một mảnh giấy nến nên đáy bánh. Lật ngược lại và gõ nhẹ khuôn tạo hình để bánh rơi ra. Liên tục như vậy cho đến khi hết nhân bánh.
Lưu ý:
Trước khi tạo hình nên quét một lớp mỏng dầu ăn lên khuôn tạo bánh. Làm như vậy giúp quá trình tạo hình và lấy bánh ra dễ dàng hơn.
Nếu không có khuôn bạn có thể nặn bằng tay nhưng nhớ nặn chắc tay để vỏ bánh không bị bung ra trong lúc hấp.
Hấp bánh bao
Bánh sau khi tạo hình đem cho vào xửng hấp bánh, đính nhẹ một phần lá ngò rí nhỏ lên giữa bánh cho bánh trở nên đẹp mắt. Đậy nắp và ủ bánh trong 15 phút trước khi đem bánh bao đi hấp cách thủy.
Ủ bánh xong bạn cho bánh đi hấp. Hấp cách thủy bánh bao trong 15 phút thì tắt bếp. Bánh vừa hấp đã cho thể mang ra sử dụng ngay.
Với mỗi xửng hấp bản chi nên hấp khoảng 4 chiếc bánh bao. Tránh hấp cùng lúc quá nhiều, bánh sẽ bị dính với nhau gây mất thẫm mĩ.
Thành phẩm
Bánh bao chay thành phẩm mang mùi thơm dịu nhẹ, bánh nhìn đẹp mắt, nhân bánh vừa ăn cùng với vỏ bánh mềm dẻo sẽ kích thích sự thèm ăn của bạn. Bánh có thể dùng thay trong những ngày chán cơm hoặc dùng làm món ăn nhẹ đều được.
Mẹo thực hiện thành công:
Nếu không có giấy nến, bạn cũng có thể thay giấy nến bằng giấy a4.
Có thể thay thế sữa tươi bằng nước uống thông thường nhưng bánh thành phẩm sẽ không thơm như khi dùng sữa tươi để làm bánh.
2. Bánh đúc nóng chay
Chuẩn bị
30 phút
Chế biến
15 phút
Độ khó
Dễ
Nguyên liệu làm Bánh đúc nóng chay
Cho 4 người
- Bột gạo 400 gr
- Nấm bào ngư băm nhỏ 1 chén
- Nấm đùi gà băm nhỏ 1 chén
- Nấm rơm băm nhỏ 1 chén
- Hạt nêm chay 3 muỗng cà phê
- Ớt 1 muỗng cà phê
- Dầu ăn 1 chén
- Nước lọc 9 chén
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua nấm rơm tươi ngon
Chọn loại có hình tròn, vẫn còn búp.
Cánh nấm mỏng, xốp giòn, có nhiều lớp
Không chọn loại đã nở to, nấm rơm màu đen sẽ ngon hơn loại có màu trắng.
Cách chọn mua nấm bào ngư tươi ngon
Chọn nấm có mũ màu xám, sẫm nâu hoặc nâu nhạt.
Thịt nấm dày, màu trắng.
Chọn loại thân to, dai, cứng sẽ ngon hơn loại thân nhỏ.
Cách chọn mua nấm đùi gà tươi ngon
Chọn mua những loại nấm dài khoảng 12 – 15cm, nếu vượt quá 15cm bên trong sẽ trở nên rỗng xốp, hương vị không còn ngon.
Cánh nấm không bị dập hay úng nước.
Cách chế biến Bánh đúc nóng chay
Sơ chế nguyên liệu
Đối với nắm rơm bạn dùng dao nhọn cạo nhẹ ở gốc, cắt bỏ thật sạch phần gốc nấm, nấm rơm sẽ sạch và tròn trịa hơn.
Tiếp đó, bạn đem nấm ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 10 phút rồi rửa lại với thật nhiều nước. Nấm sẽ trắng và hết nhớt, loại bỏ hết vài chất độc.
Sau khi nấm rơm đã rửa sạch, băm nhỏ.
