Bạn muốn làm bánh Trung Thu cho cả nhà thưởng thức vào ngày Tết đoàn viên sắp tới này nhưng lại không có lò nướng? Không sao cả, vì chỉ cần có một chiếc nồi cơm điện cũng đủ để bạn thực hiện thành công. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các cách làm bánh trung thu thập cẩm bằng nồi cơm điện nhé. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 4 cách làm bánh Trung thu thập cẩm bằng nồi cơm điện cập nhật mới nhất 12/2024.
Bánh trung thu là gì?
Bánh trung thu là tên gọi một loại bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc dùng để ăn trong các dịp Tết Trung thu, tiếng Việt có nghĩa là bánh nướng. Tuy nhiên bánh trung thu theo thời gian, và ở các nước, các vùng có những biến thể khác nhau.
Bánh Trung thu có tên gọi trong tiếng Trung là nguyệt bính (Hán tự: 月餅, pinyin: Yuèbǐng), tiếng Anh là moon cake, nghĩa đen là bánh mặt trăng. Bánh Trung thu thường có dạng hình tròn (đường kính khoảng 10 cm) hay hình vuông (chiều dài cạnh khoảng 7 – 8 cm), chiều cao khoảng 4 – 5 cm, không loại trừ cóc các kích cỡ to hơn, thậm chí khổng lồ. Ngoài ra, bánh Trung thu còn có nhiều kiểu dáng khác nhưng phổ biến hơn là kiểu lợn mẹ với đàn con, cá chép.
Nguồn gốc của bánh trung thu
Nguồn gốc của bánh Trung thu vốn xuất phát từ Trung Quốc nhưng tại chính quê hương của chiếc bánh này, cũng có rất nhiều giả thiết về sự ra đời của món bánh không thể thiếu vào dịp rằm tháng 8. Có giả thuyết cho rằng từ thời Ân, Chu, ở vùng Chiết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái sư Văn Trọng, gọi là bánh Thái sư. Đây có thể coi như là “thủy tổ” của bánh trung thu. Đến thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt mè, hạt hồ đào (walnut), dưa hấu làm nguyên liệu cho loại bánh này, nên nó còn được gọi là bánh hồ đào.
Đến thời Đường, ở thành phố Tràng An có những tiệm bánh trứ danh. Tương truyền có một đêm Trung thu, Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi ăn bánh hồ đào, thưởng ngoạn trăng rằm, Đường Huyền Tông chê tên bánh không hay nên đặt tên là bánh nguyệt (mặt trăng) cho thơ mộng hơn. Từ đó về sau người Trung Quốc gọi nó là bánh mặt trăng.
Đến thời nhà Tống, tập tục ăn bánh trung thu đã rất thịnh hành trong giới quý tộc. Thậm chí, thú vui quý tộc này còn đi vào hàng loạt bài thơ ca nổi tiếng thời bấy giờ. Tuy nhiên, vào thời này, đó vẫn chỉ là thú vui xa xỉ, chưa phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
Cũng có giả thuyết cho rằng, tục ăn bánh mặt trăng mỗi dịp Trung thu xuất hiện từ cuối thời Nguyên, khi Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn nổi dậy. Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, họ cho làm những cái bánh hình tròn, phía trong nhét tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là thời điểm trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng 8.
Sau đó, những chiếc bánh sẽ được truyền đi khắp nơi và trở thành phương tiện liên lạc cho quân khởi nghĩa. Phương pháp này tỏ ra hết sức hiệu nghiệm, tin tức hô hào khởi nghĩa được truyền đi khắp nơi. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, người Trung Quốc lấy việc làm bánh này vào ngày rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện ấy, lâu dần nó trở thành một phong tục truyền thống của nhân dân.
