Updated at: 23-11-2022 - By: [email protected]

Bánh Trung Thu là món bánh được nhiều người yêu thích dùng trong ngày Tết Đoàn Viên. Tuy nhiên, chúng này lại không tốt cho người bệnh tiểu đường. Đừng lo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các cách làm bánh Trung thu cho người tiểu đường vừa ngon lại vừa an toàn cho sức khỏe. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 cách làm bánh Trung Thu cho người tiểu đường cập nhật mới nhất 12/2024.

Bánh trung thu là gì?

Bánh trung thu là tên gọi một loại bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc dùng để ăn trong các dịp Tết Trung thu, tiếng Việt có nghĩa là bánh nướng. Tuy nhiên bánh trung thu theo thời gian, và ở các nước, các vùng có những biến thể khác nhau.

Nguồn gốc của bánh trung thu

Bánh trung thu có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng rất phổ biến tại Việt Nam. Theo truyền thuyết, vào cuối thời Nguyên có một cuộc khởi nghĩa, để truyền thông tin bí mật và mệnh lệnh, người dân đã sáng tạo ra những chiếc bánh hình tròn, bên trong có nhét mật thư, với nội dung ghi thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất, tức là vào rằm tháng 8.

Từ đó, những chiếc bánh này ra đời và lan truyền khắp nơi như một phương thức liên lạc hiệu quả. Và người Trung Quốc cũng làm bánh trung thu vào rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện này.

Ý nghĩa của bánh trung thu

Theo dòng chảy của sự giao thoa văn hóa, bánh Trung thu được du nhập vào Việt Nam, dù là bánh nướng hay bánh dẻo cũng đều có những ý nghĩa riêng của nó. Bánh dẻo có hình dáng vầng trăng tròn biểu tượng cho sự đoàn viên cộng thêm màu trắng ngà của bánh thể hiện tình yêu khăng khít của vợ chồng. Bánh nướng với lớp vỏ màu cánh gián với ý nghĩa là dù ta có trải qua bao khó khăn trong công việc thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che ta. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình bên ta.

Bên cạnh đó, bánh nướng bánh dẻo truyền thống của Việt Nam thường có hai hình vuông và tròn. Bánh trung thu hình tròn biểu tượng cho hình dáng của vầng trăng trong ngày rằm tháng 8, mang ý nghĩa của sự vẹn nguyên, đủ đầy, sự đoàn tụ viên mãn. Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người. Sau này có thêm loại bánh cá chép tượng trưng cho tài lộc, thịnh vượng, sự phát triển vượt bậc. Nhìn chung, dù có nhiều thay đổi về hương vị nhưng ý nghĩa chung của bánh Trung thu vẫn không thay đổi qua năm tháng.

Tổng hợp 5 cách làm bánh Trung Thu cho người tiểu đường cập nhật 12/2024

Cách làm bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen

Nguyên liệu

  • Bột hạnh nhân 120 gr
  • Bột mì 30 gr
  • Bột bắp 10 gr
  • Bột bánh dẻo 10 gr
  • Bơ đậu phộng 20 gr
  • Hạt sen 400 gr
  • Hạnh nhân 50 gr (đã nướng chín)
  • Chanh 1/2 quả
  • Đường ăn kiêng 400 gr
  • Sữa tươi không đường 1 muỗng cà phê
  • Lòng đỏ trứng gà 2 cái
  • Dầu gấc 1 muỗng cà phê
  • Dầu ăn 40 ml
  • Muối 1 ít

Cách chế biến Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen


Nấu nước đườngBắc nồi lên bếp, cho vào 120ml nước, 200gr đường ăn kiêng rồi đun sôi (không khuấy).

Khi hỗn hợp sôi, bạn vắt vào nước cốt của 1/2 chanh rồi tắt bếp, để nguội.

Bước 1 Nấu nước đường Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen


Nấu và xay hạt senRửa sạch hạt sen, kế đến tách hạt để bỏ tim sen.

Tiếp theo, bắc nồi lên bếp, cho vào hạt sen đã sơ chế, 1.5 lít nước và nấu trên lửa nhỏ vừa đến khi hạt sen mềm.

Khi hạt sen mềm, bạn cho vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn.

