Tết Trung Thu sắp đến, các bạn hãy vào bếp cùng chúng tôi làm món bánh trung thu nướng nhân cốm dừa thơm ngon độc đáo chiêu đãi cả nhà. Chiếc bánh Trung Thu nhân cốm dẻo dẻo, bùi bùi luôn khơi gợi lại trong ký ức hương vị mùa thu Hà Nội man mác, khó quên. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 cách làm bánh trung thu nướng nhân cốm dừa cập nhật mới nhất 12/2024.
Bánh trung thu là gì?
Bánh trung thu là tên gọi một loại bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc dùng để ăn trong các dịp Tết Trung thu, tiếng Việt có nghĩa là bánh nướng. Tuy nhiên bánh trung thu theo thời gian, và ở các nước, các vùng có những biến thể khác nhau.
Nguồn gốc của bánh trung thu
Bánh trung thu có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng rất phổ biến tại Việt Nam. Theo truyền thuyết, vào cuối thời Nguyên có một cuộc khởi nghĩa, để truyền thông tin bí mật và mệnh lệnh, người dân đã sáng tạo ra những chiếc bánh hình tròn, bên trong có nhét mật thư, với nội dung ghi thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất, tức là vào rằm tháng 8.
Từ đó, những chiếc bánh này ra đời và lan truyền khắp nơi như một phương thức liên lạc hiệu quả. Và người Trung Quốc cũng làm bánh trung thu vào rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện này.
Ý nghĩa của bánh trung thu
Theo dòng chảy của sự giao thoa văn hóa, bánh Trung thu được du nhập vào Việt Nam, dù là bánh nướng hay bánh dẻo cũng đều có những ý nghĩa riêng của nó. Bánh dẻo có hình dáng vầng trăng tròn biểu tượng cho sự đoàn viên cộng thêm màu trắng ngà của bánh thể hiện tình yêu khăng khít của vợ chồng. Bánh nướng với lớp vỏ màu cánh gián với ý nghĩa là dù ta có trải qua bao khó khăn trong công việc thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che ta. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình bên ta.
Bên cạnh đó, bánh nướng bánh dẻo truyền thống của Việt Nam thường có hai hình vuông và tròn. Bánh trung thu hình tròn biểu tượng cho hình dáng của vầng trăng trong ngày rằm tháng 8, mang ý nghĩa của sự vẹn nguyên, đủ đầy, sự đoàn tụ viên mãn. Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người. Sau này có thêm loại bánh cá chép tượng trưng cho tài lộc, thịnh vượng, sự phát triển vượt bậc. Nhìn chung, dù có nhiều thay đổi về hương vị nhưng ý nghĩa chung của bánh Trung thu vẫn không thay đổi qua năm tháng.
Cốm là gì?
Cốm là món ăn đặc sản của vùng đất Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Ngoài ra, cốm còn có mặt ở cả miền Trung và miền Nam, mỗi nơi đều cách chế biến và hương vị đặc trưng riêng.
Nguyên liệu chính để chế biến món ăn này chính là lúa nếp non. Để món cốm có hương vị thơm ngon đúng chuẩn, người ta thường lựa chọn lúa nếp cái hoa vàng. Bên cạnh đó, các loại lúa nếp khác như: lúa lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa cũng được yêu thích sử dụng.
Lúa non phải qua nhiều công đoạn chế biến kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm với vị ngọt thanh như sữa, gói gọn trong mùi hương thoang thoảng của lá sen. Chính hương vị thanh mát ngọt ngào này, đã làm say lòng biết bao nhiêu người.
Cốm có các loại như: cốm đầu, giữa hoặc cuối mùa, cốm non, cốm già, cốm mộc, cốm hồ,..
Tác dụng của cốm đối với sức khỏe
Da căng mịn, sáng khỏe
Chất béo và lipid giúp làm đẹp da, giúp da luôn căng bóng, tránh mất nước, khô da…
Xương chắc khỏe
Thực phẩm này có chứa hàm lượng canxi dồi dào, giúp chắc khỏe xương, kích thích phát triển chiều cao cho trẻ nhỏ.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Cốm giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, trị đầy bụng, táo bón, ngừa bệnh đường ruột (nên ăn ở mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều sẽ khiến bạn bị nóng trong) .
