Updated at: 19-10-2022 - By: Hoàng Cường

Trung thu sắp đến rồi, còn gì tuyệt vời hơn khi được nhâm nhi món bánh trung thu thập cẩm thơm ngon cùng tách trà ấm nóng bên cạnh gia đình. Chỉ với công thức đơn giản chia sẻ từ chúng tôi, chắc chắn bạn sẽ thực hiện thành công. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 8 cách làm bánh Trung Thu thập cẩm cập nhật mới nhất 04/2024.

Bánh trung thu là gì

Bánh trung thu là tên gọi một loại bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc dùng để ăn trong các dịp Tết Trung thu, tiếng Việt có nghĩa là bánh nướng. Tuy nhiên bánh trung thu theo thời gian, và ở các nước, các vùng có những biến thể khác nhau. Ở Việt Nam nó được chỉ cho loại bánh nướng và bánh dẻo có nhân ngọt thường được dùng trong dịp Tết Trung thu. Bánh trung thu thường có dạng hình tròn (đường kính khoảng 10cm) hay hình vuông (chiều dài cạnh khoảng 7–8 cm), chiều cao khoảng 4–5cm, không loại trừ các kích cỡ to hơn, thậm chí khổng lồ. Ngoài ra, bánh trung thu còn có nhiều kiểu dáng khác nhưng phổ biến hơn là kiểu lợn mẹ với đàn con, cá chép.

Ý nghĩa bánh Trung Thu

Mặc dù du nhập về Việt Nam nhưng bánh Trung Thu ngày nay đã ăn sâu vào trong trong tâm trí người Việt bởi những ý nghĩa mang giá trị nhân văn của chính nó.

Ở Việt Nam 2 loại bánh trung thu truyền thống thịnh hành nhất là bánh dẻo và bánh nướng. Mỗi loại bánh đều có ý nghĩa khác nhau như sau:

Ý nghĩa về loại bánh

  • Bánh trung thu dẻo có hình dáng vầng trăng tròn biểu tượng cho sự đoàn viên cộng thêm màu trắng ngà của bánh thể hiện tình yêu khăng khít của vợ chồng.
  • Còn với bánh trung thu nướng, nó mang ý nghĩa là dù ta có trải qua bao khó khăn trong công việc thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che ta. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình bên ta.
Ý nghĩa về loại bánh

Ý nghĩa về loại bánh

Ý nghĩa về hình dáng

  • Bánh trung thu hình tròn thể hiện cho hình dáng của vầng trăng trong ngày rằm tháng tám biểu trưng cho sự vẹn nguyên, đủ đầy sự đoàn tụ viên mãn.
  • Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người.

Hiện nay, bánh trung thu vẫn có nhiều hình dáng và các loại nhân cũng đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhưng giá trị và ý nghĩa của bánh trung thu vẫn không thay đổi.

Ý nghĩa về hình dáng

Ý nghĩa về hình dáng

Tổng hợp 8 cách làm bánh Trung Thu thập cẩm cập nhật 04/2024

1. Bánh trung thu thập cẩm

Bánh trung thu thập cẩm

  • Chuẩn bị 30 phút
  • Chế biến 1 giờ
  • Độ khó: Trung bình

Nguyên liệu làm Bánh trung thu thập cẩm cho 10 cái bánh 150gr

  • Bột mì đa dụng 300 gr (bột mì số 11)
  • Bột bánh dẻo 10 gr
  • Lạp xưởng 100 gr (đã luộc chín và cắt hạt lựu)
  • Hạt dưa 100 gr (tách vỏ)
  • Hạt điều 100 gr
  • Hạt sen 100 gr
  • Mứt bí 100 gr
  • Mứt vỏ cam 100 gr
  • Mứt vỏ chanh 100 gr
  • Mứt gừng 100 gr
  • Mè trắng 100 gr
  • Chanh 1/2 quả
  • Rượu mai quế lộ 50 ml
  • Nước hoa bưởi 1 muỗng cà phê
  • Nước tro tàu 1 muỗng cà phê
  • Trứng gà 2 quả
  • Dầu mè 20 ml
  • Dầu ăn 110 ml
  • Đường 500 gr
  • Muối 1 muỗng cà phê

Cách chọn mua hạt sen thơm ngon

  • Nên chọn hạt sen già, có hình dáng tròn, màu trắng ngà hoặc vàng đậm. Hạt sen già khi nấu lên sẽ thơm ngon hơn hạt sen non.
  • Tránh chọn hạt sen bị thâm, vỏ xanh bên ngoài nhăn nheo. Ngoài ra, cũng không nên chọn hạt sen bị dính nước vì hạt sẽ dễ bị thâm và mau héo.

Nguyên liệu món ăn bánh trung thu thập cẩm

Dụng cụ thực hiện

  • Lò nướng, lò vi sóng, nồi, tô, muỗng, cây cán bột, khuôn làm bánh, …

Cách chế biến Bánh trung thu thập cẩm

Nấu nước đường

Bắc nồi lên bếp, cho vào 300ml nước, 500gr đường, nước cốt của 1/2 quả chanh.

Đun sôi hỗn hợp trên lửa vừa (không khuấy) đến khi nước đường tan hết. Khi nước đường sôi, bạn hạ lửa nhỏ và tiếp tục nấu thêm 55 – 60 phút, tắt bếp và để nguội.

Bước 1 Nấu nước đường Bánh trung thu thập cẩm

Làm nhân bánh

Cho vào tô 100gr hạt dưa tách vỏ, 100gr hạt điều, 100gr mè trắng rồi trộn đều. Sau đó, bạn sấy khô hạt trong lò vi sóng 4 phút ở công suất trung bình.

Kế đến, cho thêm vào tô 100gr hạt sen, 100gr mứt bí, 100gr mứt vỏ cam, 100gr mứt vỏ chanh, 100gr mứt gừng, 100gr lạp xưởng luộc chín cắt hạt lựu, 50ml rượu mai quế lộ, 20ml dầu mè, 1 muỗng cà phê nước hoa bưởi, 10gr bột bánh dẻo, 1 muỗng cà phê muối.

