Updated at: 25-11-2022 - By: [email protected]

Bánh tiêu là một món ăn đường phố nổi tiếng ở Việt Nam. Với hương vị thơm ngon đặc trưng, khiến ai đã từng thưởng thức qua món bánh này đều muốn được ăn thêm lần nữa. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 cách làm bánh tiêu không cần men nở, không cần ủ bột cập nhật mới nhất 09/2024.

Bánh tiêu là gì?

Bánh tiêu hay còn gọi bánh hồ tiêu, là một loại bánh mì nướng có nguồn gốc từ thành phố Phúc Châu, Trung Quốc. Đây là món ăn đường phố phổ biến, đặc biệt ở Đài Loan.

Bánh tiêu được thêm ít đường đủ làm dậy hơn vị ngọt của bột. Vị ngọt của bánh tiêu nhẹ hơn các loại bánh ngọt khác. Bánh sau khi rán xong trở nên căng phồng, bề mặt được phủ một lớp vừng mỏng, phảng phất hương thơm mùi bột mì rán giòn và mùi vừng.

Nguồn gốc của bánh tiêu

Không có thông tin về nguồn gốc của bánh tiêu. Món ăn này có ở Phúc Châu và Đài Loan. Các cửa hàng ở Đài Loan đặt tên món này là Bánh tiêu Phúc Châu (tiếng Trung: 福州胡椒餅), ghi nhận những người Phúc Châu nhập cư đã sáng tạo ra bánh tiêu. Nhiều cửa hàng bán bánh tiêu lâu đời nhất do những người gốc Phúc Châu thành lập.

Lợi ích của mè trắng và mè đen trong bánh tiêu

Giúp làm dịu cơn đau khớp gối

Viêm xương khớp là nguyên nhân phổ biến nhất của đau khớp và thường xuyên ảnh hưởng đến đầu gối. Một số yếu tố có thể đóng một vai trò trong tình trạng viêm khớp bao gồm viêm và tổn thương oxy hóa phần sụn đệm khớp. Sesamin, một hợp chất trong hạt mè, có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa có thể bảo vệ sụn của bạn.

Nguồn thực phẩm giàu chất xơ tốt

Tiêu thụ khoảng 30g hạt mè chưa bóc vỏ (tương đương 3 thìa súp) cung cấp cho cơ thể 3,5g chất xơ, chiếm 12% lượng chất xơ mà chúng ta cần hằng ngày.

Giảm cholesterol và chất béo trung tính

Một số nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn hạt mè có thể giúp giảm cholesterol và lượng chất béo trung tính cao. Đây là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Hỗ trợ hệ xương phát triển khỏe mạnh

Hạt mè nguyên hạt hay đã bóc vỏ đều rất giàu chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe của hệ xương. 30g hạt mè cung cấp cho cơ thể các khoáng chất so với nhu cầu khuyến nghị hằng ngày.

Hạt mè những lợi ích to lớn mà mang lại cho chúng ta
Hạt mè những lợi ích to lớn mà mang lại cho chúng ta. Ảnh: BoldSky

Có thể làm giảm viêm

Việc ăn hạt mè có thể giúp chống viêm. Tình trạng viêm kéo dài dù là mức độ thấp có thể là một trong nhiều nguyên nhân gây ra một số tình trạng mãn tính như: béo phì, ung thư, các bệnh về tim và thận.

Nguồn cung vitamin B tốt

Hạt mè là một nguồn cung dồi dào các vitamin nhóm B như: thiamine (B1), niacin (B3) và vitamin B6 tốt, cần thiết cho chức năng tế bào và chuyển hóa thích hợp. Ngoài ra, vitamin B6 còn tham gia vào quá trình tạo ra huyết sắc tố.