Ý nghĩa của bánh Trung thu
Theo dòng chảy của sự giao thoa văn hóa, bánh Trung thu được du nhập vào Việt Nam, dù là bánh nướng hay bánh dẻo cũng đều có những ý nghĩa riêng của nó. Bánh dẻo có hình dáng vầng trăng tròn biểu tượng cho sự đoàn viên cộng thêm màu trắng ngà của bánh thể hiện tình yêu khăng khít của vợ chồng. Bánh nướng với lớp vỏ màu cánh gián với ý nghĩa là dù ta có trải qua bao khó khăn trong công việc thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che ta. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình bên ta.
Bên cạnh đó, bánh nướng bánh dẻo truyền thống của Việt Nam thường có hai hình vuông và tròn. Bánh trung thu hình tròn biểu tượng cho hình dáng của vầng trăng trong ngày rằm tháng 8, mang ý nghĩa của sự vẹn nguyên, đủ đầy, sự đoàn tụ viên mãn. Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người. Sau này có thêm loại bánh cá chép tượng trưng cho tài lộc, thịnh vượng, sự phát triển vượt bậc. Nhìn chung, dù có nhiều thay đổi về hương vị nhưng ý nghĩa chung của bánh Trung thu vẫn không thay đổi qua năm tháng.
Tổng hợp 4 cách làm bánh Trung thu thập cẩm bằng nồi cơm điện cập nhật 12/2024
Cách làm bánh Trung Thu nhân thập cẩm chay hấp dẫn bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu
- Bột mì đa dụng 150 gr
- Bột nếp 40 gr
- Baking soda 1 gr (muối nở)
- Hạt bí xanh 40 gr
- Hạt dưa 40 gr
- Hạt điều 40 gr
- Mứt bí 40 gr
- Mứt sen 40 gr
- Mứt vỏ chanh 20 gr
- Mứt gừng đỏ 20 gr
- Nấm đông cô khô 50 gr
- Sườn non chay 50 gr
- Nước đường bánh nướng 100 ml
- Sốt nhân 50 ml (hoặc dầu hào chay)
- Hắc xì dầu 1 ít (khoảng 2 – 3 giọt)
- Mật ong 4 muỗng cà phê
- Mè rang 40 gr
- Lá chanh 3 lá
- Dầu mè 1 muỗng cà phê
- Dầu ăn 25 ml
Cách chế biến Bánh trung thu nhân thập cẩm chay
Sơ chế nhân bánh
Đầu tiên, bạn ngâm sườn non chay, nấm đông cô khô trong nước sôi khoảng 30 phút cho nở mềm.
Sau 30 phút, bạn cắt bỏ chân nấm rồi rửa sạch lại cùng sườn non chay. Kế đến, dùng tay vắt 2 nguyên liệu này cho ra hết nước và cắt hạt lựu.
Tiếp theo, băm nhỏ mứt vỏ chanh và mứt gừng đỏ. Các loại hạt khác như bí xanh, hạt sen, hạt điều thì giã nhỏ.
Cuối cùng, bạn cắt sợi lá chanh.
Mách nhỏ: Để nhân bánh giữ được độ ngon, bạn chỉ nên giã nhỏ vừa phải các loại hạt khô thôi nhé, không nên giã nhuyễn.
Làm nhân bánh
Bắc chảo lên bếp, cho vào sườn non chay, nấm đông cô, đảo đều trên lửa vừa khoảng 5 phút để sườn được khô ráo nước hoàn toàn.
Tiếp đến, bạn cho hết hỗn hợp hạt, các loại mứt, lá chanh vào chảo rồi trộn đều.
Khuấy đều 50ml sốt nhân (hoặc dầu hào chay) và 40gr bột nếp, sau đó bạn đổ từ từ phần sốt này vào chảo, trộn đều đến khi hỗn hợp hòa quyện, nhân khi nắn lại có thể kết dính được.
Trộn bột làm vỏ bánh
Cho vào tô lớn 100ml nước đường bánh nướng, 25ml dầu ăn, 1gr baking soda rồi khuấy đều.
Tiếp theo, chia 150gr bột mì đa dụng làm 2 phần, bạn cho từ từ từng phần vào tô nước đường rồi trộn đều đến khi tạo thành khối dẻo mịn, không dính tay là được.
