Updated at: 29-10-2022 - By: Hoàng Cường

Sắp đến ngày 5/5 tết Đoan Ngọ rồi mà các bạn chưa biết làm bánh gì thì cùng vào bếp với chúng mình để làm món bánh Tro cho gia đình mình ngay nào, món này còn có thể mang tặng người thân, bạn bè nữa đó! Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 7 cách làm bánh Tro dịp Tết Đoan Ngọ cập nhật mới nhất 03/2024.

Bánh tro là bánh gì?

Bánh tro hay còn được biết đến với 3 tên gọi là bánh gio, bánh ú tro hay bánh nẳng. Cách làm bánh tro cũng không khó. Loại bánh này được làm từ gạo nếp ngâm trong nước tro sau đó dùng lá tre gói lại và đem luộc chín.

Có rất nhiều tài liệu nói về nguồn gốc của bánh tro. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều đồng tình với quan điểm loại bánh này bắt nguồn từ vùng Quảng Đông, Trung Quốc.

Cách làm bánh tro (bánh ú) truyền thống chấm mật mía ngày Tết Đoan ngọ - 1

Bánh tro là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

Bánh tro của người Trung Quốc sẽ có nhân mặn, nhân ngọt nhưng khi vào nước ta, loại bánh này được biến đổi để phù hợp với khẩu vị, văn hóa người Việt. Bánh tro truyền thống sẽ không có nhân và được làm rất nhạt để chấm cùng với mật mía.

Trước đây, bánh tro nổi tiếng nhất là làng Cò ở Bắc Giang. Sau này lan rộng ra khắp các vùng miền, mỗi nơi sẽ có những thay đổi phù hợp với khẩu vị của người bản địa.

Bánh tro đặc sản ở đâu?

Tại Việt Nam, bánh tro tỉnh nào cũng có nhưng một số vùng có cách làm món bánh này ngon hơn hẳn.

– Ở miền Bắc, bánh tro nổi tiếng là đặc sản của làng Đắc Sở (Hà Nội), Tây Đình, chợ Tràng (Vĩnh Phúc), Làng Dòng, Thanh Sơn (Phú Thọ).

– Khu vực miền Trung thì các vùng như Yên Lãng (Thanh Hóa), Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định có món bánh nẳng rất ngon.

– Miền Nam có bánh ú bá trạng của cộng đồng người Hoa.

Tổng hợp 7 cách làm bánh Tro dịp Tết Đoan Ngọ cập nhật 03/2024

1. Cách làm bánh Tro dịp Tết Đoan Ngọ đơn giản dễ làm tại nhà

Nguyên liệu làm Bánh tro cho 25 cái

  • Gạo nếp 500 gr
  • Đậu xanh 100 gr
  • Đường 30 gr
  • Muối 20 gr
  • Nước tro tàu 500 ml

(bạn có thể tìm mua ở chợ hoặc cửa hàng bán nguyên liệu nấu ăn Trung Hoa)

Bánh Tro hay bánh Gio, bánh ú gio là loại bánh truyền thống của người Việt trong dịp Tết Đoan Ngọ, tết sâu bọ hàng năm để cúng tổ tiên. Công thức làm bánh tro dưới đây sẽ giúp bạn có được những bánh tro thơm ngon tại nhà.

Nguyên liệu món ăn bánh tro dịp tết đoan ngọ

Cách chế biến Bánh tro

Ngâm gạo nếp

Gạo nếp các bạn cần vo đãi nhiều lần cho thật sạch sau đó vớt ra cho vào thau.

Bạn cho vào thau 1 lít nước, 500ml nước tro tàu, ngâm trong 20-22 tiếng.

Thỉnh thoảng khi ngâm bạn thử bằng cách bóp nhẹ hạt gạo nếp vỡ nhẹ là gạo đã ngâm đủ.

Sau khi gạo nếp ngâm nước tro thì xả lại nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch. Có thể xóc thêm ít muối (0,5 kg gạo thì hết 20gr muối). Để gạo cho ráo nước.