Tốt cho cho người bệnh tim mạch, huyết áp
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm này có chứa chất xơ, protein, vitamin… giúp bạn phòng cao huyết áp và bệnh tim mạch, đột quỵ, giảm mỡ máu,…Đồng thời, làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch vành, giảm áp lực lên tim giúp tim luôn khỏe mạnh.
Giảm cân hiệu quả
Thực phẩm này chứa nhiều chất xơ có tác dụng hỗ trợ giảm cân, giúp bạn có cảm giác no lâu và không thèm ăn. Nên ăn thực phẩm này vào buổi sáng hoặc bữa trưa thay cho những đồ ăn nhiều calo nếu bạn muốn giảm cân.
Tổng hợp 5 cách làm bánh trung thu nướng nhân cốm dừa cập nhật 12/2024
Cách làm bánh trung thu nướng nhân cốm dừa thơm ngon dễ làm
Nguyên liệu
- Bột mì số 11 380 gr
- Lòng đỏ trứng muối 12 cái
- Cốm làng Vòng 500 gr (cốm xanh)
- Dừa nạo 500 gr
- Bơ lạt 50 gr
- Lòng đỏ trứng 1 cái
- Sữa đặc 100 gr
- Dầu ăn 150 gr
- Đường cát 100 gr
- Nước đường bánh nướng 300 gr (có thể mua sẵn hoặc tự nấu)
- Nước tro tàu 1 muỗng cà phê
Cách chế biến Bánh trung thu nướng nhân cốm dừa
Trộn bột bánhHòa tan 1 cái lòng đỏ trứng gà vào 300gr nước đường, tiếp theo thêm vào hỗn hợp 50gr dầu ăn, 1 muỗng cà phê nước tro tàu khuấy đều.
Bạn lọc hỗn hợp qua rây để nước đường mịn giúp vỏ bánh thành phẩm đẹp hơn.
Thêm 380gr bột mì vào tô nước đường trộn đều ròi dùng tay nhồi đến khi bột mịn dẻo. Để bột nghỉ khoảng 30 phút, trong thời gian đó bạn sên nhân cốm dừa.
Sên nhân cốm dừaLàm nóng chảo, cho vào 500gr dừa nạo, 1 lon sữa đặc, 100gr đường cát trắng, 50gr bơ lạt, 100gr dầu ăn đảo đều cho hỗn hợp hòa quyện với nhau.
Bạn sên lửa vừa khoảng 15 phút là nhân chín, lúc này bạn cho cốm vào trộn cùng thêm 2 phút là được.
Sau khi sên nhân xong, bạn chia nhân thành 12 phần bằng nhau, mỗi phần bạn vo tròn lại rồi ấn dẹp xuống, cho vào giữa 1 cái trứng muối, gói lại, xoay vo để nhân cốm bao bọc lấy trứng muối bên trong.
Bọc bánhBạn rắc một ít bột mì lên mặt phẳng sạch để chống dính, lấy khối bột vỏ ra nhồi lại cho mịn rồi chia thành 12 phần bằng nhau.
Lấy 1 phần bột vo tròn, ấn dẹp, bạn cho viên nhân vào giữa miếng bột, khéo léo túm bột lại bao hết nhân bên trong thành viên tròn.
Mách nhỏ: Thông thường làm bánh trung thu cứ 130gr nhân thì dùng 70gr bột vỏ, nếu thích ăn vỏ dày hơn bạn dùng 120gr nhân và 80gr bột vỏ.
Đóng bánhThoa dầu ăn hoặc xoa bột mì vào khuôn để chống dính, viên bánh bạn cũng xoa 1 lớp bột mì mỏng bên ngoài, nhấn viên bánh trung thu vào khuôn.
Tiếp theo úp khuôn lại, gõ theo nhiều hướng để lấy bánh ra.
Làm nước quétBạn đánh tan 1 lòng đỏ trứng gà để làm nước quét bánh.
Nướng bánhBật lò nướng trước ở nhiệt độ 200 độ C trước 10 phút để lò ổn định nhiệt độ.
Xếp bánh lên khay nướng có lót giấy nến chống dính, dùng cọ phủi bớt bột áo còn dư trên bánh và dùng tăm đâm vào bánh 1 lỗ nhỏ giúp bánh thoát hơi khi nướng.
