Updated at: 23-10-2022 - By: [email protected]

Ngày Tết cổ truyền không thể thiếu món bánh tét thân quen, nhưng nếu có phần hơi chán vị bánh thường ăn, bạn có thể biến tấu thêm để đổi vị cho gia đình. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 4 cách làm bánh tét ngũ sắc cập nhật mới nhất 04/2024.

Nguồn gốc của bánh tét tam sắc, ngũ sắc?

Cách gói bánh tét tam sắc, ngũ sắc đẹp không thua kém ngoài tiệm

Theo dân gian, nguồn gốc của tên gọi bánh tét bắt đầu từ “bánh tết”. Nhưng vì tính chất vùng miền, nhiều nơi đã đọc trại “bánh tết” thành “bánh tét”. Cũng có nhiều người cho rằng, hành động “tét” bánh này thành từng khoanh nhỏ đã tạo nên một cái tên cho riêng nó.

Là một món ăn được phát triển lên từ bánh tét truyền thống, bánh tét ngũ sắc mang 5 màu sắc đặc trưng, là biểu tượng của Ngũ hành với đầy đủ Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Ý nghĩa của bánh tét tam sắc, ngũ sắc?

Theo phong tục ngày Tết của người dân Nam Bộ, vào đêm 30 giao thừa, cả nhà sẽ cùng thức cùng nhau, quây quần bên không khí ấm cúng của nồi bánh tét. Cả nhà sẽ cùng tận hưởng khoảnh khắc thiêng liêng bước sang năm mới.

Cách gói bánh tét tam sắc, ngũ sắc đẹp không thua kém ngoài tiệm

Bánh tét tam sắc, ngũ sắc được bọc bên ngoài với nhiều lớp lá chuối, tựa như cảnh mẹ ôm bọc lấy con. Màu sắc rực rỡ, đa dạng của nhân bánh cùng hòa vào làm nên một chiếc bánh gợi ta liên tưởng đến hình ảnh gia đình con cháu quây quần, sum họp và đoàn tụ bên nhau trong không khí đầm ấm của những ngày xuân.

Không dừng lại ở đó, nhiều người còn cho rằng, chiếc bánh tét với màu sắc sặc sỡ, nổi bật sẽ mang đến cho gia đình một năm mới nhiều như ý, nhiều tài lộc và may mắn.

Tổng hợp 4 cách làm bánh tét ngũ sắc cập nhật 04/2024

1. Cách làm bánh tét ngũ sắc thơm ngon đẹp mắt cho ngày Tết

Nguyên liệu làm Bánh tét ngũ sắc

  • Cho 6 cái bánh 1.5kg
  •  Nếp Thái 3 kg
  •  Đậu xanh không vỏ 1 kg
  •  Nước cốt dừa 300 ml
  •  Đường 290 g
  •  Thịt ba rọi 1 kg
  •  Hành lá 2 muỗng canh
  •  Lá dứa 7 lá (1 bó)
  •  Gấc 1/2 trái
  •  Lá cẩm 200 gr (1 bó)
  •  Hành lá 2 muỗng canh
  •  Lá chuối 2 kg
  •  Hạt nêm 1 muỗng canh
  •  Muối 25 g
  •  Trứng muối 18 cái

Mẹo chọn thịt ngon

  • Thịt ba rọi ngon là thịt có tỷ lệ mỡ và thịt cân bằng, khi thưởng thức bạn sẽ không bị ngấy do quá nhiều mỡ hay quá khô do có nhiều thịt nạc.

  • Nên lựa thịt có lớp da ngoài cùng dày, lớp mỡ dày từ 1.5cm – 2cm, phần thịt nạc dính chặt vào phần thịt mỡ. Nhưng để món ăn đạt được ngon nhất, bạn không nên mua thịt có lớp da bên ngoài quá dày vì đó là thịt lợn đã nuôi lâu năm, ăn sẽ không ngon.

  • Chú ý quan sát màu sắc của thịt heo, thịt ba rọi ngon có lớp da bên ngoài khô, màu đỏ hoặc hồng tươi. Thịt sau khi cắt ra có màu hồng sáng đẹp, da trắng hồng, mềm mại. Lớp mỡ xen giữa thịt có màu trắng sáng, chắc.