Bước 1 Ngâm gạo nếp Bánh tro

Làm nhân đậu xanh

Đậu xanh đã xát vỏ đãi sạch, ngâm vào âu nước ấm khoảng 1-2 tiếng cho mềm.

Tiếp theo cho đỗ xanh vào nồi, thêm một ít nước lọc nấu tầm 30p cho đậu xanh chín mềm (hoặc bạn cũng có thể hấp mềm đậu xanh nhé).

Khi đậu xanh vẫn đang còn nóng trên bếp, thêm 30gr đường vào, dùng muôi gỗ khuấy thật nhanh tay để hạt đậu tơi mịn ra, hoặc có thể cho đậu xanh vào máy xay sinh tố, bật chế độ xay nhuyễn đến khi hỗn hợp mịn.

Cho đậu xanh vào chảo, sên lửa nhỏ để mặt đỗ hơi se khô lại. (Nêm đường tùy theo bạn thích ăn ngọt nhiều hay ít).

Sau đó bạn tắt bếp, để nguội và vo viên tròn.

Bước 2 Làm nhân đậu xanh Bánh troBước 2 Làm nhân đậu xanh Bánh troBước 2 Làm nhân đậu xanh Bánh tro

Gói bánh

Thông thường bạn có thể dùng lá tre hoặc lá dong, lá chuối để gói bánh.

Bạn gói lá thành hình phễu, sau đó cho 1 muỗng nếp ở dưới, thêm nhân ở giữa rồi thêm 1 muỗng nếp ở trên.

Cuộn lá lại và dùng lạt hoặc dây buộc chặt. Lần lượt gói cho tới khi hết gạo.

Bước 3 Gói bánh Bánh tro

Luộc bánh

Bánh gio gói xong bạn xếp vào nồi sạch (lưu ý là nồi luộc không được dính dầu mỡ). Đổ ngập nước và luộc trong khoảng 3 giờ là bánh đã nhừ. Khi thấy nước cạn bạn có thể chế thêm nước vào để nồi bánh không bị hết nước.

Khi bánh chín thì xả dưới vòi nước lạnh sau đó treo lên chỗ thoáng mát.

Bước 4 Luộc bánh Bánh tro

Làm mật mía chấm bánh tro

Bạn có thể cho đường trắng vào chảo nóng, đun nhỏ lửa cho đến khi đường chảy thành nước màu vàng cánh gián, đường tan hoàn toàn, đường trở thành nước đặc, quánh lại là được. Hoặc nếu nhà bạn có sẵn mật mía thì không cần nấu, bánh tro bóc vỏ ăn chấm chung với mật mía.

Bước 5 Làm mật mía chấm bánh tro Bánh tro

Thành phẩm

Món bánh tro với vỏ ngoài dẻo thơm, lớp nhân đậu xanh bùi bùi. Khi ăn chấm bánh tro với mật mía ngọt thanh khiến bạn sẽ muốn ăn mãi ăn mãi đó nhé!

Bước 6 Thành phẩm Bánh tro

Mẹo thực hiện thành công món bánh tro

  • Muốn bánh ngon bạn nên chọn loại nếp cái hoa vàng, nhặt hết những hạt tẻ lẫn vào, vo gạo bằng nước thật sạch, để ráo.
  • Nếu bạn muốn làm nước tro thì các bạn lấy cây thạp nhạp (là loại cây mọc trên rừng, rất phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc) cùng với quả của cây xoan mang về đốt thành tàn tro. Sau đó, lọc lấy phần nước. Tuy nhiên, bạn có thể mua sẵn nước tro làm sẵn. Bạn có thể pha nước tro với tỉ lệ như sau: 1 thìa canh nước tro thì pha với 1 lít nước lọc.
  • Dây buộc bánh cũng không được quá chặt để khi đem luộc, hạt gạo nếp có thể nở và chín đều.
  • Nồi nấu không được dính dầu mỡ bởi nếu có dầu mỡ sẽ khiến bánh không thể chín được.