Cuối cùng, bọc kín tô bột lại và để bột nghỉ 30 phút.
Chia bột và bọc nhân bánh
Chia bột vỏ bánh và nhân thành nhiều phần với tỷ lệ 25gr vỏ bánh : 35gr nhân bánh, sau đó vo tròn lại thành từng viên.
Kế tiếp, dùng tay miết hơi dẹt vỏ bánh, cho nhân vào giữa rồi túm kín sát các mép bột lại và vo viên bột lại cho tròn đều.
Ép khuôn và nướng bánh
Ép khuôn
- Phủ 1 lớp bột mì áo bên vỏ bánh.
- Quét 1 lớp dầu ăn mỏng lên khuôn bánh.
- Rồi nhét bánh vào khuôn, nén vào bên trong để tạo hình và cố định.
- Giữ chặt khuôn 30 giây thả ra là xong.
- Làm tương tự với đống còn lại.
Nướng bánh trung thu:
- Lót 1 tờ giấy nến vào nồi cơm điện.
- Đặt bánh vào trong, đóng nắp lại và bấm nút COOK.
- Canh 5 phút sau thì mở ra, phết hỗn hợp trứng lên trên bề mặt.
- Để nguội 5 phút, rồi đút vào nướng tiếp thêm 10 phút là ok.
- Lần lượt nướng hết đống bánh nhé cả nhà.
Thành phẩm
Bánh trung thu nhân thập cẩm chay có lớp vỏ ngoài vàng nâu, óng ánh vô cùng đẹp mắt. Bánh khi ăn thì mềm ngọt nhẹ, nhân bên trong thì giòn giòn, bùi béo từ các loại hạt, cực kỳ dễ ăn và tốt cho sức khỏe.
Cách làm bánh Trung thu thập cẩm bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà
Nguyên liệu
- Bột mì đa dụng 250 gr
- Bột bánh dẻo 30 gr
- Baking soda 1 muỗng cà phê (muối nở)
- Nước đường bánh nướng 190 gr
- Bơ đậu phộng 2 muỗng cà phê
- Hạt dưa 70 gr
- Hạt bí 20 gr
- Mứt sen 70 gr
- Mứt tắc 30 gr
- Mứt bí 60 gr
- Hạt điều 60 gr
- Mè rang 70 gr
- Rượu Mai Quế Lộ 30 ml
- Lạp xưởng 60 gr
- Lá chanh 1 lá
- Lòng đỏ trứng gà 3 cái
- Bột ngũ vị hương 1 muỗng cà phê
- Nước tương 20 ml
- Dầu mè 10 ml
- Dầu ăn 35 ml
Cách chế biến Bánh Trung thu thập cẩm bằng nồi cơm điện
Trộn bột làm vỏ bánh nướng
Cho vào chén 2 lòng đỏ trứng gà, 1 muỗng cà phê bột ngũ vị hương, 1 muỗng cà phê baking soda (muối nở), 2 muỗng cà phê bơ đậu phộng, 190gr nước đường bánh nướng, 35ml dầu ăn. Dùng muỗng trộn đều cho tất cả các hỗn hợp nước đường hòa quyện với nhau.
Tiếp đó, bạn rây mịn 250gr bột mì đa dụng vào tô mới, sau đó bạn tạo 1 cái lỗ ở giữa rồi cho hỗn hợp nước đường vào.
Nhồi và ủ bột
Dùng tay nhào hỗn hợp đến khi bột tạo thành khối dẻo mịn, không dính tay là đạt. Tiếp theo, bọc kín lại bằng màng bọc thực phẩm rồi ủ 45 phút.
Làm nhân bánh thập cẩm
Bắc chảo lên bếp và làm nóng, kế đến bạn cho vào 20gr hạt bí và rang trong 5 phút.
Tiếp theo, cho vào thêm 70gr hạt dưa rồi rang khoảng 5 phút cho hạt dưa vàng thơm. Trút hỗn hợp hạt ra tô để nguội.
