Updated at: 31-10-2022 - By: [email protected]

Bánh ú bá trạng là một món bánh truyền thống của người Hoa thường xuất hiện vào dịp Tết Đoan Ngọ. Bánh khá giống với bánh ú của người Việt, nhưng phần nhân được làm từ nhiều nguyên liệu và vị cũng đậm đà hơn. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 6 cách làm bánh ú bá trạng cập nhật mới nhất 07/2024.

Đặc điểm và nguồn gốc bánh ú Bá Trạng

Nếu nói đúng hương vị chuẩn của người Hoa thì có lẽ là bánh ú Bá Trạng của Hồ Châu, Gia Hưng của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc là chuẩn nhất vì bánh mặn được làm từ thịt heo tươi ướp nước tương.

Bánh ú Bá Trạng (hay còn gọi là bánh ú) có dạng hình tam giác và được gói bằng lá tre. Phần nhân được làm từ nhiều nguyên liệu mang đến hương vị đậm đà hơn và thường chỉ được xuất hiện vào dịp Tết Đoan Ngọ.

Tổng hợp 6 cách làm bánh ú bá trạng cập nhật 07/2024

1. Bánh ú bá trạng chóp

Bánh ú bá trạng chóp

  • Chuẩn bị

  • 1 giờ

  • Chế biến

  • 4 giờ

  • Độ khó

  • Trung bình

Nguyên liệu làm Bánh ú bá trạng chóp

Cho 10 cái bánh

  •  Đậu xanh cà vỏ 200 gr
  •  Hạt sen 200 gr
  •  Nếp dẻo 900 gr
  •  Nấm đông cô khô 8 cái
  •  Lạp xưởng 100 gr
  •  Thịt ba rọi 250 gr
  •  Trứng muối 10 cái
  •  Tôm khô 50 gr
  •  Hành tím 1 muỗng canh
  •  Lá chuối 500 gr
  •  Bột ngũ vị hương 1/4 muỗng cà phê
  •  Dầu ăn 4.5 muỗng canh
  •  Gia vị 1 ít (muối/đường/hạt nêm/tiêu/dầu hào)
  •  Rượu trắng 1 ít (để rửa trứng muối)

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua thịt ba chỉ tươi ngon

  • Thịt ba rọi ngon là thịt có tỷ lệ mỡ và thịt cân bằng, khi thưởng thức bạn sẽ không bị ngấy do quá nhiều mỡ hay quá khô do có nhiều thịt nạc.

  • Nên lựa thịt có lớp da ngoài cùng dày, lớp mỡ dày từ 1.5cm – 2cm, phần thịt nạc dính chặt vào phần thịt mỡ. Nhưng để món ăn đạt được ngon nhất, bạn không nên mua thịt có lớp da bên ngoài quá dày vì đó là thịt lợn đã nuôi lâu năm, ăn sẽ không ngon.

  • Chú ý quan sát màu sắc của thịt heo, thịt ba rọi ngon có lớp da bên ngoài khô, màu đỏ hoặc hồng tươi. Thịt sau khi cắt ra có màu hồng sáng đẹp, da trắng hồng, mềm mại. Lớp mỡ xen giữa thịt có màu trắng sáng, chắc.

  • Thịt tươi ngon sẽ có mùi đặc trưng, khi mua thịt heo bạn nên chú ý, nếu thịt có mùi lạ thì tránh không nên mua bạn nhé.

  • Độ đàn hồi của thịt ba rọi rất tốt, vì vậy nên kiểm tra thật kỹ trước khi mua. Bạn dùng tay ấn vào thịt, nếu vết lõm trên thịt trở về trạng thái ban đầu một cách nhanh chóng thì đó chính là thịt heo ngon.

Cách chọn mua lạp xưởng ngon

  • Màu sắc: Lạp xưởng không sử dụng phẩm màu sẽ có màu đỏ hồng, màu tươi và thấy được độ trong của phần thịt bên trong.

  • Mùi hương: Nếu có mùi hương đặc trưng từ rượu, gia vị và hạt tiêu thì chứng tỏ lạp xưởng đó ngon.

  • Vỏ bọc bên ngoài của lạp xưởng: Lạp xưởng thường dùng ruột heo để làm phần vỏ bọc. Do đó, khi mua bạn nên để ý xem phần vỏ này có khô ráo hay có dấu hiệu mốc hay không.

  • Nhân thịt: Phần nhân khi được cắt lát phải có phần vỏ gắn chặt, thịt mịn, màu sắc đồng đều và mùi vị thơm ngon.

  • Ngoài ra, bạn nên chọn mua các sản phẩm lạp xưởng có thương hiệu trên thị trường, bao bì đóng gói cẩn thận và có hút chân hông để ngăn chặn nấm mốc, vi khuẩn.

Cách chọn mua nấm hương khô ngon

  • Nên chọn nấm không bị đứt gãy, màu sáng và không có dấu hiệu mốc.

  • Ngoài ra, bạn nên mua nấm tại những cơ sở bán thực phẩm/ đồ khô uy tín để đảm bảo an toàn.

Nguyên liệu món ăn 2 cách làm bánh ú bá trạng người hoa

Dụng cụ thực hiện

Nồi áp suất điện, dao, thớt, tô, chảo, nồi, dây cói…

Cách chế biến Bánh ú bá trạng chóp

Nấu hạt sen
Đầu tiên, rửa sạch hạt sen và tách bỏ phần tim sen.
Bắc nồi lên bếp, cho vào hạt sen, 1 ít nước vừa đủ ngập mặt hạt, 1/2 muỗng cà phê muối. Đậy nắp kín và nấu hạt sen trên lửa vừa khoảng 15 phút đến khi hơi mềm là được.
Bước 1 Nấu hạt sen Bánh ú bá trạng chópBước 1 Nấu hạt sen Bánh ú bá trạng chóp

Sơ chế và ướp thịt ba chỉ
Rửa sạch ba rọi, sau đó cắt thành nhiều khúc vừa ăn.

Mách nhỏ: Tùy thuộc vào số lượng bánh cần gói mà bạn cắt số lượng miếng thịt tương ứng.
Cho vào tô phần thịt vừa cắt, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước tương, 1 ít tiêu, 1/4 muỗng cà phê bột ngũ vị hương. Trộn đều cho thịt thấm đều gia vị và ướp 30 phút.
Bước 2 Sơ chế và ướp thịt ba chỉ Bánh ú bá trạng chópBước 2 Sơ chế và ướp thịt ba chỉ Bánh ú bá trạng chóp

Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Ngâm tôm khô trong nước ấm 15 phút cho mềm. Tương tự, bạn cũng ngâm nấm đông cô trong nước ấm 60 độ đến khi tai nấm nở mềm rồi rửa sạch lại.
Sau khi rửa sạch nấm, bạn dùng tay bóp nấm thật mạnh để tai nấm được khô ráo rồi cắt đôi.
Kế tiếp, cắt lạp xưởng thành nhiều miếng có độ dày khoảng 1/2 lóng tay nhỏ.
Trứng muối rửa sơ với rượu để khử mùi tanh, sau đó bạn rửa sạch lại rồi để ráo nước.

