Mỗi dịp rằm tháng 8 tới gần cũng là lúc làm món bánh Trung Thu thơm ngon cho ngày đoàn viên gia đình. Hãy tận dụng nồi cơm điện và thử áp dụng cách thức làm bánh đơn giản sau đây, bạn sẽ có những chiếc bánh Trung thu nướng mới lạ, rất ngon và không kém phần đẹp mắt. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện cập nhật mới nhất 11/2024.
Bánh trung thu là gì?
Bánh trung thu là tên gọi một loại bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc dùng để ăn trong các dịp Tết Trung thu, tiếng Việt có nghĩa là bánh nướng. Tuy nhiên bánh trung thu theo thời gian, và ở các nước, các vùng có những biến thể khác nhau.
Ý nghĩa của bánh Trung thu
Theo dòng chảy của sự giao thoa văn hóa, bánh Trung thu được du nhập vào Việt Nam, dù là bánh nướng hay bánh dẻo cũng đều có những ý nghĩa riêng của nó. Bánh dẻo có hình dáng vầng trăng tròn biểu tượng cho sự đoàn viên cộng thêm màu trắng ngà của bánh thể hiện tình yêu khăng khít của vợ chồng. Bánh nướng với lớp vỏ màu cánh gián với ý nghĩa là dù ta có trải qua bao khó khăn trong công việc thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che ta. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình bên ta.
Bên cạnh đó, bánh nướng bánh dẻo truyền thống của Việt Nam thường có hai hình vuông và tròn. Bánh trung thu hình tròn biểu tượng cho hình dáng của vầng trăng trong ngày rằm tháng 8, mang ý nghĩa của sự vẹn nguyên, đủ đầy, sự đoàn tụ viên mãn. Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người. Sau này có thêm loại bánh cá chép tượng trưng cho tài lộc, thịnh vượng, sự phát triển vượt bậc. Nhìn chung, dù có nhiều thay đổi về hương vị nhưng ý nghĩa chung của bánh Trung thu vẫn không thay đổi qua năm tháng.
Đậu xanh là gì?
Đậu xanh hay đỗ xanh theo phương ngữ miền Bắc là cây đậu có danh pháp hai phần Vigna radiata có kích thước hạt nhỏ. Ở Việt Nam đậu xanh là loại đậu thường được sử dụng để làm xôi, làm các loại bánh khọt, bánh đậu xanh, bánh ngọt, chè, hoặc được ủ cho lên mầm để làm thức ăn.
Lợi ích của đậu xanh đối với sức khỏe
Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể
Đậu xanh có chứa rất nhiều loại vitamin cũng như khoáng chất cần thiết đối với cơ thể mỗi chúng ta như glucid, cellulose, protid, lipid, Ca, P và vitamin A, C, B1,… Bên cạnh đó, các chất Phosphatidylcholine hay Phosphatidylethanolamine có trong loại đậu này sẽ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch rất hiệu quả.
Tốt cho hệ tiêu hoá
Lợi ích của đậu xanh còn cung cấp những dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hoá. Trong loại đậu này, có chứa rất nhiều chất xơ, đặc biệt là Pectin. Đây là một loại chất xơ hoà tan có công dụng rất tốt trong việc tiêu hoá thức ăn.
Bên cạnh đó, chất kháng tinh bột trong đậu xanh rất có lợi đối với vi khuẩn đường ruột. Kháng tinh bột sẽ được các lợi khuẩn này tiêu hoá rồi chuyển hoá chúng thành axit béo để nuôi dưỡng, thúc đẩy sự miễn dịch và đặc biệt là phòng chống được bệnh ung thư ở ruột già.
Chống sốc nhiệt
Đậu xanh có tính mát. Cho nên, những món ăn được chế biến từ loại đậu này rất được nhiều người ưa chuộng trong mùa nóng để thanh nhiệt và giải độc. Bên cạnh đó, nó còn có lợi ích trong việc chống viêm và ngăn ngừa tình trạng sốc nhiệt.
Đặc biệt, chất chống oxy hoá Vitexin và Isovitexin có trong đậu xanh sẽ bảo vệ cho các tế bào của cơ thể tránh khỏi những tổn thương có thể gây ra bởi sốc nhiệt.