  • Thịt tươi ngon sẽ có mùi đặc trưng, khi mua thịt heo bạn nên chú ý, nếu thịt có mùi lạ thì tránh không nên mua bạn nhé.

  • Độ đàn hồi của thịt ba rọi rất tốt, vì vậy nên kiểm tra thật kỹ trước khi mua. Bạn dùng tay ấn vào thịt, nếu vết lõm trên thịt trở về trạng thái ban đầu một cách nhanh chóng thì đó chính là thịt heo ngon.

Nguyên liệu món ăn bánh tét ngũ sắc

Dụng cụ thực hiện

Xửng hấp, nồi, tô

Cách chế biến Bánh tét ngũ sắc

Ngâm nếp với các màu tự nhiên
Chia nếp thành 4 phần, mỗi phần 750g với 3 phần nếp trắng 1 phần nếp màu lá cẩm, sau đó ngâm qua đêm.
Đối với phần nếp màu lá cẩm, bạn nấu xăm xắp nước cùng 200g lá cẩm để lấy màu. Sau đó để nước màu nguội rồi đem ngâm cùng 1 phần nếp.
Đối với 3 phần nếp trắng đã ngâm qua đêm, bạn bắt đầu thao tác trộn màu như sau:

  • Lấy thịt của 10 hạt gấc, sau đó tán đều cùng 1 muỗng cà phê rượu trắng. Sau đó bạn cho phần màu này vào 1 phần nếp rồi trộn đều.
  • Lá dứa cắt khúc, rửa sạch, xay nhuyễn cùng khoảng 250ml nước, sau đó lọc qua rây để lấy nước màu. Cho từ từ phần nước lá dứa vào 1 phần nếp rồi trộn đều đến khi được màu ưng ý.

Mách nhỏ: Bạn có thể cho thêm 1 – 2 giọt màu xanh thực phẩm để màu lá dứa được đậm và giữ lâu hơn.
Bước 1 Ngâm nếp với các màu tự nhiên Bánh tét ngũ sắcBước 1 Ngâm nếp với các màu tự nhiên Bánh tét ngũ sắcBước 1 Ngâm nếp với các màu tự nhiên Bánh tét ngũ sắcBước 1 Ngâm nếp với các màu tự nhiên Bánh tét ngũ sắc

Nấu hỗn hợp cốt dừa
Bắc nồi lên bếp, cho vào 900ml nước cốt dừa, 4 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối. Khuấy đều trên lửa lớn cho đường tan hoàn toàn rồi tắt bếp.
Bước 2 Nấu hỗn hợp cốt dừa Bánh tét ngũ sắcBước 2 Nấu hỗn hợp cốt dừa Bánh tét ngũ sắc

Hấp nếp
Bắc một nồi nước sôi, cho nếp vào xửng và hấp trên lửa lớn trong 20 phút.
Sau 20 phút, bạn mở nắp ra, dùng đũa xới đều nếp rồi hấp thêm 10 phút nữa.
Rưới vào mỗi phần nếp 6 muỗng canh nước cốt dừa (khoảng 100ml) rồi trộn đều. Đậy nắp rồi tiếp tục nấu thêm 10 phút.
Sau đó, bạn mở nắp rưới thêm khoảng 15 – 20ml nước cốt dừa, trộn đều và hấp thêm 10 – 15 phút nữa đến khi nếp chín mềm là hoàn tất.

Mách nhỏ:

    • Khi cho từng loại nếp vào, bạn nhớ ngăn cách bằng 1 miếng lá chuối nhé!

    • Để nồi dễ dàng thoát hơi, bạn nên tạo một lỗ trống ở giữa nồi.

    • Lượng nước cốt dừa bạn có thể tăng giảm để phù hợp với loại nếp mà mình sử dụng. Không nên cho nhiều cùng 1 lúc vì sẽ rất dễ khiến nếp bị nhão.

Bước 3 Hấp nếp Bánh tét ngũ sắcBước 3 Hấp nếp Bánh tét ngũ sắcBước 3 Hấp nếp Bánh tét ngũ sắc

Hấp đậu xanh
Rửa sạch 1kg đậu xanh không vỏ, sau đó ngâm qua đêm.
Nấu mềm đậu xanh trên lửa nhỏ cùng 300ml nước cốt dừa đến khi nước trong nồi gần cạn.
Sau đó bạn cho đậu xanh vào máy xanh sinh tố, xay nhuyễn mịn cùng 1 muỗng cà phê muối, 200g đường.