Trộn đều đến khi hỗn hợp nhân bánh hòa quyện hoàn toàn.

Bước 2 Làm nhân bánh Bánh trung thu thập cẩmBước 2 Làm nhân bánh Bánh trung thu thập cẩmBước 2 Làm nhân bánh Bánh trung thu thập cẩm

Làm vỏ bánh

Cho vào tô mới 300gr bột mì, 200ml nước đường đã nấu, 80ml dầu ăn, 1 muỗng cà phê nước tro tàu. Trộn đều đến khi tất cả các nguyên liệu kết dính với nhau.

Sau đó, bạn dùng tay nhào bột đến tạo thành khối đồng nhất, dẻo mịn, không dính tay là đạt.

Bước 3 Làm vỏ bánh Bánh trung thu thập cẩmBước 3 Làm vỏ bánh Bánh trung thu thập cẩm

Tạo hình cho bánh

Chia bột vỏ bánh và nhân bánh thành 10 phần bằng nhau rồi vo tròn.

Tiếp theo, dùng cây cán mỏng bột vỏ bánh, cho nhân vào giữa, túm kín mép bột lại rồi vo tròn.

Cuối cùng, cho bánh vào khuôn ấn chặt để tạo hình. Làm tương tự đến khi hết phần vỏ bánh, nhân bánh còn lại.

Bước 4 Tạo hình cho bánh Bánh trung thu thập cẩmBước 4 Tạo hình cho bánh Bánh trung thu thập cẩmBước 4 Tạo hình cho bánh Bánh trung thu thập cẩmBước 4 Tạo hình cho bánh Bánh trung thu thập cẩm

Nướng bánh

Làm nóng lò nướng thủy tinh trước ở nhiệt độ 200 độ C trước 10 phút.

Xếp bánh vào lò và nướng 10 phút ở nhiệt độ 200 độ C. Sau đó, bạn mở lò, xịt phun sương nước lọc lên mặt bánh rồi để nguội.

Khuấy tan 2 quả trứng gà cùng 2 muỗng canh dầu ăn, kế đến lọc hỗn hợp qua rây và phết đều lên mặt bánh. Tiếp tục nướng bánh thêm 10 phút nữa ở 200 độ C là hoàn tất.

Khi bánh chín bạn nhẹ tay lấy bánh ra và để nguội. Cuối cùng, cắt bánh ra cho vừa ăn và thưởng thức thôi.

Bước 5 Nướng bánh Bánh trung thu thập cẩmBước 5 Nướng bánh Bánh trung thu thập cẩmBước 5 Nướng bánh Bánh trung thu thập cẩmBước 5 Nướng bánh Bánh trung thu thập cẩm

Thành phẩm

Bánh trung thu thập cẩm có vỏ bánh bên ngoài vàng nâu, đẹp mắt, ăn vào mềm tan, beo béo hòa quyện cùng nhân thập cẩm giòn ngọt, bùi bùi thơm ngon.

Bước 6 Thành phẩm Bánh trung thu thập cẩmBước 6 Thành phẩm Bánh trung thu thập cẩm

2. Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)

Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)

  • Chuẩn bị 45 phút
  • Chế biến 1 giờ
  • Độ khó: Trung bình

Nguyên liệu làm Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng) cho 10 cái bánh 150gr

  • Bột mì đa dụng 320 gr (bột mì số 11)
  • Bột bánh dẻo 50 gr
  • Lạp xưởng 300 gr
  • Trứng muối 10 cái
  • Trứng gà 2 quả
  • Mứt tắc 100 gr
  • Mứt sen 100 gr
  • Mứt bí 100 gr
  • Hạt dưa 100 gr (tách vỏ)
  • Hạt điều 100 gr
  • Hạt bí xanh 100 gr
  • Mè trắng 100 gr
  • Trầm bì 100 gr
  • Sữa tươi không đường 20 ml
  • Rượu mai quế lộ 50 ml
  • Rượu trắng 100 ml
  • Bơ lạt 50 gr
  • Chanh 1 quả
  • Dầu ăn 50 ml
  • Đường cát trắng 1 kg
  • Nước tương 5 muỗng canh

Cách chọn mua nguyên liệu ngon

Cách chọn mua trứng gà tươi ngon

  • Trứng mới sẽ có lớp phấn mỏng màu trắng ở bên ngoài, sờ vào có cảm giác ram ráp hoặc nặng tay. Nếu vỏ trứng nhẵn bóng, sáng hoặc có vết rạn nứt là trứng gà để lâu trong ổ, không được ngon.
  • Cầm quả trứng để lên tai và lắc nhẹ, nếu có tiếng động là trứng cũ, để lâu ngày. Nếu không nghe mà lắc thấy trứng chuyển động mạnh là trứng hỏng, gà đang ấp dở,…
  • Nếu có thể, bạn nên dùng dung dịch muối 10% để thả trứng vào. Nếu trứng chìm xuống đáy nước thì đó là trứng mới đẻ trong ngày. Trường hợp trứng nổi lên mặt nước là trứng đã để quá 5 ngày.

Cách chọn mua trứng muối thơm ngon

  • Nên chọn quả trứng có lớp vỏ nguyên vẹn, không có vết rạn hoặc nổi mốc.
  • Bạn có thể soi trứng dưới ánh đèn hoặc ánh sáng mặt trời. Nếu lòng trắng trứng trong, lòng đỏ trứng thu nhỏ và áp sát vào vỏ là trứng có chất lượng tốt.
  • Khi đập trứng ra, nếu phát hiện lòng trắng có màu đục, lòng đỏ mỏng và có mùi hôi thì bạn nên bỏ quả trứng này.

Nguyên liệu món ăn bánh trung thu thập cẩm

Dụng cụ thực hiện

  • Lò nướng, tô, muỗng, nồi, khuôn làm bánh, cây cán bột,…

Cách chế biến Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)

Làm nước đường nướng bánh

Bắc nồi lên bếp, cho vào 1kg đường, 600ml nước lọc, nước cốt của 1 quả chanh. Nấu hỗn hợp trên lửa lớn đến khi đường sôi và tan hết.