Cách ngâm nấm hương đúng cách

    • Bạn có thể ngâm nấm hương trong nước ấm từ 60 – 80 độ C hoặc cũng có thể luộc nấm trong nước sôi khoảng 3 – 5 phút để tiết kiệm thời gian.

    • Tuy nhiên, dù ngâm nấm bằng cách nào thì bạn vẫn nên dùng tay chà xát nhẹ nhàng để làm sạch hết chất bẩn.

Bước 3 Sơ chế các nguyên liệu còn lại Bánh ú bá trạng chópBước 3 Sơ chế các nguyên liệu còn lại Bánh ú bá trạng chópBước 3 Sơ chế các nguyên liệu còn lại Bánh ú bá trạng chópBước 3 Sơ chế các nguyên liệu còn lại Bánh ú bá trạng chóp

Chuẩn bị đậu xanh
Ngâm mềm đậu xanh từ 2 – 3 tiếng cho mềm, sau đó bạn rửa sạch lại rồi để ráo nước.
Tiếp theo, cho vào tô đậu 1 muỗng cà phê hạt nêm rồi trộn đều.
Bọc kín tô bằng màng bọc thực phẩm, quay nóng trong lò vi sóng 2 phút. Sau 2 phút, bạn trộn đều đậu với 2 muỗng canh dầu ăn và ướp 5 phút.

Mách nhỏ: Nếu nhà không có lò vi sóng bạn có thể xào đậu để đậu được mềm hơn.
Bước 4 Chuẩn bị đậu xanh Bánh ú bá trạng chópBước 4 Chuẩn bị đậu xanh Bánh ú bá trạng chóp

Xào các nguyên liệu
Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh hành tím.
Khi hành bắt đầu hơi vàng, bạn cho vào thêm tôm khô, 1/2 muỗng cà phê đường, 1 ít tiêu. Đảo đều trên lửa vừa khoảng 2 phút, sau đó trút tôm ra tô để riêng.
Tiếp tục cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn, phần thịt đã ướp. Chiên thịt trên lửa nhỏ, trở đều mặt đến khi chín đều, trút thịt ra tô để riêng.
Kế đến, cho phần hạt sen luộc vào chảo, 1/3 muỗng cà phê hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê đường. Đảo hạt sen trên lửa nhỏ đến khi hạt sen thấm đều gia vị, trút ra tô.
Tiếp theo, cho vào chảo 1/2 muỗng canh dầu ăn, phần nấm đã sơ chế, 1/2 muỗng canh dầu hào, 1 ít tiêu. Xào đến khi nấm chín, thấm đều gia vị.
Bước 5 Xào các nguyên liệu Bánh ú bá trạng chópBước 5 Xào các nguyên liệu Bánh ú bá trạng chópBước 5 Xào các nguyên liệu Bánh ú bá trạng chóp

Chuẩn bị nếp
Vo sạch gạo nếp, sau đó ngâm trong nước ấm 60 độ 30 phút hoặc để qua đêm cho mềm.
Chắt bỏ nước ngâm và để ráo nếp. Sau đó, cho nếp vào chảo cùng 500ml nước, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường.
Trộn đều hỗn hợp nếp trên lửa vừa đến khi nước cạn thì tắt bếp.
Bước 6 Chuẩn bị nếp Bánh ú bá trạng chópBước 6 Chuẩn bị nếp Bánh ú bá trạng chóp

Chuẩn bị lá chuối
Rửa sạch từng lá chuối rồi hơ nóng trên bếp cho khô và mềm lá. Kế đến, cắt lá thành nhiều miếng với kích thước 30 x 30cm

Mách nhỏ: Khi mặt lá có độ bóng chứng tỏ là lá chuối đã mềm.
Bước 7 Chuẩn bị lá chuối Bánh ú bá trạng chóp

Gói bánh
Xếp chồng 2 miếng lá chuối lên nhau, 2 mặt bóng quay ra ngoài.
Sau đó, bạn gấp xéo lá chuối lại thành hình tam giác, gấp 2 mép bên lại để tạo thành hình cái phễu.
Kế đến, dàn đều khoảng 2 muỗng canh nếp vào bên trong lá, chừa 1 lỗ nhỏ ở giữa để cho nhân vào.
Tiếp theo, bạn cho vào thêm 1 muỗng canh đậu xanh, 1 muỗng canh hạt sen, 1 miếng nấm đông cô, 1 miếng thịt, vài con tôm khô, 1 ít lạp xưởng, 1 quả trứng muối.
Kế tiếp, bạn dàn lên trên 1 muỗng canh hạt sen, 1 muỗng canh đậu xanh và 1 muỗng canh nếp.
Cuối cùng, phủ lên mặt 2 miếng lá chuối nhỏ, sau đó gấp kín mép bánh rồi dùng dây cói cột chặt.
Bước 8 Gói bánh Bánh ú bá trạng chópBước 8 Gói bánh Bánh ú bá trạng chópBước 8 Gói bánh Bánh ú bá trạng chópBước 8 Gói bánh Bánh ú bá trạng chóp

Luộc bánh
Xếp phần lá chuối dư vào nồi áp suất, sau đó xếp bánh ú lên trên rồi đổ nước vào vừa đủ ngập mặt bánh.
Tiếp theo, bạn luộc bánh ở lửa nhỏ nhất trong 2 tiếng. Sau 2 tiếng, mở nắp nồi, châm thêm nước sôi và tiếp tục luộc bánh thêm 1 tiếng nữa.
Khi hết 1 tiếng, bạn tắt nồi, ủ bánh trong nồi thêm 30 phút nữa là hoàn tất.
Cuối cùng, vớt bánh ra rổ để nguội và ráo nước là có thể thưởng thức.

Mách nhỏ:

    • Châm nước sôi sau khi nồi bị hụt nước để tránh làm bánh bị sượng.

    • Nếu không có nồi áp suất, bạn phải luộc bánh từ 5 – 6 tiếng mới đảm bảo được phần nếp chín dẻo mềm.