Mách nhỏ: Trong lúc nấu đậu xanh, bạn nhớ khuấy để đậu xanh không bị cháy nhé!
Bước 4 Hấp đậu xanh Bánh tét ngũ sắc

Ướp thịt
Rửa sạch 1kg thịt ba rọi, sau đó ướp cùng 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh hành lá, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh muối.
Ướp thịt khoảng 30 phút sau đó đem đi phơi nắng từ 30 phút – 1 tiếng cho thịt có độ trong.
Bước 5 Ướp thịt Bánh tét ngũ sắcBước 5 Ướp thịt Bánh tét ngũ sắc

Gói bánh
Chia đậu xanh ra làm 6 phần bằng nhau.
Dàn đều nhân đậu xanh, sau đó cho vào 1 miếng thịt ba chỉ, 6 miếng trứng muối cắt đôi rồi bọc kín 2 mép bên của nhân đậu xanh lại.
Chồng 3 tấm lá chuối lên nhau, dàn đều 4 phần nếp màu, cho nhân đậu xanh vào giữa rồi cuộn tròn lá chuối lại. Dùng dây cột phần giữa để giữ chặt phần lá.
Dựng đứng bánh lên, cắt phần lá dư, gói 4 mép lại, phủ chéo lên trên 2 miếng lá chuối rồi cột chặt để định hình phần đầu bánh.
Dùng 2 dây dài để cột chặt hết phần bánh, cuối cùng dùng dây nhỏ để cột dọc trên thân để bánh được chặt hơn.

Lưu ý:

Bạn phải đảm bảo phần nếp bọc kín nhân đậu xanh nhé!

Bạn cần cuộn chặt tay để gói bánh được đẹp hơnBước 6 Gói bánh Bánh tét ngũ sắcBước 6 Gói bánh Bánh tét ngũ sắcBước 6 Gói bánh Bánh tét ngũ sắcBước 6 Gói bánh Bánh tét ngũ sắc

Hấp bánh
Bắc nồi nước sôi lên bếp, cho bánh vào xửng rồi hấp 1 tiếng.
Sau 1 tiếng, bạn trở đầu bánh ngược lại rồi hấp thêm 3 tiếng nữa là hoàn tất.
Bước 7 Hấp bánh Bánh tét ngũ sắcBước 7 Hấp bánh Bánh tét ngũ sắc

Thành phẩm
Bánh tét ngũ sắc sau khi hoàn thành khá bắt mắt, phần vỏ bánh mềm dẻo, thơm béo vị nước cốt dừa, nhân bên trong thì có vị bùi bùi của đậu xanh, trứng muối và thịt ba chỉ.
Bước 8 Thành phẩm Bánh tét ngũ sắc

Cách bảo quản bánh tét

  • Nếu bảo quản nhiệt độ thường, bạn chỉ nên sử dụng trong vòng 3 ngày.

  • Nếu muốn dùng lâu hơn khoảng 1 tuần – 2 tuần, bạn nên cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh, khi ăn chỉ cần hấp nóng hoặc chiên lại là có thể dùng được.

2. Cách gói bánh tét tam sắc, ngũ sắc đẹp không thua kém ngoài tiệm

Nguyên liệu

  • 3kg gạo nếp
  • 1 bó lá cẩm
  • 1 bó lá dứa
  • 1 trái gấc chín
  • 1kg đậu xanh
  • 1kg thịt ba chỉ
  • 100g hành tím
  • Gia vị: Tiêu, đường, muối ăn, nước mắm, dầu ăn, rượu trắng…
  • Lá chuối, dây lạt buộc (hoặc dây nion)

Bước 1: Chuẩn bị gạo nếp

Trước tiên, bạn chuẩn bị khoảng 3kg gạo nếp, đem gạo vo thật kỹ nhiều lần. Sau khi vo đến khi nước trong lại, bạn để gạo ngâm trong một lúc.