Tương tự với nấm đùi gà và nấm bào ngư, cắt sạch chân, ngâm nấm qua nước muối pha loãng khoảng 10 phút sau đó rửa lại thật sạch với nước và vắt nấm cho thật ráo nước vì khi vắt sẽ giúp đẩy nước thừa ra khỏi nấm.
Bạn cũng băm nhỏ phần nấm bào ngư và nấm đùi gà ra.
Làm nhân bánh đúc chay
Bắc chảo lên bếp, lửa vừa. Cho vào chảo khoảng 1 muỗng canh dầu ăn, sau đó cho lần lượt các loại nấm vào, đảo đều.
Nêm nếm thêm 2 muỗng cà phê hạt nêm, đảo đều liên tục cho phần gia vị thấm vào nấm. Nấm sau khi chín cho vào chén, tắt bếp.
Nấu bánh đúc nóng
Cho vào nồi 2 chén (loại chén ăn cơm) bột gạo đầy cùng với 9 chén nước sau đó dùng đũa khuấy đều cho phần bột tan vào nước.
Bắc nồi lên bếp, đảo đều liên tục phần bột, sau đó cho vào nồi 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, khuấy đều.
Phần bột bắt đầu sệt, cho vào nồi 1 chén dầu ăn để phần bánh đúc được béo hơn.
Khi đổ dầu ăn vào sẽ thấy bột bị loãng và tách ra nhưng không sao nhé. Bạn vẫn cứ khuấy đều liên tục bột sẽ kết dính lại.
Đến khi phần bột chín và bắt đầu có màu trắng trong thì tắt bếp. Sau đó vẫn tiếp tục khuấy để hỗn hợp bột và dầu kết dính lại với nhau khoảng 2 – 3 phút thì ngừng tay.
Lưu ý: Khi nấu bột luôn phải đảo đều liên tục phần bột trên lửa nhỏ để tránh bột bị vón cục và cháy khét ở phần đáy nồi.
Pha nước mắm
Sử dụng nước mắm chay để làm nước chấm. Cho thêm khoảng 1 muỗng cà phê ớt băm để nước chấm có độ cay nhẹ. Đổ nước chấm ra chén để dùng kèm với bánh đúc.
Thành phẩm
Món bánh đúc nóng hổi, mềm, dẻo từ bột gạo ăn cùng với nấm giòn giòn kèm theo tí nước mắm cay làm nên một chén bánh đúc chay vô cùng hấp dẫn cho những ngày se lạnh.
3. Bánh trôi chay đậu xanh
Chuẩn bị
40 phút
Chế biến
20 phút
Độ khó
Trung bình
Nguyên liệu làm Bánh trôi chay đậu xanh
Cho 4 người
- Bột nếp 200 gr
- Đậu xanh không vỏ 200 gr
- Bột năng hoặc bột sắn dây 100 gr
- Tinh dầu hoa bưởi hoặc dầu chuối 10 g
- Vừng trắng rang chín. 10 g
- Đường 200 gr
Nguyên liệu thực hiện
Dụng cụ thực hiện
Thau, rổ, nồi hấp, vỉ hấp, chén, nồi,…
Cách chế biến Bánh trôi chay đậu xanh
Làm nhân bánh
Đậu xanh vo sạch sẽ rồi ngâm nước 2 – 4 tiếng cho hạt đậu nở mềm, tiếp theo bạn đổ đậu ra rửa lại cho sạch. Sau đó cho đậu vào xửng và đem hấp tới khi hạt đậu chín mềm là tắt bếp.
Lưu ý: Bạn cũng có thể dùng đậu xanh còn vỏ. Ngâm nở đậu, bạn đãi sạch vỏ và hấp đến khi đậu mềm.
Bạn múc một ít đậu vừa hấp chín để riêng ra bát lát nữa nấu chè, phần đậu còn lại cho vào cối và đem giã nhuyễn hoặc có thể cho vào máy xay cho nhuyễn mịn.
Đổ đậu ra chảo và thêm đường, bật bếp xào cho nhân đậu tan đều với đường, dẻo mịn, và khô ráo có thể vo viên được là tắt bếp.