Kế đến, cho vào thêm vỏ chanh và tiếp tục nấu trên lửa nhỏ từ 45 – 55 phút cho nước đường chuyển sang màu vàng nâu và sệt lại như mật ong là đạt.

Lưu ý:

  • Để nước đường được ngon và thơm hơn, khi cho vỏ chanh vào, bạn nhớ úp mặt chanh xuống nhé.
  • Khi nước đường đã sôi, bạn tuyệt đối không được dùng đũa hay muỗng để khuấy vì sẽ dễ gây ra tình trạng lại đường.
  • Thường xuyên để mắt đến nước đường để vớt bỏ bọt bẩn trên mặt.

Bước 1 Làm nước đường nướng bánh Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)Bước 1 Làm nước đường nướng bánh Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)

Ủ nước đường

Đổ nước đường vừa nấu vào một tô lớn, sau đó bạn cho thêm 30ml dầu ăn, 50gr bơ lạt, 1 lòng đỏ trứng gà.

Khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện và ủ từ 30 – 40 phút.

Bước 2 Ủ nước đường Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)

Chuẩn bị nhân

Đầu tiên, tách trứng muối để lấy phần lòng đỏ rồi rửa bằng rượu trắng để khử mùi tanh.

Kế đến, cắt nhỏ các nguyên liệu như lạp xưởng, mứt bí, mứt tắc, trầm bì.

Sau đó, giã nát hạt điều, mứt sen. Rang chín hạt dưa, hạt bí xanh, mè trắng.

Bắc chảo lên bếp, cho vào 50ml rượu mai quế lộ, 50ml rượu trắng, 5 muỗng canh nước tương, 6 muỗng canh nước đường đã ủ, hỗn hợp mứt và các loại hạt đã chuẩn bị.

Đảo đều hỗn hợp trên lửa nhỏ đến khi hỗn hợp hơi ấm tay. Kế đến, cho từ từ 50gr bột bánh dẻo vào và tiếp tục đảo đến khi nhân kết dính với nhau.

Bước 3 Chuẩn bị nhân Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)Bước 3 Chuẩn bị nhân Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)Bước 3 Chuẩn bị nhân Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)

Trộn vỏ bánh

Cho vào tô 320gr bột mì, hỗn hợp nước đường đã ủ còn lại. Khuấy đều hỗn hợp đến khi hòa quyện, sau đó dùng tay nhào cho bột tạo thành khối dẻo mịn.

Kế đến, bọc kín bột bằng màng bọc thực phẩm và để bột nghỉ 30 phút trước khi tạo hình.

Lưu ý: Để bột không bị chai, đóng bánh và bánh sau khi nướng bị cứng, bạn chỉ nhào vừa đủ để bột tạo thành khối và không nhào theo kiểu bánh mì, bánh bao nhé.

Bước 4 Trộn vỏ bánh Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)Bước 4 Trộn vỏ bánh Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)Bước 4 Trộn vỏ bánh Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)Bước 4 Trộn vỏ bánh Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)

Tạo hình bánh

Chia vỏ bánh và phần nhân thành nhiều phần với định lượng như sau rồi vo tròn: vỏ 60gr, nhân 90gr.

Cán mỏng bột vỏ bánh, cho nhân vào giữa rồi túm kín mép bột lại, vo tròn.

Kế tiếp, thoa một lớp dầu ăn mỏng vào khuôn bánh, cho bánh vào ấn chặt để tạo hình.

Bước 5 Tạo hình bánh Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)Bước 5 Tạo hình bánh Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)Bước 5 Tạo hình bánh Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)Bước 5 Tạo hình bánh Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)

Nướng bánh

Làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 200 độ C trong 15 phút.

Khuấy tan hỗn hợp phết bánh gồm 20ml sữa tươi không đường, 1 lòng đỏ trứng gà, 1/3 lòng trắng trứng, 1 vài giọt nước tương (hoặc nước lọc).

Đầu tiên, bạn cho bánh vào nướng lần 1 ở 200 độ C trong 15 phút cho mặt bánh hơi vàng là được.

Sau đó, lấy bánh ra, xịt phun sương nước lọc lên mặt bánh và để nguội. Tiếp theo, phết 1 lớp mỏng hỗn hợp sữa trứng đã khuấy lên mặt bánh.

Cho bánh vào lò, nướng lần 2 ở 180 độ C trong 10 phút, lấy bánh ra xịt nước và để nguội là hoàn tất.

Bước 6 Nướng bánh Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)Bước 6 Nướng bánh Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)

Thành phẩm

Để bánh đạt được độ mềm ẩm, thơm ngon, bạn nên để bánh qua một đêm rồi mới thưởng thức nhé!

Món bánh trung thu thập cẩm có vỏ bánh vàng nâu đẹp mắt, mềm ẩm vừa ăn hòa quyện cùng nhân thập cẩm bùi béo, thơm lừng, nhâm nhi cùng trà nóng là ngon hết chổ chê!

Bước 7 Thành phẩm Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)Bước 7 Thành phẩm Bánh trung thu thập cẩm (công thức được chia sẻ từ người dùng)

Cách thực hiện thành công

  • Không nướng quá lâu sẽ khiến vỏ bánh bị nứt.
  • Việc phun nước sẽ giúp bánh không bị nứt mặt nhanh.
  • Không phết nhiều hỗn hợp trứng lên mặt bánh vì sẽ khiến bánh bị mất vân trang trí.
  • Khi phết trứng lên mặt bánh, bạn cần đợi bánh nguội rồi mới quét vì nhiệt độ cao sẽ khiến trứng bị chín và khiến mặt bánh bị lợn cợn, không đẹp mắt.