Trong thời gian đó, bạn có thể chuẩn bị nước màu. Trước tiên, bạn rửa sạch lá cẩm và lá dứa, sau đó xay nhuyễn rồi vắt lấy nước. Để thành hai chén nước màu riêng. Tiếp theo, bạn trộn đều khoảng 10 hạt gấc cùng một ít rượu trắng. Để gấc lên màu nhanh hơn, bạn ngâm gấc trong rượu khoảng 2 giờ rồi bóp kỹ.

Cách gói bánh tét tam sắc, ngũ sắc đẹp không thua kém ngoài tiệm

Bạn chia gạo thành bốn phần bằng nhau. Phần gạo đầu tiên, bạn giữ nguyên gạo trắng. Các phần gạo còn lại bạn lần lượt trộn đều với nước cốt lá cẩm, nước cốt lá dứa và gấc chín đã sơ chế. Ngâm trong khoảng 5-6 tiếng.

Bước 2: Sơ chế đậu xanh và thịt heo

Màu vàng của đậu xanh chính là màu sắc thứ 5 của bánh tét ngũ sắc. Đậu xanh là một trong những nguyên liệu chính để làm nên chiếc bánh tét thơm ngon. Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian nấu, bạn hãy mua loại đậu xanh đã chà vỏ và ngâm trong 4 tiếng là được nhé.

Cách gói bánh tét tam sắc, ngũ sắc đẹp không thua kém ngoài tiệm

Sau khi ngâm xong, bạn hãy cho một ít muối ăn vào đậu xanh rồi đồ chín, tiếp đó tán đậu xanh cho thật mịn và nhuyễn. Bạn phi thơm một ít hành tím cùng với dầu ăn, rồi đổ đậu xanh vào xào cho đến khi khô và mịn.

Thịt heo sau khi làm sạch, bạn cắt thịt dọc theo chiều dài với độ dày khoảng 1 – 2cm. Bạn ướp thịt cùng 2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng cà phê muối và một ít hành lá băm nhuyễn. Để trong khoảng 1 – 2 tiếng cho gia vị thấm đều.

Bước 3: Gói bánh

Bước đầu tiên của công đoạn gói bánh này chính là làm nhân bánh. Bạn cho đậu xanh lên một mặt phẳng khác rồi dùng tay ấn cho đậu xanh dẹt xuống. Tiếp đó cho thịt heo đã ướp lên trên. Sau đó, bạn cuộn chặt lại sao cho đậu xanh bao bọc hết phần thịt heo ở phía trong.

Cách gói bánh tét tam sắc, ngũ sắc đẹp không thua kém ngoài tiệm

Bạn cho 2 miếng lá chuối đã rửa sạch và lau khô lên mặt phẳng, xếp cùng chiều với nhau. Sau đó, tiếp tục cho lên trên 2 miếng lá chuối khác theo chiều ngược lại, phần đậm hướng lên trên.

Tiếp theo, bạn múc 2 muỗng canh nếp trắng lên trên, dùng tay nắn thành một khối hình chữ nhật. Bạn làm tương tự với các màu xanh lá dứa, màu cam của gấc và màu tím của lá cẩm. Xếp các khối nếp nằm sát cạnh nhau sao cho phần nếp tạo thành một hình vuông bốn màu trên bề mặt lá chuối.

Cách gói bánh tét tam sắc, ngũ sắc đẹp không thua kém ngoài tiệm

Sau đó, bạn cho nhân thịt heo đậu xanh đã cuộn lên phía trên, rồi dùng tay cuốn thật chặt bánh. Sau khi cuốn, bạn ép kỹ phần đầu bánh và buộc cố định thân bánh bằng lạt mềm hoặc dây nilon.

Bước 4: Luộc bánh

Sau khi đã gói xong bánh tét, bạn xếp vào nồi. Để bánh ngon hơn và không bị cháy, bạn nên xếp cuống lá dong hoặc lá chuối dưới đáy nồi trước, rồi mới cho bánh vào luộc.

Đổ ngập nước vào nồi bánh. Thông thường, để bánh chín, bạn cần khoảng 8 tiếng luộc bánh.