Cung cấp chất dinh dưỡng cho người mang thai
Lợi ích của đậu xanh đối với người mang thai là cung cấp lượng vitamin B9 cần thiết đối với sự phát triển của em bé. Mỗi ngày, nếu bạn ăn 200g đậu xanh thì sẽ có thể cung cấp cho cơ thế đến 80% lượng vitamin này. Bên cạnh đó, loại đậu này còn rất giàu chất xơ, protein hay chất sắt. Đây là những chất mà mẹ bầu rất dễ thiếu hụt trong quá trình mang thai.
Làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh mạn tính
Axit phenolic, axit caffeic hay flavonoid,… là những chất chống oxy hoá có tác dụng giúp trung hòa gốc tự do, làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh mạn tính như tim hay ung thư.
Phòng chống được bệnh tim mạch
Đậu xanh có chứa một lượng cao chất xơ. Điều này sẽ giúp cơ thể chúng ta sau khi ăn có thể hạn chế được sự hấp thụ chất béo và cholesterol xấu gây hại cho tim. Hơn thế nữa, Kali có trong loại đậu này sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc duy trì mức huyết áp ổn định và tránh được nhiều bệnh liên quan đến tim mạch.
Làm giảm huyết áp hiệu quả
Một trong những nguy cơ tử vong cao nhất, đó chính là tình trạng cao huyết áp. Đây là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tim. Chính vì vậy, chúng ta cần phải làm giảm huyết áp khi có dấu hiệu tăng cao.
Protein có trong đậu xanh có tác dụng ức chế enzym gây cao huyết áp. Bên cạnh đó, hàm lượng cao chất xơ, Kali và Magie có trong loại thực phẩm này sẽ làm giảm huyết áp một cách hiệu quả.
Hỗ trợ tốt trong việc giảm cân
Đậu xanh có công dụng rất tốt trong việc giảm cân bởi có thể tạo cho chúng ta cảm giác no lâu sau khi ăn nhờ chất xơ và protein. Chính vì vậy, nếu đang có ý định ăn kiêng thì các bạn đừng quên bổ sung thực phẩm này vào thực đơn của mình.
Kiểm soát được lượng đường huyết
Bởi vì có chứa một lượng chất xơ và protein khá cao, cho nên, đậu xanh sẽ làm chậm quá trình chuyển hoá đường vào máu. Bên cạnh đó, những chất Vitexin và Isovitexin có trong loại đậu này sẽ hỗ trợ cho quá trình hoạt động của Insulin, giúp phòng tránh nguy cơ bị đái tháo đường.
Tổng hợp 5 cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện cập nhật 11/2024
Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện thơm ngon, đơn giản
Nguyên liệu
- Bột mì đa dụng 150 gr
- Nhân đậu xanh 340 gr
- Lòng đỏ trứng muối 4 cái(đã nướng chín)
- Lòng đỏ trứng gà 2 cái
- Mật ong 110 ml
- Bơ đậu phộng 5 gr
- Sữa tươi không đường 30 ml
- Dầu ăn 20 ml
Cách chế biến Bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện
Làm vỏ bánh
Cho vào tô 95ml mật ong, 20ml dầu ăn, 1 lòng đỏ trứng gà, 5gr bơ đậu phộng. Dùng muỗng trộn đều cho tất cả các hỗn hợp hòa quyện với nhau.
Tiếp đó, bạn rây mịn 150gr bột mì đa dụng vào tô hỗn hợp mật ong, đảo đều và dùng tay nhào bột đến khi bột mịn thì đạt.
Dùng màn bọc thực phẩm đậy kín tô bột lại và ủ bột khoảng 30 phút.
Vo viên nhân bánh
340gr nhân bánh bạn chia làm 4, mỗi viên khoảng 85gr, bạn ve tròn rồi ấn dẹp, cho trứng muối vào giữa rồi ve tròn lại.
Nặn bánh và ép khuôn
Phủ 1 lớp bột khô lên bàn, chia bột bánh thành 4 phần bằng nhau (mỗi phần khoảng 50gr).
