Nhân trứng muối bùi béo, phần nếp lá cẩm dẻo thơm, màu sắc đẹp mắt là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn trong dịp Tết này. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 cách làm bánh tét lá cẩm trứng muối cập nhật mới nhất 12/2024.
Giới thiệu về bánh tét lá cẩm
Bánh tét lá cẩm là bánh nổi tiếng ở Cần Thơ trong đó bánh tét ngon nhất thuộc về gia tộc họ Huỳnh ở Bình Thuỷ. Bánh tét lá cẩm được bày bán ở góc đường Phan Đình Phùng, Tân Trào và trong chợ Cần Thơ.
Khác với cách gói bánh tét thông thường bằng nhân mỡ hành, nhân đậu xanh, nhân chuối, thịt,… Nhân của bánh tét lá cẩm là thịt, trứng muối, mỡ, đậu xanh và đặc biệt là để làm được bánh tét lá cẩm nhất định phải có màu tím đẹp mắt của lá cẩm.
Muốn có bánh tét lá cẩm ngon, đẹp mắt đúng vị bạn phải chọn được lá cẩm còn tươi, loại nếp thơm và dẻo ngâm với lá cẩm để có màu tím tự nhiên. Sau đó, cho nếp này xào với nước cốt dừa trước khi gói. Bánh nấu từ 4 đến 5 tiếng là chín.
Khi chiếc bánh tét lá cẩm cắt ra bạn sẽ thấy vành ngoài ánh lên một màu tím mượt mà của nếp, bên trong là thịt, tròng đỏ hột vịt muối, mỡ và đậu tỏa mùi thơm. Bánh gắn kết chặt chẽ không dời, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt, hương thơm của trứng muối, bánh dẻo mềm.
Hình dạng và cấu tạo
Giống như bánh tét thông thường, bánh tét lá cẩm có hình trụ dài nhưng ở trong cùng thường là đậu, chuối, thịt mỡ, lạp xưởng và trứng muối. Kế tiếp là lớp nếp bao quanh. Và ngoài cùng là vỏ đánh được làm bằng lá chuối.
Bánh tét lá cẩm có bốn loại:
- Nhân thập cẩm: đậu, thịt mỡ, lạc xưởng, trứng muối.
- Nhân mỡ: đậu, thịt mỡ.
- Nhân đậu: đậu ngọt.
- Nhân chuối: chuối ngọt.
Tổng hợp 5 cách làm bánh tét lá cẩm trứng muối cập nhật 12/2024
1. Cách làm bánh tét lá cẩm hột vịt muối thơm ngon gói nhanh dễ dàng cho Tết
Nguyên liệu làm Bánh tét lá cẩm hột vịt muối cho 5 cái
- Gạo nếp 3 chén
- Trứng muối 10 quả
- Đậu xanh 250 gr
- Lá cẩm 500 gr
- Rượu mai quế lộ 1 muỗng canh
- Bột năng 1 muỗng canh
- Dầu ăn 2 muỗng cà phê
- Muối/ đường 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua gạo nếp ngon
- Bạn nên chọn mua những hạt nếp to, tròn, màu trắng đục, không bị gãy nát.
- Nên mua nếp mới được xay, khi ngửi có mùi thơm nhẹ, dễ chịu tự nhiên của gạo nếp.
- Không nên mua không nên mua loại gạo nếp được xay xát kỹ vì gạo đã bị mất rất nhiều dưỡng chất.
- Tránh mua nếp có màu sắc lạ hoặc có mùi ẩm mốc do để lâu.
Cách chọn mua đậu xanh ngon
- Bạn có thể sử dụng loại đậu xanh cà vỏ hay còn nguyên vỏ đều được nhé.
- Nếu bạn chọn đậu xanh còn nguyên vỏ, cần lưu ý chọn các hạt đậu xanh có lớp vỏ căng bóng, mẩy đều nhau, không bị sâu hay lép.
- Nếu chọn hạt đậu xanh cà vỏ, bạn chọn loại có màu vàng đẹp, các hạt đậu nửa chắc, không bị sâu mọt, có mùi thơm của đậu xanh.
Bạn có thể dễ dàng mua hột vịt muối (trứng muối) sẵn tại các chợ hoặc siêu thị. Ngoài ra, bạn có thể làm trứng muối tại nhà theo các chỉ dẫn dưới đây.