Cách gói bánh tét tam sắc, ngũ sắc đẹp không thua kém ngoài tiệm

3. Cách làm bánh tét ngũ sắc độc đáo, lạ mà quen, khó mà không khó

Nguyên liệu làm bánh tét ngũ sắc

  • Gạo nếp: 3kg
  • Đậu xanh: 1kg
  • Thịt ba rọi: 1 kg
  • Nước cốt dừa: 1100ml
  • Lá cẩm: 1 bó
  • Lá dứa: 10 lá
  • Thịt gấc: 3 muỗng canh
  • Muối: 4 muỗng cà phê
  • Đường: 200gr + 2 muỗng canh
  • Bột ngọt: 1 muỗng cà phê
  • Hành lá xắt nhỏ: 1 muỗng canh
  • Lá chuối

Cách làm bánh tét ngũ sắc

Bước 1. Pha màu tím lá cẩm cho gạo nếp

Cách pha màu tím lá cẩm cho gạo nếp

  • Bạn cho lá cẩm vào nồi rồi cho nước lọc vào xâm xấp mặt, nấu sôi lên, lá cẩm sẽ tiết ra màu tím rịm.
  • Gạo nếp bạn vo sạch rồi chia thành 4 phần mỗi phần 750gr, bạn lấy một phần ngâm với nước lá cẩm vừa pha cùng ½ muỗng cà phê muối qua đêm, hôm sau gạo nếp sẽ chuyển màu tím đấy.

Bước 2. Pha màu xanh lá dứa cho gạo nếp

Cách pha màu xanh lá dứa cho gạo nếp

  • Lá dứa bạn xắt thành miếng nhỏ, cho vào cối xay nhuyễn cùng một ít nước lọc sau đó vắt bỏ xác lấy nước cốt.
  • Trộn nước lá dứa với 1 phần gạo nếp (750gr) và ½ muỗng cà phê muối ngâm qua đêm để gạo nếp chuyển màu xanh.

Bước 3. Pha màu đỏ gấc cho gạo nếp

Cách trộn màu đỏ gấc cho gạo nếp

  • Gấc bạn bóp cùng một ít rượu trắng.
  • 2 phần gạo nếp còn lại bạn ngâm qua đêm với nước lọc và ½ muỗng cà phê muối cho mỗi phần.
  • 1 phần bạn để nguyên để tạo màu trắng cho bánh, phần còn lại bạn cho gấc vừa sơ chế vào dùng tay trộn đều lên để gạo nếp thấm màu đỏ của gấc, sau đó bạn lấy hạt gấc bỏ đi.
  • Như vậy bạn đã có 4 màu gạo nếp: trắng, xanh, tím, đỏ để làm bánh tét ngũ sắc rồi đó.

Bước 4. Xào nếp

Xào gạo nếp với nước cốt dừa cho ra nhựa

  • Bắc chảo lên bếp, bạn cho 200ml nước cốt dừa vào nấu nước cốt dừa sôi lên dưới lửa lớn thì cho 1 phần gạo nếp vào vặn nhỏ lửa lại xào đều tay đến khi gạo nếp ra nhựa thì tắt bếp lấy ra.
  • Tiếp tục bạn cho nước cốt dừa vào và xào lần lược cho hết 3 phần gạo nếp còn lại.

Bước 5. Ướp thịt ba rọi

Ướp thịt ba rọi 20 phút rồi đem phơi nắng

  • Thịt ba rọi bạn bóp với muối để khử mùi hôi, xả lại thật sạch rồi cắt thành miếng dài sau đó để ráo nước.
  • Ướp  thịt cùng 2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng canh hành lá trong khoảng 15-20 phút rồi đem phơi nắng cho thịt mỡ trong lại ăn sẽ ngon hơn.

Bước 6. Sơ chế đậu xanh

Giã nhuyễn đậu xanh

  • Đậu xanh bạn vo sạch, ngâm khoảng 30 phút cho đậu mềm rồi xả lại nước lạnh.
  • Bắc nồi lên bếp cho đậu xanh cùng 300ml nước cốt dừa, 200gr đường, 1 muỗng cà phê muối vào trộn đều rồi nấu cho đậu chín, nở bung ra.
  • Tiếp theo bạn cho đậu vào cối xay hoặc dùng muỗng tán nhuyễn mịn đậu đều được.