Dùng cây cán mỏng bột vỏ bánh, cho nhân vào giữa rồi túm kín mép bột lại rồi vo cho viên bánh tròn đẹp.
Để chống dính khuôn bánh, bạn rây một ít bột hoặc bôi 1 ít dầu ăn vào khuôn bánh.
Cho bánh vào khuôn, dùng tay đè cho bánh dàn phẳng rồi đặt đáy khuôn xuống mặt phẳng xong ấn mạnh, giữ khoảng 10 giây để tạo hình.
Pha trứng sữa quét mặt bánh
Cho vào chén 1 lòng đỏ trứng gà, 15ml mật ong (khoảng 1 muỗng canh), 30ml sữa tươi không đường (khoảng 2 muỗng canh), rồi trộn đều.
Nướng bánh
Lót 1 tấm giấy nến vào bên trong nồi cơm điện, sau đó cho bánh vào.
Bấm nút Cook (nấu) trong vòng 10 phút. Kế đến, bạn mở nắp, trở ngược mặt bánh và bấm nấu thêm 1 phút.
Tiếp theo, bạn mở nắp trở ngược mặt bánh lại và xịt mỏng 1 lớp nước, sau đó phết 1 lớp mỏng hỗn hợp trứng sữa lên bánh và để nguội.
Cuối cùng bạn bấm nút Cook nấu thêm 10 phút nữa là đã hoàn thành rồi.
Thành phẩm
Bánh Trung thu nhân trà xanh bằng nồi cơm điện vừa đơn giản lại vừa thơm ngon đúng chuẩn.
Lớp vỏ bánh thì vàng ươm, mềm thơm hòa quyện cùng nhân trà xanh thơm ngọt, bùi béo, đảm bảo nếm thử 1 miếng bạn sẽ mê tít đấy!
Bạn kết hợp dùng với 1 tách trà thì ngon hơn rất nhiều.
Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện thơm ngon
Nguyên liệu
- Đậu xanh đã đãi vỏ: 250g
- Đường cát trắng: 150g
- Bột mì: 30g (loại ngon)
- Bột năng: 10g
- Nước cốt dừa: 100ml
- Trứng gà: 1 quả (để ở nhiệt độ phòng)
- Sữa đặc: 1 muỗng canh
- Mè trắng: 50g muối, bơ
Khuôn làm bánh
Cách làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện
Bước 1: Làm nhân bánh
Đậu xanh bạn ngâm khoảng 2 – 3 tiếng, rồi đem đi luộc chín với ít muối. Dùng máy xay xay thật nhuyễn đậu xanh, có thể cho một ít nước vào.
Xay cho đậu xanh thật nhuyễn
Bước 2: Làm vỏ bánh
Cho trứng ra một cái tô lớn, đánh tan trứng không được cho bông lên.
Tiếp tục rây bột mì cùng với bột năng, đường vào tô trứng, dùng muỗng trộn đều lên.
Sau đó cho nước cốt dừa, sữa đặc vào khuấy tạo thành một hỗn hợp sệt, mịn và không còn vón cục.
Đánh tan trứng nhưng không để bông trứng
Rây bột mì và bột năng, đường vào tô trứng và trộn đều
Khi bột đã thành một khối mịn, sệt lại, bạn cho đậu xanh vào, nhớ lọc qua rây để đậu xanh mịn hơn.
Dùng muỗng khuấy cho thật đều để hỗn hợp hòa làm một
Sau đó để hỗn hợp nghỉ khoảng 15 – 25 phút.
Bước 3: Nặn bánh
Các bạn cán bột vừa đủ để làm vỏ bánh.
Nhân bánh cuộn tròn lại và bọc bên trong vỏ bánh.
Phết một lớp bơ vào khuôn và ấn phần bạn vừa nặn vào khuôn thật khéo léo.
Xoa một lớp bột áo mỏng ở đế bánh để không dính vào mặt bàn.
Cho bánh vào khuôn và đổ ra khay
Bước 4: Cho bánh vào nồi cơm điện
Ở bước này các bạn có thể sử dụng nhiều loại nồi cơm điện khác nhau như nồi cơm điện nắp liền, nồi cơm điện tử, nồi cơm điện nắp rời… tùy vào gia đình bạn đang sử dụng loại nồi nào nhé.