2. Hướng dẫn làm bánh tro nhân đậu xanh

Bánh tro nhân đậu xanh

  • Chuẩn bị 30 phút
  • Chế biến 90 phút
  • Dành cho 4-5 người

Nguyên liệu làm bánh tro nhân đậu xanh

  • 600g gạo nếp
  • 200g đậu xanh đãi vỏ
  • 1 cái vỏ bông gòn
  • 1 muỗng canh dầu ăn
  • Lá tre, dây gói bánh
  • Nước
  • Nước sôi
  • Đường

Cách làm bánh tro nhân đậu xanh

Bước 1 Làm nước tro

Bạn đốt cháy vỏ bông gòn cho thành tro mịn màu đen sau đó cho vào 1 chén đã chứa nước, để yên khoảng 1 tiếng cho tro lắng hết xuống. Sau đó bạn chắt lấy phần nước trong trên bề mặt và sau đó bạn có thể lọc qua rây vài lần cho đến khi nước tro không còn cặn.

Làm nước tro

Bước 2 Vo gạo

Vo gạo

Gạo nếp: vo sạch rồi cho vào nước tro, ngâm khoảng 16 tiếng. Sau đó, bạn chắt bỏ nước tro, vo nếp lại với nước vài lần cho sạch sau đó để ráo, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn và xóc đều lên để tạo độ bóng và tăng độ dẻo mềm cho gạo nếp.

Bước 3 Nhân bánh

Bắc nồi lên bếp, cho đậu xanh vào luộc chín mềm với một ít nước. Sau đó, thêm vào nồi khoảng 3 thìa đường hoặc hơn nếu bạn muốn nhân ngọt nhiều, đảo nhanh tay để hạt đỗ nát mịn.

Đổ đỗ xanh ra chảo, tiến hành sên trên lửa nhỏ đến khi đỗ se khô lại, đảo đều.

Tiếp theo, cho 3 thìa đường vào đậu, lượng đường tùy vào khẩu vị của bạn, tắt bếp và để nguội.

Chia nhân bánh thành nhiều phần nhỏ, vo tròn và để riêng ra đĩa.

Nhân bánh

Bước 4 Vỏ bánh

Vỏ bánh

Rửa sạch lá tre, cho vào nồi nước đun sôi chần sơ qua, để ráo nước. Bước này sẽ giúp lá mềm và dễ gói hơn.

Lấy 2 lá tre xếp chồng lên nhau nhưng để 2 lá lệch nhau một chút, từ từ cuốn đầu lá tre thành hình chiếc phễu, phần dưới đuôi lá thì giữa kín chặt.

Múc khoảng 2 muỗng gạo nếp đổ vào lá được gói hình phễu, cho 1 – 2 viên nhân vào trong rồi đổ thêm nếp vào để che phủ nhân, dùng thìa ép xuống thật chặt.

Vỏ bánh

Gấp hết các góc còn lại của lá thật kín, buộc lại bằng dây lạt. Tiếp tục gói bánh đến khi hết phần nguyên liệu đã chuẩn bị, cột bánh lại thành từng chùm.

Cách nấu bánh: Đổ nước sao cho nước ngập mặt bánh khoảng 1 gang tay, đun sôi rồi thả từng chùm bánh vào luộc từ 1.5 – 2 tiếng.

 nấu bánh

Lưu ý: Trong quá trình làm bánh ú tro, bạn cần phải chú ý lượng nước trong lúc nấu, thỉnh thoảng hãy thêm nước sôi vào để không bị cạn nước, không thêm nước lọc vì sẽ làm nếp bị sượng. Khi bánh chín, vớt bánh ra khỏi nồi, xả qua nước lạnh và treo lên, để ráo nước.

Thành phẩm

Thành phẩm

Khi mở bánh ra, nếu bánh ngon đúng chuẩn thì hạt gạo nếp sẽ trong, nhân đỗ xanh mùi thơm nhẹ, vị bùi ngọt và mềm. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được bánh cực kỳ dẻo thơm.

Một số lưu ý khi làm bánh ú tro:

– Bạn có thể mua nước tro bán sẵn ngoài chợ để đỡ tốn thời gian chuẩn bị.