Bước 9 Luộc bánh Bánh ú bá trạng chóp

Thành phẩm
Bánh ú bá trạng có lớp vỏ dẻo mềm, vừa ăn, phần nhân bên trong thì đậm đà, hòa quyện giữa vị bùi bùi, beo béo cùng chút ngọt nhẹ từ các nguyên liệu bổ dưỡng.
Bước 10 Thành phẩm Bánh ú bá trạng chóp

2. Bánh ú bá trạng thuyền rồng

Bánh ú bá trạng thuyền rồng

  • Chuẩn bị

  • 1 giờ

  • Chế biến

  • 4 giờ

  • Độ khó

  • Trung bình

Nguyên liệu làm Bánh ú bá trạng thuyền rồng

Cho 11 cái bánh

  •  Nếp 660 gr
  •  Thịt đùi gà 450 gr
  •  Trứng muối 11 quả
  •  Đậu phộng 100 gr
  •  Bột bắp 1 muỗng cà phê
  •  Tôm khô 30 gr
  •  Nấm đông cô tươi 100 gr
  •  Lá tre khô 40 lá
  •  Muối nở 1/8 muỗng cà phê
  •  Tỏi băm 1.5 muỗng canh
  •  Nước tương 3 muỗng cà phê
  •  Hắc xì dầu 1.5 muỗng cà phê
  •  Dầu hào 1 muỗng cà phê
  •  Bột ngũ vị hương 1/4 muỗng cà phê
  •  Dầu ăn 4 muỗng canh
  •  Gia vị 1 ít (muối/đường/tiêu)

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua thịt gà tươi ngon

  • Nên chọn những thịt gà có da màu trắng, vì đây là gà lớn thịt có phần ngon và dai hơn, gà non thì thịt hay bị bở.

  • Dùng tay nhấn vào thịt để kiểm tra, nếu thịt săn chắc, đàn hồi là gà ngon. Trường hợp, nếu thịt bị nhão, trơn, biến dạng hoặc bị lõm thì không nên mua để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Tránh chọn thịt gà có mùi ôi, mùi hôi.

Cách chọn mua nấm hương tươi ngon

  • Nên chọn nấm có loại cánh vừa phải, cúp chặt, có mùi thơm đặc trưng và màu hơi vàng nâu. Nếu thấy nấm màu nâu đậm thì không nên mua, vì có thể đây sẽ là loại nấm độc.

  • Tránh chọn nấm bị dập nát, có mùi ôi, vết cắt rỉ ra chất trắng sữa là dấu hiệu của nấm độc.

  • Ngoài ra, không chọn những cây có vết thâm, bị nhớt hoặc bị nhăn trên chóp. Nấm tươi sẽ có một lớp tơ mỏng như giấy trên chóp nấm

Nguyên liệu món ăn 2 cách làm bánh ú bá trạng người hoa

Dụng cụ thực hiện

Nồi áp suất điện, dao, thớt, tô, chảo, nồi, dây cói…

Cách chế biến Bánh ú bá trạng thuyền rồng

Sơ chế và ướp gà
Rửa sạch gà, sau đó cắt khúc vừa ăn khoảng 2.5cm.
Cho vào tô 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê hắc xì dầu, 1 muỗng cà phê dầu hào, 2 muỗng cà phê nước tương, 1 muỗng cà phê bột bắp, 1/4 muỗng cà phê bột ngũ vị hương, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu đen, phần ức gà đã sơ chế.
Tiếp theo, dùng tay trộn đều cho thịt gà thấm gia vị và ướp trong ngăn mát tủ lạnh ít nhất 1 tiếng hoặc để qua đêm.
Bước 1 Sơ chế và ướp gà Bánh ú bá trạng thuyền rồngBước 1 Sơ chế và ướp gà Bánh ú bá trạng thuyền rồng

Chuẩn bị lá tre
Rửa sạch lá tre, sau đó ngâm lá trong nước ấm qua đêm. Khi ngâm xong, bạn rửa lá lại 1 lần nữa và dùng khăn sạch lau khô 2 mặt.
Kế tiếp, dùng kéo cắt phần đầu cứng của cuống lá.
Cuối cùng, dùng tay nhẹ nhàng bẻ dọc phần gân lá ở giữa cho mềm ra, khi gói bánh sẽ không bị rách lá.
Bước 2 Chuẩn bị lá tre Bánh ú bá trạng thuyền rồngBước 2 Chuẩn bị lá tre Bánh ú bá trạng thuyền rồng

Chuẩn bị nếp
Vo sạch nếp, sau đó ngâm khoảng 5 tiếng hoặc ngâm qua đêm cho mềm.
Sau khi ngâm, bạn rửa sạch nếp và để ráo nước.
Bước 3 Chuẩn bị nếp Bánh ú bá trạng thuyền rồng

Sơ chế các nguyên liệu khác
Cho vào chén 100gr đậu phộng, 1/8 muỗng cà phê baking soda, 1 ít nước vừa đủ ngập mặt đậu. Sau đó, ngâm đậu từ 2 – 4 tiếng rồi rửa lại với nước sạch.
Tiếp theo, ngâm mềm tôm khô trong nước 1 tiếng, kế đến rửa sạch, để ráo.
Rửa sạch nấm hương, để ráo nước rồi cắt khúc nhỏ. Kếp tiếp, ướp nấm cùng 1/4 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê tiêu.
Cuối cùng, rửa sạch trứng muối với rượu, sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo.
Bước 4 Sơ chế các nguyên liệu khác Bánh ú bá trạng thuyền rồngBước 4 Sơ chế các nguyên liệu khác Bánh ú bá trạng thuyền rồngBước 4 Sơ chế các nguyên liệu khác Bánh ú bá trạng thuyền rồng

Ướp nếp đậu phộng
Cho vào tô 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê nước tương, 1 muỗng cà phê hắc xì dầu rồi khuấy đều.
Tiếp theo, trộn đều đậu phộng và nếp cùng hỗn hợp nước ướp vừa pha.
Bước 5 Ướp nếp đậu phộng Bánh ú bá trạng thuyền rồngBước 5 Ướp nếp đậu phộng Bánh ú bá trạng thuyền rồng

Xào các nguyên liệu
Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, 1/2 muỗng cà phê tỏi băm và phi thơm. Khi tỏi thơm, cho nấm đông cô vào xào trên lửa vừa khoảng 2 phút rồi trút ra tô để riêng.
Tiếp tục cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn, 1/2 muỗng cà phê tỏi băm rồi phi thơm. Sau đó, bạn cho vào phần tôm khô đã ngâm, 1/4 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu, đảo đều khoảng 1 phút rồi trút ra tô.
Kế đến, bạn cũng phi tỏi tương tự đối với thịt gà, xào trong 3 phút đến khi thịt săn.
Đối với phần nếp, bạn cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, 1.5 muỗng cà phê tỏi băm và phi thơm. Kế đến, cho hỗn hợp nếp đậu phộng vào, đảo đều trên lửa vừa 4 phút.
Bước 6 Xào các nguyên liệu Bánh ú bá trạng thuyền rồngBước 6 Xào các nguyên liệu Bánh ú bá trạng thuyền rồngBước 6 Xào các nguyên liệu Bánh ú bá trạng thuyền rồngBước 6 Xào các nguyên liệu Bánh ú bá trạng thuyền rồng

Gói bánh
Đối với mỗi chiếc bánh, bạn sẽ sử dụng tổng cộng 3 chiếc lá tre. Trong đó, 2 chiếc sẽ dùng để tạo phễu chứa bánh và chiếc lá còn lại sẽ dùng để gói kín bánh.
Đầu tiên, gấp đôi 1 cái lá, sau đó gấp 1 bên mép trái lại để tạo thành phần nếp mí.