Cho thêm chút dầu hoa bưởi và đảo đều rồi để cho nhân đậu nguội bớt. Chia đều nhân đậu thành những viên đều nhau sau đó vo viên lại cho tròn, bọc kín lại để nhân không bị khô.
Làm vỏ bánh
Bạn cho bột nếp vào tô to sau đó thêm từng ít nước ấm vào trộn đều, khi thấy bột vừa đủ độ ẩm là dừng lại, nhồi cho tới khi bột thành một khối mịn dẻo là được.
Tạo hình bánh
Ngắt một miếng bột vừa phải rồi vo tròn. Sau đó ấn dẹt miếng bột, cho nhân vào giữa và gói lại cho kín sau đó bạn lăn cho bánh tròn đều.
Tiếp theo ấn dẹt chiếc bánh và tạo một hõm giữa sao cho giống chiếc bánh chay là được. Cứ như vậy bạn gói cho hết chỗ bột và nhân bánh.
Nấu bánh
Đổ nước vào nồi đun cho nước sôi sau đó thả bánh vào luộc, khi thấy bánh chín nổi lên thì luộc thêm 1 – 2 phút nữa mới tắt bếp, vớt bánh ra thả vào tô nước lạnh 5 phút cho bánh nguội.
Nấu nước chè
Tận dụng nồi nước luộc bánh chay để nấu chè, thêm đường cho đủ ngọt, nấu cho sôi lên.
Cho bột năng hoặc bột sắn dây vào bát và thêm nước khuấy đều cho tan, tiếp theo bạn chế từ từ vào nồi chè, vừa chế vừa khuấy để chè không bị vón cục.
Khi thấy nồi chè có độ sánh đặc thì dừng lại, nấu cho chè sôi lên mới cho đậu xanh nguyên hạt đã để lại khi nãy vào, khuấy đều là tắt bếp.
Cho thêm chút tinh dầu hoa bưởi hoặc dầu chuối cho thơm sau đó khuấy thêm lần nữa là xong phần chè.
Thành phẩm
Vớt bánh chay bày ra bát sau đó bạn múc phần chè vừa nấu vào cùng, rắc thêm vừng trắng rang chín lên trên, để cho nguội là có thể thưởng thức, vậy là món bánh chay đã hoàn thành.
4. Bánh trôi bánh chay màu sắc
Chuẩn bị
15 phút
Chế biến
30 phút
Độ khó
Dễ
Nguyên liệu làm Bánh trôi bánh chay màu sắc
Cho 4 người
- Bột nếp 300 gr
- Bột năng 45 gr
- Hoa đậu biếc khô 5 gr
- Thịt gấc 50 gr
- Rượu trắng 100 ml
- Đường thốt nốt 150 gr
- Đậu xanh không vỏ 170 gr (đã hấp chín)
- Dừa nạo 30 gr
- Đường trắng 30 gr
- Bột sắn tây 10 gr
Cách chọn mua gấc tươi ngon
Hãy họn những quả gấc có vẻ ngoài còn nguyên vẹn, cuống vẫn còn tươi, quả to tròn màu đỏ tươi, gai nở đều.
Thử cầm quả gấc lên nếu thấy nặng tay, ấn nhẹ cảm giác vỏ hơi cứng đấy thường là những quả gấc chín ngon.
Không chọn những quả vỏ chỗ mềm chỗ cứng, cuống héo hay bị dập vỡ, nếu thế sẽ không ngon và không bảo quản được lâu.
Thông tin nơi mua hoa đậu biếc khô
Bạn có thể tìm mua hoa đậu biếc khô ở các siêu thị, cửa hàng bán nguyên liệu thiên nhiên hoặc đặt mua trên các kênh bán hàng trực tuyến.
Ngày nay có thể dễ dàng tìm mua hoa đậu biếc khô nhưng để mua được hoa chất lượng, an toàn thì hãy mua ở những nơi uy tín, chú ý đến nguồn gốc, xuất xứ.
Cách chế biến Bánh trôi bánh chay màu sắc
Ngâm hoa đậu biếc, gấc
Ngâm hoa đậu biếc trong 100ml nước nóng trong khoảng thời gian 5 phút.