Cho vào chảo 60gr lạp xưởng cắt hạt lựu rồi đảo đều cho lạp xưởng săn lại là được.
Cho vào tô phần hạt bí và hạt dưa đã rang, lạp xưởng, 60gr hạt điều băm nhỏ, 60gr mứt bí, 70gr mứt sen, 70gr mè rang, 30gr mứt tắc cắt hạt lựu, 1 lá chanh cắt sợi. Dùng tay trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện hoàn toàn.
Tiếp theo, cho từ từ 30gr bột bánh dẻo vào tô, dùng tay trộn đều.
Khuấy đều 30ml rượu Mai Quế Lộ, 20ml nước tương, 10ml dầu mè. Sau đó, đổ từ từ hỗn hợp này vào tô hạt, trộn đều đến khi nhân hòa quyện và kết dính.
Chia bột và bọc nhân
Chia bột vỏ bánh và nhân làm nhiều phần, với tỷ lệ 65gr vỏ : 135gr nhân rồi vo tròn.
Dùng cây cán mỏng bột vỏ bánh, cho nhân vào giữa rồi túm kín mép bột lại rồi vo cho viên bánh tròn đẹp.
Ép khuôn
Trước tiên bạn rây một ít bột hoặc bôi 1 ít dầu ăn vào khuôn bánh để chống dính.
Cho bánh vào khuôn, dùng tay đè cho bánh dàn phẳng rồi đặt đáy khuôn xuống mặt phẳng xong ấn mạnh rồi giữ khoảng 10 giây để tạo hình.
Nướng bánh bằng nồi cơm điện
Lót 1 tấm giấy bạc vào bên trong nồi cơm điện, sau đó xếp bánh vào.
Bấm nút Cook trong vòng 5 phút. Kế đến, bạn lấy bánh ra rồi phết lên mặt 1 lớp nước mỏng và để nguội.
Tiếp theo, phết 1 lớp mỏng lòng đỏ trứng gà đánh tan lên bánh và bấm Cook trong 5 phút nữa là đã hoàn thành rồi.
Thành phẩm
Bánh Trung thu thập cẩm bằng nồi cơm điện vừa đơn giản lại vừa thơm ngon đúng chuẩn. Lớp vỏ bánh thì vàng ươm, mềm thơm hòa quyện cùng nhân thập cẩm mặn ngọt, bùi béo, đảm bảo nếm thử 1 miếng bạn sẽ mê tít đấy!
Cách làm bánh trung thu thập cẩm bằng nồi cơm điện siêu dễ
Nguyên liệu
Nguyên liệu làm vỏ bánh trung thu :
- 300 gram bột mỳ
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 3 muỗng dầu ăn
- 200 gram nước đường làm bánh nướng
- 1 muỗng nước tro tàu
Nguyên liệu làm nhân thập cẩm cho bánh trung thu nướng :
- Hạt điều rang, hạt dưa bóc vỏ, hạt sen, hạt mè (mỗi thứ 100 gram)
- Mứt bí, mứt vỏ cam , mứt vỏ chanh, mứt gừng (mỗi thứ 100 gram)
- 100 gram lạp xưởng chín thái hạt lựu
- 50 ml rượu quế lộ
- 20 ml dầu mè
- 10 gram bột bánh dẻo
- 1 muỗng tinh chất hoa bưởi
- 1 muỗng café muối
- 70 ml nước lọc
Nguyên liệu phết vỏ bánh nướng: 2 quả trứng gà; 2 muỗng canh dầu ăn; 2 muỗng canh nước lọc.
Cách làm bánh trung thu nướng bằng nồi cơm điện
Cách làm nhân bánh trung thu nướng thập cẩm
- Cho tất cả các nguyên liệu gồm: hạt điều, hạt dưa bóc vỏ, hạt sen, mứt bí, mứt gừng, mứt vỏ chanh, lạp xưởng vào máy xay sinh tố, nhấn nút xay nhuyễn cho các nguyên liệu hòa vào nhau. Tuy nhiên, cũng đừng xay quá nhuyễn nhé. Sau khi xay, bạn cho hạt mè vào, đảo đều.