Bước 7. Hoàn thành nhân bánh

Hoàn thành nhân bánh

  • Trải một lớp đậu xanh khoảng 150gr theo hình chữ nhật ra miếng lá chuối, mâm, hoặc miếng nilon đều được, sau đó bạn đặt một miếng thịt ba gọi ở giữa, cuốn đậu xanh lại bao quanh miếng thịt, nắn cho chắt tay là được, cứ thế bạn thực hiện cho đến hết nguyên liệu sẽ được khoảng 6 nhân.

Bước 8. Cách gói bánh tét ngũ sắc

Cách gói bánh tét

  • Đầu tiên bạn xếp 2 miếng lá chuối cùng chiều với nhau lên bàn, rồi xếp lên trên 2 miếng lá chuối khác ngược chiều, phần đậm bạn hướng lên trên.
  • Tiếp theo bạn cho 2 muỗng canh xôi nếp màu trắng lên lá chuối, dùng muỗng và tay xếp thành hình chữ nhật cho thật đều, tiếp đến là xôi nếp màu xanh, màu đỏ rồi cuối cùng là màu tím. Chúng ta xếp 4 màu thật đều thành hình vuông thì khi cắt bánh ra sẽ có màu đều và đẹp.
  • Bạn đặt nhân bánh vào giữa rồi cuộn tròn lại xong buộc một sợi dây ngang để cố định bánh, gấp tạm một đầu bánh để gói trước đầu kia.
  • Bạn dùng một miếng lá nhỏ gấp thành hình vuông đặt vào đầu bánh, dùng tay nén xuống cho bánh thật chắt, rồi bạn gấp 2 đầu lá chuối lại theo kiểu gói quà.
  • Tiếp theo bạn dùng 2 miếng lá chuối đặt lên trên theo hình chữ thập rồi dùng một sợi dây buộc ngang để giữ tạm nếp gói.
  • Lật ngược đầu bánh, làm tương tự cho đầu bánh còn lại, chú ý sao cho các cạnh bánh thẳng với nhau.

Cách gói bánh tét

  • Dùng một sợi dây cột chặt chữ thập dọc đòn bánh. Lúc này lá tương đối đã được cố định, tháo bỏ 3 sợi dây ngang (1 sợi ở giữa bánh và 2 sợi cố định lá 2 đầu bánh).
  • Cột khoảng 6 vòng dây ngang. Bắt đầu ở 1 đầu bánh, mỗi đường ngang quấn 2 vòng và xoắn dây thật chặt, sao đó cập dây dọc đòn bánh.
  • Dùng ngón cái một tay giữ lại. Lấy một sợi dây khác quấn tiếp đường ngang thứ 2, cũng xoắn chặt và cập dọc theo đòn bánh.
  • Lần lượt làm hết khoảng 6 vòng. Đến sợi cuối cùng nhập các phần dây dư lại, thắt bím cho các dây dư cho gọn hoặc lấy một dây dư quấn gọn các dây còn lại.

Bước 9. Luộc bánh tét

Luộc bánh tét

  • Bạn bắc nồi to lên bếp, xếp lá chuối thừa xuống đáy nồi, rồi sắp bánh tét lên, đổ ngập nước, nấu trong 8-10 tiếng là bánh chín.
  • Thường xuyên kiểm tra mực nước để châm thêm nước nóng khi cạn nước.
  • Khi bánh đã chín mềm, bạn vớt ra nhúng ngay vào nước lạnh rồi treo lên cho ráo nước là đã có món bánh truyền thống ngon cho mùa Tết năm  nay rồi đấy.

Trình bày món bánh tét ngũ sắc

Bạn thấy đó cách làm bánh tét ngũ sắc tuy khó mà không khó, chỉ cần bạn tỉ mỉ một chút thực hiện theo từng bước thì món bánh này nằm trong tầm tay bạn rồi, Tết mà thêm một chút sắc màu cho tươi vui thì bấy nhiêu công sức có đáng bao nhiêu đâu nhỉ.

Cách làm bánh tét ngũ sắc

Chúng ta hãy xắt từng khoanh bánh tét sặc sỡ ra và thưởng thức thôi nào, chẳng những món bánh này có màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon mà đem làm quà biếu Tết lại vô cùng ý nghĩa đấy.