Dụng cụ thực hiện
- Xửng hấp, lò nướng, nồi, chảo, rây, dao, lá chuối,…
Cách chế biến Bánh tét lá cẩm hột vịt muối
Làm nước lá cẩm
Rửa sạch 500gr lá cẩm rồi bạn cho lá cẩm vào nồi, đổ nước cho ngập mặt lá và nấu sôi.
Đến khi nước lá cẩm sôi cho màu tím đẹp thì bạn tắt bếp, vớt lá ra.
Mách nhỏ:
- Nếu bạn không mua được lá cẩm tươi, bạn có thể dùng bột lá cẩm để thay thế nhé.
- Không nên mua lá cẩm khô để làm bánh, vì màu sắc của bánh sẽ không đẹp mắt.
Chuẩn bị nếp
Bạn vo gạo nếp thật sạch, cho vào ngâm trong thau nước cùng 1 muỗng canh muối. Sau 6 tiếng, cho nếp ra rổ để ráo.
Mách nhỏ: bạn tranh thủ ngâm nếp qua đêm để khi hấp bánh không tốn nhiều thời gian nhé.
Cho nếp vào nồi cơm điện. Đổ nước lá cẩm đã chuẩn bị vào ngập qua nếp, bạn cho thêm 1 muỗng dầu ăn và 1/2 muỗng cà phê muối vào và bật nút nấu.
Sau khi nồi nhảy sang chế độ giữ ấm thì bạn mở nắp xới nếp cho đều rồi đậy nắp lại, để thêm 10 phút rồi bật nồi lại nút nấu. Khi nồi chuyển sang chế độ giữ ấm thì xới đều và để yên nếp trong nồi đến khi gói bánh.
Chuẩn bị đậu xanh
Đối với đậu xanh, bạn cho 250gr đậu xanh vào tô rồi ngâm trong 4 tiếng, sau đó cho vào xửng hấp để đậu xanh chín nhé.
Tiếp theo, cho đậu xanh vào túi nylon và dùng chày để nghiền nhuyễn đậu xanh.
Để sên nhân, bạn chuẩn bị một một canh bột năng pha loãng, sau đó cho đậu xanh ra chảo và đổ bột vào, nêm vào một 1 muỗng cà phê dầu ăn, 1 muỗng cà phê muối và 2 muỗng cà phê đường rồi bắt đầu sên cho đến khi đậu xanh tạo thành khối dẻo, sánh mịn thì tắt bếp.
Sơ chế hột vịt muối
Trứng hột vịt muối bạn tách vỏ và lấy lòng đỏ rồi rửa lòng đỏ bằng nước cho thật sạch.
Cho lòng đỏ vào chén, thêm nước và 1 muỗng cà phê rượu Mai Quế Lộ và ngâm trong 2 phút, sau đó, vớt ra rửa lại với nước sạch.
Tiếp theo, cho trứng muối vào lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C. Sau 2 -3 phút, bạn lấy trứng muối ra, dùng dao cắt đôi các lòng đỏ trứng.
Gói bánh
Dùng khăn ăn lau lá chuối thật sạch, xé lá chuối thành các miếng có độ dài 30cm (khoảng 2 gang tay). Tận dụng các lá còn dư xé thành sợi rộng 1 đốt tay để lát gói bánh.
Trải 1 lớp màng bọc thực phẩm dài hơn lá chuối ở dưới cùng, 1 miếng lá chuối có mặt xanh úp xuống dưới và 1 miếng lá chuối có mặt xanh ngửa lên trên.
Quét 1 lớp dầu ăn lên lá chuối. Bạn dàn đều nếp cẩm, đậu xanh và xếp trứng muối lên trên.
Dùng hai tay túm hai mép bánh lại rồi cuộn thật chặt, dùng dây chuối cột vào giữa.
Sau đó bẻ một đầu bánh xuống, dựng bánh lên và vuốt lá chuối cho thẳng rồi gập lại, dùng dây lá chuối cột lại cho chắc chắn. Thực hiện tương tự với đầu còn lại. Dùng kéo cắt bớt màng bọc thực phẩm và phần lá cho gọn.
Hấp bánh
Bắc xửng lên bếp, nước sôi bạn cho bánh vào xửng rồi hấp trong 30 phút là bánh chín. Bạn vớt bánh ra để thật nguội là có thể dùng được.
Thành phẩm
Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong món bánh tét lá cẩm trứng muối lạ miệng rồi. Với sự béo bùi của trứng muối và đậu xanh kết hợp với màu tím cực đẹp của nếp cẩm dẻo thơm giúp thực đơn của ngày Tết cổ truyền thêm phần phong phú.