Giúp hình thành tế bào máu

Để tạo ra các tế bào hồng cầu, cơ thể bạn cần một số khoáng chất và vitamin như: sắt, đồng, vitamin B6. Hạt mè là một nguồn cung dồi dào các khoáng chất này. Theo nhu cầu khuyến nghị hằng ngày, 3 thìa súp hạt mè (khoảng 30g) cung cấp khoảng.

Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu

Hạt mè chứa ít carbs nhưng lại giàu protein và chất béo lành mạnh nên có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, rất thích hợp cho người bị đái tháo đường. Ngoài ra, trong loại hạt này còn có chứa pinoresinol, một hợp chất có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách ức chế hoạt động của enzyme tiêu hóa maltase.

Giàu chất chống oxy hóa

Các nghiên cứu trên động vật và người cho thấy rằng tiêu thụ hạt vừng có thể làm tăng tổng lượng hoạt động chống oxy hóa trong máu của bạn. Lignans trong hạt mè có chức năng như chất chống oxy hóa, giúp chống lại tình trạng stress oxy hóa, một phản ứng hóa học có thể làm hỏng các tế bào của bạn và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính.

Nguồn cung protein thực vật dồi dào

Nếu ăn 30g hạt mè, cơ thể bạn sẽ được cung cấp 5g protein. Protein rất cần thiết cho sức khỏe của con người vì giúp xây dựng mọi thứ từ cơ bắp đến hormone. Do đó, hạt mè là một nguồn cung cấp protein từ thực vật tương đối cao.

Giúp hạ huyết áp là công dụng của hạt mè

Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ. Hạt mè rất giàu magie, khoáng chất có tác dụng giúp giảm huyết áp. Ngoài ra, lignans, vitamin E và các chất chống oxy hóa khác trong hạt mè có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám hình thành trong động mạch, có khả năng duy trì huyết áp khỏe mạnh.

Tổng hợp 5 cách làm bánh tiêu không cần men nở, không cần ủ bột cập nhật 09/2024

Cách làm bánh tiêu đơn giản tại nhà không cần men nở, không cần ủ bột siêu dễ

Nguyên liệu

  • Bột mì đa dụng 255 gr
  • Mè trắng 10 gr
  • Dầu ăn 300 ml
  • Muối 1/5 muỗng cà phê
  • Đường cát 40 gr

Cách chế biến Bánh tiêu

Trộn bột

Lấy 250gr bột mì đa dụng, 40gr đường cát và 1/5 muỗng cà phê muối cho vào một tô lớn sau đó bạn dùng phới dẹt trộn đều lên cho bột mì và các gia vị trộn lẫn với nhau.

Tiếp đó, bạn cho từ từ 170ml nước sôi vào, vừa cho vừa trộn đều tay để tránh cho bột bị nhão.
Lưu ý: Bột cũ và mới có độ hút nước khác nhau vì vậy bạn cho nước từ từ vào bột để trộn và canh được lượng nước phù hợp để trộn bột đạt chuẩn làm bánh.

Bước 1 Trộn bột Bánh tiêu
Bước 1 Trộn bột Bánh tiêu
Bước 1 Trộn bột Bánh tiêu
Bước 1 Trộn bột Bánh tiêu

Nhồi bột

Sau khi trộn bột xong bạn dùng tay nhồi bột cho đến khi bột dính với nhau thành một khối.

Tiếp đó bạn trải 1 lớp bột mì đa dụng lên trên mặt thớt rồi đặt khối bột lên và nhồi tiếp cho đến khi bột không còn dính tay và khi chạm vào bột không quá khô, có độ ẩm là đạt chuẩn.
Lưu ý: Bạn không nên nhồi bột quá lâu sẽ làm bánh bị dai.

Bước 2 Nhồi bột Bánh tiêu
Bước 2 Nhồi bột Bánh tiêu
Bước 2 Nhồi bột Bánh tiêu
Bước 2 Nhồi bột Bánh tiêu

Tạo hình

Sau khi bột đã được nhồi đạt chuẩn rồi thì bạn dùng dụng cụ cắt bột để cắt đôi khối bột và chia thành 8 phần bằng nhau.