Cho bánh vào lò nướng lần một 10 phút ở nhiệt độ 200 độ C. Tiếp theo bạn lấy bánh ra, phết 1 lớp lòng đỏ trứng.
Nướng bánh lần 2 thêm 20 phút là hoàn tất.
Thành phẩmBánh trung thu nhân cốm dừa có vỏ bánh màu vàng đều rất đẹp mắt. Nhân cốm dừa mềm dẻo, thơm lừng, ngọt dịu hòa quyện với trứng muối bùi bùi, mặn mặn vô cùng hấp dẫn.
Bánh ăn ngon nhất sau 2 ngày, lúc này nhân bánh tươm dầu giúp vỏ bánh mềm dẻo hơn.
Cách làm bánh Trung Thu nhân cốm dừa đơn giản tại nhà
Nguyên liệu
- 350gr bột mì đa dụng (200gr bột số 8 & 150gr bột mì số 11)
- 45gr dầu lạc
- 30gr bơ lạc
- 1 lòng đỏ trứng
- 150-170g đường làm bánh trung thu nướng
- 1/4 muỗng cafe bột ngũ vị hương.
- 30gr bột mì (làm bột áo lúc cán bột)
- 10gr dầu lạc (chống dính khuôn lúc tạo hình)
- 2quả trứng cút (1 quả trứng gà) + 3muỗng cafe dầu lạc khuấy đều làm hỗn hợp phết bánh lúc nướng
Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào âu trộn đều đến khi quyện vào nhau. Bạn dùng tay nhồi bột đến lúc bột thành 1 khối dẻo mịn là được. Dùng màng bọc thực phẩm bọc bột để bột nghỉ 1h nhé. Trong lúc chờ đợi mình sẽ đi làm nhân.
Cách làm nhân cốm dừa
Nguyên liệu:
- 500gr cốm
- 1/3 quả dừa già bào sợi
- 200gr đường
- 150ml nước cốt dừa
Cách làm:
– Nhân bánh làm từ cốm sên nhanh hơn các loại khác rất nhiều nè. Cho tất cả nguyên liệu làm nhân vào chảo chống dính trộn thật đều, bắt chảo lên bếp bật lửa nhỏ đảo đều đến khi cốm dẻo và quyện vào nhau thành khối nặng tay thì tắt bếp (tầm 15 phút).
– Rồi chia nhân thành các phần đều nhau, nắm chặt tay (giống cơm nắm) để phần nhân được chắc và kết dính nên nắm lúc nhân còn nóng (các bạn có thể mang găng tay len trong mang găng nilong ở ngoài) lượng nhân này làm được 15 phần nhân 50gram.
– Thường bánh trung thu lượng vỏ là 1/3, lượng nhân là 2/3 nhưng nếu thích ăn vỏ nhiều nên tăng lượng bột vỏ.
Đóng bánh
– Sau thời gian bột nghỉ nhân cũng nguội. Chia bột vỏ thành 15 phần.
– Rải bột áo rồi cán phần bột vừa bọc được nhân, cho nhân vào bọc lại thành từng viên tròn. Các bạn quét dầu chống dính khuôn rồi cho các viên bột vào khuôn để tạo hình. Các bạn dùng khuôn lò xo sẽ dễ tạo hình hơn và giai đoạn này có thể cho con cùng tham gia các bé sẽ thích lắm đó.
Cách nướng bánh trung thu nhân cốm dừa
– Tạo hình xong xếp bánh lên khay nướng, các bạn làm nóng lò ở nhiệt độ 190 độ C 2 lửa 10p
– Nướng lần 1: Cho bánh vào nướng nhiệt độ 190 độ C trong 5 phút, lấy ra cá bạn xịt 1 lớp nước, chờ nước khô các bạn quét 1 lớp hỗn hợp trứng dầu nghĩ 5 phút.
– Nướng lần 2: Cho bánh vào nướng 190 độ 2 phút lấy ra lại quét 1 lớp trứng dầu nghĩ 5 phút và lặp lại bước này 4 đến 5 lần tuỳ theo độ vàng mong muốn của bánh.