Lưu ý: Khi gấp tạo nếp mí, bạn chỉ cần gấp 1 ít, không gấp vào giữa gân lá vì sẽ khiến lá bị rách.
Tiếp tục gấp đôi lá thứ 2, lúc này lồng lá thứ 2 lên trên lá thứ 1. Sau đó, bạn gấp phần nếp mí của lá thứ 1 lại để cố định cả 2 lá.

Lưu ý: Khi lồng lá thứ 2 lên lá thứ 1, bạn chỉ lồng vừa đủ và chừa phần nếp mí đã tạo ra ngoài.
Tiếp theo, dàn đều vào bên trong lá theo thứ tự 1 lớp nếp, 1 miếng thịt, 1 quả trứng muối, 1 ít tôm khô, 1 ít nấm. Kế đến, phủ kín phần nhân bằng 1 lớp nếp nữa là hoàn tất.
Kế tiếp, choàng phần lá thứ 3 bên ngoài bánh với đầu nhọn hướng lên trên. Sau đó, bạn bẻ toàn bộ phần lá xuống sao cho bọc kín hết phần bánh bên trong. Cuối cùng, gấp phần lá dư bên trên xuống rồi quấn chặt với dây cói.
Bước 7 Gói bánh Bánh ú bá trạng thuyền rồngBước 7 Gói bánh Bánh ú bá trạng thuyền rồngBước 7 Gói bánh Bánh ú bá trạng thuyền rồngBước 7 Gói bánh Bánh ú bá trạng thuyền rồng

Luộc bánh
Xếp bánh vào nồi áp suất, đổ nước ngập mặt bánh, luộc bánh ở nhiệt độ “Normal”, chế độ Saute đến khi nước sôi.
Khi nước sôi, bạn đậy kín nắp nồi lại, chuyển sang chế độ Slow cook, nhiệt độ ở mức “More” và luộc trong 3 tiếng.
Sau 3 tiếng, bạn tắt nồi và ủ bánh thêm 1 tiếng rồi mới vớt ra để ráo nước.
Bước 8 Luộc bánh Bánh ú bá trạng thuyền rồngBước 8 Luộc bánh Bánh ú bá trạng thuyền rồngBước 8 Luộc bánh Bánh ú bá trạng thuyền rồng

Thành phẩm
Bánh ú bá trạng thuyền rồng có cách tạo hình lạ mắt so với phiên bản truyền thống. Vỏ bánh khi ăn thì dẻo mềm, bùi bùi từ đậu phộng, nhân bên trong thì đậm vị vừa ăn, beo béo vị trứng muối, cực kỳ thơm ngon.
Bước 9 Thành phẩm Bánh ú bá trạng thuyền rồngBước 9 Thành phẩm Bánh ú bá trạng thuyền rồng

Cách chọn mua nếp ngon

  • Chọn mua những hạt nếp có kích thước to đều hạt, trắng đục, bên ngoài căng bóng và hạt không bị gãy.

  • Không nên chọn hạt nếp bị mùn, bị đồ lông hoặc có màu vàng.

  • Ngoài ra, gạo nếp ngon sẽ có mùi thơm tự nhiên, đặc trưng giống gạo. Còn đối với loại nếp để lâu thường sẽ mất mùi và khi nấu cũng sẽ không giữ được độ thơm ngon.

  • Bạn có thể nếm thử nếp bằng miệng, nếu có vị ngọt nhẹ và không có mùi lạ thì là nếp ngon.

  • Bạn có thể tham khảo các loại nếp ngon như: nếp cái hoa vàng, nếp Tú Lệ, nếp nương Điện Biên, nếp ngỗng và nếp nhung.

Cách chọn mua tôm khô ngon

  • Nên chọn tôm bên ngoài có màu cam tự nhiên bên trong ngả vàng, màu không quá sặc sỡ, không bị mốc đen hoặc trắng.

  • Khi cầm lên có cảm giác khô, không quá ẩm vì khi bảo quản tôm sẽ dễ bị mốc.

  • Nên chọn mua tôm khô ở những nơi uy tín, đối với loại đóng hộp bạn nên kiểm tra thời hạn sử dụng và nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo an toàn chất lượng.

  • Ngoài ra bạn cũng có thể tự làm tôm khô tại nhà vô cùng đơn giản với công thức được chia sẻ dưới đây.

Cách chọn mua trứng muối ngon

  • Nên chọn quả có lớp vỏ nguyên vẹn, không có vết rạn hoặc nổi mốc.

  • Bạn có thể soi trứng dưới ánh đèn hoặc ánh sáng mặt trời. Nếu lòng trắng trứng trong, lòng đỏ trứng thu nhỏ và áp sát vào vỏ là trứng có chất lượng tốt.

  • Khi đập trứng ra, nếu phát hiện lòng trắng có màu đục, lòng đỏ mỏng và có mùi hôi thì bạn nên bỏ quả trứng này.

 3. Cách làm bánh ú Bá Trạng người Hoa đậm đà chuẩn vị đơn giản tại nhà

Nguyên liệu làm bánh ú Bá Trạng

  • 200gr đậu xanh cả vỏ ( ngâm trước khi làm từ 2-3 tiếng)
  • 200gr hạt sen
  • 900gr nếp dẻo ( ngâm nước ấm để qua đêm trước khi làm)
  • 8 cái nấm đông cô khô
  • 100gr lạp xưởng
  • 250gr thịt ba rọi
  • 10 cái trứng muối
  • 50gr tôm khô
  • 500gr lá chuối
  • 1 ít hành tím
  • 1 ít rượu trắng để rửa trứng muối
  • Dầu ăn
  • Gia vị ( Muối / đường / hạt nêm / tiêu / dầu hào / bột ngũ vị hương)

Mẹo hay

– Để chọn ba chỉ ngon thì bạn nên chọn những loại thịt có sức đàn hồi tốt. Phần thịt có màu hồng nhạt không bị tụ máu hoặc có những vết đốm như hạt gạo.

– Nên chọn những miếng có tỷ lệ mỡ và thịt cân bằng, để khi thưởng thức bạn sẽ không bị ngấy do quá nhiều mỡ hay quá khô do có nhiều nạc.

– Để chọn mua lạp xưởng ngon thì bạn hãy dựa vào màu sắc và hương vị. Lạp xưởng không dùng chất tạo màu sẽ có màu đỏ hồng, màu tươi và thấy được độ trong của phần thịt phía trong và có mùi đặc trưng từ rượu, gia vị và tiêu thì chứng tỏ đó là lạp xưởng bạn nên chọn. Hoặc bạn có thể tự làm lạp xưởng tại nhà để đảm bảo chất lượng.