Tiếp theo, bạn cầm 1 phần bột đã chia đều lên và nhồi bột cho đến khi thấy bề mặt khối bột ẩm hơn thì bạn vo tròn khối bột lại và cho vào dĩa mè trắng.

Tiếp tục lăn tròn khối bột trong dĩa mè trắng để lớp mè có thể bám hết vào các mặt của khối bột.

Sau đó, bạn dùng tay ấn nhẹt khối bột và dùng cây cán bột cán khối bột thành hình tròn thật mỏng.
Mách nhỏ: Khi cán bột, bạn nên cán cho lớp bột thật mỏng để khi chiên bánh sẽ phồng và nở đều nhé.

Bước 3 Tạo hình Bánh tiêu
Bước 3 Tạo hình Bánh tiêu
Bước 3 Tạo hình Bánh tiêu
Bước 3 Tạo hình Bánh tiêu

Chiên bánh

Đun sôi 300ml dầu ăn trong chảo với lửa to cho đến khi dầu sôi, bạn dùng đũa khuấy đều chảo dầu cho nhiệt được tỏa đều trong chảo.

Sau đó hạ lửa nhỏ xuống và cho bánh đã cán mỏng vào. Khi thấy bánh nổi lên bạn dùng vá đẩy, nhúng và xoay tròn bánh thật đều tay khoảng 3 – 4 phút cho bánh nở đều.

Tiếp đến bạn luân phiên trở mặt bánh khoảng 1 phút cho đến khi 2 mặt vàng đều thì bạn vớt ra. Làm tương tự với những bánh còn lại.

Bước 4 Chiên bánh Bánh tiêu
Bước 4 Chiên bánh Bánh tiêu
Bước 4 Chiên bánh Bánh tiêu
Bước 4 Chiên bánh Bánh tiêu

Thành phẩm

Bánh tiêu khi chín sẽ có mùi thơm đặc trưng của bột và mè. Khi ăn vào bạn sẽ thấy được vị giòn thơm của vỏ bánh cùng với vị ngọt nhẹ và mềm mịn của ruột bánh. Còn gì tuyệt hơn khi làm và thưởng thức cùng gia đình đúng không nào?

Bước 5 Thành phẩm Bánh tiêu

Cách làm bánh tiêu không cần men nở, không cần ủ bột mà cực ngon

Nguyên liệu

  • Bột mì: 500g;
  • Nước ấm: 200ml;
  • Mè trắng: 150g;
  • Vani: 2 ống;
  • Dầu ăn, đường, muối;

Hướng dẫn cách làm bánh tiêu tại nhà chi tiết

Bước 1. Trộn bột

  • Sử dụng nước ấm, nhiệt độ khoảng 35 – 40 độ C để khuấy cho tan 100g đường.
  • Bột mì đa dụng lược qua rây cho mịn, thêm ¼ muỗng cafe muối và trộn đều.

Sau đó, bạn cho từ từ hỗn hợp nước đường vào bột và khuấy đều. Dùng tay trộn đều bột, nếu thấy quá khô bạn có thể cho thêm nước và ngược lại bột nhão thì tăng lượng bột khô. Lượng nước thêm vào tùy thuộc vào độ hút nước của bột, bột để càng lâu sẽ hút nước nhiều hơn bột mới.

Thêm nước từ từ để khi trộn kiểm soát độ khô và độ nhão tốt hơn
Thêm nước từ từ để khi trộn kiểm soát độ khô và độ nhão tốt hơn

Bước 2. Nhào bột bánh tiêu

Công đoạn nhào bột chính là giai đoạn quyết định đến độ nở xốp của bánh tiêu. Đặc biệt với cách làm bánh tiêu sữa không cần bột nở bạn cần chú trọng hơn nữa. Bạn rắc một ít bột khô trên mặt phẳng, cho bột ra và nhào bằng thao tác đè và kéo dãn. Lặp đi lặp lại công đoạn này cho đến khi bột tạo thành khối, mịn dẻo và không dính tay là đạt yêu cầu.