– Lượng đường cho vào nhân bánh khi sên có thể giảm để phù hợp với khẩu vị.

– Không đổ nước lạnh vào bánh khi đang luộc vì sẽ làm hạt gạo bị sượng.

3. Hướng dẫn làm bánh tro không nhân

Bánh tro không nhân

  • Chuẩn bị 30 phút
  • Chế biến 90 phút
  • Dành cho 3 – 5 người

Nguyên liệu làm bánh tro không nhân

  • 2kg gạo nếp
  • 2 viên tro tàu
  • Lá tre
Nguyên liệu làm bánh tro không nhân

Nguyên liệu làm bánh tro không nhân

Cách làm bánh tro nhân không nhân

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn pha 2 viên tro tàu với 200ml nước nóng, khuấy cho tan thành hỗn hợp nước tro. Ngâm gạo nếp vo nhiều lần đến khi nước ngâm thật trong, đổ nước vào sâm sấp mặt nếp ngâm khoảng 4 tiếng, cho thêm 200ml nước tro vào ngâm tiếp trong 20 tiếng.

Lá tre bạn đem rửa sạch rồi đem đi hấp trong 5 phút, rồi để nguội, lấy khăn sạch lau thật khô hai mặt lá để bánh để lâu hơn.

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Bước 2 Làm món bánh tro không nhân

Sau khi ngâm nếp trong 24 tiếng thì vớt ra, để ráo nước. Lấy lá tre gấp lại thành hình cái phễu rồi múc từng muỗng nếp cho vào, nén lại.

Gói bánh ú

Gói bánh ú

Kế đến, bạn gấp kín miệng bánh và nhẹ nhàng gấp bánh theo hình kim tự tháp, lấy dây gói bánh lại thật chặt, làm đến hết số nếp đã ngâm. Cuối cùng, bạn xếp bánh vào nồi bánh, đổ nước lạnh vào ngập mặt bánh, luộc bánh trong 5 tiếng thì bánh mới trong và dẻo được.

Luộc bánh trong 5 tiếng thì bánh mới trong và dẻo được

Luộc bánh trong 5 tiếng thì bánh mới trong và dẻo được

Thành phẩm

Món bánh tro không nhân có màu tro sáng bóng nhìn mê người, nếm thử bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo ngọt của bánh, tuy không có nhân nhưng ăn khá ngon, không hề bị ngán

Món bánh tro không nhân có màu tro sáng bóng nhìn mê người

Món bánh tro không nhân có màu tro sáng bóng nhìn mê người

4. Cách làm bánh tro (bánh gio) cho dịp Tết Đoan Ngọ

Nguyên liệu làm bánh tro

Tùy theo nhu cầu của gia đình làm nhiều hay ít mà có thể lấy lượng nguyên liệu cho phù hợp. Dưới đây là nguyên liệu đủ làm 45 cái bánh giò:

– 1 kg gạo nếp

– 200g đậu xanh lột vỏ ngâm trước khi gói 1-2 tiếng-300g đường cát.

– Lá gói: lá tre, lá chit, lá chuối,… tùy theo điều kiện nhưng ngon nhất là lá chit dễ gói mà bánh cũng thơm.

– Dây buộc; lạt

– Một nguyên liệu không thể thiếu được là tro bếp tự làm bằng cách ngâm tro bếp với nước để qua đêm rồi gạn lấy nước trong. Hoặc mua nước tro làm sẵn, pha với nước theo tỉ lệ 0,5 : 1 lít nước. Tro để làm bánh tốt nhất là tro đốt từ cây thạp nhạp và quả xoan khô.

Cách làm bánh tro (bánh gio) cho dịp Tết Đoan Ngọ

Các bước làm bánh tro

Bước 1: Ngâm gạo với nước tro

Để bánh ngon chọn gạo nếp cũng phải ngon tốt nhất là nếp cái hoa vàng. Thời gian ngâm khoảng từ 20-22 tiếng hoặc một ngày đêm. Hoặc thử đến khi bóp nhẹ mà hạt gạo vỡ ra là được. Sau khi ngâm xong đãi thật sạch với nước lạnh, có thể xả lại nhiều lần, nhặt hết thóc hoặc hạt gạo tẻ lẫn vào, xóc với 1 thìa muối rồi để ráo.