Cách bảo quản bánh tét
- Bạn nên dùng bánh tét trong vòng 3 – 5 ngày ở nhiệt độ phòng.
- Nếu muốn dùng lâu hơn, bạn cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh, khi ăn chỉ cần hấp nóng hoặc chiên lại là được.
2. Cách làm bánh tét lá cẩm đặc sản Cần Thơ siêu đẹp
Cách làm bánh tét lá cẩm Cần Thơ
Nguyên liệu
- 250g đậu xanh
- 250g dừa nạo
- 500g lá dứa
- 250g thịt ba chỉ
- 500g lá cẩm
- 1kg lá chuối hột
- Dây buộc
- Hành lá, hành tím
- Muối, dầu ăn, đường, hạt nêm
- 1kg gạo nếp
Nguyên liệu làm bánh tét lá cẩm Cần Thơ
Sơ chế các nguyên liệu
Bạn đem phần cẩm rửa sạch sau đó bạn bỏ vào nồi nấu với 1 chén nước thật kỹ cho ra màu tím đẹp.
Đậu xanh bỏ vào nước ngâm qua đêm cho nở ra sau đó vo sạch và để ráo.
Dừa đem nạo bỏ vào 1 chút nước ấm rồi vắt lấy phần nước cốt. Sau đó bạn lại cho thêm 1 chén nước nữa vào phần bã dừa vừa vắt và vắt thêm một lần để lấy nước dão dừa.
Gạo nếp vo sạch, cho vào nước lá cẩm ngâm trong 6 tiếng rồi vớt gạo ra để ráo nước, cho thêm 1 muỗng muối vào trộn lên cho thật đều.
Thịt ba chỉ mua về làm sạch, thái sợi dài bằng ngón tay, ướp cùng hành tím bằm, hạt nêm, tiêu rồi để trong khoảng 3 – 4 giờ cho thấm đều.
Trứng muối đập lấy phần lòng đỏ riêng để vào ngâm chung với rượu cho bớt vị tanh còn lòng trắng trứng thì cho vào màng bọc thực phẩm se lại thành hình dài nhỏ.
Lá chuối rửa sạch sau đó phơi nắng cho héo hoặc nhúng qua nước sôi cho mềm sau đó xé thành miếng khoảng 30x40cm. Mỗi chiếc bánh tương ứng 3 miếng, còn lá chuối ngang đặt bên trong xế kích thước 6x20cm.
Cách làm
Bước 1: Làm phần gạo nếp
Bạn cần chuẩn bị 1 chiếc chảo sau đó bắc chảo lên bếp cho nước lá cẩm và nước dão dừa vào đun lên cho sôi. Tiếp đến cho phần gạo nếp vào đảo đều, cho thêm 2 muỗng muối và 2 muỗng đường vào xào cho đến khi nước rút gần hết.
Sau khi đảo xong thì gạo nếp sẽ nở ra 1 chút, bạn chia gạo nếp thành 5 phần.
Bước 2: Làm nhân bánh
Lấy phần đậu xanh đã ngâm bỏ vào cùng với nước dão dừa và 1 muỗng cà phê muối cho đến khi mềm và không còn dính tay.
Bắc chảo lên bếp cho hành khô vào phi thơm rồi bỏ đậu xanh xào chung, sau đó giã hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
Nhân thịt ba chỉ: Thịt ba chỉ mua về làm sạch, thái sợi dài bằng ngón tay, ướp cùng hành tím bằm, hạt nêm, tiêu rồi để trong khoảng 3 – 4 giờ cho thấm đều.
Bước 4: Nắm nhân
Chia các nguyên liệu làm nhân thành 5 phần bằng nhau. Sau đó bạn trải màng bọc thực phẩm ra rải lên đó lớp đậu xanh tiếp đến xếp thịt, trứng muối, cuộn lại thành hình trụ dài. Xoắn hai đầu màng bọc lại cho nhân chắc thêm.
Bước 5: Gói bánh
Trải lá chuối ra trải lên 1 lớp gạo đã ngâm với lá cẩm đặt nhân bánh dọc theo lá, gấp hai mép lại với nhau, cuộn tròn và nén thật chặt. Lấy kéo cắt bớt phần lá thừa ở 2 đầu, đặt thêm 2 miếng lá nhỏ hình chữ thật che kín đầu bánh rồi cột lại cố định 2 đầu bánh.