Nhào bột thật kỹ để bánh chiên ngon hơn
Nhào bột thật kỹ để bánh chiên ngon hơn

Cho bột vào tô, bịt kín bằng màng bọc thực phẩm và ủ trong thời gian 2h đồng hồ. Thời gian ủ phụ thuộc thuộc vào thời tiết. Khi bạn thấy lượng bột ủ nở to gấp đôi lượng ban đầu là có thể sử dụng.

Sau khi bột ủ đủ thời gian, dùng tay ấn khắp mặt bột để bọt khí thoát ra ngoài, sau đó cho thêm vani, dầu nhào một lần nữa để bột mềm mịn hơn.

Bước 3. Tạo hình cho bánh tiêu

Cho bột ra khỏi tô lớn, đặt lên mặt phẳng đã rắc bột khô. Nặn cục bột thành khối dài và chia thành các phần bằng nhau. Để chính xác bạn có thể cân trọng lượng của từng cục bột.

Chia bột thành những phần bằng nhau
Chia bột thành những phần bằng nhau

Sau đó lật ngược mặt trong của bột để lăn qua mè. Phần bên trong không bám bột khô cho khả năng bám dính mè tốt hơn. Bạn thực hiện tương tự với các phần bột còn lại.

Bước 4. Chiên bánh tiêu

Sử dụng chảo sâu lòng để chiên bánh. Lượng dầu chiên bánh tiêu phải nhiều, tối thiểu bằng ½ thể tích của chảo thì bánh sẽ ngon hơn. Bánh nên được chiên ở lửa vừa với dầu sôi ở mức phù hợp.

Cán dẹp bánh trước khi chiên
Cán dẹp bánh trước khi chiên

Bí quyết để chiên bánh tiêu nở phồng chính là đợi dầu vừa đủ sôi bạn cho bột bánh vào. Nếu cho vào quá sớm hoặc khi dầu quá nóng bột sẽ bị chai. Bánh không thể nở phồng.

Sau khi đã lăn các cục bột qua mè, bạn cán dẹp bột với một lực vừa đủ, cán đều hai mặt với chiều dày khoảng 0.5cm và đường kính 10cm. Hoàn thành một cục bột bạn thả vào trong chảo dầu. Sau khi chiên khoảng 30s – 1 phút thì bánh bắt đầu nổi lên trên, liên tục trở bánh để chín vàng hai mặt.

Cho bột vào chảo dầu và chiên vàng đều 2 mặt
Cho bột vào chảo dầu và chiên vàng đều 2 mặt

Thời gian chiên chín 1 chiếc bánh tiêu dao động từ 2 – 3 phút. Khi một chiếc bánh tiêu này vừa nổi lên trên bạn lại thả tiếp bánh khác vào để chiên. Thao tác thực hiện lặp lại cho đến khi hết bột. Nếu cho vào cùng một lúc quá nhiều bột bạn sẽ không trở bánh kịp, bánh chín không vàng đều.

Cách làm bánh tiêu không cần men nở, không cần ủ bột đơn giản nhất

Nguyên liệu

  • 140g bột mì
  • 1 hộp sữa chua
  • Mè đen
  • Gia vị: Dầu ăn, muối

Cách làm bánh tiêu không cần bột nở

Bước 1 Trộn hỗn hợp bột

Bạn đổ 100g sữa chua, 140g bột mì, ½ muỗng cà phê muối vào tô rồi trộn đều lên đến khi thu được hỗn hợp bột đặc mịn. Bạn tiến hành ủ bột trong vòng 30 phút.

Trộn hỗn hợp bột

Bước 2 Tạo hình bánh tiêu

Bạn cắt bột thành miếng nhỏ, vo thành viên tròn đều nhau. Sau đó cho nhúng cục bột vào mè đen rồi cán dẹt ra. Bạn làm tiếp tục cho đến khi hết nguyên liệu.