Cách chế biến bánh ú Bá Trạng

Bước 1 Nấu hạt sen

Nấu hạt sen

Nấu hạt sen

Đầu tiên bạn rửa sạch hạt sen và tiến hành tách bỏ phần tim sen.Sau đó bạn cho hạt sen lên nấu với một ít nước vừa đủ ngập mặt hạt, một chút muối ăn và đập nắp kín khoảng 15 phút trên lửa cho đến khi hạt hơi mềm là được.

Bước 2 Sơ chế và ướp thịt ba chỉ

Ướp thịt ba chỉ

Ướp thịt ba chỉ

Thịt ba rọi phải được rửa sạch rồi cắt thành nhiều khúc vừa ăn. Bạn cho vào tô phần thịt vừa cắt, nêm vào 1 muỗng cà phê nước tương, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 ít tiêu và một ít bột ngũ vị hương sau đó trộn đều cho thịt thấm đều gia vị và ướp trong vòng 30 phút.

Bước 3 Sơ chế các nguyên liệu còn lại

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Bạn ngâm tôm khô, nấm đông cô trong nước ấm 15 phút cho tôm và tai nấm nở mềm rồi rửa sạch lại, bạn nhớ chà xát nhẹ nhàng để rửa đi lớp bụi bẩn trên nấm nhé. Sau khi rửa sạch nấm, bạn dùng tay bóp nấm thật mạnh để tai nấm được ráo nước rồi cắt làm đôi.

Với lạp xưởng, bạn cũng cắt thành nhiều miếng có độ dày khoảng 1/2 móng tay nhỏ. Còn phần trứng muối rửa sơ với rượu để khử mùi tanh, sau đó bạn rửa sạch lại rồi để ráo nước.

Bước 4 Chuẩn bị đậu xanh

Chuẩn bị đậu xanh

Chuẩn bị đậu xanh

Đậu xanh sau khi ngâm mềm bạn rửa sạch lại rồi để ráo nước. Tiếp theo, bạn tiến hành tách vỏ xanh ra và trộn đều đậu với 1 muỗng cà phê hạt nêm vào tô. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô và cho vào lò vi sóng 2 phút. Sau 2 phút, bạn trộn đều đậu với 2 muỗng canh dầu ăn và ướp 5 phút.

Mách nhỏ: Nếu không có lò vi sóng thì bạn có thể xào đậu để đậu được mềm hơn.

Bước 5 Xào các nguyên liệu

Cho 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh hành tím vào chảo và bắc lên bếp. Khi hành bắt đầu ngả vàng và dậy mùi thơm, bạn cho vào thêm tôm khô, 1/2 muỗng cà phê đường, 1 ít tiêu đảo đều khoảng 2 phút trên lửa vừa, sau đó cho tôm vào bát riêng.

Tiếp tục cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn, phần thịt ba chỉ đã được ướp. Chiên thịt trên lửa nhỏ đến khi chín đều cả hai mặt thì trút thịt ra tô để riêng.

Xào các nguyên liệu

Xào các nguyên liệu

Kế đến, cho tiếp phần hạt sen luộc vào chảo nêm với 1/3 muỗng cà phê hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê đường và đảo đều hạt sen trên lửa nhỏ đến khi hạt sen thấm đều gia vị, trút ra tô.

Cuối cùng, cho phần nấm đã sơ chế vào xào với 1/2 muỗng canh dầu ăn, 1/2 muỗng canh dầu hào và ít tiêu đến khi nấm chín và thấm đều gia vị.

Bước 6 Chuẩn bị nếp

Chuẩn bị nếp

Chuẩn bị nếp

Đối với gạo nếp sau khi ngâm thì bạn chắt bỏ nước ngâm và để ráo. Sau đó, cho nếp vào chảo với 500ml nước, 1 muỗng canh hạt nêm và 1 muỗng cà phê đường. Trộn đều hỗn hợp trên lửa vừa đến khi nước cạn thì tắt bếp.

Bước 7 Chuẩn bị lá chuối

Chuẩn bị lá chuối

Bạn rửa sạch từng lá chuối rồi lau khô sau đó cắt lá thành nhiều miếng với kích thước 30 x 30cm.

Bước 8 Gói bánh

Trước hết, bạn xếp chồng 2 miếng lá chuối lên nhau sao cho mặt bóng của lá quay ra ngoài. Sau đó, bạn gấp xéo lá chuối thành hình tam giác rồi gấp 2 mép bên lại tạo thành hình cái phễu.

Cho từng nguyên liệu

Cho từng nguyên liệu

Kế đến, dàn đều khoảng 2 muỗng canh nếp vào bên trong lá và nhớ để chừa 1 lỗ nhỏ ở giữa để cho nhân vào. Tiếp theo, bạn cho vào từng nguyên liệu đậu xanh, hạt sen theo tỉ lệ 1:1 rồi đến vài miếng nấm đông cô, 1 miếng thịt, một chút tôm khô, ít lạp xưởng và 1 quả trứng muối.

Gói bánh

Gói bánh

Tiếp theo, bạn dàn lên trên 1 muỗng canh hạt sen, đậu xanh và nếp. Cuối cùng, phủ lên bề mặt 2 miếng lá chuối nhỏ sau đó gấp kín mép bánh tránh bị hở rồi buộc chặt bằng dây cói.

Bước 9 Luộc bánh

Bạn xếp phần lá chuối dư vào dưới nồi áp suất rồi xếp bánh ú lên, đổ nước vào vừa đủ ngập mặt bánh.

Luộc bánh

Luộc bánh

Tiếp theo, bạn luộc bánh ở lửa nhỏ nhất trong vòng 2 tiếng. Sau 2 tiếng, bạn mở nắp nồi rồi châm thêm nước sôi và tiếp tục để bánh luộc thêm 1 tiếng nữa. Sau khi đủ thời gian, bạn tắt bếp và tiến hành ủ bánh trong nồi thêm 30 phút nữa là hoàn tất.

Cuối cùng, vớt bánh ra rổ để nguội và ráo nước là có thể thưởng thức.

Mách nhỏ: Nếu không có nồi áp suất, bạn phải luộc bánh từ 5 – 6 tiếng thì phần nếp của bánh mới chín dẻo mềm được.

Thành phẩm

Thành phẩm

Thành phẩm

Đây là thành phẩm bánh ú Bá Trạng chuẩn vị đậm đà của người Hoa, với phần vỏ bánh dẻo mềm bao bọc phần nhân bên trong thì đậm vị vừa ăn, béo bởi vị trứng muối, cực kỳ thơm ngon hấp dẫn.

Bánh chỉ cần để ở nhiệt độ thường và ăn trong khoảng 2 ngày. Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể để được 5 ngày và nếu bạn muốn để lâu hơn thì hãy cho vào ngăn đông tủ lạnh, thời gian bảo quản lên tới hàng tuần thậm chí hàng tháng. Khi nào ăn bạn chỉ cần cho xuống ngăn mát tủ lạnh rã đông và luộc lại hoặc cho vào lò vi sóng nhé.