4. Cách gói bánh tét ngũ sắc – biểu tượng tài lộc Tết Nguyên Đán sum vầy

Nguyên liệu gói bánh tét ngũ sắc

  • Gạo nếp ngon: 2 kg

  • Lá cẩm: 1 bó

  • Lá dứa: 1 bó

  • Gấc chín: 1 quả

  • Đậu xanh: 1 kg

  • Thịt ba chỉ: 1 kg

  • Hành tím: 100 gram

  • Gia vị khác: hạt tiêu, muối ăn, nước mắm, dầu ăn, rượu trắng,…

  • Nguyên liệu khác: lá chuối, dây lạt buộc (hoặc dây nilong).

nguyên liệu làm bánh tét ngũ sắc

Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh tét ngũ sắc. Ảnh: Internet

Hướng dẫn cách gói bánh tét ngũ sắc chi tiết 5 bước cơ bản

Bước 1: Chuẩn bị gạo nếp và nước màu

  • Vo gạo: Đầu tiên, bạn đem gạo nếp đi vo thật kỹ. Vo gạo làm nhiều lần nước, cho đến khi nước vo trong lại thì bạn để nguyên và ngâm gạo. Trong lúc đợi ngâm gạo, bạn nên đi chuẩn bị nước lá màu.
  • Chuẩn bị nước màu để trộn với gạo nếp: Lá cẩm, lá dứa đem rửa thật sạch. Cho riêng hai loại lá này vào máy sinh tố và xay nhuyễn. Tiếp đến, bạn vắt lấy nước cốt rồi để riêng.
  • Gấc chín: Bổ đôi quả gấc, sau đó, lấy toàn bộ thịt và hạt bên trong. Cho vào thịt gấc khoảng 1 – 2 thìa cafe rượu trắng rồi trộn kỹ. Ngâm gấc trong rượu chừng 2 tiếng rồi bóp kỹ để gấc lên màu.
  • Chia gạo làm bốn phần bằng nhau. Phần gạo đầu tiên, bạn giữ nguyên gạo trắng. Phần gạo thứ hai, bạn đem trộn kỹ với nước cốt lá cẩm. Phần gạo thứ 3, bạn đem trộn với nước cốt lá dứa. Phần cuối cùng, bạn trộn với gấc chín để có được màu đỏ đẹp mắt.
  • Cách gói bánh tét ngũ sắc xào nếp như sau: Cho từng phần gạo nếp (cả nếp trắng và nếp màu) vào chảo, xào riêng cho đến khi hạt nếp đổ nhựa. Xào xong, đổ riêng từng phần nếp ra mâm.

các loại gạo màu để gói bánh tét

Chuẩn bị các loại gạo màu để gói bánh tét. Ảnh: Internet

Bước 2: Đồ đậu xanh làm nhân bánh tét ngũ sắc

Cách gói bánh tét ngũ sắc thường dùng nguyên liệu chủ yếu từ đậu xanh. Tuỳ theo từng loại đậu xanh mà bạn cân đối thời gian ngâm cho phù hợp. Nếu là loại đậu xanh chưa chà vỏ thì cần ngâm ít nhất từ 6 – 8 tiếng cho mềm. Nếu bạn cho đậu xanh đã chà vỏ thì ngâm đậu trong khoảng 4 tiếng.

  • Ngâm xong, cho đậu vào đồ chín cùng với một chút muối ăn.

  • Sau khi đồ chín, đem đậu xanh đi tán cho thật mịn nhuyễn. Sau khi tán xong, bạn đem đậu đi xào cùng với hành tím phi thơm, một chút muối và một chút tiêu cho ngon hơn.

Sên đậu xanh với hành tím phi thơm

Sên đậu xanh với hành tím phi thơm. Ảnh: Internet

  • Cách gói bánh tét ngũ sắc xào đậu xanh cho đến khi dẻo, mịn, sờ không bị dính tay là đúng chuẩn.

Bước 3: Chế biến thịt ba chỉ

  • Thịt ba chỉ đem rửa sạch, thái dọc theo chiều dài của khổ thịt với chiều dày từ 1 – 2 cm vừa ăn.