Tiếp đến bạn dùng dây cột chặt theo hình chữ thập dọc theo đòn bánh để cố định lá, tháo bỏ phần dây ngang, cột 6 vòng quanh bánh rồi xoắn dây thật chặt. Nếu có phần dây dư thì bạn cuốn gọn lại.
Bước 6: Luộc bánh
Bạn xếp bánh vào nồi và đổ nước ngập bánh, luộc trong thời gian 4-5 tiếng là bánh sẽ mềm.
Thành phẩm
Sau khi bánh chín bạn vớt bánh ra, để nguội cắt ra và thưởng thức được ngay bánh sẽ rất dẻo, thơm đậm đà vị trứng muối, vị bùi bùi của đậu xanh và màu sắc vô cùng đẹp mắt.
3. CÁCH LÀM BÁNH TÉT LÁ CẨM CẦN THƠ NGON ĐẾN MỨC “NGẨN NGƠ”
NGUYÊN LIỆU LÀM BÁNH
- 250g đậu xanh
- 250g dừa nạo
- 500g lá dứa
- 250g thịt ba chỉ
- 500g lá cẩm
- 1kg lá chuối hột
- Dây buộc
- Hành lá, hành tím
- Muối, dầu ăn, đường, hạt nêm
- 1kg gạo nếp ngỗng
- Trứng muối: 5 quả hoặc tùy theo sở thích
CÁCH GÓI BÁNH TÉT LÁ CẨM HỘT VỊT MUỐI CẦN THƠ
SƠ CHẾ CÁC NGUYÊN LIỆU
Lá cẩm rửa sạch, nấu với nước thật kỹ cho ra màu tím đẹp. Phần này bạn cho khoảng 1 chén nước là đủ để tạo màu (có thể gia giảm lượng lá để có được màu sắc như ý).
Nạo dừa rồi cho một chút nước ấm vào, vắt lấy phần nước cốt khoảng 1 chén. Sau đó cho thêm nước rồi lấy 2 chén nước dão dừa nữa.
Gạo nếp vo sạch, cho vào nước lá cẩm ngâm trong 6 tiếng rồi vớt gạo ra để ráo nước, cho thêm 1 muỗng muối vào trộn lên cho thật đều.
CÔNG ĐOẠN CHẾ BIẾN
LÀM PHẦN GẠO NẾP
Cho nước lá cẩm và nước dão dừa vào chảo đun lên cho sôi, cho phần gạo nếp vào đảo đều, cho thêm 2 muỗng muối và 2 muỗng đường vào xào cho đến khi nước rút gần hết. Khi đó phần gạo nếp sẽ nở và dẻo hơn một chút. Chia gạo thành 5 phần, nếu muốn ăn béo hơn thì cho thêm nước cốt dừa và nước lá cẩm để xâm xấp gạo nếp.
LÀM NHÂN BÁNH
Nhân đậu: Đậu xanh cho vào ngâm nở qua đêm, nấu cùng với nước dão dừa và chút muối cho đến khi mềm và không còn dính tay. Bỏ ra xào cùng với hành phi, sau đó giã hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
Nhân thịt ba chỉ: Thịt ba chỉ mua về làm sạch, thái sợi dài bằng ngón tay, ướp cùng hành tím bằm, hạt nêm, tiêu rồi để trong khoảng 3 – 4 giờ cho thấm đều.
Nhân trứng muối: Chuẩn bị thêm trứng muối nếu bạn muốn. Đập trứng lấy lòng đỏ, cho vào ngâm cùng với rượu trắng để bớt mùi tanh. Căng miếng màng bọc thực phẩm, cho lòng trắng trứng muối vào se thành thanh hình trụ dài nhỏ.
Lấy đậu xanh bọc phần thịt cho kín thành hình trụ dài. Trải màng bọc thực phẩm lên mặt phẳng, cho một lớp nhân đậu, xếp thêm thit, thêm trướng muối, cuộn lại thành một vòng trụ dài. Xoắn hai đầu màng bọc lại cho nhân chắc thêm. Làm 5 phần nhân.
Lá chuối rửa sạch, phơi qua nắng cho hơi héo hoặc trụng qua nước sôi cho mềm rồi lau sạch. Xé thành miếng khoảng 30x40cm để gói bánh. Mỗi bánh khoảng 3 tấm lá như vậy, quay mặt ngoài ra cho đẹp, phần lá chuối ngang nhỏ kích thước khoảng 6x20cm đặt vào bên trong.