Cách chọn mua lạp xưởng thơm ngon

  • Màu sắc: Lạp xưởng không sử dụng phẩm màu sẽ có màu đỏ hồng tươi và thấy được độ trong của phần thịt bên trong.
  • Mùi hương: Nếu có mùi hương đặc trưng từ rượu, gia vị và hạt tiêu thì chứng tỏ lạp xưởng đó ngon.
  • Vỏ bọc bên ngoài của lạp xưởng: Lạp xưởng thường dùng ruột heo để làm phần vỏ bọc. Do đó, khi mua bạn nên để ý xem phần vỏ này có khô ráo hay có dấu hiệu mốc hay không.
  • Nhân thịt: Phần nhân khi được cắt lát phải có phần vỏ gắn chặt, thịt mịn, màu sắc đồng đều và mùi vị thơm ngon.
  • Nguồn gốc: Nên chọn mua các sản phẩm lạp xưởng có thương hiệu uy tín trên thị trường, bao bì đóng gói cẩn thận và có hút chân không để ngăn chặn nấm mốc, vi khuẩn.

Rượu mai quế lộ là rượu gì? Mua ở đâu?

  • Rượu mai quế lộ hay còn gọi với cái tên rượu thơm, là một loại rượu gia vị dùng để nấu ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc.
  • Theo công thức chính cống của Trung Hoa, rượu được làm từ đường phèn và hoa hồng, sau đó đem đi chưng cất nên có vị ngọt dịu và mùi hương nồng nàn.

Cách chọn các loại hạt, mứt hạt ngon để làm bánh

  • Bạn nên mua các loại hạt, mứt được đóng gói trong bao bì, có nhãn mác và hạn sử dụng đầy đủ.
  • Tránh mua các gói mứt, hạt đã bị rách, hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu nổi mốc trắng, xanh, đen.
  • Để đảm bảo an toàn và chất lượng, bạn nên tìm mua các loại hạt, mứt làm bánh tại các cơ sở uy tín, chất lượng nhé.

3. Cách làm bánh trung thu thập cẩm truyền thống

Nguyên liệu vỏ bánh

  • 250g bột mì
  • 50ml dầu ăn
  • 200ml nước đường dùng để làm bánh nướng
  • ¼ thìa cà phê baking soda
  • ½ thìa cà phê nước tro tàu
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • ½ thìa cà phê rượu mai quế lộ hoặc ½ thìa cà phê ngũ vị hương

Cách chuẩn bị nước đường làm bánh nướng:

  • 1kg đường vàng
  • 600ml nước sôi để nguội
  • 5ml nước tro tàu
  • 1 quả chanh
  • 50g mạch nha

Đầu tiên, bạn bắc lên bếp, đun sôi hỗn hợp nước, đường, nước cốt chanh. Sau đó bạn hãy vặn nhỏ lửa rồi đun tiếp khoảng 30 phút. Cho mạch nha và nước tro tàu đã được hoà loãng vào, đun thêm 30 phút rồi tắt bếp.

Yêu cầu: Nhỏ 1 giọt nước đường đã đun vào bát nước. Nếu thấy đường rơi chạm đáy, loang rộng ra khắp bát là đạt tiêu chuẩn. Nước đường nên được chuẩn bị trước khi làm bánh từ 1-2 tháng. Đường càng để lâu, lúc làm bánh lên màu càng đẹp.

Cách làm bánh trung thu thập cẩm

Nguyên liệu làm vỏ bánh trung thu thập cẩm (Ảnh: Sưu tầm)

Cách làm bánh trung thu thập cẩm truyền thống thì phần vỏ bánh rất quan trọng. Vỏ bánh không được quá mềm để tránh bị vỡ, nát, cũng không được quá cứng mà phải đảm bảo đủ độ thơm, mềm. Khi cắt bánh, phần vỏ không bị vỡ theo những đường dao.

Nguyên liệu làm nhân thập cẩm

  • 50g mứt bí
  • 50g hạt sen
  • 50g hạt dưa
  • 50g hạt điều
  • 40g lạp xưởng
  • 50g vừng trắng rang
  • 8 – 10 lá chanh
  • 100g bột bánh dẻo
  • 100ml nước đường
  • 50g mỡ đường

Cách làm mỡ đường:

Mỡ rửa sạch, thái hạt lựu rồi bắc lên bếp đun sôi. Khi mỡ nguội, trộn mỡ với đường theo tỷ lệ 1 : 2. Để hỗn hợp vào tủ lạnh qua đêm, mỡ chuyển màu trong là dùng được.

Cách làm bánh trung thu thập cẩm

Nguyên liệu làm nhân bánh trung thu thập cẩm (Ảnh: Sưu tầm)

Lưu ý: Cách làm bánh trung thu thập cẩm nướng với phần nguyên liệu có thể điều chỉnh theo sở thích của bạn. Phần nhân phải đảm bảo độ dẻo, kết dính, không bị vụn khi cắt bánh.

Hỗn hợp phết mặt bánh

  • 2 lòng đỏ trứng gà
  • 1 quả trứng vịt
  • 20ml dầu mè

Trộn tất cả nguyên liệu trên với nhau trong bát tô, để riêng để phết mặt bánh trong lúc nướng.

Cách làm vỏ bánh trung thu thập cẩm:

Trộn đều nguyên liệu làm vỏ bánh nướng, nhào thật nhanh và đều tay cho đến khi bột mịn. Bạn nên ủ bột từ 30 phút – 1 tiếng. Sau đó chia bột thành những phần nhỏ theo tỷ lệ bột và nhân là 2:1.

Cách làm nhân thập cẩm cho bánh trung thu truyền thống:

  • Thái nhỏ nguyên liệu nhân bánh, bỏ các nguyên liệu vào máy xay trừ vừng, mỡ đường, lá chanh, nước đường, bột bánh xay sơ qua để các nguyên liệu kết dính vào nhau. Cuối cùng hãy cho các nguyên liệu còn lại vào hỗn hợp.
  • Cán mỏng bột và cho nhân vào giữa, bọc lại.
  • Cho bánh vào khuôn tạo hình đã lót sẵn giấy nến để tạo khuôn.

