Updated at: 31-10-2022 - By: Hoàng Cường

Ngày Tết đến ắt hẳn không thể thiếu được vị bánh tét. Tuy nhiên, ngoài bánh tét truyền thông, bạn còn có thể biến tấu bánh tét nhân ngọt vô cùng mới lạ ngay tại nhà. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 4 cách làm bánh tét nhân ngọt cập nhật mới nhất 04/2024.

Nguồn gốc bánh tét

Nếu miền Bắc xem bánh chưng là đặc trưng của ngày tết thì ở miền Nam tết cổ truyền không thể thiếu món bánh tét. Bánh tét dẻo thơm, cách gói bánh tét cũng dễ nên được nhiều người ưa chuộng.

Câu chuyện về nguồn gốc của bánh tét gắn với một trong những vị vua nổi tiếng của nước ta đó là vua Quang Trung. Trong một lần dẫn binh đi đánh giặc, trong lúc ngồi nghỉ ngơi vua Quang Trung được người dân địa phương biếu cho một loại bánh. Bánh này được gói trong lá chuối, có hình trụ chắc chắn.

Bánh tét là món ngon ngày tết không thể thiếu

Bánh tét là món ngon ngày tết không thể thiếu

Khi thưởng thức bánh, vua Quang Trung rất ngạc nhiên vì vị ngon của bánh. Hỏi người biếu, vua mới biết đây là loại bánh vợ anh chuẩn bị cho những dịp đi xa. Mỗi khi thưởng thức miếng bánh dẻo thơm anh lại nhớ lại quê hương, nhớ người vợ hiền. Cảm động trước ý nghĩa của món bánh bình dị này vua đã ra lệnh mỗi người phải gói và ăn bánh trong dịp tết. Từ đó người ta cũng gọi món bánh này là bánh tết.

Vì sao gọi là bánh tét

Ban đầu bánh tét có tên là bánh tết để gợi nhớ ngày tết cổ truyền. Theo thời gian, do cách phát âm của vùng miền nên bánh tết dần được gọi thành bánh tét. Ngoài ra còn có một cách lý giải khác cụ thể hơn, dễ hình dung hơn. Bánh tét ăn đúng cách khá độc đáo. Thay vì dùng dao để cắt bánh, người ta sẽ dùng chính các sợi lạc buộc bánh để cắt. Người ta lột bỏ lớp vỏ lá chuối bọc bên ngoài, sau đó dùng chính dây buộc để tét bánh ra làm thành từng khoanh nhỏ.

Ăn bánh tét có mập không?

Như đã phân tích ở trên thì lượng calo trong bánh tét tương đối cao. Một người bình thường có thể ăn 2-3 khoanh bánh tét một bữa để cảm thấy no bụng. Nếu đem ra tính toán thì khẩu phần ăn này sẽ có thể nạp vào cơ thể bạn một lượng từ 800-1200kcal.

Trong khi đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng mỗi ngày chúng ta cần nạp trung bình 2000 kcal vào cơ thể để hoạt động bình thường, tương đương với khoảng 667 calo cho mỗi bữa ăn nếu mỗi ngày bạn ăn đủ 3 bữa ăn chính.

Như vậy, với việc ăn 2-3 khoanh tét truyền thống một lần, thì câu trả lời cho vấn đề ăn bánh tét có béo không là chắc chắn sẽ béo. Đây cũng là lý do mà sau mỗi dịp tết, bạn thường bị tăng cân vù vù khó kiểm soát.

