Cứ mỗi dịp rằm tháng 8 là ai ai cũng nô nức đón chờ một cái tết trung thu đầm ấm, đoàn viên cùng gia đình. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 4 cách làm bánh trung thu bằng chảo chống dính cập nhật mới nhất 09/2024.
Bánh trung thu là gì?
Bánh trung thu là tên gọi một loại bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc dùng để ăn trong các dịp Tết Trung thu, tiếng Việt có nghĩa là bánh nướng. Tuy nhiên bánh trung thu theo thời gian, và ở các nước, các vùng có những biến thể khác nhau.
Nguồn gốc của bánh trung thu
Bánh trung thu có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng rất phổ biến tại Việt Nam. Theo truyền thuyết, vào cuối thời Nguyên có một cuộc khởi nghĩa, để truyền thông tin bí mật và mệnh lệnh, người dân đã sáng tạo ra những chiếc bánh hình tròn, bên trong có nhét mật thư, với nội dung ghi thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất, tức là vào rằm tháng 8.
Từ đó, những chiếc bánh này ra đời và lan truyền khắp nơi như một phương thức liên lạc hiệu quả. Và người Trung Quốc cũng làm bánh trung thu vào rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện này.
Ý nghĩa của bánh trung thu
Theo dòng chảy của sự giao thoa văn hóa, bánh Trung thu được du nhập vào Việt Nam, dù là bánh nướng hay bánh dẻo cũng đều có những ý nghĩa riêng của nó. Bánh dẻo có hình dáng vầng trăng tròn biểu tượng cho sự đoàn viên cộng thêm màu trắng ngà của bánh thể hiện tình yêu khăng khít của vợ chồng. Bánh nướng với lớp vỏ màu cánh gián với ý nghĩa là dù ta có trải qua bao khó khăn trong công việc thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che ta. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình bên ta.
Bên cạnh đó, bánh nướng bánh dẻo truyền thống của Việt Nam thường có hai hình vuông và tròn. Bánh trung thu hình tròn biểu tượng cho hình dáng của vầng trăng trong ngày rằm tháng 8, mang ý nghĩa của sự vẹn nguyên, đủ đầy, sự đoàn tụ viên mãn. Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người. Sau này có thêm loại bánh cá chép tượng trưng cho tài lộc, thịnh vượng, sự phát triển vượt bậc. Nhìn chung, dù có nhiều thay đổi về hương vị nhưng ý nghĩa chung của bánh Trung thu vẫn không thay đổi qua năm tháng.
Tổng hợp 4 cách làm bánh trung thu bằng chảo chống dính cập nhật 09/2024
Cách làm bánh trung thu bằng chảo chống dính cực ngon mà dễ làm
Nguyên liệu
- Bột mì 300 gr
- Đường 10 gr
- Bơ nhạt 100 gr
- Nước 80 gr
- Đậu đỏ 300 gr
- Đường 80 gr (tùy khẩu vị)
- Dầu ăn 100 gr
Cách chế biến Bánh trung thu bằng chảo chống dính
Sơ chế đậuCác bạn ngâm đậu đỏ cho mềm tốt nhất là ngâm qua đêm hoặc tối thiểu là 10 tiếng.
Sau đó, bỏ nước ngâm đậu đi và rửa lại bằng nước sạch. Lấy một cái nồi, đổ nước ngập mặt đậu rồi ninh với lửa nhỏ trong 1 tiếng).
Khi đậu mềm nhừ, tăng lửa ở mức vừa rồi cho đường và dầu ăn vào đảo trong vài phút đến khi nhân nhuyễn mịn thì nhấc khỏi bếp. Viên nhân đậu thành những viên tròn, 1 viên nặng 30 g.
Tiếp theo, bạn trộn cả các nguyên liệu làm phần vỏ bánh vào với nhau bằng máy hoặc bằng tay.
Làm vỏ bánhKhi bột thành khối mịn dẻo, dùng màng nilon bọc thực phẩm để ủ bột trong vòng 30 phút. Sau khi ủ xong, chia bột thành các phần bằng nhau, mỗi phần 25 g.
Cán bột thành hình chữ nhật dài rồi cuộn lại. Sau đó đem ủ tiếp trong vòng 10 phút, rồi cắt thành từng khúc bột dài khoảng 5 cm.
Làm bánh trung thuCán bột thành những miếng tròn mỏng vừa phải. Không nên cán mỏng quá vì như vậy bột sẽ dễ rách. Đặt nhân đậu đỏ vào hai miếng bột đặt chồng lên nhau. Khéo léo gói phần nhân lại, miết bột nhẹ nhàng sao cho kín và không để hở nhân.
Vo tròn từng chiếc bánh và dùng dao khía nhẹ những đường bắt chéo nhau qua tâm bánh sao cho không cắt vào phần nhân.
Bắc 1 chảo dầu lên bếp, dầu nóng chiên bánh ngập dầu với lửa nhỏ đến khi bánh nở bung như đóa hoa sen và có màu vàng đậm là đạt.
Thành phẩmThành phẩm là những chiếc bánh trung thu vàng rượm, với lớp vỏ giòn tan, phần nhân bên trong thì bùi bùi cực kỳ hấp dẫn.