CÔNG ĐOẠN GÓI BÁNH
Trải lá chuối ra, đặt một lớp gạo mỏng vào giữa lá, đặt nhân dọc theo lớp lá rồi gấp 2 mí lại với nhau, cuộn tròn rồi nén chặt thân bánh lại. Cắt bớt phần lá thừa rồi gập đầu bánh lại. Lấy một miếng lá nhỏ gấp thành hình vuông sao cho vừa phần đầu bánh. Đặt thêm 2 miếng lá nhỏ hình chữ thập che kín đầu bánh rồi cột cố định đầu bánh lại.
CỐ ĐỊNH DÂY ĐẦU BÁNH
Xoay ngược đầu bánh lại, làm tương tự cho đầu bánh còn lại. Chú ý các cạnh bánh sao cho thẳng với nhau. Dùng một sợi dây cột chặt theo hình chữ thập dọc đòn bánh để cố định lá. Tháo bỏ sợi dây ngang, cột 6 vòng dây quanh bánh rồi xoắn dây thật chặt. Đến phần dây cuối cùng thì gom lần lượt dây dư lại thắt hoặc cuốn gọn các đoạn dây thừa.
4. Cách gói bánh tét lá cẩm đậm đà hương vị ẩm thực miền Nam
Nguyên liệu
- 1 kilogram nếp ngỗng
- 250 gram đậu xanh
- 250 gram thịt ba rọi
- 10 cái lòng đỏ trứng muối
- 500 gram lá cẩm
- 500 gram dừa nạo; Lá chuối hột, dây lát, muối, hạt nêm, đường, nước hành tỏi, hành lá
Cách nấu
Nấu 500g lá cẩm tươi với 500ml nước để lọc lấy 1 phần nước cốt và 2 phần nước dừa nạo. Sau đó ngâm nếp ngỗng trong nước lá cẩm khoảng 6 giờ rồi vớt ra thao để ráo. Đối với dừa nạo, nhồi kĩ và vắt lấy 1 chén nước cốt và 2 chén nước dừa nạo. Hành lá cắt khoanh nhỏ cỡ 1cm. Thịt rửa sạch, cắt sợi bằng ngón cái rồi ướp với 1 thìa súp đường, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp nước hành tỏi, trộn đều rồi để 3-4 giờ cho thịt thấm gia vị. Mỗi lòng đỏ trứng muối cắt làm 4. 250g đậu xanh ngâm vào 500ml nước khoảng 15 phút cho nở ra rồi vớt để ráo nước. Mỗi thứ để trong một tô riêng.
Bật bếp để lửa nhỏ cho chảo nóng dần lên khoảng 30 giây, sau đó cho 1 phần nước cốt dảo vừa vắt và nếp đã để ráo vào rồi xào liên tục. Nêm tiếp 2 thìa cà phê muối, 1 thìa súp đường và rót từ từ nước cốt dừa vào rồi tiếp tục xào khoảng 1 tiếng đồng hồ cho màu lá cẩm cũng như nước cốt dừa ngấm đầy hột nếp, đến khi nếp chín khoảng 80% là được.
Sau đó cho phần đậu xanh vừa ngâm cùng 1 chén nước dừa nạo vào tô, thêm 1 thìa cà phê muối rồi đánh nhuyễn. Bắt bếp lên đến khi bếp nóng thì cho một muỗng dầu vào, chờ cho dầu sôi rồi bỏ hành lá vào phi thơm và cho đậu xanh vào xào đến khi vừa ráo, tắt bếp để nguội rồi chia làm 5 phần.
Lấy đậu xanh bọc thịt và lòng đỏ trứng muối cho kín thành hình trụ. Bạn có thể làm thủ công hoặc sử dụng khuôn, hoặc sử dụng giấy kính hay gói cơm cuộn rong biển để định hình cho hỗn hợp đậu xanh-trứng-thịt một cách đẹp mắt. Vậy là bạn đã làm xong nhân bánh tét rồi.
Xé lá chuối khoảng 30cm, mặt láng quay ra ngoài, mặt nhám quay vào trong. Lá chuối gói bánh không được non hoặc già quá; lau sạch. Múc nếp trải mỏng ra giữa lá, đặt nhân vào theo chiều dọc rồi gấp mí lá vào và cuộn tròn lại, gấp 2 đầu lá vào tạo hình vuông. Dùng hai miếng lá chuối đặt góc vuông, túm đầu đòn bánh tét lại, cột dây lát ở giữa và dọc theo đòn bánh (gọi là cột gióng đầu). Chia đòn bánh thành khoảng đều nhau, dùng dây lát cột vòng quanh bánh, siết chặt, dây thừa quấn lại cột dính với nhau.