Bạn phết bơ vào quanh nồi cơm điện và lót thêm giấy nến vào, đổ hỗn hợp bột vào rắc lên trên mặt bột là mè.
Sau đó, nhấn nút Cook nấu, khi nào nồi chuyển sang nút Warm thì bạn chờ khoảng 10 phút rồi nhấn lại nút Cook nấu thêm một lần nữa.
Bạn cứ nấu 2 – 3 lần như vậy, nhớ lật mặt bánh lại để cho bánh vàng đều hai mặt.
Khi bánh chín, bạn lấy bánh ra để ở ngoài hơi nguội và cắt thành những miếng vừa ăn là được. Trong quá trình nướng bánh, nếu bạn không biết bánh của mình đã chín hay chưa, bạn chỉ cần lấy một cây tăm đâm vào miếng bánh, nếu lấy ra không dính bánh là đã chín và ngược lại.
Bánh đã hoàn thành có nhân và ruột thơm ngon, vừa ăn
Cách làm bánh trung thu nướng bằng nồi cơm điện độc lạ
Nguyên liệu
Nước đường làm bánh nướng
- 500 gram đường vàng
- 300ml nước lọc
- ½ quả chanh vàng
- 25 gram mạch nha
- 30ml nước tro tàu
Phần vỏ bánh
- 1 gói bột làm bánh Trung thu nướng
- 300 ml nước đường làm bánh nướng
- 50ml dầu dừa hoặc dầu ăn
- 1 quả trứng gà
- ½ thìa rượu mai quế lộ hoặc ngũ vị hương
Phần nhân bánh
- 250 gram đậu xanh
- 100 gram đường
- 15 gram bột làm bánh dẻo
- 50 ml nước cốt dừa
Cách làm bánh Trung thu nướng bằng nồi cơm điện
Bước 1: Trộn vỏ bánh
Hòa nước đường làm bánh nướng, lòng đỏ trứng gà, dầu ăn, rượu mai quế lộ trong một chiếc bát to. Rây từ từ bột làm bánh nướng vào hỗn hợp này. Nhào bột thật kỹ cho đến khi được một khối bột quyện đều với nhau, mịn và không dính tay.
Bọc khối bột bằng màng bọc thực phẩm cho bột không bị khô rồi để bột nghỉ 30 phút.
Trong thời gian này, ta sẽ đi làm nhân bánh.
Bước 2: Làm nhân bánh
Ngâm đậu xanh trong nước từ 2 – 3 tiếng để đậu xanh mềm. Nếu đậu chưa đãi vỏ thì các bạn đãi thật sạch vỏ để nhân bánh có màu vàng đẹp mắt.
Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước ngập đậu, thả vào 1 chút muối rồi đun cho đến khi nước cạn, đậu xanh chín nhừ.
Nhân lúc đậu xanh còn nóng, nhanh tay nghiền thật nhuyễn. Hoặc bạn có thể cho đậu xanh vào máy xay sinh tố để xay cho đỡ mất thời gian.
Trộn đậu xanh với đường, nước cốt dừa, bột làm bánh dẻo và dầu ăn rồi cho lên bếp sên với lửa nhỏ. Sên cho đến khi hơi nước bay đi hết và tạo thành một khối nhân quánh, dẻo, mịn, ngấm dầu ăn.
Bước 3: Nặn bánh
Chia nhân bánh và bột vỏ thành các viên tròn bằng nhau sao cho phần nhân bánh có trọng lượng bằng ½ phần vỏ bánh.
Ấn dẹt phần vỏ bánh và đặt nhân đậu xanh vào giữa, sau đó nhẹ nhàng gói kín lại để nhân bánh không bị hở.
Rắc một ít bột vào khuôn rồi cho bánh vào để tạo hình, gõ nhẹ để bánh rời ra và đem bánh đi nướng.
Bước 4: Nướng bánh
Trước khi nướng, bạn quyết một lớp hỗn hợp dầu ăn, lòng đỏ trứng gà, nước tro tàu lên mặt bánh để khi chín bánh sẽ có màu đẹp.