Cách làm bánh trung thu dẻo nhân cốm sữa dừa
Nguyên liệu
- 130 gram bột gạo nếp
- 300 ml nước đường
- 1 thìa cà phê nước hoa bưởi (để tạo hương)
- Nửa thìa cà phê muối
- 110 gram đường cát
- 40 ml dầu ăn
- 150 gram cốm xanh, dẹp
- 150 ml nước cốt dừa (có thể mua loại đóng lon bán sẵn ngoài siêu thị)
- Khuôn bánh trung thu dẻo
1.2. Hướng dẫn cách làm bánh trung thu dẻo nhân cốm sữa dừa
1.2.1. Cách sên nhân cốm sữa dừa cho bánh trung thu
Bạn cho cốm dẹp vào rổ, xả nước sạch nhiều lần. Đợi cốm ráo bớt nước thì đổ vào máy sinh tố, thêm nước cốt dừa và đường cát, muối vào xay nhuyễn. Hoặc, bạn có thể dùng máy xay cầm tay để thực hiện công đoạn này nhanh hơn.
Đổ hỗn hợp cốm sữa dừa vừa xay vào chảo, vừa nấu lửa nhỏ, vừa khuấy đều.
Sên hỗn hợp đến khi sệt lại dính dẻo thì tắt bếp.
Đợi hỗn hợp nhân nguội bớt thì bạn chia thành các khối nhỏ.
Sau đó, vê tròn nhân cốm sữa dừa, để qua một bên.
1.2.2. Cách trộn bột nếp làm vỏ bánh dẻo trung thu
Trong âu/ tô sạch, bạn cho nước đường cùng với dầu ăn, nước hoa bưởi vào, trộn cho đều.
Rây bột gạo nếp từ từ vào âu, đồng thời, tay trộn đều để bột không bị vón cục.
Sau khi rây hết bột, bạn đeo găng tay nấu ăn vào, trực tiếp nhào khối bột khoảng 7 – 10 phút cho đến khi dẻo và mịn là được.
Lấy màng nilon bọc âu bột lại, ủ ít nhất 6 giờ. Thời gian ủ bột khá lâu, nên bạn có thể thực hiện cách làm bột vỏ bánh trung thu trước 1 ngày đóng bánh.
Bạn cũng chia bột vỏ bánh thành các khối nhỏ vừa với khuôn. Sau đó, vo tròn khối bột, ấn dẹt, cho từng khối nhân cốm sữa dừa vào giữa, se kín các mép bột lại để bao kín nhân bên trong. Bước này nhớ thực hiện khéo léo để khi đóng bánh không bị hở nhân ra ngoài nhé.
Thực hiện với phần bột vỏ bánh, nhân cốm còn lại theo từng bước tương tự như trên.
1.2.3. Tạo hình bánh trung thu nhân cốm sữa dừa và thưởng thức.
Bạn lấy ít bột nếp phủ lên trên khuôn bánh và các khối bột làm bánh trung thu đã bọc nhân. Mục đích của công đoạn này là để chống dính cho bánh sau khi tạo hình. Đồng thời, việc tách bánh ra khỏi khuôn cũng dễ dàng hơn.
Cho khối bột vào khuôn, nhấn mạnh để tạo hình.
Sau đó, lật ngược khuôn, gõ nhẹ xung quanh mép khuôn để bánh rơi ra là hoàn tất.
Để bảo quản đùng được lâu, bạn nên cho bánh dẻo vào túi nilon kín khí, hoặc hộp đậy nắp và đặt ở nơi có không khí thoáng đãng, không ẩm mốc. Thời hạn dùng bánh trung thu là 10 ngày sau khi đóng bánh.
Cách làm bánh trung thu nướng nhân cốm dừa trứng muối
Nguyên liệu
- 150 gram dầu ăn
- 50 gram bơ nhạt
- 100 gram đường cát trắng
- 100 gram sữa đặc Ông Thọ
- 500 gram cốm Vòng
- 12 cái lòng đỏ trứng muối (bóp rượu để khử mùi, rồi đem hấp chín sẵn)
- 300 gram nước đường
- 1 thìa cà phê nước tro tàu
- 380 gram bột mì số 11
- 1 lòng đỏ trứng gà
- Nửa kí cơm dừa nạo nhuyễn
3.2. Hướng dẫn làm bánh nướng trung thu nhân cốm
3.2.1. Cách trộn bột mì làm vỏ bánh nướng trung thu
Cho lòng đỏ trứng với nước đường vào một cái tô lớn, đánh đều. Sau đó, đổ 50 gram dầu ăn, nước tro tàu vào đánh chung cho đường tan và nguyên liệu hoàn toàn hòa quyện.