Tổng hợp 4 cách làm bánh tét nhân ngọt cập nhật 04/2024

1. Cách làm bánh tét nhân ngọt thơm ngon mới lạ hấp dẫn đơn giản

Nguyên liệu làm Bánh tét nhân ngọt cho 8 cái bánh

  • Nếp 1.3 kg
  • Đậu xanh 400 gr
  • Đậu đen 100 gr
  • Dừa bào sợi 100 gr
  • Đường thốt nốt 300 gr
  • Đường 2 muỗng canh
  • Muối 3 muỗng cà phê
  • Nước cốt lá dứa 750 ml
  • Lá chuối 1 kg

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua nếp ngon gói bánh

  • Bạn nên chọn mua nếp có hạt to, tròn, màu trắng đục, không bị gãy nát.
  • Nên mua nếp mới được xay, khi ngửi có mùi thơm nhẹ, dễ chịu tự nhiên của gạo nếp.
  • Không nên mua không nên mua loại gạo nếp được xay xát kỹ vì gạo đã bị mất rất nhiều dưỡng chất.
  • Tránh mua nếp có màu sắc lạ hoặc có mùi ẩm mốc do để lâu.

Cách chọn mua đậu xanh

  • Bạn có thể sử dụng cả hai loại đậu xanh cà vỏ và còn nguyên vỏ đều được.
  • Nếu bạn chọn đậu xanh còn nguyên vỏ, cần lưu ý chọn các hạt đậu xanh có lớp vỏ căng bóng, mẩy đều nhau, không bị sâu hay lép.
  • Nếu chọn hạt đậu xanh cà vỏ, bạn chọn loại có màu vàng đẹp, các hạt đậu nửa chắc, không bị sâu mọt, có mùi thơm của đậu xanh.

Nguyên liệu món ăn bánh tét nhân ngọt

Dụng cụ thực hiện

  • Nồi áp suất, máy xay sinh tố, nồi, chảo , muỗng,…

Cách chế biến Bánh tét nhân ngọt

Chuẩn bị và nấu đậu

Bạn cho 100gr đậu đen cùng 600ml nước, 1/3 muỗng cà phê vào nồi áp xuất và hầm trong vòng 10 phút.

Tiếp theo, bạn bắc nồi lên bếp sau đó cho vào 400gr đậu xanh, 750ml nước, 1/3 muỗng cà phê rồi đậy nắp lại nấu với lửa nhỏ, đợi đến khi nào nước sôi thì mở nắp ra vớt bỏ đi lớp bọt bên trên. Tiếp tục đậy nắp nấu với lửa nhỏ đến, đến khi đậu xanh cạn nước, nở đều thì tắt bếp.

Tận dụng lúc đậu xanh trong nồi còn nóng, bạn dùng muỗng đảo đều để phần nhân đậu xanh được mịn màng hơn nhé!

Bước 1 Chuẩn bị và nấu đậu Bánh tét nhân ngọtBước 1 Chuẩn bị và nấu đậu Bánh tét nhân ngọtBước 1 Chuẩn bị và nấu đậu Bánh tét nhân ngọtBước 1 Chuẩn bị và nấu đậu Bánh tét nhân ngọt

Sên nhân

Bắc chảo lên bếp, cho vào 300gr đường thốt nốt cùng với 2 muỗng canh nước lọc, đun với lửa trung bình để đường tan chảy.

Sau khi đường đã tan hết, cho thêm vào 1/3 muỗng cà phê muối, khuấy đều. Sau đó cho 100gr dừa bào sợi đảo tầm 3 phút để dừa chín. Tiếp tục, cho phần đậu xanh đã hầm lúc nãy vào sên cùng, đến khi nào thấy phần đậu xanh, đường và dừa bào sợi hòa quyện lại với nhau là được.

Sau khi phần nhân đã hòa quyện, bạn tắt bếp và tràn đều phần nhân đã sên ra 1 cái mâm hoặc khay để nhân được mau nguội và dễ tạo hình hơn khi gói bánh.

Mách nhỏ: Để phần nhân không bị khét lúc sên, khi sên bạn nên đảo đều tay và để lửa trung bình.

Bước 2 Sên nhân Bánh tét nhân ngọtBước 2 Sên nhân Bánh tét nhân ngọtBước 2 Sên nhân Bánh tét nhân ngọtBước 2 Sên nhân Bánh tét nhân ngọt

Tạo hình nhân

Sau khi nhân đã nguội, bạn chia nhân ra thành 8 miếng hình chữ nhật đều nhau sau đó dùng màng bọc thực phẩm cuộn tròn nhân lại và ém thật chặt ở 2 đầu để nhân để khi gói bánh sẽ dễ hơn và hấp bánh cũng dễ hơn.