Cách làm bánh tro (bánh gio) cho dịp Tết Đoan Ngọ

Bước 2: Làm nhân bánh

Đậu xanh đã ngâm được đãi thật sạch rồi bỏ vào nồi nấu hoặc hấp đến khi chín mềm bở tơi là được. Khi đậu còn nóng bỏ thêm khoảng 70-100g đường rồi dùng máy xay sinh tố đánh đều cho mịn là được. Nếu không đánh thì cho vào cối xay mịn. Tiếp tục cho đậu xanh vào đảo trên chao dun nhỏ lửa cho đậu thoát bớt nước và se khô lại là được. Để nguội rồi nắm thành từng viên nhỏ khoảng nhỉnh hơn quả quất.

Bước 3: Gói bánh

Dù là dùng loại lá nào để gói thì bắt buộc là đều cuốn lá thành hình cái phễu lưu ý là phải cuốn nhiều lớp lá để gạo không bị rớt ra. Dùng thìa xúc 1 muỗng gạo đổ vào phễu cho 1 viên nhân ở giữa tiếp đến là 1 muỗng gạo ở trên. Gấp lá trên miệng phễu, gấp thật khéo, gập phần lá thừa vào trong rồi dùng dây lạt buộc chặt lại. Cứ như vậy lần lượt cho đến hết nguyên liệu.

Cách làm bánh tro (bánh gio) cho dịp Tết Đoan Ngọ

Bước 4: Luộc bánh

Chuẩn bị nồi luộc: tùy theo lượng bánh mà tìm nồi có kích thước phù hợp. Rửa sạch dầu mỡ, bụi bẩn bám dính. Xếp bánh vào nồi,đổ nước ngập bánh, rồi bỏ lên bếp đun khoảng 3 tiếng (nếu cạn nước phải châm thêm tốt nhất là châm thêm nước sôi). Sau 3 tiếng vớt bánh ra xả dưới vòi nước lạnh rồi treo lên chỗ thoáng mát.

Cách làm bánh tro (bánh gio) cho dịp Tết Đoan Ngọ

Bước 5: Cách làm mật chấm bánh tro

Đun 200g đường cát với 1 chén con nước cho đến khi đường sánh lại là được. Nếu có mật mía loại ngon thì không cần đun.

Cách làm bánh tro (bánh gio) cho dịp Tết Đoan Ngọ

5. Học cách làm bánh tro (bánh ú) ngon tròn vị

Nguyên liệu cần có

– Gạo nếp cái hoa vàng ngon: 500g

– Nước tro

– Lá dong (Bánh tro sẽ ngon và chuẩn vị hơn khi bạn sử dụng lá tre để gói)

– Muối

– Mật mía

– Dây lạt buộc bánh

Cách làm bánh tro (bánh ú) truyền thống chấm mật mía ngày Tết Đoan ngọ - 2

Nếp cái hoa vàng là loại gạo được dùng để gói bánh tro

* Mẹo hay: Hiện nay có rất nhiều loại gạo nếp để làm bánh tuy nhiên muốn bánh tro ngon thì nhất định phải chọn nếp cái hoa vàng. Loại gạo này có hạt tròn, dẹt màu vàng nâu hơi sẫm. Chỉ khi bạn chọn nếp cái hoa vàng thì bánh mới thơm, dẻo ngon đúng ý. Bánh làm từ loại gạo này cũng tỏa mùi thơm đặc trưng khiến bạn muốn ăn mãi không ngừng.

Cách làm bánh tro truyền thống

Bước 1: Làm nước tro

Nước tro là phần vô cùng quan trọng quyết định đến thành công của món bánh tro.