Lót lá chuối xuống đáy nồi, đổ nước vào khoảng ⅔ nồi cùng với lá dứa đun đến khi sôi rồi thả bánh vào nấu khoảng 5 tiếng là bánh chín. Lưu ý để lửa đều cho bánh được chín đều. Lót lá chuối xuống đáy nồi, đổ 2/3 nước vào nồi cùng lá dứa, đun sôi rồi thả bánh vào nấu khoảng 5 tiếng là bánh chín.
Lấy bánh ra cắt thành khoanh tròn dày khoảng 1 lóng tay là vừa ngon, bày ra dĩa với số lượng đủ ăn và tiếp khách. Cách gói bánh tét tuy hơi phức tạp nhưng thành phẩm đảm bảo sẽ khiến các chị em “ngất ngây” bởi hương vị thơm ngon đậm đà ẩm thực miền Nam mà còn đẹp mắt nữa chứ
5. BÁNH TÉT LÁ CẨM CỰC PHẨM MIỀN TÂY HAY HAY AI CŨNG THÍCH
Chuẩn bị nguyên liệu sẵn sàng cho món bánh tét lá cẩm
- Cân lấy 250 gram đậu xanh cà đã loại bỏ sạch vỏ
- Cơm dừa sẽ cần khoảng 250 gram bạn nhé, có thể mua loại đã nạo mịn nhé
- Nửa cân lá dứa là vừa đủ cho nồi bánh dậy hương
- Không thể thiếu 250 gram thịt heo, tất nhiên là lấy loại thịt ba chỉ mỡ nạc hài hòa
- Nhân vật chính hàng đầu phải nhắc đến nửa cân lá cẩm
- Có thể tìm mua hoặc hái ngoài vườn 1 cân lá chuối, ưu tiên lá cây chuối hột nhé
- Chuẩn bị thêm dây sợi mỏng dài để gói bánh
- Hai loại hành quen thuộc cần có là hành tím khô cùng hành lá
- Chọn 5 trái trứng muối tươi mới
- Nếp thì đong khoảng 1 cân, lưu ý cần mua loại nếp ngỗng nha
- Một số loại gia vị nêm nếm bao gồm đường, muối, hạt nêm cùng dầu ăn
Bánh tét lá cẩm tím được thực hiện lần lượt qua các bước
Bước 1: Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị đi sơ chế
– Đối với lá cẩm, trước tiên cần được rửa cho sạch bụi bẩn rồi bạn hãy bắc lên bếp một chiếc nồi, cho khoảng 1 bát nước và thả lá cẩm vào, nấu thật sôi cho lá nhả ra màu tím thật đậm đặc. Trong trường hợp bạn muốn màu sắc đậm hơn hay nhạt hơn, hãy điều chỉnh lượng nước ít nhiều theo ý muốn nhé.
– Hãy cho phần cơm dừa đã được nạo sẵn ra tô vừa, đổ vào một ít nước ấm, đảo cho nước thấm đều rồi vắt cơm dừa qua rây lọc để lấy được 1 bát nước cốt dừa đậm đặc. Bạn vẫn tiếp tục cho nước ấm vào cơm dừa với một lượng nhiều hơn để vắt được thêm 2 bát nước cốt dão.
– Đối với nếp ngỗng, cần cho thêm nước vào rồi vo thật sạch. Vớt nếp ra thau, đổ toàn bộ nước lá cẩm đã nấu vào, đeo găng tay chuyên làm bếp để trộn thật đều cho màu tím thấm khắp hạt nếp. Ướp màu cho nếp trong thời gian 6 giờ, sau đó nếp sẽ được lấy ra cho vào rổ tre dầy, để đến khi ráo bớt nước. Không quên thả vào nếp cẩm tầm một muỗng canh muối rồi đảo qua cho thấm.
Mách nhỏ: Khi nếp được ngâm xong bạn không vội đổ đi phần nước lá cẩm mà hãy giữ lại cho công đoạn sau nhé. Hoặc nếu bạn đổ đi, hãy đảm bảo là còn chừa lại một phần nước lá cẩm dự phòng để thực hiện bước tiếp theo.