Bước 3 Tạo hình nhân Bánh tét nhân ngọtBước 3 Tạo hình nhân Bánh tét nhân ngọtBước 3 Tạo hình nhân Bánh tét nhân ngọtBước 3 Tạo hình nhân Bánh tét nhân ngọt

Chuẩn bị nếp

Nếp khi mua về, bạn vo sơ qua với 1 lần nước rồi ngâm nếp trong nước khoảng 1 tiếng. Sau đó chắt nếp ra rổ để ráo, nếp sau khi ngâm sẽ được nở đều, vừa vặn và khi xào sẽ không bị bể nát.

Đậu đen sau khi nấu với nồi áp suất, bạn vớt ra và để cho đậu đen được ráo .

Bước 4 Chuẩn bị nếp Bánh tét nhân ngọtBước 4 Chuẩn bị nếp Bánh tét nhân ngọtBước 4 Chuẩn bị nếp Bánh tét nhân ngọt

Xào nếp

Bạn cho vào chảo 400ml nước cốt dừa, 750ml nước cốt lá dứa cùng 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh đường, sau đó bắc lên bếp, đun với lửa trung bình và khuấy đều để đường được hòa tan.

Sau khi hỗn hợp trên vừa sôi lăng tăng, bạn cho phần nếp và phần đậu đen vào xào với lửa trung bình. Đến khi nào bạn thấy phần nếp hút cạn nước và xào thấy hơi nặng tay thì hạ lửa nhỏ xuống từ từ. Xào thêm tầm 5 – 10 phút, thấy hạt nếp hơi nở và dần trở nên trong suốt thì tắt bếp.

Mẹo nhỏ: Xào nếp trước sẽ giúp phần nếp khi hấp sẽ mau chính hơn và tăng thêm độ dẻo thơm cho bánh.

Bước 5 Xào nếp Bánh tét nhân ngọtBước 5 Xào nếp Bánh tét nhân ngọt

Gói bánh

Lá chuối mua về, dùng khăn lau sơ cho sạch bụi rồi trần sơ qua với nước sôi từ 5 – 7 phút. Sau khi trần sơ lá chuối xong, bạn vớt lá chuối ra lau khô rồi bỏ vào lại tủ lạnh để lá chuối giữ được dẻo hơn khi gói.

Để gói bánh bạn dùng 1 cái túi zip, cắt bỏ đi phần đầu và rọc 2 bên hông của túi để gói bánh được dễ hơn. Tiếp theo, giàn đều nếp lên túi zip sau đó cho phần nhân đã tạo hình lúc đầu vào gói cùng. Sau khi gói bánh xong, bạn nắn phần bánh cho thật kĩ và chắc tay để phần nhân không bị trồi ra ngoài.

Kế tiếp, bạn trải lá chuối ra sau đó cho phần bánh đã gói trong túi zip lên bề mặt lá chuối và gói lại 1 lần nữa. Sau khi đã gói bánh với lá chuối xong, bạn định hình bánh bằng cách dùng màng bọc thực phẩm gói thêm 2 lần để khi hấp đánh sẽ không bị nở ra ngoài.

Làm tương tự đến khi nào hết nếp và nhân.

Bước 6 Gói bánh Bánh tét nhân ngọtBước 6 Gói bánh Bánh tét nhân ngọtBước 6 Gói bánh Bánh tét nhân ngọtBước 6 Gói bánh Bánh tét nhân ngọt

Hấp bánh

Cho ít nước vào nồi áp xuất, sau đó xếp xen kẻ bánh đã gói vào nồi và hấp từ 45 – 50 phút là bánh sẽ đạt. Sau đó bạn vớt bánh ra để bánh thiệt ráo và thưởng thức bánh thôi nào.