4. Cách làm bánh ú bá trạng nhân mặn thịt heo đậu đỏ của người Hoa

Nguyên liệu

  • Nửa kí gạo nếp loại ngon (chọn hạt mẩy, tròn đều)
  • Nửa kí thịt ba rọi heo tươi
  • 5 cái lòng đỏ trứng vịt muối
  • 5 tai nấm đông cô
  • 10 hạt dẻ khô
  • 40 gram hạt đậu đỏ
  • 50 gram tôm khô ngon
  • Gia vị: 2 muỗng canh tiêu đen xay, 2 muỗng canh đường trắng, 1 muỗng canh muối ăn, 1 muỗng canh bột ngũ vị hương, 6 muỗng canh dầu hào và 2 muỗng canh nước màu
  • Chuẩn bị 20 lá tre khô và dây lạt để gói bánh

Mẹo: Bạn có thể làm bánh bá trạng nhân lạp xưởng bằng cách thêm 1 – 2 cây lạp xưởng thái lát dài vào chế biến cùng nguyên liệu nhân nhé. Ngoài ra, bạn có thể biến tấu các thành phần theo khẩu vị cá nhân mình nữa.

hạt dẻ khô và đậu đỏ

Bạn có thể mua hạt dẻ khô, đậu đỏ ở các tạp hóa, tiệm chế phẩm trong chợ. Ảnh: Kênh YT Ánh à

Cách làm bánh ú bá trạng nhân thịt heo đậu đỏ truyền thống của người Hoa

Ngâm hạt dẻ khô, đậu đỏ và gạo nếp qua đêm

  • Trước tiên, bạn chế nước sạch vào tô đậu đỏ, tô hạt dẻ khô sao cho ngập hạt. Ngâm 2 loại hạt này ít nhất 4 giờ, tốt nhất là để qua đêm cho hạt nở ra mềm và thơm, có vị béo bùi chuẩn ngon. Tương tự, bạn cũng ngâm gạo nếp ở một thau riêng.

  • Với lá tre, bạn rửa nước sơ cho lá sạch. Tiếp đến, ngâm lá tre ở một thau lớn qua đêm để lá dai và chắc hơn.

ngâm nước lá tre

Ngâm lá tre trong khay nước sạch qua đêm. Ảnh: Kênh YT Ánh à

  • Sau thời gian ngâm, bạn vớt gạo, đậu và hạt dẻ ra rổ, đợi ráo nước.

  • Với tôm khô, bạn chế ít nước nóng ngâm 15 phút, rồi xả nước lạnh, vớt ra chén. Với nấm đông cô, bạn ngâm nước muối pha loãng ít nhất 10 phút. Sau đó, cũng xả nấm lại dưới vòi nước lạnh và cắt bỏ phần chân. Thái nấm thành 2 – 3 miếng nhỏ hơn, để ráo nước. Lòng đỏ trứng muối thì đem rửa sơ với rượu trắng, xả nước lạnh, để ráo.

sơ chế nguyên liệu làm nhân bánh bá trạng

Phần sơ chế nguyên liệu làm nhân bánh bá trạng. Ảnh: Kênh YT Ánh à

Cách ướp thịt ba rọi làm nhân bánh ú bá trạng

  • Trộn các loại gia vị cùng bột ngũ vị hương đã chuẩn bị trong một tô nhỏ. Trong lúc đó, rửa sạch miếng thịt ba rọi, rồi dùng khăn giấy hoặc khăn vải khô vỗ cho ráo nước.

sốt dầu hào ngũ vị hương

Bước trộn sốt ngũ vị hương dầu hào trong tô sạch. Ảnh: Kênh YT Ánh à

  • Cắt khối thịt ra thành 10 phần nhỏ bằng nhau.

  • Múc 3/4 sốt dầu hào trộn ngũ vị hương vào tô thịt, xóc thật đều lên, để yên trong 2 giờ. Chừa lại ít sốt dầu hào (khoảng 4 muỗng canh) để chế biến vỏ bánh nhé.

ướp thịt ba rọi với sốt dầu hào ngũ vị hương làm nhân bánh ú bá trạng

Ướp thịt ba rọi với sốt ngũ vị hương ít nhất 2 giờ. Ảnh: Kênh YT Ánh à

Cách nấu gạo nếp và chế biến nhân bánh bá trạng

  • Bắc nồi nước đun sôi, cho phần hạt dẻ khô đã ngâm vào nồi. Luộc hạt dẻ tầm 15 phút cho chín, rồi vớt ra.

  • Bắc chảo vừa lên bếp, cho nửa muỗng canh dầu ăn vào chảo đun nóng. Thêm 2 thìa cà phê hành tím băm, 2 thìa tỏi băm vào chảo, phi thơm lên. Đổ phần gạo nếp đã ráo nước vào chảo, rưới 1/2 phần sốt ngũ vị hương đã chừa lại lên trên, xào đều. Tiếp tục xào đều tay đến khi nếp chín và nở bung thơm nồng là được.

xào nếp với sốt ngũ vị hương làm vỏ bánh bá tràng

Các bước xào nếp với sốt ngũ vị hương làm vỏ bánh bá tràng. Ảnh: Kênh YT Ánh à

  • Bắc chảo khác lên bếp, phi thơm ít hành tím và tỏi băm. Cho thịt ba rọi đã ướp ngũ vị hương vào chảo, xào đều. Sau đó, cho toàn bộ nấm, hạt dẻ khô luộc, tôm khô, đậu đỏ vào, đảo đều với thịt. Rưới phần sốt ngũ vị hương còn lại vào chảo, đảo đều.

cách xào thịt ba rọi với nấm, hạt dẻ, tôm khô làm nhân bánh ú bá tràng

Các bước xào thịt ba rọi với nấm, tôm khô, hạt dẻ, đậu đỏ làm nhân bánh ú mặn. Ảnh: Kênh YT Ánh ànguyên liệu làm bánh ú mặn đã nấu chín

Toàn bộ nguyên liệu làm bánh ú mặn đã nấu chín, chuẩn bị gói bánh thôi nào! Ảnh: Kênh YT Ánh à

Cách gói bánh ú bá tràng nhân thịt mặn của người Hoa

  • Cách xếp lá tre gói bánh ú: Bạn đặt 2 lá tre lên nhau, mặt trong lá hướng lên trên. Gập đôi 2 đầu lá vào bên trong. Nhẹ nhàng kéo nhánh lá gập một bên đặt xéo lên nhánh còn lại để tạo hình phễu tam giác như hình dưới.

cách xếp lá tre gói bánh ú

Cách xếp lá tre để gói bánh ú kiểu truyền thống. Ảnh: Kênh YT Ánh à

xếp lá gói bánh ú

Gợi ý một số cách khác để xếp lá gói bánh bá trạng. Ảnh: Internet

  • Múc một muỗng canh nếp xào cho vào phễu lá vừa gấp. Múc tiếp một muỗng nhân thịt nấm lên trên gạo nếp, thêm lòng đỏ trứng lên trên. Múc 1 muỗng nếp lấp nguyên liệu lại, dùng muỗng nhấn nhẹ cho nguyên liệu gói gọn trong phễu lá.