Cách nướng bánh:

  • Bật lò nướng trước 15 phút ở nhiệt độ 200 độ C trước đặt bánh vào.
  • Cho bánh nướng khoảng 10 phút. Quét hỗn hợp phết mặt bánh lên trên rồi nướng tiếp 10 phút nữa. Lặp lại khoảng 3 lần là bánh chín.
Cách làm bánh trung thu thập cẩm

Cách làm bánh trung thu thập cẩm đơn giản, bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà (Ảnh: Sưu tầm)

4. Cách làm bánh trung thu thập cẩm gà quay

Nguyên liệu làm bánh trung thu thập cẩm gà quay:

Ngoài những nguyên liệu giống cách làm bánh trung thu thập cẩm truyền thống thì cần bổ sung thêm:

  • 100g mứt gừng
  • 100g mứt tắc
  • 150g jambon
  • 300g gà quay
  • 150g chà bông gà
  • 30g trần bì
  • 200g gừng thái sợi
  • 30g nước tương
  • 30g rượu gừng
  • ½ thìa cà phê muối

Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm gà quay:

  • Phần vỏ bánh làm tương tự như cách làm bánh trung thu thập cẩm.
  • Phần nhân bánh:

Bước 1: Sơ chế nhân bánh:

  • Lạp xưởng thái hạt lựu và chiên nhanh từ 1-2 phút
  • Gà quay mua hàng đóng gói ngoài siêu thị hoặc mua thịt gà về rang, xé sợi
  • Jambon (thịt nguội), mứt gừng, lá chanh thái sợi nhỏ
  • Hạt điều, mứt sen, mứt gừng, mứt tắc chia làm 4
Cách làm bánh trung thu thập cẩm

Phần nhân bánh trung thu thập cẩm gà quay (Ảnh: Sưu tầm)

Bước 2: Trộn phần nhân bánh:

  • Cho các loại hạt, mứt, bột bánh, ngũ vị hương và muối vào tô rồi trộn đều. Để hỗn hợp ngấm gia vị thì thêm rượu mai quế lộ, rượu gừng, nước đường, tương cùng dầu mè rồi tiếp tục trộn thật đều
  • Cuối cùng, thêm gà quay, chà bông, jambon, lạp xưởng vào. Những nguyên liệu này nên cho vào sau cùng để bánh khi cắt ra sẽ đầy đặn hơn đẹp hơn
  • Chú ý vo viên nhân bánh theo tỷ lệ: Bánh 150g thì nhân 90g, bánh 200g thì nhân 120g

Cách đóng bánh nướng bằng khuôn:

Cho bánh vào khuôn tạo hình có đặt sẵn giấy nến, phần mặt bánh ngửa lên trên. Chú ý phần bột thật mỏng. Nếu bột dính trên hoa văn thì cần loại bỏ hết. Giữ khuôn cố định và ấn thật chặt trong khoảng 3-4 giây rồi lấy bánh khỏi khuôn.

Nướng bánh:

Các bước nướng bánh cũng tương tự như cách làm bánh trung thu thập cẩm.

Cách làm bánh trung thu thập cẩm

Bạn cần ấn chặt khuôn khi làm bánh trung thu thập cẩm gà quay (Ảnh: Sưu tầm)

5. Cách làm bánh trung thu thập cẩm trứng muối

Nguyên liệu:

Nguyên liệu tương tự cách làm bánh trung thu thập cẩm truyền thống nhưng có bổ sung thêm:

  • 50g mứt chanh
  • 100g mứt gừng
  • 10 quả trứng vịt muối
  • 10ml rượu mai quế lộ
  • 1 muỗng canh dầu mè
  • 200g chà bông gà
  • 10g đường trắng
  • 1 củ gừng tươi
  • 1 muỗng canh rượu trắng
  • ¼ thìa cà phê hạt nêm
  • ½ thìa cà phê muối

Cách làm bánh trung thu nhân nhân thập cẩm trứng muối:

  • Trứng vịt muối tách lấy lòng đỏ, ngâm với rượu trắng, gừng đập dập trong 15 phút để khử mùi. Sau đó ướp với đường trắng, dầu mè khoảng 30 phút. Cuối cùng, hấp lòng đỏ trứng vịt muối khoảng 30 phút.
  • Cho mứt bí, mứt chanh, mứt gừng, mỡ đường, hạt mè, hạt điều, hạt dưa, tất cả đã được thải nhỏ cùng bột bánh dẻo, dầu mè, rượu mai quế lộ, lá chanh, chà bông gà, lạp xưởng vào tô và trộn đều. Vừa cho mạch nha vào vừa dùng tay đảo đều hỗn hợp. Tiếp tục cho thêm 50g nước đường vào rồi tiếp tục trộn. Cuối cùng đặt trứng muối vào giữa và viên tròn nhân. Mỗi nhân nặng khoảng 110g.
  • Bọc nhân với vỏ bánh và nướng tương tự như cách làm bánh trung thu thập cẩm truyền thống.
Cách làm bánh trung thu thập cẩm

Bánh trung thu thập cẩm trứng muối có vị ngậy và thơm của lớp trứng vịt muối (Ảnh: Sưu tầm)

6. Cách làm bánh Trung thu nướng nhân thập cẩm đơn giản tại nhà

Nguyên liệu làm bánh nướng nhân thập cẩm

Nước đường làm bánh nướng

1kg đường vàng, 600 ml nước, 1 quả chanh vàng, 5ml nước tro tàu, 50 gram mạch nha.

Đun sôi hỗn hợp đường, nước, nước cốt chanh rồi đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút. Cho nước tro tàu hòa loãng và mạch nha vào nồi tiếp tục đun 30 phút.

Để biết nước đường đã đạt yêu cầu chưa, các bạn nhỏ 1 giọt nước đường vào một bát con nước, nếu thấy nước đường rơi xuống đáy và loang rộng ra khắp đáy bát là đã đạt yêu cầu.

Nước đường làm bánh nướng

Nước đường làm bánh trung thu nướng (Ảnh: Nguồn Internet)

Nước đường để càng lâu thì làm bánh nướng càng ngon, bánh càng lên màu đẹp. Bạn nên nấu nước đường trước vài tháng. Nếu không có thời gian các bạn có thể mua nước đường tại các cửa hàng bán đồ làm bánh Trung thu.