Bước 7 Hấp bánh Bánh tét nhân ngọtBước 7 Hấp bánh Bánh tét nhân ngọtBước 7 Hấp bánh Bánh tét nhân ngọt

Thành phẩm

Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong món bánh tét nhân ngọt rồi đúng không nào? Bánh tét chay sau khi hoàn thành rất thơm ngon với vỏ nếp mềm dẻo, vị bùi bùi của nhân đậu xanh và ngọt thơm của đường thốt.

Nhất định món bánh tét này sẽ là một món ăn giúp thực đơn ngày Tết cổ truyền của bạn thêm phần ngon miệng hơn đấy.

Bước 8 Thành phẩm Bánh tét nhân ngọt

2. Cách làm bánh tét nước tro nhân đậu xanh ngọt trong dẻo mềm thơm ngon

Nguyên liệu làm Bánh tét nước tro nhân đậu xanh cho 10 cái bánh

  • Nếp 3 kg
  • Đậu xanh 1.5 kg
  • Nước dừa tươi 140 ml
  • Nước cốt dừa 400 ml
  • Đường vàng 650 gr
  • Nước tro tàu 300 ml
  • Muối 1 muỗng canh

Cách chọn mua nguyên liệu ngon

Cách chọn mua nếp ngon

  • Chọn mua những hạt nếp có kích thước to đều hạt, trắng đục, bên ngoài căng bóng và hạt không bị gãy.
  • Không nên chọn hạt nếp bị mùn, bị đồ lông hoặc có màu vàng.
  • Ngoài ra, gạo nếp ngon sẽ có mùi thơm tự nhiên, đặc trưng giống gạo. Còn đối với loại nếp để lâu thường sẽ mất mùi và khi nấu cũng sẽ không giữ được độ thơm ngon.
  • Bạn có thể nếm thử nếp bằng miệng, nếu có vị ngọt nhẹ và không có mùi lạ thì là nếp ngon.
  • Bạn có thể tham khảo các loại nếp ngon như: nếp cái hoa vàng, nếp Tú Lệ, nếp nương Điện Biên, nếp ngỗng và nếp nhung.

Nước tro tàu là gì?

  • Nước tro tàu là một loại nước được lọc từ hỗn hợp củi, gỗ bị đốt cháy thành tro. Sau đó khuấy và đợi tro lắng xuống thì gạt hoặc lược để lấy phần nước trong; đó được gọi là nước tro tàu.
  • Hiện nay, nước tro tàu được sản xuất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn, loại bỏ các tạp chất cũng như những chất độc hại so với sản xuất thủ công tại nhà; được gọi là nước tro tàu hóa học, có tên là Kali Hydroxit (KOH) hoặc Natri Hydroxit (NaOH) và điều chế dưới nhiều dạng: dạng viên, dạng bột, dạng nước,…

Nguyên liệu món ăn bánh tét nước tro nhân đậu xanh

Cách chế biến Bánh tét nước tro nhân đậu xanh

Ngâm đậu và nếp

Đầu tiên, bạn vo sạch đậu xanh và nếp khoảng 3 – 4 lần cho sạch. Sau đó, bạn ngâm đậu xanh trong nước qua đêm cho mềm.

Đối với nếp, bạn chắt bỏ nước, kế đến trộn cùng 300ml nước tro tàu và ngâm khoảng 4 tiếng.

Sau 3 tiếng, bạn châm thêm nước lã sao cho ngập mặt nếp, tiếp tục ngâm nếp qua đêm cho mềm.

Bước 1 Ngâm đậu và nếp Bánh tét nước tro nhân đậu xanhBước 1 Ngâm đậu và nếp Bánh tét nước tro nhân đậu xanh

Xào nếp với nước cốt dừa

Sau khi ngâm nếp xong, bạn chắt bỏ phần nước và vo nếp lại thật sạch nhiều lần với nước lã.

Lưu ý:

  • Bạn nên vo nếp nhiều lần để loại bỏ được hết phần nước tro tàu, nếu không vo sạch thì thành phẩm sẽ có vị đắng.
  • Bạn có thể thử xem nếp sạch hay chưa bằng cách nếm thử 1 hạt nếp, nếu không còn vị đắng là được.