– Riêng lá chuối, bạn cần lau rửa lá với nước sạch cho hết bụi, trải đều lá ra mâm to, phơi dưới ánh nắng hay luộc sơ với nước sôi để lá héo mềm rồi dùng khăn sạch lau cho hết nước. Tiếp đến, ước lượng kích thước lá chuối theo 2 khổ là 30x40cm và 20x6cm rồi tiến hành xé. Cứ ba miếng lá được xé nhỏ, bạn sẽ gói một một cái bánh. Mỗi cái bánh sẽ gồm 3 miếng lá to bao bọc ở ngoài và 1 miếng nhỏ ở bên trong.
Bước 2: Xào nếp cùng nước dảo dừa
– Lấy một chiếc chảo tương đối to dày và lòng sâu, đổ một phần nước cốt dão cùng lượng nước lá cẩm được chuẩn bị vào. Bật lửa nấu cho sôi phần nước trong chảo sau đó sẽ trút hết nếp ngỗng vào cùng, dùng sạn xào qua lại đều tay vài lần rồi nhanh chóng thêm đường cùng muối, mỗi loại cần 2 muỗng canh. Liên tục đảo nếp để nước khô cạn và nếp được nở đều, có được độ dẻo ban đầu.
– Sau khi tắt bếp xào nếp, hãy chia đều lượng nếp thành 5 phần đều nhau, cho vào tô riêng, lúc này thêm vào mỗi tô một lượng nước cốt dừa vừa phải để tạo độ béo, đồng thời cũng đổ ít nước lá cẩm sao cho nước dâng sấp sấp nếp.
Bước 3: Chuẩn bị làm phần nhân bánh nếp lá cẩm
– Đối với đậu xanh, trước khi đem xào cùng cốt dừa, cần được ngâm mềm một đêm cho nở đều. Qua ngày hôm sau, đậu xanh sẽ được rửa lại với nước một lần rồi cho vào chảo xào cùng nước cốt dảo, lúc này nhớ thêm vào xíu muối. Liên tục đảo đều tay và vặn lửa vừa để đậu xanh được chín mềm. Khi bạn thử chạm tay vào phần đậu xanh và không thấy dính thì lập tức tắt bếp
– Tiếp tục dùng chiếc chảo khác để phi hành tím, lúc hành thơm vàng thì đổ hết đậu xanh vào xào cùng. Sau đó, bạn cần cho đậu xanh vào cối để giã nhuyễn hay cho vào máy để xay đậu thật mịn.
– Đối với thịt ba chỉ, hãy sơ chế cho thật sạch, rửa qua với nước rồi tiến hành cắt thành từng sợi tương đối dài, có độ lớn bằng đầu ngón tay. Sau đó, cần cho thịt vào tô, cho vào các loại gia vị như hạt nêm, tieu xay cùng hành tím đã được băm nhỏ, dùng đũa trộn lên thật đều rồi để ướp tầm 3 – 4 giờ.
– Đối với trứng muối, hãy tách vỏ, chia lòng trắng và lòng đỏ vào 2 chiếc tô riêng biệt. Đổ vào lòng đỏ một xíu rượu nếp trắng giúp khử mùi. Còn đối với lòng trắng thì cần dùng màng bọc thực phẩm gói lại sao cho được hình một cái trụ tương đối dài.
– Sau tất cả, hãy lấy thịt ba chỉ đã được ướp thấm vị ra, dùng đậu xanh xay nhuyễn bao quanh thịt thật kín nếu bạn không muốn làm riêng bánh không có trứng muối. Một cách khác đó là hãy đặt một miếng màng bọc thực phẩm lên khay rộng, lần lượt cho đậu xanh, trứng muối cùng thịt vào, trải đều từ trên xuống theo chiều dài miếng thịt rồi quấn thật chặt tay để có một một chiếc nhân tròn dài. Bạn sẽ làm khoảng 5 phần nhân để gói bánh.
Bước 4: Thực hiện gói bánh tét lá cẩm
– Chuẩn bị một chiếc mâm to rộng, xếp lá chuối ra mâm, trải lớp nếp tương đối mỏng vào giữa lá, tiếp đến đặt phần nhân tròn dài vào giữa. Cầm 2 mép lá gập lại thật nhanh tay rồi cuộn thật chặt tay để bánh được chắc dẻo. Hãy dùng kéo cắt bỏ bớt lá chuối còn dư lại rồi tiếp đến là gập 1 đầu hở của bánh tét cho kín để bánh có thể đứng thẳng, lấy một miếng lá chuối dư cắt thành hình vuông che đi 1 đầu hở còn lại, gập lá lại rồi xếp thêm hai miếng lá chuối dài nhỏ dạng hình chữ thập lên trên đầu bánh sau đó sẽ dùng dây cột lại thật chặt. Tương tự sau khi xong 1 đầu, bạn cũng thực hiện thao tác này với đầu còn lại. .