Bước 2 Nấu và xay hạt sen Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen
Bước 2 Nấu và xay hạt sen Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen
Bước 2 Nấu và xay hạt sen Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen
Bước 2 Nấu và xay hạt sen Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen


Sên nhân hạt senLọc phần hạt sen xay nhuyễn vào chảo cùng 1 ít muối, sên đều tay trên lửa nhỏ đến khi hỗn hợp hơi sệt lại.

Lúc này, bạn cho từ từ 200gr đường ăn kiêng vào và tiếp tục đảo đều cho đường tan.

Pha loãng 10gr bột bắp, 10gr bột bánh dẻo, sau đó cho vào hỗn hợp nhân. Sên đến khi nhân dẻo mịn, khô ráo, tạo thành khối đồng nhất, không dính chảo và chạm vào không dính tay là được.

Bước 3 Sên nhân hạt sen Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen
Bước 3 Sên nhân hạt sen Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen
Bước 3 Sên nhân hạt sen Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen
Bước 3 Sên nhân hạt sen Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen


Làm nhân bánhLấy nhân ra khỏi chảo, cho vào nhân thêm 50gr hạnh nhân cắt nhỏ rồi dùng tay trộn cho đều.

Bước 4 Làm nhân bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen
Bước 4 Làm nhân bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen


Trộn bột vỏ bánhCho vào tô lớn 1 lòng đỏ trứng gà, 110gr nước đường ăn kiêng, 20ml dầu ăn, 20gr bơ đậu phộng rồi khuấy đều cho hòa quyện.

Ở 1 tô khác, bạn rây mịn vào 120gr bột hạnh nhân, 30gr bột mì rồi trộn đều.

Tiếp theo, cho từ từ hỗn hợp bột khô vào tô nước đường, trộn đều cho nguyên liệu kết dính. Sau đó, dùng tay nhào bột đến khi tạo thành khối dẻo mịn, không dính tay là được.

Bước 5 Trộn bột vỏ bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen
Bước 5 Trộn bột vỏ bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen
Bước 5 Trộn bột vỏ bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen


Đóng bánhChia vỏ bánh và nhân bánh thành nhiều phần với tỷ lệ 35gr vỏ : 70gr nhân, vo tròn lại.

Dùng cây cán mỏng bột vỏ bánh, cho nhân vào giữa rồi túm kín sát mép bột và vo tròn.
Mách nhỏ: Để vỏ bánh không bị khô, trong quá trình tạo hình bạn phải nhớ đậy kín nhé!
Phết 1 lớp dầu ăn vào khuôn bánh, cho bánh vào rồi ấn cho dàn đều khuôn. Sau đó, bạn ấn mạnh lò xo, giữ yên 10 giây để tạo hoa văn.

Bước 6 Đóng bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen
Bước 6 Đóng bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen
Bước 6 Đóng bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen
Bước 6 Đóng bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen


Nướng bánhLàm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 170 độ C trong 20 phút.

Đầu tiên bạn nướng bánh lần 1 ở 170 độ C trong 20 phút, sau đó để nguội 30 phút.

Khuấy đều hỗn hợp gồm 1 lòng đỏ trứng gà, 1 muỗng cà phê dầu gấc, 1 muỗng cà phê sữa tươi không đường. Tiếp theo, phết hỗn hợp này lên mặt bánh.

Nướng bánh lần 2 ở 170 độ C trong 20 phút, lấy bánh ra và để nguội 30 phút. Tiếp tục phết hỗn trứng lên mặt và thành bánh, sau đó nướng bánh lần 3 trong 15 phút ở 170 độ C là hoàn tất.
Mách nhỏ: Nếu đế bánh chưa khô thì bạn có thể chuyển lửa dưới, nướng tiếp từ 5 – 7 phút ở 140 độ C nhé.

Bước 7 Nướng bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen
Bước 7 Nướng bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen
Bước 7 Nướng bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen


Thành phẩmBánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen có vỏ bánh mềm thơm hòa quyện cùng nhân hạt sen bùi ngọt nhẹ hấp dẫn, nếm thử là thích mê!