Bắc chảo lên bếp, cho vào 140ml nước dừa tươi, 1/2 muỗng canh muối, 100gr đường vàng rồi nấu cho sôi.

Khi hỗn hợp sôi, bạn cho nếp vào đảo đều tay trên lửa vừa đến khi phần nước cạn thì tắt bếp.

Bước 2 Xào nếp với nước cốt dừa Bánh tét nước tro nhân đậu xanhBước 2 Xào nếp với nước cốt dừa Bánh tét nước tro nhân đậu xanh

Xào nhân đậu xanh

Chắt bỏ phần nước ngâm đậu, kế tiếp cho đậu xanh vào nồi rồi châm thêm nước vừa đủ ngập mặt đậu. Tiếp theo, nấu đậu xanh trên lửa vừa đến khi sôi và gần cạn nước.

Sau đó, bạn hạ xuống lửa nhỏ và dùng muỗng trộn đều liên tục đến khi đậu xanh chín mềm và khô ráo nước.

Bắc chảo lên bếp, cho vào 400ml nước cốt dừa, 1/2 muỗng canh muối, 550gr đường vàng. Khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện.

Kế tiếp, cho đậu vào chảo, đảo đều trên lửa vừa đến khi nước cạn, chảo khô ráo, đậu xanh dẻo mềm là đạt.

Bước 3 Xào nhân đậu xanh Bánh tét nước tro nhân đậu xanhBước 3 Xào nhân đậu xanh Bánh tét nước tro nhân đậu xanh

Gói bánh tét nước tro

Đầu tiên, chia nhân đậu xanh thành 10 phần rồi nắn thành hình trụ dài. Đối với nếp, bạn sẽ đong với định lượng 1 tô nhỏ cho 1 cái bánh.

Chồng 3 miếng lá chuối đã lau sạch lên nhau, dàn đều nếp rồi đặt nhân đậu xanh lên trên.

Kế đến, bạn gấp lần lượt 2 mép lá bên cạnh lại sao cho phần nếp dồn vào giữa. Tiếp theo, bọc kín lá lại rồi dùng dây cột chặt ở giữa để cố định bánh.

Ở mỗi đầu bánh, bạn gấp các mép lá lại. Sau đó, chồng lên trên thêm 2 miếng lá chuối nhỏ thành chữ thập để bọc kín đầu bánh. Kế đến, dùng dây buộc để cố định lại.

Cuối cùng, dùng dây cột kín các phần còn lại trên thân bánh là hoàn tất.

Bước 4 Gói bánh tét nước tro Bánh tét nước tro nhân đậu xanhBước 4 Gói bánh tét nước tro Bánh tét nước tro nhân đậu xanhBước 4 Gói bánh tét nước tro Bánh tét nước tro nhân đậu xanhBước 4 Gói bánh tét nước tro Bánh tét nước tro nhân đậu xanh

Luộc bánh tét

Xếp bánh vào nồi và châm nước ngập mặt, sau đó bạn đậy nắp kín, luộc chín khoảng 3 tiếng trên lửa vừa.

Mẹo luôc bánh tét dẻo mềm, để được lâu:

  • Trong quá trình luộc, bạn nhớ thỉnh thoảng châm thêm nước nhé! Vì khi luộc, nếu bánh không ngập đủ nước sẽ dễ bị sượng.
  • Nên trở ngược đầu bánh sau vài tiếng luộc để bánh chín đều hơn.

Bước 5 Luộc bánh tét Bánh tét nước tro nhân đậu xanhBước 5 Luộc bánh tét Bánh tét nước tro nhân đậu xanh

Thành phẩm

Bánh tét nước nhân đậu xanh có lớp vỏ nếp dẻo mềm cùng vị ngọt nhẹ vừa ăn, bên trong là phần nhân đậu xanh mềm mịn, bùi bùi, beo béo từ nước cốt dừa, cực kỳ ngon miệng.