Tạo hình bánh tiêu

Bước 3 Chiên bánh

Bạn bắc chảo lên bếp, cho 100ml dầu ăn vào, khi dầu nóng bạn cho từng miếng bánh vào chiên với lửa nhỏ. Vừa chiên bạn vừa rưới dầu ăn lên để bánh chín đều. Thấy bánh gần chín và phồng lên, bạn vặn to lửa lên để bánh được giòn. Cuối cùng khi bánh đã vàng bạn bỏ ra dĩa và thưởng thức được rồi.

Chiên bánh tiêu

Chiên bánh tiêu

3Thành phẩm

Chỉ với vài bước đơn giản, món bánh tiêu thơm ngon đã hoàn thành rồi. Với lớp vỏ vàng, cắn vào như giòn tan trong miệng ăn hoài không thấy ngán. Đây đúng là một món ăn hấp dẫn mọi lứa tuổi.

Bánh tiêu thơm ngon chỉ với bột mì và sữa chua cực dễ làm

Bánh tiêu thơm ngon chỉ với bột mì và sữa chua cực dễ làm

Cách làm bánh tiêu không cần men nở, không cần ủ bột ai cũng làm được

Nguyên liệu

  • 250 gam bột mì đa dụng
  • 10 gam mè trắng
  • 200ml dầu ăn
  • 1/4 muỗng cà phê muối
  • 50 gam đường cát

Cách làm

Bước 1: Trộn bột bánh tiêu

  • Bạn cho bột mì đa dụng vào một chiếc tô lớn, sau đó cho thêm đường cát và muối vào rồi trộn các nguyên liệu cho quyện vào nhau.
  • Tiếp theo, bạn cho từ từ 170ml nước sôi vào hỗn hợp bột, vừa cho nước bạn vừa trộn đều tay để tránh cho bột bị nhão.

Bước 2: Nhồi bột

  • Sau khi trộn xong hỗn hợp bôt, bạn dùng tay nhồi bột cho đến khi bột tạo thành một khối.
  • Sau đó, bạn rắc 1 lớp bột mì đa dụng lên trên mặt thớt (thớt khô ráo) rồi đặt khối bột lên và tiếp tục nhồi cho đến khi bột không còn dính tay nữa. Khi chạm vào mà thấy bột không quá khô, có độ ẩm là đã đạt chuẩn bạn nhé.

Bước 3: Tạo hình 

  • Khi đã nhồi bột đạt chuẩn rồi, bạn dùng dụng cụ cắt bột để cắt đôi khối bột rồi chia thành 8 phần bằng nhau.
  • Tiếp đến, bạn lấy 1 phần bột và tiến hành nhồi tiếp cho đến khi thấy bề mặt khối bột ẩm hơn thì bạn vo tròn khối bột lại và cho vào dĩa mè trắng.
  • Sau đó, bạn tiếp tục lăn tròn khối bột trong dĩa mè trắng để lớp mè có thể bám hết vào các mặt của khối bột.
  • Tiếp theo, bạn dùng tay ấn dẹt khối bột và dùng cây cán bột cán khối bột thành hình tròn thật mỏng. Bạn làm tương tự với các khối bột còn lại cho đến khi hết.

Bước 4: Cách chiên bánh tiêu

  • Bạn cho 200ml dầu ăn vào chảo chống dính và đun sôi với lửa to. Khi dầu sôi, bạn dùng đũa khuấy đều chảo dầu cho nhiệt được tỏa đều trong chảo.
  • Sau đó, bạn hạ bớt lửa xuống và cho những chiếc bánh đã cán mỏng vào.
  • Khi thấy bánh nổi lên bạn xoay tròn bánh thật đều tay khoảng 3 – 4 phút cho bánh nở đều và to hơn.
  • Tiếp theo, bạn trở mặt bánh luân phiên khoảng 1 phút cho đến khi 2 mặt bánh vàng đều thì vớt ra để vào giấy thấm dầu.
  • Thực hiện tương tự với những chiếc bánh còn lại.