  • Gấp phần nhánh lá dư gói bánh lại, dùng dây lạt buộc cố định gói bánh là hoàn tất.

cách gói bánh ú bá trạng nhân thịt mặn bằng lá tre

Các bước gói nhân và vỏ gạo nếp bánh bá trạng trong lá tre. Ảnh: Kênh YT Ánh à

dùng dây lạt gói bánh bá trạng

Sau đó dùng dây lạt cố định gói bánh lại để khi luộc không bị bung. Ảnh: Kênh YT Ánh à

Luộc bánh ú bá tràng nhân mặn mấy tiếng là chín?

  • Lấy nồi lớn, chế nước sạch vào đun cho sôi. Sau đó, cho các gói bánh bá trạng vào nồi, luộc trên lửa vừa liên tục 2,5 giờ là chín.

luộc bánh bá trạng

Bước nấu bánh bá trạng chín. Ảnh: Internet

Lưu ý: Trong lúc luộc bánh, nhớ thêm 1 muỗng canh muối vào nồi nước để bánh giữ màu lá đẹp mắt nhé.

  • Bánh ú chín thì vớt ra, treo lên để ráo nước là có thể cắt ra thưởng thức.

  • Bạn cần ăn bánh bá tràng trong vòng 7 – 8 giờ sau khi nấu để bánh còn nóng và thơm ngon nhất. Bánh ú mặn có thể để ở nhiệt độ phòng. Nhưng để bánh giữ được lâu hơn mà vỏ lá không bị mốc, nhân thịt không bị hư thì bạn có thể đông lạnh bánh, hoặc để ở ngăn mát tủ lạnh. Trước khi ăn, có thể hấp bánh lại cho nóng rồi thưởng thức.

cách làm bánh ú bá trạng ngon

Bánh ú bá tràng nhân thịt heo nấm của người Hoa có vị mặn mà hơn so với bánh ú của người Việt. Ảnh: Internet

5. Cách làm bánh bá trạng nhân mặn chay cúng Tết Đoan Ngọ

Nguyên liệu

Nhiều người có thói quen ăn chay vào những ngày lễ, Tết. Do đó, bạn có thể tham khảo công thức bánh ú trạng nhân nấm dưới đây để bổ sung thực đơn món chay ngon dịp Tết “diệt sâu bọ” của gia đình mình nhé.

  • 450 gram gạo nếp (ngâm nước nửa tiếng, xả nước sạch và để ráo)

  • 1 thìa cà phê đường

  • 1/2 thìa cà phê muối trắng

  • Nguyên liệu làm nhân: 2 muỗng canh dầu mè, 3 tép tỏi băm, 1 miếng gừng nhỏ cỡ 4 cm băm nhỏ, 1 thìa cà phê bột ngũ vị hương, 4 củ hành tím băm, 120 gram nấm đông cô (ngâm nước muối, cắt chân, thái nhỏ), 1 cây cải thảo rửa sạch và thái nhỏ, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh xì dầu, 1 muỗng canh rượu Thiệu Hưng, 1/2 muỗng canh giấm gạo đen, 2 thìa cà phê đường, 1 muỗng canh tương đậu nành ngọt

  • 1 bó lá tre (cắt bỏ đường gân lá cứng và đầu nhọn, ngâm qua đêm trong nước sạch, rửa lại nhiều lần và lau khô)

Cách làm bánh ú bá trạng nhân mặn dành cho người ăn chay

  • Xào nhân: bạn bắc chảo lớn lên bếp, đun nóng chảo ucnfg dầu mè. Sau đó, cho tỏi, gừng và hành tím, cùng các loại gia vị vào chảo, xào cho thơm và nước sốt sôi lên. Khi này, cho cải thảo, nấm vào chảo, xào khoảng 5 phút cho sốt cạn thì tắt bếp. Để phần nhân nấm nguội hoàn toàn.

cách xào nhân nấm bánh ú bá trạng chay

Bước xào nhân nấm cho bánh ú bá trạng chay. Ảnh: Tash Cakes

  • Bắc chảo khác lên bếp đun nóng với nửa muỗng canh dầu mè. Cho gạo nếp đã ráo nước vào chảo xào 20 phút cho nở thơm thì tắt bếp. Trút gạo ra tô, trộn với đường, muối cho thấm vị.

  • Xếp lá tre theo hướng dẫn ở công thức đầu tiên, rồi múc 1 muỗng gạo nếp vào khuôn. Kế đến, múc nhân nấm lên trên, phủ ngoài cùng là một muỗng gạo nếp nữa, gói bánh lại và cố định với dây lạt.

  • Luộc bánh trong nồi nước sôi lớn khoảng 1,5 giờ, có đậy nắp kín cho chín. Sau đó thì có thể lấy bánh ra khỏi lá tre và thưởng thức. Giờ thì những ai ăn chay không còn băn khoăn Tết Đoan Ngọ ăn gì nữa rồi nhé!

cách gói bánh ú mặn nhân nấm chay

Hướng dẫn cách gói bánh ú mặn nhân nấm chay dịp Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Tash Cakes

6. Cách làm bánh ú bá trạng hoa đậu biếc nhân thịt gà (Nyonya Bak Chang)

Nguyên liệu

  • 500 gram gạo nếp (rửa sạch, ngâm nước qua đêm, để ráo)
  • 2 muỗng canh dầu thực vật
  • 1 muỗng canh nước cốt hoa đậu biếc (hoặc dùng vài giọt màu thực phẩm xanh dương)
  • 1 gói lá tre khô (ngâm nước sôi cho dây mềm, phơi ráo nước)
  • 3 lá dứa cắt thành các khúc khoảng 5 – 6 cm
  • Gia vị: 2 muỗng canh tiêu xay, 3 thìa cà phê bột rau mùi, 2 thìa cà phê bột tỏi, 2 thìa cà phê gừng tươi xay, 1 muỗng canh dầu ăn
  • Nguyên liệu phần nhân: 400 gram thịt nạc gà đã sơ chế và rửa sạc đem cắt khối nhỏ; 100 gram mứt bí thái nhỏ; 200 gram đậu phộng rang nghiền mịn; 150 gram tôm khô (đã ngâm nước, để ráo và băm nhuyễn); 5 – 6 nấm đông cô khô (ngâm nước ấm 10 phút, thái nhỏ); 5 củ hành tím bóc vỏ băm nhỏ; 5 tép tỏi băm
  • Gia vị ướp thịt gà: 2 muỗng canh nước tương; 1 muỗng canh đường trắng và ít muối, tiêu xay
  • Dụng cụ làm bánh : lá tre (rửa sạch, dùng khăn lau cho ráo nước)

ngâm hoa đậu biếc lấy nước cốt

Công đoạn ngâm hoa đậu biếc lấy nước cốt. Ảnh: The Meatment Channel

Cách làm bánh ú bá trạng hoa đậu biếc nhân mặn thịt gà

Cách xào gạo nếp có màu xanh từ nước hoa đậu biếc làm vỏ bánh bá trạng

  • Chia gạo nếp thành 2 phần: 300 gram và 200 gram. Lấy phần 2 lạng gạo cho vào tô sạch, chế nước hoa đậu biếc vào, trộn đều với 1 muỗng dầu, nhúm muối để tạo màu.

ngâm gạo nếp trong nước hoa đậu biếc

Ngâm một phần gạo nếp trong nước hoa đậu biếc để tạo màu xanh. Ảnh: The Meatment Channel

  • Cho phần gạo còn lại vào tô khác, thêm dầu ăn và ít muối vào, xóc đều lên.