  • Thái xong, đem ướp thịt với các loại gia vị bao gồm muối, tiêu, nước mắm cho vừa phải. Cách gói bánh tét ngũ sắc cũng lưu ý nêm gia vị thịt tùy vào sở thích của mỗi người.

  • Ướp xong, để thịt ngấm gia vị ít nhất từ 1 – 2 tiếng.

Bước 4: Cách gói bánh tét ngũ sắc nhân đậu xanh

  • Xếp đều lá chuối hoặc lá dong đã rửa sạch (nếu là lá chuối thì trần qua với nước nóng cho mềm, không bị gãy) ra mặt phẳng.

  • Xếp gối lá thành 4 lớp, mỗi lớp sẽ tương ứng với một màu bánh.

  • Cho các phần gạo nếp và dàn đều ra lá theo chiều dọc.

Công đoạn gói bánh tét ngũ sắc

Xếp nhân, nếp vào lá chuối chuẩn bị gói bánh tét ngũ sắc. Ảnh: Internet

  • Tiếp theo, bạn viên một lớp đậu xanh rồi ấn dẹt, xếp cắt ngang phần gạo. Lớp cuối, bạn cũng xếp ngang phần thịt ba chỉ lên đỗ. Phủ tiếp lần lượt một lớp đỗ và một lớp gạo nữa tương ứng lên trên cùng.

  • Cách gói bánh tét ngũ sắc dùng tay gói chặt bánh tương tự theo cách gói bánh tét truyền thống.

cách làm bánh tét nhân thịt gói bằng lá chuối

Gói bánh tét chặt tay bằng lá chuối và dây lạt. Ảnh Internet

  • Gói xong, ép kỹ phần đầu bánh và cố định thân bánh bằng lạt mềm hoặc dây nilong buộc.

  • Cuối cùng, bạn xếp đều bánh vào nồi luộc.

Bước 5: Luộc bánh tét

  • Ở phần đáy nồi luộc bánh tét, bạn nên xếp cuống lá dong hoặc lá chuối dưới đáy lót. Sau đó, mới lần lượt xếp bánh vào để tránh bị cháy bánh nhé.

  • Xếp đều bánh vào nồi, rồi đổ ngập nước là được. Lưu ý: Cần xếp kín bánh theo lớp để tránh quá trình luộc bánh bị nổi lên.

  • Tuỳ theo kích thước cách gói bánh tét ngũ sắc mà bạn căn chỉnh thời gian luộc cho phù hợp. Nếu là bánh nhỏ, bạn chỉ cần luộc trong vòng 4 – 6 tiếng là được. Trường hợp bạn gói bánh lớn (trên 1 kg) thì cần đảm bảo thời gian luộc tối thiểu từ 10 – 12 tiếng.

luộc bánh tét ngũ sắc

Công đoạn luộc bánh tét ngũ sắc. Ảnh: Internet

  • Sau khi luộc bánh tét xong, vớt bánh ra bạn nhớ ngâm vào nước đun sôi để nguội khoảng 10 phút.

  • Tiếp theo, dùng khăn lau sạch phần cặn bẩn bám ngoài lá.

  • Thực hiện xong các công đoạn trên, bạn treo bánh lên giá cho róc nước và giúp bánh được khô, ngon hơn.

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh tét ngũ sắc

Tải ngay cách làm bánh tét ngũ sắc

Video hướng dẫn cách làm bánh tét ngũ sắc

YouTube video

Mua nguyên liệu làm bánh tét ngũ sắc ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh tét ngũ sắc, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Cách bảo quản bánh tét

Bánh tét mới vớt ra còn nóng bạn nên treo ở nơi thoáng mát và chờ đến khi bánh nguội. Bánh tét bị hầm hơi sẽ nhanh hư hơn nên bạn không nên cất bánh vào tủ kín nhé.

Thông thường, bạn có thể bảo quản bánh tét trong khoảng từ 2 – 3 ngày khi treo ở nơi thoáng mát. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn cũng có thể cho bánh vào tủ lạnh, khi muốn dùng thì đem hấp lại hoặc chiên, ăn cũng rất giòn ngon, hợp vị.

Tổng kết

Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh tét ngũ sắc cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 04/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

Rate this post