Cách làm bánh trung thu bằng chảo chống dính dễ thực hiện ngay tại nhà
Nguyên liệu
Vỏ bánh:
- 250 gram bột mì
- 10 gram đường, 100 gram bơ nhạt
- 100 ml nước đun sôi để nguội
Nhân bánh:
- 300 gram đậu đỏ
- 100 gram đường
- 100 ml dầu ăn
Dụng cụ làm bánh:
- Chảo chống dính
- Bếp, nồi
2. Hướng dẫn cách làm bánh trung thu bằng chảo chiên “siêu” dễ
2.1. Nấu đậu
Bạn chọn những hạt đậu đỏ căng mọng, rửa sạch. Sau đó bạn ngâm đậu đỏ với nước ấm chừng 3 – 4 tiếng, có thể ngâm qua đêm nếu bạn sử dụng nước ở nhiệt độ bình thường – nhưng tối thiểu là 10 tiếng.
Cho đậu vào nồi đổ nước xấp mặt đậu, ninh với lửa nhỏ chừng 1 tiếng.
2.2. Làm nhân bánh
- Khi đậu mềm nhừ, tăng lửa ở mức vừa rồi cho đường và dầu ăn vào đảo trong vài phút đến khi nhân nhuyễn mịn thì nhấc khỏi bếp.
- Viên nhân đậu thành những viên tròn, 1 viên nặng 30 g.
2.3. Làm vỏ bánh
- Trộn cả các nguyên liệu làm bột vỏ bánh trung thu vào với nhau.
- Khi bột thành khối mịn dẻo, dùng màng nilon bọc thực phẩm để ủ bột trong vòng 30 phút. Sau khi ủ xong, chia bột thành các phần bằng nhau, mỗi phần 25 g.
- Cán bột thành hình chữ nhật dài rồi cuộn lại. Sau đó đem ủ tiếp trong vòng 10 phút, rồi cắt thành từng khúc bột dài khoảng 5cm.
2.4. Gói nhân bánh
- Cán bột dẹt lại, bạn cho phần đậu đỏ vào trong, khéo léo khép các cạnh lại với nhau để che hết phần đầu lại.
- Dùng dao cắt nhẹ phần núm bánh, tạo thành các khe nhỏ.
2.5. Chiên bánh
Bắc chảo lên bếp, cho dầu nóng và chiên bánh ngập dầu với lửa nhỏ cho đến khi bánh nở ra và có màu vàng ươm là được.
2.6. Thưởng thức
- Bạn lót một miếng giấy thấm dầu chuyên dụng vào một cái rổ.
- Bạn vớt bánh ra cho ráo dầu, đợi nguội và thưởng thức.
Cách làm bánh trung thu SIÊU NGON bằng chảo chống dính
Nguyên liệu
*Nguyên liệu làm vỏ bánh:
- 70gr bột mì đa dụng
- 50gr đường
- 100ml sữa tươi
- 20ml sữa đặc ông thọ
- 20ml dầu thực vật
*Nguyên liệu làm nhân bánh:
- 18gr bột mì
- 18gr bột bắp
- 24gr bột custard (hay còn gọi là bột sư tử)
- 2 quả trứng
- 18ml sữa đặc
- 135ml nước
- 30gr bơ
Nào bắt tay ngay vào thực hành thôi. Nếu làm bánh dẻo thì không cần lò cũng chả cần chảo chống dính luôn tuy nhiên bạn nên sử dụng bột bánh dẻo chuyên dụng để làm.
- Bước 1: Trộn đều sữa tươi, sữa đặc và dầu trong bát rồi cho bột mì đa dụng vào trộn thật đều cho đến khi hỗn hợp sền sệt.
- Bước 2: Cho bột ra khay nhồi tiếp thành khối lớn rồi chia vỏ bánh thành nhiều phần nhỏ và cán mỏng.
- Bước 3: Trộn tất cả nguyên liệu phần nhân lại với nhau rồi cho vào hấp cách thủy 15 phút lửa lớn.
- Bước 4: Chia hỗn hợp thành nhiều phân, vê tròn lại làm nhân. Đặt lên phần vỏ bánh đã cản mỏng rồi khéo léo bọc lại cho kín và bỏ vào khuôn bánh trung thu và sáng tạo theo các hình thù bạn mong muốn.
- Bước 5: Làm nóng chảo dầu và chiên bánh đã làm ngập trong dầu với lửa nhỏ đến khi bánh có màu vàng đẹp mắt.
Thực hiện xong 5 bước trên là bạn đã có thành quả bánh trung thu làm bằng chảo chống dính như này rồi đó:
Ăn bánh trung thu có béo không?
Ăn bánh trung thu, nếu bạn không chú ý kiểm soát tổng năng lượng trong ngày dễ dẫn đến dư thừa năng lượng, tăng cân, béo phì, rối loạn đường huyết, tăng nguy cơ đái tháo đường. Thành phần dinh dưỡng không cân đối (tỷ lệ cao carbohydrate và chất béo), không đầy đủ vitamin và ít chất xơ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Bảo quản bánh trung thu làm bằng chảo chống dính như thế nào?
Bạn có thể bảo quản bánh trung thu chiên bằng chảo này trong ngăn mát tủ lạnh và thưởng thức khi có nhu cầu. Thông thường, nếu bạn để bánh trung thu trong tủ lạnh thì có thể để trong vòng 3 – 4 ngày.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh trung thu bằng chảo chống dính cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 09/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!