Bạn sử dụng loại tro có bán sẵn đem về hòa với vôi tôi, để chừng 2 tiếng để vôi lắng xuống thì gạn lấy phần nước trong.

Chú ý, nên đổ phần nước này qua khăn lọc để loại bỏ toàn bộ các cặn bẩn còn sót lại. Nước tro vì thế cũng trong và bớt sạn.

Ngoài ra, bạn nên pha theo tỉ lệ phù hợp để nước tro không bị quá nồng mùi vôi nhé. Thường cứ 10g vôi bột sẽ pha với 1 lít nước.

Bước 2: Ngâm gạo

– Cho phần gạo nếp đã chuẩn bị đi vo thật sạch sau đó trút vào chậu nước ngâm khoảng 22 tiếng. Để biết gạo đã đạt chuẩn hay chưa, bạn chỉ cần dùng tay xiết nhẹ, nếu thấy gạo vỡ ra là được.

– Gạo đã ngâm xong, bạn vớt ra rổ cho ráo nước rồi xóc thêm 1 chút muối như thế bánh khi chín sẽ đậm vị hơn.

Cách làm bánh tro (bánh ú) truyền thống chấm mật mía ngày Tết Đoan ngọ - 4

Ngâm gạo trong nước tro đến khi chạm vào hạt gạo vỡ ra là được

Bước 3: Gói bánh

– Lá dong rửa sạch, lau khô sau đó loại bỏ hết phần cuống cùng gân lá để lúc gói không bị giòn, gãy.

– Đặt lá dong vào một mặt phẳng sau đó rải gạo lên bên trên. Chú ý, nên rải gạo 1 lượng bằng 2 ngón tay là đẹp.

– Dùng tay gói mép lá với nhau, gấp vuông 2 đầu lá sau đó dùng lạt buộc bánh lại cho thật chắc. Ở bước này, bạn phải gói lạt sao cho bánh chắc, không bị rời ra.

Bước 4: Luộc bánh tro

– Xếp 1 lớp lá dong xuống dưới đáy nồi rồi lần lượt cho bánh lên trên. Đổ nước lã ngập mặt bánh và bắt đầu luộc.

Vì bánh khá nhỏ nên dễ bị nổi lên trên, khó chín đều. Bạn nên đặt vật nặng lên bên trên bánh như thế sẽ tránh được tình trạng trên.

– Bánh tro sẽ chín sau khoảng 2 – 3 tiếng luộc. Lúc này, bạn chỉ cần vớt bánh ra rồi để nguội và thưởng thức là được.

Bước 5: Thành phẩm

Cách làm bánh tro (bánh ú) truyền thống chấm mật mía ngày Tết Đoan ngọ - 5

Bánh tro chín trong màu hổ phách, khi ăn cảm nhận rõ mùi thơm dẻo của nếp cái hoa vàng

– Bánh tro sau khi nguội là có thể bóc ra và thưởng thức rồi. Bánh dẻo dai, thơm mềm, trong vắt. Khi ăn cảm nhận được cảm giác mát lạnh. Nhờ ngâm nước tro nên bánh có màu hổ phách cực kỳ bắt mắt.

– Bạn nên chấm bánh tro cùng với mật mía để món bánh này thêm ngon và đậm đà hơn.

6. Bánh tro chấm mật truyền thống

Bánh tro (bánh gio) chấm mật truyền thống có hương vị rất ngon. Phần bánh làm từ nếp cái hoa vàng nên hạt gạo dẻo thơm đặc trưng. Bánh màu hổ phách trong suốt ăn vào có cảm giác mát lạnh, chấm cùng mật mía ngọt thơm cực kỳ cuốn.

– Nguyên liệu làm bánh gồm có:

+ Gạo nếp cái hoa vàng: 1.5kg

+ Nước tro tàu: 1.5 lít

+ Lá chuối/lá dong/lá tre, lạt.

* Mẹo hay: Nước tro tàu bạn có thể mua sẵn hoặc tự làm tại nhà. Cách làm nước tro tàu không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ.