Bước 8 Thành phẩm Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen
Bước 8 Thành phẩm Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân hạt sen

Cách làm bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê

Nguyên liệu

  • Bột mì đa dụng 280 gr
  • Bột cà phê 160 gr
  • Baking soda 1/3 muỗng cà phê
  • Cream cheese 85 gr (hoặc phô mai trắng loại tùy thích)
  • Đậu xanh 200 gr
  • Mật ong 260 gr
  • Rượu rum 30 ml
  • Dầu đậu phộng 70 ml

Cách chế biến Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê


Nấu và xay đậu xanhVo sạch 200gr đậu xanh rồi ngâm mềm trong nước 3 tiếng. Sau đó bắc nồi lên bếp, cho vào đậu xanh, 1 ít muối, 1 ít nước vừa đủ ngập mặt đậu. Nấu trên lửa nhỏ đến khi đậu xanh chín mềm.

Tiếp theo, xay nhuyễn đậu xanh, cho vào tô cùng 80gr mật ong rồi khuấy đều. Pha loãng 30gr bột mì và 25ml dầu đậu phộng, sau đó đổ hỗn hợp này vào tô đậu xanh và trộn đều.

Cuối cùng, cho vào thêm 60gr bột cà phê, trộn đều 1 lần nữa là hoàn tất.

Bước 1 Nấu và xay đậu xanh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê
Bước 1 Nấu và xay đậu xanh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê
Bước 1 Nấu và xay đậu xanh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê
Bước 1 Nấu và xay đậu xanh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê


Sên nhân cà phêBắc chảo chống dính lên bếp, đổ hỗn hợp nhân vào và sên trên lửa nhỏ khoảng 1 tiếng đến khi nhân kết dính thành khối dẻo mềm, không dính chảo và chạm vào không dính tay là đạt.
Mách nhỏ: Bạn cũng có thể sên nhân bằng nồi cơm điện bằng cách đổ hỗn hợp vào nồi, bấm Cook 3 lần trong vòng 1 tiếng. Sau đó, bạn cho nhân ra chảo và sên thêm 15 – 20 phút đến khi dẻo là hoàn tất.

Bước 2 Sên nhân cà phê Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê
Bước 2 Sên nhân cà phê Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê


Trộn bột vỏ bánhCho vào tô 250gr bột mì, 100gr bột cà phê rồi trộn đều. Tiếp theo, cho vào tô mới 180gr mật ong, 1/3 muỗng cà phê baking soda, 30ml rượu rum, 45ml dầu đậu phộng và khuấy đều.

Kế đến, cho từng ít một hỗn hợp bột khô vào tô mật ong, dùng phới dẹt trộn đều đến khi hoàn quyện. Phần này mịn mượt thì mới cho phần kế tiếp vào, làm như vậy đến khi bột tạo thành khối dẻo mịn, chạm vào không dính tay là được.

Cuối cùng, bọc kín bột lại và để nghỉ từ 30 – 45 phút.
Mách nhỏ: Vì mật ong khá dính tay, vậy nên nếu bột vẫn còn nhão bạn có thể cho thêm lượng bột mì khoảng 4 – 5 lần, mỗi lần 25gr nhé!

Bước 3 Trộn bột vỏ bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê
Bước 3 Trộn bột vỏ bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê
Bước 3 Trộn bột vỏ bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê
Bước 3 Trộn bột vỏ bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê


Đóng bánhChia bột vỏ bánh và nhân bánh thành nhiều phần với tỷ lệ 20gr vỏ: 35gr nhân rồi vo tròn.

Tiếp theo, dùng tay ấn vào giữa viên nhân, cho vào 5gr cream cheese rồi vo tròn.

Dùng cây cán mỏng bột vỏ bánh, cho viên nhân vào giữa và túm kín mép bột lại, vo tròn. Cuối cùng, cho bánh vào khuôn rồi ấn chặt để tạo hình.

Bước 4 Đóng bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê
Bước 4 Đóng bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê
Bước 4 Đóng bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê
Bước 4 Đóng bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê


Nướng bánhLàm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 200 độ C trong 10 phút.

Nướng bánh lần 1 ở 165 – 170 độ C trong 15 phút. Sau đó lấy bánh ra xịt phun sương hoặc phết nước và để khô trong 15 phút.

Tiếp tục nướng bánh lần 2 với nhiệt độ, thời gian tương tự như trên. Khi nướng xong, bạn tiếp tục xịt phun sương nước, để bánh nguội hoàn toàn.

Hòa tan 1 lòng trắng gà với 15ml rượu rum, sau đó phết hỗn hợp này lên bánh đã để nguội. Nướng bánh lần 3 ở 200 độ C trong 4 phút.