Cho thịt gấc vào tô nhỏ, ngâm trong 100ml rượu trắng trong 5 phút.
Trộn bột
Trộn 100gr bột nếp cùng với 15gr bột năng vào tô, sau đó cho 100ml nước vào cùng.
Tiếp tục trộn 100gr bột nếp và 15gr bột năng, lấy 100ml nước hoa đậu biếc đã ngâm vào tô.
Cuối cùng là 100gr bột nếp và 15gr bột năng và 100ml nước cốt gấc.
Chúng ta có tổng 3 tô bột riêng biệt.
Nhào bột
Sau khi trộn bột thì dùng tay nhào bột cho tới khi bột mịn đều, dần chuyển thành màu xanh biếc và đỏ gấc.
Cuối cùng có được 3 loại bột màu khác nhau, để yên cho bột nghỉ 10 phút.
Sên nhân đậu xanh
Đặt chảo lên bếp để lửa vừa, cho 100gr đường thốt nốt đã nghiền nhuyễn, 30gr dừa vạo và 150gr đậu xanh đã hấp chín vào chảo.
Vừa sên vừa đảo đều tay hỗn hợp trên lửa cho đến khi bột dần tạo thành 1 khối dẻo mịn thì tắt bếp, chờ cho nhân đậu xanh nguội bớt.
Tạo hình, luộc bánh
Chia nhỏ bột đậu xanh ra thành các phần nhỏ, vò thành các viên tròn mỗi viên khoảng 10gr.
Dùng dao cắt 50gr đường thốt nốt còn lại thành các hình vuông nhỏ khoảng 3gr.
Lấy số bột đã nhào xong lúc nãy bắt đầu tạo hình.
Ly 1 lượng nhỏ bột vò tròn rồi làm dẹp để nhét viên đường vào. Tương tự, lấy 1 lượng bột nhiều hơn, nắn tròn tương tự để nhét nhân viên đậu xanh vào.
Tiếp tục thao tác cho đến khi hết số bột vào nhân, cuối cùng sẽ có được các viên chè với màu khác nhau.
Đặt nồi lên bếp bật lửa vừa, cho nước vào đun sôi để tiến hành luộc chè, cho từng màu vào nồi để luộc riêng, khi chín thì vớt ra cho vào thao nước lạnh.
Mẹo nhỏ:
Cách nhận biết chè đã luộc chín là khi chúng nổi lên mặt nước.
Không nên luộc chè chung 1 nồi nước, sẽ khiến màu chè không đẹp, nên nấu từng nồi nước luộc từng loại sẽ đẹp hơn.
Nấu nước đường
Lấy 10gr bột sắn dây ngâm với 30ml nước, đặt nồi lên bếp bật lửa vừa, cho 200ml nước, 30gr đường và bột sắn dây vừa ngâm vào nồi, vừa đun vừa khuấy đến lúc sôi.
Sau khi nước đường đã sôi thì cho vào 20gr đậu xanh đã hấp chín vào nấu chung, tiếp tục khuấy đều tay cho sô thêm tầm 2 – 3 phút thì tắt bếp.
Thành phẩm
Xếp các viên chè ra chén, cho nước đường đậu xanh vừa đun xong vào, rắc lên trên 1 ít dừa nạo hoặc không cho nước đường vào thì có thể rắc lên 1 ít vừng cho thêm đẹp mắt và thơm lừng.
Bánh trôi khi làm xong có màu sắc sinh động, vô cùng bắt mắt. Khi ăn vào cả vỏ và nhân đều mềm dẻo, vị ngọt vừa phải không gây ngán, còn có vị dừa với đậu xanh béo béo, bùi bùi. Đây quả là món ăn đáng để bỏ thời gian vào bếp đấy!
Tết Hàn thực là gì?
Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, xuất hiện chủ yếu tại các tỉnh Trung Quốc, khu vực miền Bắc Việt Nam và thường được chào đón tại các cộng đồng người Hoa trên Thế Giới
Ngày tết này đã có từ lâu đời, là truyền thống ở một số tỉnh của Trung Quốc và được xem là ngày lễ lớn đối với các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam, cùng với một số cộng đồng người gốc Hoa trên thế giới.