Nguyên liệu cần có:

+ Than củi

+ Nước đun sôi để nguội

Cách làm như sau:

+ Bạn cho than củi sạch vào 1 chai nhựa sau đó đổ nước đun sôi để nguội vào đầy chai. Chú ý, phần than chiếm khoảng 1/3 chai nhựa.

+ Ngâm than trong khoảng 3 – 4 ngày. Đổ phần nước than đã ngâm qua khăn xô để gạn lấy phần nước trong.

+ Tiếp tục ủ nước than vừa gạn khoảng 1 đêm rồi lọc thêm 1 lần nữa là bạn đã có nước tro tàu để làm bánh rồi.

– Cách làm bánh như sau:

Bước 1: Chuẩn bị gạo nếp

+ Gạo nếp đem vo sạch rồi ngâm khoảng chừng 4 – 8 tiếng.

+ Khi gạo đã ngâm đủ thời gian, bạn đem đi vo thật sạch rồi đổ vào một chiếc thau cỡ vừa.

+ Trút 1.5 lít nước tro tàu đã chuẩn bị vào thau có gạo nếp và ngâm khoảng 22 tiếng khi hạt gạo mềm là được.

+ Vo gạo 1 lần nữa rồi đổ ra rổ cho ráo nước.

Cách làm bánh tro, bánh ú bá trạng người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ - 3

Bước 2: Gói bánh

+ Lá dong đem rửa sạch rồi lau khô, dóc bỏ phần sống lá.

+ Xếp lá dong ra mâm phẳng rồi múc gạo nếp vào. Gói 2 bên mép lá lại sau đó dùng lạt cố định bánh.

Chú ý, buộc lạt chặt để tránh bánh bị bung ra trong quá trình luộc.

Bước 3: Luộc bánh

+ Xếp bánh vào trong nồi lớn rồi đổ nước lã ngập mặt bánh. Bạn nên đặt 1 vật nặng lên trên bề mặt để bánh có thể chín đều nhé.

+ Sau khoảng 2 – 3 tiếng thì bánh chín. Bạn vớt bánh ra để nguội và thưởng thức.

Bước 4: Thành phẩm

Cách làm bánh tro, bánh ú bá trạng người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ - 4

Bánh tro sau khi nguội có màu trong rất đẹp mắt. Đừng quên chuẩn bị thêm 1 bát mật mía để món ăn thêm tròn vị nhé.

7. Bánh tro người Hoa (bánh ú bá trạng)

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người Hoa có món bánh tro hay còn gọi là bánh ú bá trạng ăn cực kỳ ngon. Cách làm bánh tương tự như với bánh truyền thống của người miền Bắc nhưng thêm nhân thịt đậu xanh.

– Nguyên liệu:

+ Đỗ xanh: 200g

+ Hạt sen: 200g

+ Gạo nếp ngon: 900g

+ Nấm đông cô: 8 cái

+ Lạp xưởng: 50g

+ Thịt ba chỉ: 200g

+ Trứng muối: 8 cái

+ Tôm khô: 50g

+ Hành tím, dầu ăn, ngũ vị hương

+ Lá chuối

+ Rượu gạo

– Cách làm bánh tro người Hoa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

+ Gạo nếp ngâm khoảng 2 – 4 tiếng vo sạch, vớt ra để ráo nước.

+ Hạt sen và đậu xanh bạn đem hầm chín.

+ Thịt ba chỉ thái miếng vừa ăn rồi ướp cùng hạt nêm, nước tương, ngũ vị hương, hạt tiêu trong vòng 30 phút.

+ Tôm khô, nấm đông cô ngâm nở mềm rồi thái nhỏ.

+ Lạp xưởng thái thành từng miếng vừa ăn.

+ Trứng muối rửa với rượu trắng để hết mùi tanh và màu trứng đỏ, đẹp hơn.

Cách làm bánh tro, bánh ú bá trạng người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ - 5

Bước 2: Xào nhân bánh ú bá trạng

+ Bắc chảo sạch lên bếp rồi thêm vào đây 1 thìa dầu ăn. Cho 1 thìa hành tím băm nhỏ vào phi thơm rồi lần lượt trút thịt ba chỉ, tôm khô, nấm, hạt sen vào xào chín.

+ Nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Bước 3: Gói bánh

+ Lá chuối hơ nóng và cắt thành từng miếng với kích thước khoảng 40x40cm.

+ Xếp chồng 2 miếng lá chuối lên nhau sau đó bạn gấp lại để tạo thành hình chiếc phễu.

+ Múc gạo nếp vào bên trong rồi lần lượt cho đỗ xanh, nhân thịt đã xào. Đặt trứng muối vào giữa, thêm 1 lớp đậu xanh và cuối cùng là gạo nếp.

+ Phủ lá chuối lên trên cùng rồi gấp mép lá chuối lại. Dùng lạt gói chặt bánh để tránh gạo bị rơi ra ngoài.

Cách làm bánh tro, bánh ú bá trạng người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ - 6

Bước 4: Luộc bánh

+ Xếp bánh vào trong nồi lớn rồi đổ nước ngập mặt bánh. Luộc khoảng từ 3 – 4 tiếng là bánh chín.

+ Vớt bánh ra rổ để cho nguội là có thể thưởng thức.

Cách làm bánh tro, bánh ú bá trạng người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ - 7

Bánh tro người Hoa có hương vị thơm ngon, lớp gạo nếp dẻo thơm, nhân bên trong bùi béo ăn mãi không chán.

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh Tro dịp Tết Đoan Ngọ

Tải ngay cách làm bánh Tro dịp Tết Đoan Ngọ

Video hướng dẫn cách làm bánh Tro dịp Tết Đoan Ngọ

YouTube video

Mua nguyên liệu làm bánh Tro dịp Tết Đoan Ngọ ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh Tro dịp Tết Đoan Ngọ, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Mẹo làm bánh tro ngon, dẻo thơm không bị lại gạo

Dù áp dụng cách làm bánh nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải nắm vững những bí quyết sau để bánh dẻo thơm, không lo bị lại gạo.

– Chọn được gạo nếp ngon. Phần lớn người ta đều lấy gạo nếp cái hoa vàng, nếp nhung để gói bánh. Loại gạo này hạt tròn đều lại thơm và đặc biệt là cực kỳ dẻo, nhờ đó bánh sẽ ngon hơn.

– Ngâm gạo đủ thời gian cũng là bí kíp nâng tầm hương vị cho món bánh này. Việc ngâm gạo lâu sẽ giúp hạt gạo đủ ẩm để nở đều, đẹp hơn.

– Việc dùng nước tro tàu tuy tiết kiệm thời gian, công đoạn khi ngâm gạo nhưng loại nước này không thực sự tốt cho sức khỏe. Bạn nên dùng tro truyền thống được lấy từ các loại thảo mộc, thảo dược như thế bánh sẽ thơm và không lo hại cơ thể.

– Luộc bánh chín kỹ. Sau khi luộc xong bạn nên ngâm bánh trong nồi khoảng 30 phút để bánh chín, để lâu không sợ lại gạo.

Cách làm bánh tro, bánh ú bá trạng người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ - 8

Bánh tro để được bao lâu?

Mỗi loại bánh tro lại có thời gian bảo quản khác nhau. Ví dụ, trong điều kiện thường, bánh tro chấm mật truyền thống có thể để được từ 1 – 2 ngày nhưng bánh tro người Hoa chỉ để được 1 ngày, nếu thời tiết nóng có thể sẽ ôi thiu.

Cách bảo quản bánh tốt nhất là cho vào ngăn đá của tủ lạnh. Nếu để theo cách này, thời gian sử dụng có thể kéo dài tới 2 tháng. Khi ăn, bạn chỉ cần lấy ra rồi luộc hoặc hấp lại là được.

Trường hợp nhà không có tủ lạnh bạn nên để bánh ở những nơi thoáng mát và chỉ ăn trong ngày thôi nhé.

Tổng hợp

Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh Tro dịp Tết Đoan Ngọ cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 03/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

Rate this post