Bước 5: Thành phẩm

Bánh tiêu khi chín sẽ có mùi thơm vô cùng đặc trưng của bột và mè. Bạn sẽ thấy được vị giòn thơm của vỏ bánh cùng với vị ngọt nhẹ và mềm mịn của ruột bánh. Thật là hấp dẫn đúng không nào?

Cách làm bánh tiêu không cần bột nở

Cách làm bánh tiêu không cần men nở, không cần ủ bột cấp tốc

Nguyên liệu

  • 300 gram bột mì đa dụng
  • 150 ml sữa tươi không đường
  • 50 gram đường (tăng độ ngọt lên theo khẩu vị)
  • 1/4 thìa cà phê muối
  • 1-2 thìa canh dầu ăn
  • Mè (vừng)

Cách làm

  1. Trộn bột: Cho sữa, nước, đường, muối vào nồi khuấy tan đường và đun sôi lăn tăn rồi tắt bếp. Từ từ cho hỗn hợp này vào tô đựng bột mì và trộn đều. Điều chỉnh lượng nước theo độ hút nước nhiều hay ít của bột mì cũ hay mới. Trộn đều tay để thành khối kết dính là được, không nên nhồi lâu sẽ làm bánh bị dai.

  2. Tạo hình bánh: Thoa chút dầu ăn lên bề mặt khối bột và mặt phẳng. Chia bột thành các khối đều nhau. Vê tròn từng khối bột, rồi lăn qua mè (vừng) để lớp mè bám đều các mặt. Đặt lên mặt phẳng rồi cán bột thành hình tròn mỏng. Tùy theo sở thích mỗi người thích ruột dày hay rỗng để điều chỉnh độ mỏng của bột (cán mỏng thì ruột càng rỗng).

  3. Chiên bánh: Cho dầu vào chảo sâu lòng (lượng dầu ngập bánh), thử đầu đũa sủi tăm là dầu đạt độ nóng, hạ lửa nhỏ vừa và cho từng bánh vào chiên. Khi chiên, một tay dùng đũa xoay, một tay dùng vá (muôi) ấn xuống. Khi thấy bong bóng nổi nhỏ thì múc dầu nóng đổ lên liên tục giữa bánh đều để đủ độ nóng sẽ giúp bánh nở phồng to. Trở đều các mặt rồi chiên vàng đều. Làm lần lượt các bánh cho tới khi hết. Vớt bánh ra để đứng trên giấy thấm dầu, không để bánh nằm ngang dễ bị xẹp.

  4. Thành phẩm: Vỏ bánh vàng giòn, nở phồng, ruột xốp, dậy mùi thơm của mè, vị ngọt nhẹ rất hấp dẫn.

Chú ý:

  • Dùng bát nhỏ ấn mạnh xuống tạo hình tròn sau khi cán mỏng hoặc có thể tạo hình tùy thích bằng các khuôn.
  • Khi chiên chú ý: Dầu phải nóng già, liên tục múc dầu nóng đổ lên để đủ độ nóng giúp bánh nở phồng to.

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh tiêu không cần men nở, không cần ủ bột

Tải ngay cách làm bánh tiêu không cần men nở, không cần ủ bột

Video hướng dẫn cách làm bánh tiêu không cần men nở, không cần ủ bột

YouTube video

Mua nguyên liệu làm bánh tiêu không cần men nở, không cần ủ bột ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh tiêu không cần men nở, không cần ủ bột, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Mẹo làm bánh tiêu không cần men nở, ủ bột vẫn thành công

Nếu ủ bột mà vẫn không nở thì có thể do bạn đã quên cho men nở vào. Hoặc lượng men nở của bạn cho vào ít hơn bột bánh, hoặc có thể bạn nhào bột chưa đủ. Vậy nên bạn cần có các tỉ lệ bột và men phải chuẩn.