Bước 6 Thành phẩm Bánh tét nước tro nhân đậu xanh

Cách bảo quản bánh

  • Bạn có thể bảo quản bánh tét ở nhiệt độ thường, nơi thoáng mát từ 2 – 3 ngày hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tuần và ngăn đông khoảng 3 tuần.
  • Khi bảo quản bánh ở ngăn đông, bạn có thể luộc nóng bánh lại và thưởng thức là được.

3. Cách làm bánh tét nhân ngọt thơm ngon đơn giản

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gạo nếp: 1kg
  • Đỗ xanh đã vỡ: 300g-500g
  • Nước cốt dừa
  • Lá dứa
  • Lá cẩm
  • Muối, đường, tiêu

Cách làm bánh tét nhân ngọt

Bước 1: Sơ chế đỗ xanh

Rửa sạch đỗ xanh, ngâm trong nước khoảng 1 tiếng đồng hồ, sau đó rửa lại lần nữa rồi vớt lên để ráo nước.

Thêm một chút muối khoảng 1 thìa cà phê và một cốc nước cốt dừa vào đỗ xanh. Đun hỗn hợp trên đến khi nào chín thì cho thêm khoảng 10 thìa đường, trộn đều đun tiếp khoảng 5 phút là ok.

Tắt bếp, để đậu xanh nguội sau đó nắn thành những hình trụ dài tương tự như hình.

cách làm bánh tét nhân ngọt 1

Bước 2: Sơ chế lá cẩm, lá dứa

Lá cẩm và lá dứa rửa sạch, xay hoặc giã nhuyễn lọc lấy nước.

Bước 3: Chuẩn bị gạo nếp để gói bánh

Gạo nếp chia đều thành 2 phần.

Phần gạo thứ nhất, rửa qua, ngâm trong 3 tiếng cùng với nước lá cẩm. Sau đó vớt gạo lên, cho gạo đã ngâm cùng với nước cốt dừa, muối và đường rồi xào lên, xào đến khi nước cốt dừa vừa bám vào gạo là được.

Phần gạo thứ hai,rửa qua, ngâm trong 3 tiếng, sau đó vớt gạo lên. Làm tương tự như phần thứ nhất. Xào lên cùng với nước cốt dừa, muối, đường và nước màu lá dứa. Cũng xào đến khó cảm thấy nước cốt dừa ngấm vào gạo.

Bước 4: Gói bánh

Trên bàn phẳng, trải một tấm nilon loại dành cho thực phẩm lên hoặc một tấm lá chuối sạch.

Trải tiếp một lớp gạo lá dứa lên, tạo thành vỏ lá dứa hình chữ nhật như hình, đặt nhân đậu xanh hình trụ lên lớp vỏ lá dứa, cuộn tròn vỏ lá dứa bao phủ nhân trụ tương tự như cách gói nem.

cách làm bánh tét nhân ngọt 2

Trải tiếp một lớp gạo lá cẩm lên, cũng tạo hình chữ nhật như hồi nãy nhưng to hơn một chút, sau đó đặt phần vừa cuộn lên rồi tiếp tục cuộn tròn lại.

cách làm bánh tét nhân ngọt 3

Sau đó bỏ lớp nilon đi, gói vào lá chuối như bánh tét bình thường. Rồi buộc dây vào là đã xong khâu gói bánh.

cách làm bánh tét nhân ngọt 4

Bước 5: Luộc bánh

Luộc bánh trong khoảng 4 giờ, vớt bánh ra.

cách làm bánh tét nhân ngọt 5

Cách làm bánh tét nhân ngọt này tết năm trước mình đã học được ở đâu đó nhưng không nhớ rõ, sau khi làm thử thì thấy vừa đơn giản, thời gian luộc bánh cũng nhanh hơn, bánh cũng rất ngon và lạ miệng, cả nhà mình rất thích, mọi người qua chơi cũng rất thích thú với món bánh này.