“Hàn Thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”, hàng năm vào ngày này nhiều gia đình sẽ nấu món bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên như một cách tưởng niệm và nhớ đến tổ tiên trong ngày lễ ngày.
5. Cách làm bánh pía chay mềm ngọt thơm ngon đơn giản tại nhà
Nguyên liệu làm Bánh pía chay
Cho 15 cái bánh
- Bột mì đa dụng 300 gr
- Bột nếp 3 muỗng canh (hoặc bột bánh dẻo/ bột năng)
- Bột năng 50 gr
- Baking powder 1/4 muỗng cà phê (bột nở)
- Đậu xanh 100 gr
- Dứa 1 quả (khóm/thơm)
- Lòng đỏ trứng gà 1 cái
- Đường 275 gr
- Muối 1 muỗng cà phê
- Dầu ăn 11.5 muỗng canh
Cách chọn mua nguyên liệu ngon
Cách chọn mua đậu xanh hạt mẩy ngon
Nên chọn những hạt đậu xanh mới, hạt có màu vàng, căng tròn và bóng, khi ngửi có mùi thơm tự nhiên của đậu xanh.
Khi cầm lên tay cảm giác chắc và không có lớp bụi phấn để lại.
Không nên chọn những hạt đậu có màu sắc khác lạ, có dấu hiệu ẩm mốc hoặc mối mọt, khi ngửi có mùi lạ.
Cách chọn mua dứa (thơm) tươi ngon
Màu sắc: bạn nên chọn những trái có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần đuôi, sẽ có một vài mắt hơi xanh nhưng nó vẫn mang độ ngọt nhất định.
Hình dáng: Những trái dứa có hình tròn bầu, ngắn sẽ có nhiều thịt hơn so với những trái dáng dài.
Mắt dứa: Chọn những trái có mắt dứa lớn, thưa vì điều này chứng tỏ dứa già và chín tự nhiên chứ không ngâm thuốc.
Mùi thơm: bạn có thể thử ngửi mùi ở phần cuối trái, nếu có mùi thơm thì nên mua.
Ngoài ra không nên chọn những trái có mùi hơi chua theo kiểu lên men, vì trái dứa đó đã quá chín.
Dụng cụ thực hiện
Lò nướng, máy xay cầm tay, nồi, tô, dao, khuôn in, cọ phết bánh,…
Cách chế biến Bánh pía chay
Vo sạch và nấu đậu xanh
Đầu tiên, vo sạch 100gr đậu xanh và ngâm mềm trong nước từ 2 – 3 tiếng. Bắc nồi lên bếp, cho đậu xanh vào cùng 500ml nước rồi nấu trên lửa lớn cho sôi.
Khi nước sôi, bạn hạ lửa xuống mức nhỏ, vớt bỏ bọt bẩn trên mặt. Sau đó, đậy nắp kín và tiếp tục nấu thêm 25 – 30 phút cho đậu chín mềm.
Lúc thấy nước gần cạn, hạ lửa nhỏ nhất rồi nấu thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.
Sên nhân đậu xanh
Cho vào nồi đậu xanh 100gr đường, 1/4 muỗng cà phê muối rồi trộn đều đến khi đường tan. Kế đến, dùng máy xay cầm tay để xay nhuyễn hỗn hợp.
Khuấy tan 3 muỗng canh dầu ăn cùng 3 muỗng canh bột nếp. Sau đó, đổ hỗn hợp bột này vào nồi đậu xanh đã xay nhuyễn.
Bắc nồi đậu xanh lên bếp và sên trên lửa nhỏ khoảng 10 phút cho nhân đậu gần khô ráo, dẻo mịn.
Lúc này, bạn cho vào thêm 2 muỗng canh dầu ăn rồi tiếp tục đảo đều đến khi nhân tạo thành khối dẻo mềm, không còn dính đáy nồi, chạm vào không dính tay là được.
Lưu ý: Nhân bánh pía sẽ có độ mềm hơn so với nhân bánh trung thu. Do đó, bạn không nên sên nhân quá lâu vì sẽ khiến nhân bị khô.