Nếu nồi cơm điện nhà bạn có chức năng nướng thì bạn có thể cho vào nướng như bình thường. Nếu không thì trước khi nướng 15 phút, bạn bật nút cook của nồi cơm cho nồi thật nóng.
Quyết một ít dầu ăn xung quanh nồi hoặc lót một lớp giấy bạc vào nồi cơm để bánh không bị dính.
Cho bánh vào nồi rồi bật nút cook. Khi đạt đủ thời gian, nồi cơm sẽ tự nhảy sang nút warm, bạn chờ 15 phút rồi lại ấn nút cook. Cứ làm như vậy từ 2 – 3 lần cho đến khi bánh chín vàng đều.
Chú ý trong khi nướng phải thường xuyên lật mặt bánh vì độ nóng của nồi cơm không đều, sẽ làm cho chiếc bánh của bạn có chỗ cháy nhưng có chỗ lại chưa vàng.
Lấy bánh ra để nguội và thưởng thức.
Cách làm bánh trung thu đậu xanh bằng nồi cơm điện ngon lành
Nguyên liệu
Phần vỏ bánh Trung Thu:
- 300g bột mì đa dụng số 11.
- 300ml nước đường làm bánh Trung Thu.
- 2 muỗng canh dầu thực vật.
- 1 – 2 lòng đỏ trứng gà.
- 7ml rượu mai quế lộ.
Phần nhân đậu xanh bánh Trung Thu:
- 150g đường cát trắng.
- 300g đậu xanh đã đãi vỏ.
- 15g bột bánh dẻo.
- 30ml nước cốt dừa.
- 3 lòng đỏ trứng muối đã được nướng.
- 1 thìa cà phê muối.
- 30g mạch nha.
Nước màu vỏ bánh Trung Thu:
Để bánh trung thu vàng óng đẹp mắt, bạn đánh tan 2 lòng đỏ trứng gà + 1 thìa dầu ăn. Sau đó cho hỗn hợp này vào 1 chén nhỏ để dùng trong quá trình làm bánh trung thu.
Hướng dẫn cách nướng bánh Trung Thu đậu xanh bằng nồi cơm điện
Bước 1: Cách sên nhân đậu xanh bánh trung thu truyền thống
Đem rửa sạch số đậu xanh đãi vỏ đã chuẩn bị. Sau đó, ngâm chúng vào trong nước ấm khoảng 1 giờ để đậu được nở và chín đều khi nấu.
Sau 1 giờ, vớt đậu xanh ra và cho vào nồi. Đổ ngập nước, kèm 1 thìa cà phê muối và bật bếp để nấu nhừ đậu. Thỉnh thoảng dùng muỗng khuấy đậu để đậu không bị dính vào đáy nồi và cháy khét.
Khi đậu nhừ và nước cạn đến sấp mặt đậu thì tắt bếp. Sau đó, đổ liền hỗn hợp vào máy sinh tố để xay thật nhuyễn.
Cho hỗn hợp đậu xanh nhuyễn này lên chảo chống dính. Thêm đường, nước cốt dừa, dầu ăn, bột bánh dẻo vào chảo rồi bắc chảo lên bếp.
Bật nhỏ lửa, dùng muỗng đảo đều để thực hiện sên đậu từ 20-30 phút. Khi thấy hỗn hợp đậu xanh sánh đặc lại thì cho mạch nha vào, sên thêm vài phút thì tắt bếp.
Đợi đậu xanh bớt nóng, bạn vo tròn đậu thành nhiều viên tròn nhỏ (khoảng 40g). Dùng màng nilon bọc kín lại và cho đậu vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
Bạn có thể trộn thêm ít màu thực phẩm để tạo màu sắc bắt mắt cho nhân đậu xanh.
Bước 2: Làm vỏ bánh trung thu truyền thống.
Dùng rây inox rây bột mì vào âu sạch để bột được mịn để giúp vỏ bánh không bị cộm.