Để cho vỏ bánh được mềm, không bị vàng và đắng thì các  bạn phải ủ bột đủ thời gian để bột lên men.

Không nên hấp bánh quá lâu như vậy sẽ khiến cho bánh chuyển sang màu vàng. Bạn có thể cho một ít giấm vào nồi nước hấp để khắc phục.

Trước khi hấp, bạn nên phết một ít dầu ăn lên xửng hấp nếu không có giấy nến để lót dưới bánh.

Trong lúc hấp bánh, bạn không được mở nắp nồi làm bánh dễ bị xẹp, bạn cũng không hấp bánh quá lâu làm cho bánh dễ bị xẹp, chai, mặt bánh nhăn nheo, không ngon.

Khi hấp bánh, phủ một lớp khăn lên trên sau đó đậy nắp lại để hơi nước ko bị rớt xuống bánh.

Cho thêm một ít giấm vào phần nước hấp để bánh được trắng.

Cách bảo quản bánh tiêu như thế nào?

Bánh tiêu đã chiên nếu không hết bạn gói lại bằng khăn giấy hay cột trong bịch ni – lông, bạn dùng hết bánh trong ngày sẽ ngon hơn và không bị hôi mùi dầu.

Bánh tiêu chưa chiên bạn có thể bỏ bánh vào túi đựng thực phẩm chuyên dụng và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh và khi nào dùng lại thì bạn chiên lên và sử dụng.

Lưu ý bạn chỉ nên bảo quản bánh tiêu trong ngăn đá tủ lạnh tối đa là 2 ngày vì sau khoảng thời gian này bánh sẽ bị hư và sinh ra nhiều vi chất không tốt cho sức khỏe.

Bánh tiêu bao nhiêu calo?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nguyên liệu chính để làm bánh tiêu là bột mì đa dụng, đường, vừng và được chiên bởi dầu ăn nóng do vậy 1 chiếc bánh tiêu chiên có mức năng lượng khá cao, khoảng 132 calo cho một chiếc bánh tiêu cỡ trung (đường kính khoảng 1/2 gang tay).

Tuy nhiên loại bánh này ngày càng phát triển phong phú, đa dạng hơn với nhiều hương vị nên mỗi loại bánh sẽ có lượng calo khác nhau. Cụ thể lượng calo cho 1 chiếc bánh tiêu kích cỡ vừa (đường kính khoảng 3/4 gang tay) cụ thể là:

  • 1 bánh tiêu lá dứa cho 155 calo
  • 1 bánh tiêu xôi chứa đến 413 calo
  • 1 bánh tiêu sầu riêng cung cấp 417 calo
  • 1 bánh tiêu đậu xanh cho 210 calo

Ăn bánh tiêu có mập không?

Để có một bữa ăn no thì cần ăn khoảng 8 chiếc bánh tiêu chiên kích thước vừa, tương đương với nạp 1056 calo vào cơ thể, cao hơn rất nhiều so với lượng calo của một bữa ăn thông thường (667 calo). Chính vì thế việc ăn bánh tiêu sẽ khiến bạn dễ tăng cân.

Bên cạnh đó, thành phần chủ yếu của bánh tiêu là tinh bột, đây là nguồn năng lượng quan trọng chứa carbohydrate giúp bổ sung lượng đường cho cơ thể. Ăn nhiều bánh tiêu đồng nghĩa với việc nạp nhiều tinh bột vào cơ thể.

Nếu bạn không bổ sung kịp thời lượng chất xơ vào khẩu phần ăn thì hàm lượng glucozơ trong tinh bột sẽ nhanh hấp thụ vào máu khiến bạn dễ tăng cân, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới bệnh tiểu đường, huyết áp cao.

Tổng kết

Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh tiêu không cần men nở, không cần ủ bột cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 09/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

Rate this post