  • Bắc chảo sâu lòng lên bếp, phi thơm 1 muỗng canh dầu ăn với 15 gram tỏi băm. Đổ phần gạo nếp trắng vào chảo, xào cho nở thơm với 2 thìa cà phê muối ăn. Khoảng 20 – 25 phút, gạo dậy lên mùi thơm thì bạn tắt bếp.

xào gạo nếp trắng gói bánh ú mặn

Bước xào gạo nếp trắng gói bánh ú mặn. Ảnh: The Meatment Channel

Cách làm nhân mặn thịt gà cho bánh ú bá tràng

  • Ướp thịt gà với gia vị đã chuẩn bị trong tô sạch, để yên khoảng 15 phút. Để thịt thấm ngon hơn, bạn có thể thái thịt gà hình hạt lựu nhé.

  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào chảo đung nóng. Cho hành tím, tỏi băm vào chảo, xào đều cho đến khi mềm và thơm lên thì cho nấm, tôm khô vào. Xào hỗn hợp đến khi có mùi thơm thì cho thịt gà đã ướp vào chảo, tiếp tục đảo đều.

  • Nêm nếm các gia vị còn lại vào chảo thịt gà, xào đều lên cùng với mứt bí. Thịt chín, bạn tắt bếp và vớt phần nhân ra dĩa.

nhân nấm thịt gà mứt bí xào chín

Phần nhân nấm thịt gà mứt bí xào chín. Ảnh: The Meatment Channel

  • Khi hỗn hợp nhân nguội hoàn toàn, bạn cho đậu phộng vào, trộn đều.

Cách gói bánh ú mặn bá trạng nhân thịt gà, vỏ nếp hoa đậu biếc

  • Thực hiện các bước gấp lá như đã hướng dẫn ở những công thức trên đây.

  • Múc 1 muỗng gạo nếp màu xanh đậu biếc vào phễu lá trước. Đặt một khúc lá dứa vào mép lá tre.

  • Sau đó, múc một muỗng nhân nấm thịt gà lên trên lớp gạo xanh.

cách gói bánh ú bá tràng nhân thịt gà với gạo nếp màu xanh hoa đậu biếc

Cách gói bánh bá tràng nhân thịt gà với nếp ngâm hoa đậu biếc. Ảnh: The Meatment Channel

  • Múc tiếp 1 muỗng gạo nếp trắng phủ lên trên, dùng mặt sau muỗng nhấn nhẹ cho các nguyên liệu cố định, rồi gấp lá lại, gói bánh bằng dây lạt.

  • Nấu bánh khoảng 2,5 – 3 tiếng ngập trong nồi nước đun sôi là có thể thưởng thức.

bánh ú mặn bá tràng nhân thịt gà với vỏ nếp màu xanh hoa đậu biếc

Món bánh ú mặn nhân thịt gà có lớp vỏ xanh trắng đẹp mắt khiến ai cũng thích mê. Ảnh: The Meatment Channel

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh ú bá trạng

Tải ngay cách làm bánh ú bá trạng

Video hướng dẫn cách làm bánh ú bá trạng

YouTube video

Mua nguyên liệu làm bánh ú bá trạng ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh ú bá trạng, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Bánh ú bao nhiêu calo?

Cũng bởi bánh ú có 2 loại và các nguyên liệu làm 2 loại này có sự khác nhau nên lượng calo cũng có sự khác nhau, cụ thể như sau:

  • 1 cái bánh ú tro khoảng 130 calo (nguyên liệu từ bột gạo nếp, có thể nhân đậu xanh)

  • 1 cái bánh ú tro không nhân chỉ làm từ bột gạo nếp chứa trong khoảng 90 calo

  • 1 cái bánh ú mặn chứa khoảng 349 calo với nhân đầy đủ gồm, thực hiện từ gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, tôm, trứng muối, mộc nhĩ

Như vậy có thể thấy, hàm lượng calo có trong bánh ú có sự chênh lệch khá lớn. Trong khi 1 cái bánh ú không nhân làm lượng calo khá thấp thì một chiếc bánh ú có nhân đầy đủ có hàm lượng calo cao gấp 2-3 lần bánh chay. Do vậy, nếu như bạn là tín đồ của món ăn này nhưng lo lắng về cân nặng của mình thì cần phải lưu ý hơn khi ăn bánh nhé.

Ăn bánh ú có mập không?

Như đã trình bày nêu trên, lượng calo trong các loại bánh ú có sự khác nhau. Do đó, vấn đề ăn bánh ú có mập không sẽ tùy thuộc vào loại bánh mà bạn lựa chọn. Theo đó, nếu chỉ ăn bánh ú không nhân thì bạn sẽ không lo tăng cân nhưng nếu ăn bánh ú mặn với nhân bánh đầy đủ thì lượng calo là rất cao- tương đương với khoảng 3 bát cơm trắng trong 1 chiếc bánh. Do vậy, nếu ăn bánh ú mặn và bạn không giảm lượng thức ăn trong các món ăn khác thì sẽ rất dễ bị tăng cân, mập, béo phì.

Mặc dù vậy nhưng nếu bạn yêu thích món bánh ú có nhân nhưng không muốn tăng cân, hãy ăn theo chế độ sau đây:

+ Không nên ăn quá nhiều bánh ú, đối với bánh ú không nhân thì chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 cái/ngày. Nhưng nếu ăn bánh ú mặn chỉ ăn 1 cái thôi để kiểm soát được lượng calo nạp vào

+ Bạn có thể ăn bánh ú kèm với mật ong để tránh lượng calo tăng cao. Không nên ăn bánh ú kèm mật mía vì mức năng lượng trong loại mật này cao hơn.

+  Nên ăn bánh ú vào buổi sáng, trưa hoặc chiều. Tránh ăn vào buổi tối vì cơ thể sẽ dễ tích tụ mỡ thừa dẫn tới tăng cân.

+ Có thể ăn kèm bánh ú với nước trà ấm để tăng khả năng chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, giảm nguy cơ tượng tích trữ năng lượng.

Tổng kết

Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh ú bá trạng cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 07/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

Rate this post