Cuối cùng, cho nhân ra tô, bọc kín sát mặt nhân bằng màng bọc thực phẩm.
Rim nhân dứa
Gọt bỏ vỏ và mắt dứa, sau đó rửa sạch rồi dùng dao khứa dọc xung quanh thân dứa khoảng 6 – 8 đường. Tiếp theo, dùng nĩa miết dọc thân dứa để nạo lấy phần thịt dứa.
Mách nhỏ:
Cách nạo này giúp thịt dứa được mềm nhuyễn và dễ sên hơn. Tuy nhiên, nếu không biết làm cách này thì bạn có thể cắt khúc nhỏ phần thịt dứa cũng được.
Nếu bạn không thích bánh có thêm nhân dứa thì có thể bỏ qua bước này hoặc thay thế bằng nhân sầu riêng rim đường.
Bắc chảo lên bếp, cho vào phần thịt dứa, 100gr đường, 1/4 muỗng cà phê muối. Đảo đều trên lửa lớn đến khi đường tan, hỗn hợp sôi lên.
Khi thấy hỗn hợp nước cạn bớt, bạn hạ xuống lửa nhỏ, dùng muỗng tán nhuyễn những miếng dứa to và tiếp tục sên đến khi dứa tạo thành khối dẻo là được.
Trộn bột vỏ và bột ruột
Phần bột vỏ:
Cho vào tô 250gr bột mì, 1/4 muỗng cà phê muối, 75gr đường, 1/4 muỗng cà phê baking powder, 3 muỗng canh dầu ăn, 100ml nước. Dùng tay nhào bột cho tạo thành khối đồng nhất, dẻo mịn là được.
Để tránh khối bột bị khô, bạn bọc kín tô bột lại bằng màng bọc thực phẩm.
Phần bột ruột:
Cho vào tô mới 50gr bột năng, 50gr bột mì, 3.5 muỗng canh dầu ăn rồi trộn đều cho nguyên liệu kết dính.
Sau đó, dùng tay nhào đến khi bột tạo thành khối dẻo mịn, chạm vào không dính tay là đạt.
Mách nhỏ: Nếu bột vẫn còn khô thì bạn có thể cho thêm 1 ít dầu ăn vào nhé!
Chia bột và cuộn bột
Chia phần bột vỏ, bột ruột làm 15 phần bằng nhau theo tỷ lệ 30gr bột vỏ : 10gr bột ruột.
Dùng tay ấn dẹt phần bột vỏ, đặt bột ruột vào giữa rồi ấn nhẹ tay để 2 phần bột kết dính với nhau. Tiếp theo, cuộn tròn bột và dùng tay ấn dẹt dài.
Tiếp tục cuộn tròn và ấn dẹt bột như trên thêm 2 lần nữa rồi cuộn tròn.
Bọc nhân bánh
Chia phần nhân đậu xanh, dứa làm 15 phần với tỷ lệ 40gr đậu xanh : 25gr dứa.
Cho 1 viên nhân đậu xanh lên 1 miếng màng bọc thực phẩm, sau đó dùng tay nắn dẹt rồi cho nhân dứa vào giữa. Kế đến, túm gọn các mép nhân lại cho kín. Làm tương tự với số nhân còn lại.
Mách nhỏ: Để nhân không bị khô, bạn nhớ phủ kín lại bằng màng bọc thực phẩm nhé!
Tiếp theo, bạn dùng cây cán mỏng phần bột vỏ, cho nhân vào giữa và túm kín mép bột lại.
Trang trí và nướng bánh
Làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 175 độ C trong 15 phút.
Bạn pha bởi màu đỏ thực phẩm với 1 ít nước, sau đó bỏ vào 1 miếng bông thấm rồi dùng mặt khuôn nhấn nhẹ lên để màu bám vào.
Đặt bánh lên 1 tấm giấy nến (úp mặt không láng mịn xuống dưới). Sau đó, ấn khuôn màu lên bánh để tạo vân trang trí và giúp bánh được phẳng dẹt ra.
Tiếp đến, để yên bánh 15 phút cho màu trên bánh được khô ráo. Úp bánh xuống khay, để khay vào rãnh giữa và nướng 20 phút ở 175 độ C.