Phần nhân thập cẩm

  • 50 gram hạt sen
  • 50 gram mứt bí
  • 50 gram hạt dưa rang bóc vỏ
  • 50 gram vừng trắng rang
  • 40 gram lạp xưởng
  • 50 gram hạt điều
  • 8 – 10 chiếc lá chanh
  • 1 thìa cà phê tinh dầu hoa bưởi
  • 50 gram hạt sen
  • 100 gram bột bánh dẻo
  • 100 ml nước đường
  • 50 gram mỡ đường
Nhân bánh nướng thập cẩm

Nguyên liệu làm bánh Trung thu nướng thập cẩm (Ảnh: Nguồn Internet)

Mỡ đường bạn có thể mua ở hàng bán nguyên liệu làm bánh Trung thu hoặc tự làm theo cách sau đây: mỡ phần rửa sạch, thái hạt lựu nhỏ rồi đun sôi. Đổ mỡ ra để nguội và ráo nước, sau đó trộn mỡ với đường, cứ 1 phần mỡ thì dùng 2 phần đường. Để hỗn hợp này qua 1 đêm, mỡ sẽ chuyển màu trong là dùng được.

Nguyên liệu của phần nhân thập cẩm bạn có thể thêm bớt để phù hợp với sở thích của mình. Phần bột bánh dẻo sẽ giúp cho phần nhân bánh kết dính lại với nhau.

Phần vỏ bánh nướng

  • 250 gram bột mì
  • ¼ thìa cà phê bột baking soda
  • 200 ml nước đường làm bánh nướng
  • ½ thìa cà phê nước tro tàu
  • 50 ml dầu ăn (có thể thay bằng dầu dừa)
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • ½ thìa cà phê rượu mai quế lộ hoặc có thể thay bằng ½ thìa cà phê ngũ vị hương

Hoặc bạn cũng có thể dùng bột vỏ bánh Trung thu trộn sẵn Mikko để thay thế cho phần bột mì và bột baking soda sẽ đỡ mất công tìm mua nhiều loại bột, tiết kiệm được thời gian làm bánh.

Hỗn hợp thoa lên mặt bánh Trung thu nướng gồm: 1 lòng đỏ trứng vịt, 1 thìa cà phê dầu ăn, 1 thìa nước. Trộn hỗn hợp cho đều rồi lọc qua rây để hỗn hợp mịn.

Cách làm bánh Trung thu nướng nhân thập cẩm

Bước 1: Thái nhỏ các nguyên liệu trong phần nhân bánh nướng, rồi cho các nguyên liệu vào máy sinh tố (trừ mỡ đường, lá chanh, vừng trắng, nước đường, bột bánh dẻo) xay sơ qua 1 lượt để các nguyên liệu quyện vào nhau. Sau đó mới cho các nguyên liệu còn lại vào trộn đều.

Vo nhân bánh nướng thành viên tròn

Chia nhân thập cẩm thành các phần bằng nhau (Ảnh: Nguồn Internet)

Vo nhân thành các nắm tròn đều. Chú ý trọng lượng của nhân bằng 1/3 trọng lượng của cả chiếc bánh nướng.

Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu của phần vỏ bánh nướng vào trộn đều, nhào thật nhanh tay cho đến khi thành một khối bột mịn. (Bạn nên hòa nước đường, nước tro tàu, rượu mai quế lộ, dầu ăn, trứng gà trước rồi mới đổ vào hỗn hợp bột).

Ủ bột bánh nướng

Ủ bột làm bánh Trung thu nướng (Ảnh: Nguồn Internet)

Bọc hỗn hợp bột bằng túi nilong và ủ trong 30 phút đến 1 tiếng. Sau đó, chia bột thành những phần nhỏ, gấp đôi trọng lượng của phần nhân.

Bước 3: Cán mỏng bột, đặt phần nhân vào giữa và gói bánh lại.

Nặn bánh nướng

Nặn bánh Trung thu nướng nhân thập cẩm (Ảnh: Nguồn Internet)

Bước 4: Cho bánh vào khuôn để tạo hình. Chú ý phải rắc một chút bột khô vào khuôn để bánh không bị dính khuôn.

Tạo khuôn bánh

Tạo khuôn cho bánh Trung thu (Ảnh: Nguồn Internet)

Bước 5: Bật lò nướng ở nhiệt độ 200oC trước 15 phút.

Cho bánh vào lò, nướng khoảng 10 phút, xịt 1 chút nước vào mặt bánh. Khi bánh nguội thì quét một lớp hỗn hợp quết mặt bánh lên bánh. Chú ý, lúc này bánh vẫn còn mềm, nên nhẹ tay để không làm hỏng hoa văn trên mặt bánh. Tiếp tục cho bánh vào lò nướng 10 phút, lặp lại trình tự này 3 lần là bánh chín đẹp.

Nướng bánh trung thu

Nướng bánh Trung thu (Ảnh: Nguồn Internet)

Bánh mới nướng sẽ hơi cứng nhưng để 1-2 ngày sau, bánh sẽ ngấm dầu ở phần nhân và thơm ngon, bóng đẹp hơn.

7. Cách làm bánh Trung thu nhân thập cẩm truyền thống

a. Nguyên liệu làm bánh Trung thu nướng nhân thập cẩm

+ Phần nhân thập cẩm:

– 100g hạt điều rang chín

– 100g vừng trắng rang chín

– 100g hạt dưa bóc vỏ rang chín

– 120g lạp xưởng

– 100g mứt bí

– 100g hạt sen

– 100g mỡ đường

– 10-12 chiếc lá chanh xắt nhỏ

+ Phần nước xốt trộn nhân:

– 50g mật ngô

– 5ml hắc xì dầu

– 10ml dầu mè

– 100ml nước đường

– 100g bột bánh dẻo

– 1 thìa cà phê tinh dầu hoa bưởi

– 20ml rượu mai quế lộ

+ Phần vỏ bánh nướng:

– 300g bột mì

– 200ml nước đường bánh nướng

– 50ml dầu thực vật

– ¼ thìa cà phê bột baking soda (muối nở)

– 1 lòng đỏ trứng gà

-1 nửa thìa cà phê nước tro tàu

– Hỗn hợp thoa lên mặt bánh Trung thu nướng gồm: 1 lòng đỏ trứng vịt, 1 thìa cà phê dầu ăn, 1 thìa nước.