- Trộn rượu quế lộ, dầu mè, tinh chất hoa bưởi, dầu ăn và nước lọc lại với nhau. Sau đó, cho từ từ vào phần nhân xay nhuyễn, rồi rắc một ít bột bánh dẻo vào để nhân có độ kết dính. Chia nhân thành từng phần nhỏ rồi vo viên hình tròn.
Cách trộn bột làm vỏ bánh trung thu nướng bằng nồi cơm điện
- Chuẩn bị một cái tô lớn, rồi cho bột mỳ, nước đường, dầu ăn, lòng đỏ trứng gà và nước tro tài vào. Bạn trộn đều chúng lên để tạo thành khối bột dẻo mịn.
- Tiếp theo, bạn nhào đều tay hỗn hợp bột này cho đến khi chúng không còn dính vào tay. Sau đoc bọc kín lại, ủ trong 30 phút để bột nở.
- Chia bộ thành nhiều phần bằng nhau rồi cán ra thành từng miếng bột mỏng. Lấy nhân bánh cho vào rồi bọc kín rồi nặn thành viên tròn rồi cho vào khuôn bánh đã quét dầu để tạo hình cho chiếc bánh thêm đẹp mắt. Tiếp tục làm như thế cho đến khi hết phần bột và nhân.
Nướng bánh trung thu bằng nồi cơm điện:
Bạn phết một lớp dầu ăn mỏng ở đáy nồi. Xếp 1 khay chịu nhiệt vào đáy nồi (chọn loại có kích cỡ nhỏ để vừa trong lòng nồi), rồi xếp bánh trung thu lên trên. Đậy nắp lại, nhấn nút “Cook” cho nồi nấu. Khi nồi nhảy qua nút “Warm” thì bạn nhấn trở lại “Cook”. Lặp lại các bước này 3 lần, như vậy là bánh đã chín đều. Nướng xong, bạn nên để bánh qua 1 – 2 ngày để bánh xuống dầu, mềm và ngon hơn.
Cách làm bánh trung thu thập cẩm truyền thống bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu
Phần nhân bánh
- Vừng rang: 100 gram
- Hạt dưa tách vỏ: 100 gram
- Hạt sen: 100 gram
- Hạt điều: 100 gram
- Mứt bí: 100 gram
- Lạp xưởng: 100 gram
- Mỡ đường: 100 gram
- Lá chanh
- Lòng đỏ trứng gà: 1 quả
- Nước đường bánh nướng: 1/2 thìa
- Sữa tươi không đường: 1-2 thìa cà phê
- Dầu ăn: 1 thìa cà phê
Cách làm nhân thập cẩm
Bước 1: Trộn đều tất cả các nguyên liệu: vừng rang, hạt dưa, hạt sen, hạt điều, mứt bí, lạp xưởng, mỡ đường với nhau. Đưa lên bếp xào qua cho nóng.
Bước 2: Trộn đều tất cả các nguyên liệu trong công thức nước sốt trộn nhân, rót từ từ vào trong nồi nhân đang xào trên bếp, đảo đều tay. Khi thấy phần nước sốt đã ngấm vào các nguyên liệu, hỗn hợp không còn quá ướt thì cho lá chanh cắt sợi vào đảo đều thêm 1 – 2 phút. Trong quá trình đảo nhân, bạn có thể nêm xem vị ngọt, mặn,… của nhân đã vừa hay chưa để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Bước 3: Rắc một chút bột bánh dẻo có trong công thức vào trộn đều để tạo độ kết dính. Nếu thấy nhân chưa đủ kết dính thì tiếp tục thêm bột bánh dẻo vào tiếp. Bột bánh dẻo chỉ nên cho vừa đủ, nếu cho quá nhiều sẽ làm nhân khô và bị cứng khi bánh nguội.