Sau 20 phút, bạn lấy bánh ra, trở mặt lại rồi để nguội hoàn toàn.
Khuấy tan 1 lòng đỏ trứng gà, 1 muỗng canh nước rồi phết 1 lớp thật mỏng lên mặt bánh. Cuối cùng cho bánh vào nướng bánh lần 2 thêm 15 phút nữa ở 175 độ C.
Thành phẩm
Bánh sau khi nướng sẽ còn hơi cứng, bạn để bánh qua ngày hôm sau để bánh tươm dầu giứp phần vỏ mềm ẩm và tách lớp đẹp mắt.
Bánh pía chay có phần vỏ vàng ươm, óng ánh hấp dẫn, cùng vị bùi bùi, mềm thơm với phần nhân đậu xanh bùi ngọt, beo béo đan xen thêm chút chua chua từ dứa, hai hương vị này kết hợp với nhau khi thưởng thức sẽ cực kỳ ngon miệng đấy!
Tải file PDF hướng dẫn cách làm các loại bánh chay
Tải ngay cách làm các loại bánh chay
Video hướng dẫn cách làm các loại bánh chay
Mua nguyên liệu làm các loại bánh chay ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm các loại bánh chay, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Những ai không nên ăn nhiều bánh trôi, bánh chay?
Mặc dù là món ăn truyền thống nhưng vào ngày Tết Hàn thực, một số người không nên ăn nhiều bánh trôi, bánh chay:
– Người bị đái tháo đường: Trong khẩu phần ăn của những người tiểu đường, tăng mỡ máu, cao huyết áp… thường được bác sĩ khuyến cáo hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chứa nhiều tinh bột, đồ ăn nhiều năng lượng. Và bánh trôi, bánh chay chính là những thực phẩm cần kiêng trong số đó. Nhóm người này vẫn có thể ăn nhưng nên ăn theo khẩu phần được bác sĩ cho phép.
– Người béo phì: Người thừa cân, béo phì cần hạn chế tinh bột. Bánh trôi lại làm hoàn toàn bằng bột gạo nên đây cũng là món ăn không dành cho người béo phì.
Theo bác sĩ Nguyễn Đình Bình (Cao đẳng Y Hà Nội): Bánh trôi, bánh chay rất ngon nhưng lại giàu tinh bột, nhiều calo vì vậy không phù hợp cho những người thừa cân. Một phần bánh trôi, bánh chay chứa khoảng 300 calo, để cắt giảm số calo này bạn sẽ mất tới 30 phút đi xe đạp hoặc 15 phút tập plank.
– Người bị tim mạch, dạ dày: Nếu ăn quá nhiều bánh trôi có thể làm tăng gánh nặng cho việc lưu thông máu khiến tim mệt. Bánh trôi còn thúc đẩy bài tiết acid dạ dày làm cho bệnh tình của bệnh nhân bị đau dạ dày thêm trầm trọng.
– Người có hệ tiêu hóa kém: Rối loạn tiêu hóa thường đi kèm với các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy… ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc rất nhiều. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, đồ ăn ngọt là “kẻ thù” của người bị rối loạn tiêu hóa vì đồ ngọt có thể làm tăng áp lực cho dạ dày, đại tràng, làm nặng thêm các tình trạng ợ hơi, ợ chua và đầy bụng. Bánh trôi, bánh chay có thành phần chính là đường và bột gạo nên không phù hợp cho những người đang bị rối loạn về tiêu hóa.
– Phụ nữ có thai: Đối với những phụ nữ mang bầu nếu ăn quá nhiều bánh trôi, bánh chay hàm lượng đường nhiều trong bánh gây tác động xấu đến bệnh tăng lipid máu, tim mạch, tiểu đường… và có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Chính vì thế, để đảm bảo sức khỏe, các mẹ cần ăn bánh hết sức chừng mực.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm các loại bánh chay cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 10/2024. Hy vọng sẽ giúp bạn bỏ túi thêm nhiều công thức làm bánh chay để trổ tài cho gia đình cùng thưởng thức. Chúc bạn thành công!