{Nguyên liệu làm bánh Trung thu nướng nhân thập cẩm}
Nguyên liệu làm bánh Trung thu nướng nhân thập cẩm (Ảnh: quantrimang.com)

b. Cách làm bánh Trung thu nướng nhân thập cẩm

Bước 1: Cho hạt điều, mứt bí, hạt sen, hạt dưa vào máy sinh tố xay sơ qua 1 lượt để các nguyên liệu quyện vào nhau. Sau đó, cho thêm các nguyên liệu còn lại ở phần nhân bánh (trừ lá chanh) vào một bát tô sạch rồi trộn đều với nhau. Để hỗn hợp nghỉ khoảng 5 tiếng trước khi làm bánh.

Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu trong phần nước xốt trộn nhân (trừ phần bột bánh dẻo) vào một chiếc bát tô to, thêm 50g nước lọc, trộn đều cho tan đường.

Bước 3: Thái lá chanh theo hình sợi. Cho lá chanh đã thái vào phần nhân bánh đã trộn rồi từ từ nước xốt đã trộn đều ở trên vào. Sau đó, cho từng thìa bột bánh dẻo vào, vừa cho vừa trộn đều cho đến khi các nguyên liệu nắm thành viên tròn là được.

Bước 4: Cho phần nước đường bánh nướng đã chuẩn bị vào phần nguyên liệu vỏ bánh, trộn đều thành khối mịn dẻo là được. Sau đó, bọc hỗn hợp bột bằng túi nilong và ủ trong 30 phút đến 1 tiếng.

Bước 5: Chia bột vỏ bánh thành những phần nhỏ, gấp đôi trọng lượng của phần nhân. Sau đó, lấy từng phần vỏ bánh, cán mỏng vỏ bột rồi đặt phần nhân vào giữa và gói bánh lại sao cho phần vỏ ôm vừa khít phần nhân.

Bước 6: Cho bánh vào khuôn để tạo hình. Chú ý phải rắc một chút bột khô vào khuôn để bánh không bị dính khuôn. Dùng tay ấn kỹ để bánh có độ sắc nét.

Bước 7: Cho bánh vào lò, nướng trong khoảng 10 phút, xịt 1 chút nước vào mặt bánh. Khi bánh nguội thì quét một lớp hỗn hợp quết mặt bánh lên bánh. Lưu ý là lúc này bánh vẫn còn mềm, nên nhẹ tay để không làm hỏng hoa văn trên mặt bánh. Tiếp tục cho bánh vào lò nướng 10 phút, lặp lại trình tự này 3 lần đến khi thấy mặt bánh hanh vàng là được. Bánh chỉ cần có màu vàng non, khi ra ngoài bánh sẽ ngả màu sậm hơn là vừa. Bánh vừa ra lò sẽ cứng, nhưng để 1-2 ngày sẽ mềm và xuống màu đẹp hơn.

{Cách làm bánh Trung thu nướng nhân thập cẩm}
bánh Trung thu nướng nhân thập cẩm (Ảnh: dienmayxanh.com)

8. Cách làm bánh Trung thu dẻo nhân thập cẩm

a. Nguyên liệu làm bánh Trung thu dẻo nhân thập cẩm

+ Nhân thập cẩm

– 100g vừng trắng rang

– 100g hạt dưa tách vỏ

– 100g hạt sen

– 100g hạt điều

– 100g mứt bí

– 100g lạp xưởng

– 100g mỡ đường

– Lá chanh: 7-8 lá thái chỉ

+ Nước xốt trộn nhân

– 20g nước đường bánh nướng

– 20g nước đường bánh dẻo

– 20ml rượu mai quế lộ

– 5ml xì dầu

– 10ml dầu mè

+ Vỏ bánh dẻo Trung thu

– Nước đường bánh dẻo: 80g

– Bột bánh dẻo: 40g

– Dầu ăn: ¼ thìa

– Vài giọt tinh dầu hoa bưởi

b. Cách làm bánh Trung thu dẻo nhân thập cẩm

Bước 1: Đem hạt dưa, hạt sen, hạt điều đập nhỏ; mứt bí và lạp xưởng thái hạt lựu. Nếu làm bánh với kích thước nhỏ thì các nguyên liệu trên có thể thái nhỏ hơn nữa hoặc cho vào máy xay nhưng không nên xay nát mà vẫn còn nguyên miếng. Sau đó, trộn đều tất cả nguyên liệu ở phần nhân thập cẩm (trừ lá chanh) với nhau rồi cho lên bếp xào qua cho nóng.

– Bước 2: Cho nước cùng các nguyên liệu ở phần xốt trộn nhân và trộn đều tất cả. Tiếp đó, cho các nguyên liệu này vào trong nồi nhân đang xào trên bếp, đảo đều tay. Khi thấy phần nước xốt đã ngấm vào các nguyên liệu, hỗn hợp không còn quá ướt thì cho lá chanh cắt sợi vào đảo đều thêm 2-3 phút. Tiếp theo, rắc một chút bột bánh dẻo vào trộn đều để tạo độ kết dính.

– Bước 3: Cho nước đường, dầu ăn, tinh dầu hoa bưởi vào trong một chiếc tô, khuấy đều cho hòa quyện. Sau đó, đổ bột bánh dẻo vào trong tô, dùng thìa khuấy đều, khi thấy hỗn hợp hơi sền sệt là được. Tiếp đó, đổ khối bột ra mặt phẳng để bắt đầu nhồi bột, nhồi đến khi bột thành một khối mịn dẻo, không còn hạt lợn cợn là được. Tiếp theo, vê tròn phần bột vừa nhồi, dùng lòng bàn tay ấn dẹt, bao nhân vào trong phần vỏ rồi lấy một chút bột bánh dẻo phủ quanh viên bột để chống dính rồi đem đi đóng khuôn.