Trên đây là công thức nhân thập cẩm kiểu miền Bắc, nếu thích vị bánh thập cẩm kiểu miền Nam, bạn có thể cho thêm thịt gà quay xé nhỏ, xá xíu và một chút bột ngũ hương để tăng hương vị nhé.
Cách làm vỏ bánh nướng
Bước 1: Cho nước đường bánh nướng, bơ đậu phộng, dầu ăn, mật ong cùng lòng đỏ trứng gà vào trong âu, trộn đều lên và ủ khoảng 2 giờ đồng hồ. Hỗn hợp sau khi ủ xong thì đổ vào bột mì và trộn đều.
Bước 2: Tiếp theo, thêm nước đường vào âu bột, trộn đều thành một khối đồng nhất, bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, để bột nghỉ 30 phút.
Bước 3: Chia bột thành từng viên nhỏ với trọng lượng 50 gram. Sau đó, dùng cây cán bột cán ra thật mỏng rồi cho nhân bánh vào giữa, khéo léo gói lại sao cho vỏ bánh phủ kín phần nhân bên trong, không bị hở ra ngoài là được
Nướng bánh
Trước khi nướng, bạn quyết một lớp hỗn hợp dầu ăn, lòng đỏ trứng gà, nước tro tàu lên mặt bánh để khi chín bánh sẽ có màu đẹp.
Nếu nồi cơm điện nhà bạn có chức năng nướng thì bạn có thể cho vào nướng như bình thường. Nếu không thì trước khi nướng 15 phút, bạn bật nút cook của nồi cơm cho nồi thật nóng.
Quyết một ít dầu ăn xung quanh nồi hoặc lót một lớp giấy bạc vào nồi cơm để bánh không bị dính.
Cho bánh vào nồi rồi bật nút cook. Khi đạt đủ thời gian, nồi cơm sẽ tự nhảy sang nút warm, bạn chờ 15 phút rồi lại ấn nút cook. Cứ làm như vậy từ 2 – 3 lần cho đến khi bánh chín vàng đều.
Chú ý trong khi nướng phải thường xuyên lật mặt bánh vì độ nóng của nồi cơm không đều, sẽ làm cho chiếc bánh của bạn có chỗ cháy nhưng có chỗ lại chưa vàng.
Lấy bánh ra để nguội và thưởng thức.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh Trung thu thập cẩm bằng nồi cơm điện
Tải ngay cách làm bánh Trung thu thập cẩm bằng nồi cơm điện
Video hướng dẫn cách làm bánh Trung thu thập cẩm bằng nồi cơm điện
Mua nguyên liệu làm bánh Trung thu thập cẩm bằng nồi cơm điện ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh Trung thu thập cẩm bằng nồi cơm điện , các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Bị tiểu đường có nên ăn bánh trung thu hay không?
Người bệnh đái tháo đường đặc biệt lưu ý đến khả năng tăng đường huyết sau ăn do
thành phần của bánh trung thu là carbohydrate dễ hấp thu và đi nhanh vào máu.
Cách bảo quản bánh trung thu như thế nào?
Bánh bọc trong túi hút chân không hoặc cột kín, bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc ngăn mát tủ lạnh từ 5 – 7 ngày.
Bạn cũng có thể bảo quản trong ngăn đông trong 1 tháng, khi ăn chỉ cần lấy bánh quay lại trong lò vi sóng/ lò nướng.
Ăn bánh trung thu có béo không?
Ăn bánh trung thu, nếu bạn không chú ý kiểm soát tổng năng lượng trong ngày dễ dẫn đến dư thừa năng lượng, tăng cân, béo phì, rối loạn đường huyết, tăng nguy cơ đái tháo đường. Thành phần dinh dưỡng không cân đối (tỷ lệ cao carbohydrate và chất béo), không đầy đủ vitamin và ít chất xơ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh Trung thu thập cẩm bằng nồi cơm điện cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 12/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!