Lọc hỗn hợp qua rây để thu phần nước đường mịn màng nhất.
Cho bột mì vào tô nước đường vừa lọc, dùng tay nhồi bột khoảng 3 – 5 phút cho các nguyên liệu hòa tan lại thành khối dẻo mịn. Để tô bột qua một bên, nghỉ khoảng nửa tiếng.
3.2.2. Cách sên nhân cốm dừa
Cho cơm dừa nạo với sữa đặc, bơ, đường cát, 100 gram dầu ăn vào một nồi sạch, trộn đều, bắc lên bếp.
Vừa nấu hỗn hợp, vừa khuấy đều để các nguyên liệu hòa quyện.
Khi hỗn hợp se lại thì cho cốm làng Vòng vào, tiếp tục sên đều.
Đun đến khi hỗn hợp sệt lại vừa phải thì tắt bếp.
Chia hỗn hợp cốm dừa thành các khối nhỏ khoảng 120 gram, vo tròn. Nhấn một lỗ giữa mỗi khối nhân cốm dừa, rồi cho một lòng đỏ trứng muối đã hấp chín vào, bọc kín lại bên trong, tiếp tục vê tròn. Thực hiện các bước giống như vậy với phần nguyên liệu còn lại.
3.2.3. Cách bọc bột vỏ bánh trung thu với nhân cốm dừa
Lấy khối bột vỏ bánh đã ủ ra, nhào lại cho dẻo. Sau đó, chia bột thành các khối nhỏ vừa ăn với kích cỡ phù hợp loại khuôn sử dụng. Nếu chọn khuôn làm bánh trung thu 200 gram thì với khối lượng 1 viên nhân khoảng 130 gram (bao gồm cả trứng muối), thì lấy bột vỏ 70 gram. Nhưng nếu bạn muốn ăn vỏ bánh dày hơn thì có thể chia bột 80 gram, nhân 120 gram. Với các khuôn làm bánh trung thu 100 gram hay khuôn bánh trung thu 125 gram thì bạn cũng dựa vào tỷ lệ này để chia nhé.
Vo tròn bột, ấn dẹt, cho viên nhân cốm dừa lên trên và se mép bột bao kín bên ngoài. Kế đến, phủ ít bột áo chống dính lên khuôn và khối bột, rồi cho khối bột vào khuôn, nhấn mạnh tạo hình, rồi tách ra.
3.2.4. Nướng bánh trung thu nhân cốm sữa dừa
Bật lò nướng ở mức 200 độ C, làm nóng trước khi nướng bánh khoảng 15 phút.
Xếp bánh lên khay nướng (lót sẵn giấy nến).
Dùng chổi phết phần bột dư trên bánh, rồi dùng tăm chọt lỗ trên bánh để thoáng khí.
Cho khay bánh vào lò nướng lần đầu 10 phút.
Sau đó, lấy ra, phết một lớp mỏng lòng đỏ trứng lên trên mặt bánh. Cho khay bánh vào nướng lần 2 trong 7 phút, rồi lấy ra, quét lớp lòng đỏ trứng lần nữa. Vẫn giữ nhiệt độ nướng bánh trung thu mức 200 độ C, cho khay bánh vào nấu lần 3 thêm 10 phút nữa là hoàn tất.
Cách làm bánh trung thu nhân cốm dừa đơn giản tại nhà
Nguyên liệu
180 g bột mì số 8
120 g nước đường bánh nướng
22 g dầu ăn
12 g lòng đỏ trứng gà
7 g bơ đậu phộng
120 g nước đường bánh nướng
Nhân bánh
250 g dừa bào sợi
70 g cốm dẹp màu xanh
140 g sữa đặc
1 muỗng cà phê chiết xuất vani
150 g nước cốt dừa
20 g mè rang
50 g hạt dưa rang
40 g bột nếp bánh dẻo
Hỗn hợp quét mặt
Phần lòng đỏ còn lại
2 muỗng cà phê sữa tươi
1 muỗng cà phê dầu ăn
1 muỗng cà phê nước đường bánh nướng
Cho nước đường, bơ đậu phộng trộn đều rồi rây bột mì vô,cho trứng,dầu ăn vô trộn đều rồi bọc màng thực phẩm để bột nghỉ 30-45 phút. Bột nghỉ xong lấy ra nhồi sơ rồi chia làm 4 phần bằng nhau.