Bước 5 Nướng bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê
Bước 5 Nướng bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê
Bước 5 Nướng bánh Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê


Thành phẩmBánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê vừa ra lò đã thơm nức mũi. Vỏ bánh vàng nâu, cắn vào mềm bùi quyện đều cùng nhân cà phê đắng nhẹ, ngọt vừa phải, thêm chút cream cheese béo ngậy, cực kỳ bắt vị.

Bước 6 Thành phẩm Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê
Bước 6 Thành phẩm Bánh Trung Thu cho người tiểu đường nhân cà phê

Cách làm bánh trung thu hạt dẻ cho người tiểu đường an toàn và dễ làm

Nguyên liệu

  • 120g hạt dẻ đã rang và xay nhuyễn
  • Khoảng 118ml dầu hạt nho
  • Khoảng 195g bột mì
  • 15ml nước
  • Một ít màu thực phẩm (nếu thích)
  • Khoảng 1g muối biển

Cách làm bánh trung thu hạt dẻNếu mua được hạt dẻ rang sẵn, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian sơ chế hạt mà có thể bước vào làm nhân bánh và vỏ bánh ngay.

Làm nhân bánh

– Trộn hạt dẻ đã nghiền với khoảng 44ml dầu hạt nho cho đến khi bạn có được một hỗn hợp mịn.

– Chia hỗn hợp thành 6 phần bằng nhau rồi vo tròn.

Làm vỏ bánh

– Bạn trộn đều bột mì, 74ml dầu hạt nho, màu thực phẩm, nước và muối biển cho đến khi hỗn hợp mịn.

– Chia hỗn hợp vừa trộn thành 6 phần bằng nhau và vo tròn.

Nặn bánh

– Ép phẳng phần vỏ bánh rồi đặt một phần nhân hạt dẻ vào giữa.

– Bạn nhẹ nhàng kéo vỏ bánh che phủ hết nhân rồi vo lại cho tròn.

– Định hình bánh vừa nặn bằng khuôn bánh trung thu.

Nướng bánh

– Rải một ít bột mì lên khay nướng rồi xếp bánh lên.

– Nướng ở 170 độ C trong khoảng 20 phút.

– Để nguội rồi thưởng thức.

Cách làm bánh trung thu matcha cho người tiểu đường

Nguyên liệu

  • 150g bột mì
  • 10g bột matcha
  • 90ml nước đường
  • 150g đậu xanh không vỏ
  • 30ml sữa tươi không đường
  • 2 muỗng canh dầu ăn

Cách làm bánh trung thu matchaMatcha ở vỏ bánh rất hợp với nhân đậu xanh bùi bùi bên trong.

Làm nhân bánh

– Rửa sạch rồi ngâm đậu xanh không vỏ trong nước khoảng 2 giờ hoặc qua đêm.

– Hấp chín đậu xanh rồi trộn đậu xanh với 45ml nước đường.

– Chia đều nhân thành 4 phần đều nhau rồi vo tròn.

Làm vỏ bánh

– Trộn đều 150g bột mì, 10g bột matcha.

– Thêm 45ml nước đường, 30ml sữa tươi không đường vào hỗn hợp trên rồi trộn đều. Sau khi trộn xong, bạn dùng màng bọc thực phẩm để bọc hỗn hợp rồi ủ 30 phút.

– Chia vỏ bánh thành 4 phần đều nhau rồi vo tròn.

Nặn bánh

– Cán mỏng vỏ bánh rồi cho nhân đậu xanh vào giữa.

– Nhẹ nhàng kéo vỏ bánh phủ kín phần nhân rồi vo tròn.

– Dùng khuôn bánh để định hình bánh.

Nướng bánh

– Lót giấy nến lên khay nướng rồi xếp bánh vào khay.

– Bỏ bánh vào lò nướng trong khoảng 8 – 10 phút ở nhiệt độ 180 độ C.

Cách làm bánh trung thu rau câu đậu nành cho người tiểu đường

Nguyên liệu

  • 95g đường trắng
  • 1 bó lá dứa
  • 10g bột rau câu dẻo
  • 100g bột sương sáo
  • 500ml sữa đậu nành không đường
  • 125ml sữa tươi

Cách làm bánh trung thu rau câu đậu nành– Đun sôi 250ml nước rồi cho 50g đường trắng, 5g bột rau câu và lá dứa vào.