4. Cách làm Bánh Tét Nhân Đậu Xanh Ngọt

Nguyên liệu

  • 1 kg đậu xanh
  • 3 kg nếp
  • 300 g Đậu đen khoảng
  • 800 g Đường khoảng
  • Xíu muối,lá chuối, dây

Các bước làm Bánh Tét Nhân Đậu Xanh Ngọt

Bước 1

Đậu xanh ngâm… khoảng 7 giờ, hay ngâm qua đêm đãi sạch vỏ(nếu đậu xanh không vỏ thì ngâm sơ cũng vo sạch) rồi cho vô nồi đổ nước vừa xấp mặt đậu nấu mềm, khi đậu chín cho đậu đường vào sên nhỏ lửa đến khi đường đậu dẻo khô hơn là được

Bánh tét nhân đậu xanh ngọt bước làm 1 hình Bánh tét nhân đậu xanh ngọt bước làm 1 hình

Bước 2

Phần nếp vo sạch ngâm chừng 30 phút (đổ ra rổ để ráu,phần lá phơi héo và lau sạch từ trước. Đậu đen cũng nấu chín, trộn đậu đen nếp xíu muối.

Bánh tét nhân đậu xanh ngọt bước làm 2 hình Bánh tét nhân đậu xanh ngọt bước làm 2 hình

Bước 3

Tùy theo bánh lớn nhỏ mà tính thời gian nấu, đòn nây khoảng này khoảng 600g nấu 6 giờ, bánh ngon là khi gói cột chặt,vớt ra cho vô nước rửa sạch treo nơi thoáng mát, ăn ngon nhất là ngày hôm sau

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh tét nhân ngọt

Tải ngay cách làm bánh tét nhân ngọt

Video hướng dẫn cách làm bánh tét nhân ngọt

YouTube video

Mua nguyên liệu làm bánh tét nhân ngọt ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh tét nhân ngọt , các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Khám Phá Ý Nghĩa Bánh Tét Trong Ngày Tết

Bánh tét (hay nhiều nơi còn gọi là bánh đòn) là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người dân Nam Bộ và một phần khu vực Trung Bộ. Theo nhiều tài liệu, tên gọi “bánh tét” xuất phát từ cách đọc trại theo tính chất vùng miền của từ “bánh Tết”. Khi thuyết minh về cách làm bánh tét, có không ít người cho rằng, “tét” là hành động cắt bánh thành khoanh nhỏ trước khi ăn.

Bánh tét được bọc bên ngoài bởi nhiều lớp lá chuối tượng trưng cho hình ảnh người mẹ ôm lấy con thể hiện mong muốn sum vầy của người Việt trong ngày Tết. Theo quan niệm của ông bà, phần nhân thịt, đậu xanh của bánh tét có ý nghĩa cầu mong sự ấm no, sung túc trong năm tới.

Một số lưu ý khi gói bánh tét

Gói bánh tét: Khi gói bánh tét, bạn có thể dùng khuôn gói để đòn bánh được đẹp mắt hơn. Trường hợp bạn không sử dụng lạt để gói thì có thể thay thế bằng các cuộn dây màu đều được.

Nhân bánh: Trường hợp bạn gói bánh tét bằng lá chuối thì với phần nhân gạo, bạn nên bổ sung thêm màu xanh để khi cắt bánh, bánh sẽ ngon hơn. Để tạo màu xanh cho gạo, bạn có thể giã nát lá dong hoặc lá chuối già lấy nước cốt rồi đem ngâm cùng gạo.

Bánh tét - cách gói bánh tét ngon

Bánh tét – cách gói bánh tét ngon

Ở nhiều vùng miền, cách gói bánh tét truyền thống còn có thể được làm theo kiểu bánh tam sắc hoặc ngũ sắc. Để thực hiện, bạn chỉ cần chuẩn bị các loại màu tự nhiên như đỏ của gấc, tím của củ dền, xanh lá dứa… sau đó trộn vào gạo là được.

Tổng kết

Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh tét nhân ngọt cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 04/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

Rate this post