Bước 5: Buộc dây bánh đúng cách
– Trước khi cột dây cần điều chỉnh các cạnh của bánh ở 2 đầu sao cho đều đẹp và tương xứng với đầu còn lại, tiếp đến lấy sợi dây lát mỏng dài, quấn một vòng từ trên xuống theo dạng hình chữ thập nhằm giữ cho lá không bị xe dịch. Lúc này hãy gỡ sợi dây quấn ngang lúc trước ở giữa bánh. Lần lượt quấn liên tục 6 dây lát theo chiều ngang quanh thân bánh với khoảng cách đều nhau và có phần dây dư song song theo theo một đường thẳng. Cuối cùng, giữ lấy tất cả các sợi dây về một mối ở một đầu của bánh tét. Bạn có thể thắt hoặc xoắn đều phần dây dư cho gọn gàng.
Bước 6: Luộc bánh tét theo bí kíp giúp bánh cực ngon
Luộc bánh Tét
– Bạn cần có một chiếc nồi gang cỡ lớn để đảm bảo đủ không gian cho bánh chín, tiếp đến, hãy đặt dưới đáy nồi một lớp lá chuối mỏng, thêm vào nồi một lượng nước đủ ngập 2/3 thân nồi, thả thêm lượng lá dứa đã được chuẩn bị vào nồi.
– Bánh tét nấu bằng than củi sẽ giúp tiết kiệm và tạo được độ ngon cho bánh hơn đấy nhé, nên hãy đặt nồi trên lò than, tiến hành đun nước trong nồi với lửa lớn. Khi nước sôi nhiều, lần lượt xếp từng đòn bánh tét vào nồi, luộc bánh trong thời gian từ 4 – 5 giờ, trong quá trình luộc bánh, hãy canh lượng nước trong nồi, thấy nước cạn dần thì lập túc cho nước nóng vào thêm, luôn giữ cho lượng nước được ngập đều toàn bộ bánh tét.
– Khi bánh đã chính, nhanh chóng với bánh ra, chuẩn bị sẵn sàng một thau nước lạnh để ngâm bánh, sau đó, lấy hết bánh đã ngâm nước treo lên nơi cao để nước được ráo.
Bánh tét lá cẩm ngon xỉu up xỉu down lại vô cùng đẹp mắt.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh tét lá cẩm trứng muối
Tải ngay cách làm bánh tét lá cẩm trứng muối
Video hướng dẫn cách làm bánh tét lá cẩm trứng muối
Mua nguyên liệu làm bánh tét lá cẩm trứng muối ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh tét lá cẩm trứng muối , các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Bí quyết làm bánh tét lá cẩm ngon và cách bảo quản
Bí quyết làm bánh tét lá cẩm ngon và cách bảo quản
Nên chọn lá cẩm tươi để được màu bánh đẹp không bị vàng.
Cần gói chặt vừa tay để bánh chặt không bị bở hay bị nước ngấm vào. Lưu ý không gói quá chặt sẽ khiến bánh không chín.
Khi luộc lâu lâu bạn cần mở nắp vung để kiểm tra xem nước luộc có bị cạn không. Nếu cạn thì bạn có thể đổ thêm nước đã đun sôi vào, phải đảm bảo bánh luôn ngập trong nước để bánh không bị sượng, sống.
Để bảo quản bánh được lâu thì khi nấu bánh chín, bạn vớt bánh ra ngoài sau đó nhúng vào chậu nước lạnh, dùng tay nặn 2 đầu và rửa sạch loại bỏ phần nhớt dính trên bánh. Sau đó để ráo như vậy bánh sẽ để được lâu và không bị mốc.
Bạn có thể treo bánh lên để bánh nhanh ráo, treo như vậy nếu thời tiết lạnh bạn có thể ở ngoài trời từ 4-5 ngày mà bánh vẫn mềm, thơm. Nếu muốn để lâu hơn thì bạn có thể cho vào bịch nilon bọc kín lại để vào ngăn mát tủ lạnh khi muốn ăn bạn có thể lấy ra hấp lại hoặc dùng để chiên đều rất ngon.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh tét lá cẩm trứng muối cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 12/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!