– Tiếp tục đun hỗn hợp với lửa vừa trong khoảng 5 – 10 phút.

– Vớt lá dứa ra khỏi nồi rồi cho bột sương sáo vào khuấy đến khi hỗn hợp hơi sệt lại.

– Cho hỗn hợp sương sáo vào khuôn nhỏ rồi bỏ vào trong tủ lạnh khoảng 15 phút.

– Cho 5g bột rau câu, sữa đậu nành, 45g đường trắng và 125ml sữa tươi không đường vào nồi rồi đun trong khoảng 5 phút. Bạn nhớ khuấy đều cho tới khi hỗn hợp sệt lại.

– Đổ hỗn hợp rau câu vừa nấu vào khuôn rồi bỏ vào tủ lạnh để hỗn hợp đông lại. Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ đổ đầy nửa khuôn chứ không đổ hết.

– Khi rau câu đã đông, bạn bỏ thêm một miếng sương sáo vào khuôn rồi đổ hết phần hỗn hợp rau câu vừa nấu vào khuôn.

– Cho bánh vừa đổ vào tủ lạnh đợi đông rồi thưởng thức.

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh Trung Thu cho người tiểu đường

Tải ngay cách làm bánh Trung Thu cho người tiểu đường

Video hướng dẫn cách làm bánh Trung Thu cho người tiểu đường

YouTube video

Mua nguyên liệu làm bánh Trung Thu cho người tiểu đường ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh Trung Thu cho người tiểu đường, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Bánh trung thu có bao nhiêu calo?

Những chiếc bánh nướng với vỏ làm bằng bột mì, nướng vàng là một trong 2 loại bánh không thể thiếu mỗi mùa Trung Thu. Với phần vỏ từ bột mì và đường, trong mỗi chiếc bánh nướng khoảng 170g thì khoảng 100g sẽ là vỏ bánh. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng: cứ 1g tinh bột có thể tạo ra 4 calo. Theo cách tính này thì một chiếc bánh nướng chưa tính nhân đã có thể cung cấp từ 400 – 500 calo cho cơ thể.

Ăn bánh trung thu như thế nào để không béo?

Không ăn bánh trung thu vào lúc đóiKhi chiếc bụng đang “sôi sùng sục” vì đói thì bạn không nên ăn bánh trung thu. Sở dĩ vậy bởi lúc này, dạ dày sẽ có khả năng hấp thụ cao hơn bình thường đó.

Chia nhỏ bánh trung thu để thưởng thứcViệc ăn hết một chiếc bánh trung thu không chỉ khiến cân nặng tăng lên mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì thế, bạn nên cắt bánh theo từng miếng nhỏ và thưởng thức chúng vào nhiều thời điểm khác nhau. Điều này sẽ giúp hạn chế lượng đường, chất béo cũng như calo đi vào cơ thể trong cùng một lúc.

Tránh ăn bánh sau 7h tốiSau 7h tối, các bộ phận trên cơ thể thường ít hoạt động. Việc ăn bánh trung thu lúc này sẽ biến năng lượng đó thành dư thừa. Thay vì tiêu hao cho các hoạt động, nó sẽ tích tụ thành chất béo và gây tăng cân.

Vận động nhẹ nhàng sau khi ănSau khi ăn bánh trung thu hoặc bất cứ món ngon nào, bạn nên vận động nhẹ nhàng để thức ăn có thể tiêu hóa dễ dàng. Việc ngồi một chỗ hoặc lười vận động sau ăn cũng là một trong những nguyên nhân khiến cân nặng của bạn tăng mất kiểm soát.

Chọn các loại bánh trung thu “healthy”Ngày nay, xu hướng ăn healthy được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn. Để đáp ứng nhu cầu thay đổi không ngừng của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất cũng đã ra mắt các loại bánh trung thu ít calo. Tuy vậy, vì làm từ những nguyên liệu “eat clean” với kĩ thuật khó hơn, giá của những chiếc bánh này cũng khá cao, có những loại lên tới hơn 300.000 VND/ chiếc. (Ngoài ra bạn có thể lựa chọn những chiếc bánh trung thu cho người tiểu đường để hạn chế lượng đường cho cơ thể)

Tổng kết

Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh Trung Thu cho người tiểu đường cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 12/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

Rate this post