– Bước 4: Rắc một lớp bột mỏng vào khuôn để chống dính. Cho bột vào trong khuôn, dùng lực của hai lòng bàn tay ấn bột xuống, sau đó để bánh trong khuôn nghỉ khoảng 1 phút rồi lấy bánh ra khỏi khuôn. Tiếp đó, cho bánh vào trong khay, nên cho một ít bột áo ở dưới đáy khay để hút ẩm. Bánh mới đóng xong nên để khoảng 15 phút ngoài không khí rồi mới cho gói hút ẩm vào đóng gói.

{Cách làm bánh Trung thu dẻo nhân thập cẩm}
bánh Trung thu dẻo nhân thập cẩm (Ảnh: Người đưa tin)

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh Trung Thu thập cẩm

Tải ngay cách làm bánh Trung Thu thập cẩm

Video hướng dẫn cách làm bánh Trung Thu thập cẩm

YouTube video

Mua nguyên liệu làm bánh Trung Thu thập cẩm ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh Trung Thu thập cẩm, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Một số lưu ý khi làm và bảo quản bánh Trung thu thập cẩm

Nước đường để càng lâu thì làm bánh Trung thu càng ngon, khi nướng càng lên màu đẹp. Nên nấu nước đường trước vài tháng hoặc có thể mua nước đường tại các cửa hàng bán đồ làm bánh Trung thu.

Bạn có thể thêm bớt nguyên liệu của phần nhân thập cẩm để phù hợp với sở thích của mình.

Bánh Trung thu thập cẩm có vỏ bánh bên ngoài đẹp mắt, ăn vào mềm tan, beo béo hòa quyện cùng nhân thập cẩm giòn ngọt, bùi bùi thơm ngon.

Bánh thành phẩm có thể ăn ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh khoảng 3-4 ngày tùy điều kiện thời tiết và độ ngọt của bánh. Vừa ăn bánh Trung thu vừa nhâm nhi ly trà thì thật tuyệt vời.

Những điều cần biết khi ăn bánh Trung thu

Không tốt cho người bệnh tiểu đường, huyết áp

Với những người mắc bệnh tiểu đường, thừa cân, tăng mỡ máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh dùng bánh Trung thu.

Bánh Trung thu đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường nên có độ béo và ngọt rất cao. Vì vậy, ăn quá nhiều bánh Trung thu, nhất là bệnh nhân tiểu đường hoặc cao huyết áp có thể bị xơ vữa động mạch, đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.

Với những người mắc bệnh tiểu đường, thừa cân, tăng mỡ máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh dùng bánh Trung thu.

Dễ gây bệnh tim mạch và bệnh thận

Trứng muối và các loại hạt trong nhân bánh cung cấp một lượng cholesterol đáng kể. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến thận và hệ tim mạch.

Bánh nướng, bánh dẻo là thứ quà ngon nhưng xét về mặt sức khỏe đây không phải thực phẩm bổ dưỡng và chỉ nên thưởng thức một cách chừng mực, tránh ăn quá nhiều.

Ăn quá nhiều bánh Trung Thu dễ gây bệnh tim mạch và bệnh thận

Ăn nhiều bánh Trung Thu gây tăng cân

Việc ăn quá nhiều bánh trung thu không những không tốt cho sức khỏe mà nó còn khiến bạn tăng cân. Trung bình một chiếc bánh Trung thu chứa đến 800 – 1.200 calo và 30 – 45g chất béo.

Điều này đồng nghĩ với việc ăn một chiếc bánh trung thu là bạn đã nhận đủ năng lượng cần thiết cho một bữa ăn chính. Tốt nhất là nên chia bánh thành nhiều phần nhỏ và cùng ăn với bạn bè, gia đình. Ngoài ra khi dùng bánh bạn cũng nên ăn chậm và hạn chế sử dụng nhiều.

Việc ăn quá nhiều bánh trung thu không những không tốt cho sức khỏe mà nó còn khiến bạn tăng cân

Không nên ăn bánh Trung Thu thay cho bữa sáng

Việc dùng bánh Trung Thu thay cho bữa sáng là một điều không nên, vì bánh chỉ đóng vai trò như một món ăn tráng miệng, không đảm bảo được cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết đủ như: Chất xơ, protein hay tinh bột,…

Có nhiều người thường lạm dụng việc ăn bánh trung thu thay cho bữa cơm chính sẽ không hề tốt cho sức khỏe. Trong bánh Trung Thu có chứa một lượng lớn chất bột đường và chất béo sẽ làm dinh dưỡng của cơ thể mất cân bằng, bạn sẽ trở nên mệt mỏi và uể oải hơn.

Không nên ăn bánh Trung Thu thay cho bữa sáng

Nên dùng bánh Trung Thu kết hợp cùng trà

Trà là thức uống tốt nhất đi cùng bánh trung thu. Trà xanh hay trà ô long hợp với bánh có vị mặn và trà hoa cúc hợp hơn với bánh có vị ngọt. Những loại trà này chứa axit acetic – chất giúp tiêu hóa và phân giải chất béo có trong bánh Trung thu.

Tránh dùng cà phê hoặc trà quá đặc khi ăn bánh vì những thức uống này rất giàu caffein – chất dễ gây mất ngủ, và đồ uống chứa cacbohydrat như coca lại chứa nhiều năng lượng và đường, càng khiến bạn thêm tăng cân.

Trà là thức uống tốt nhất đi cùng bánh trung thu

Nên ăn bánh Trung Thu cùng bưởi

Khi ăn bánh Trung Thu, bạn có thể dùng cùng bưởi để giúp áp chế, cân bằng lại cơ thể. Lý do là trong thành phần của bưởi có nhiều vitamin như: Vitamin A, C,… giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng.

Đồng thời, loại quả này còn có tính thanh nhiệt, giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, đẩy nhanh việc tiêu thụ năng lượng, làm giảm mỡ bụng nếu bạn “lỡ” ăn quá nhiều bánh Trung Thu.

Nên ăn bánh Trung Thu cùng bưởi

Tổng kết

Vừa ăn bánh vừa nhâm nhi trà thì thật tuyệt vời đúng không nào? Chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh Trung Thu thập cẩm cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 04/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

Rate this post