Dừa sợi dùng kéo bấm cho ngắn bớt rồi cho sữa đặc vô ướp cho thấm. Cho nước cốt dừa lên chảo vừa ấm thì đổ dừa sợi lên sên gần khô.
Cốm dẹp rửa sơ cho bớt màu rồi trộn với sữa tươi cho vừa mềm.
Trộn cốm dẹp vào nhân dừa rồi tắt bếp cho mè rang, hạt dưa rang, bột bánh dẻo vô trộn đều, để nguội. Chia thành 4 viên nhân vo tròn lại.Ấn dẹp bột vỏ cho nhân cốm dừa vô rồi dùng 2 tay nắn cho vỏ bọc kín nhân.
Láng khuôn bằng dầu ăn cho bánh sắc nét rồi cho bột vừa bọc nhân vô khuôn, dùng tay ấn quanh đáy khuôn cho chặt rồi úp khuôn xuống mặt phẳng từ từ nhấc khuôn lên. Làm nóng lò 180° 10 phút, trải giấy nướng lên racks rồi cho bánh lên, đưa bánh vô lò nướng 12 phút 180 °
Trộn các nguyên liệu ở 1.3 rồi rây mịn là hỗn hợp quét mặt.
– Bánh nướng xong lần 1 lấy ra xịt nước cho nguội bớt, để khoảng 5-7 phút rồi mới dùng cọ nhỏ quét mặt bánh.
– Cho bánh vô lò nướng lần 2 200 ° 10 phút. Rồi lấy ra xịt nước, để nguội rồi quét mặt, cho vô nướng lần 3 12 phút.
– Bánh nướng xong để lên racks cho bánh nguội và ráo.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh trung thu nướng nhân cốm dừa
Tải ngay cách làm bánh trung thu nướng nhân cốm dừa
Video hướng dẫn cách làm bánh trung thu nướng nhân cốm dừa
Mua nguyên liệu làm bánh trung thu nướng nhân cốm dừa ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh trung thu nướng nhân cốm dừa , các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Ăn bánh trung thu có nóng nổi mụn không?
Cho đến nay, vẫn chưa có bất cứ thông tin nào chứng minh giả thiết ăn bánh trung thu bị nóng nổi mụn. Tuy nhiên, trong bánh trung thu vốn dĩ chứa rất nhiều đường nên sẽ dễ gây nóng trong, nổi mụn. Nhất là đối với những người có cơ địa dễ bị nổi mụn, kích ứng da do đồ ăn. Vậy nên, để ăn bánh trung thu không lên mụn, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ăn.
Bảo quản bánh trung thu nhân cốm dừa như thế nào?
Bảo quản nhân cốm dừa: Sau khi sên, cho nhân vào túi ni lông, cất vào ngăn đá tủ lạnh (chỉ thực hiện khi nhân đã nguội hoàn toàn). Khi lấy ra làm bánh chỉ cần rã đông ở nhiệt độ phòng.
Bảo quản bánh nướng nhân cốm: Với những nguyên liệu tươi, ngon, bánh có thể để được tới 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, bánh nướng nhân cốm dừa ngon nhất trong khoảng 2 – 3 ngày sau khi thực hiện. Bạn có thể bảo quản bánh sau khi nướng xong bằng cách cho bánh vào túi kèm gói chống ẩm và hàn kín miệng túi lại. Khi ăn không hết, hãy lấy màng bọc thực phẩm bọc bánh lại rồi cho vào tủ lạnh. Bánh Trung Thu nhân cốm để trong tủ lạnh sẽ cứng hơn bình thường một chút, khi lấy ra sử dụng, để bánh trong 30 phút ở nhiệt độ phòng hoặc cho vào lò vi sóng quay với nhiệt độ thấp khoảng 1 phút sẽ giúp bánh mềm hơn.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh trung thu nướng nhân cốm dừa cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 12/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!