Tạo lỗ nhỏ ở giữa phần bột này rồi đổ nước đường bánh nướng vào bên trong. Sau đó, cho tiếp lòng đỏ trứng, rượu và dầu ăn vào rồi dùng thìa trộn đều.
Tiếp theo dùng tay nhào thật kỹ đến khi bột mềm mịn và tạo thành 1 khối không dính tay.
Dùng màn nilon bọc kín khối bột vừa nặn và ủ trong khoảng 30-35 phút.
Bước 3: Tạo hình cho bánh trung thu truyền thống nướng.
Trứng muối cắt làm đôi, ấn dẹt nhân đậu xanh, cho trứng vào giữa rồi bọc kín lại.
Chia nhỏ bột bánh trung thu và vo tròn thành từng viên nhỏ (khoảng 30g).
Cho viên bột bánh trung thu lên mặt phẳng và dùng cây lăn cán mỏng. Đặt nhân vào giữa vỏ bánh, dùng tay miết các mép vỏ lại để bao kín nhân rồi vo tròn.
Áo viên bột bánh trung thu qua một lớp mỏng bột mì khô. Sau đó, cho bột vào khuôn làm bánh trung thu 75g, ấn chặt lò xo để tạo hình cho bánh thật đẹp.
Bước 4: Nướng chín bánh trung thu truyền thống bằng nồi cơm điện.
Bật nút “Cook” để làm nóng nồi cơm điện trong vòng 15 phút.
Nếu có giấy nến thì bạn lót một lớp bên dưới. Nếu không có, bạn phết dầu ăn vào lòng nồi cơm điện và xếp đều bánh trung thu vào bên trong.
Tiếp tục bật lại nút “Cook” lần nữa để bắt đầu nướng chín bánh trung thu.
Khi nồi cơm điện chuyển sang đèn “Warm”, mở nắp nồi ra. Thực hiện phun sương lên mặt bánh và phết hỗn hợp dầu trứng lên toàn bộ vỏ bánh. Đóng nắp lại rồi đợi thêm khoảng 15 phút thì tiếp tục bấm nút “Cook”.
Lặp lại cách làm trên từ 2 – 3 lần. Khi thấy vỏ bánh chín vàng đều xung quanh thì tắt nồi cơm điện và lấy bánh ra.
Thế là một mẻ bánh trung thu đậu xanh nướng bằng nồi cơm điện đã được hoàn thành xuất sắc.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện
Tải ngay cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện
Video hướng dẫn cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện
Mua nguyên liệu làm bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Cách bảo quản bánh trung thu như thế nào?
Bánh bọc trong túi hút chân không hoặc cột kín, bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc ngăn mát tủ lạnh từ 5 – 7 ngày.
Bạn cũng có thể bảo quản trong ngăn đông trong 1 tháng, khi ăn chỉ cần lấy bánh quay lại trong lò vi sóng/ lò nướng.
Ăn bánh trung thu uống gì mới ngon?
Chẳng phải bỗng nhiên mà trà được chọn trở thành thức uống kèm để thưởng thức cùng bánh trung thu. Lý do cực kỳ đơn giản là vì sau khi ăn một miếng bánh ngọt ngào, bạn luôn muốn lưu sự ngọt ngào ấy lại. Lúc này chỉ cần nhấp một ngụm trà kèm, vị ngọt dịu của bánh sẽ được đọng lại trên đầu lưỡi của bạn, để sự ngọt ngào thơm thơm ấy cứ kéo dài thêm.
Bị tiểu đường có nên ăn bánh trung thu hay không?
Người bệnh đái tháo đường đặc biệt lưu ý đến khả năng tăng đường huyết sau ăn do thành phần của bánh trung thu là carbohydrate dễ hấp thu và đi nhanh vào máu.
Ăn bánh trung thu có béo không?
Ăn bánh trung thu, nếu bạn không chú ý kiểm soát tổng năng lượng trong ngày dễ dẫn đến dư thừa năng lượng, tăng cân, béo phì, rối loạn đường huyết, tăng nguy cơ đái tháo đường. Thành phần dinh dưỡng không cân đối (tỷ lệ cao carbohydrate và chất béo), không đầy đủ vitamin và ít chất xơ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 11/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!