Updated at: 24-10-2022 - By: Hoàng Cường

Bánh tét lá cẩm đẹp mắt, nếp dẻo thơm, nhân đậu xanh và đậu thận bùi béo, thơm ngon mà lại vô cùng dễ làm. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 cách làm bánh tét lá cẩm chay nhân đậu cập nhật mới nhất 04/2024.

Bánh tét là gì?

Bánh tét (có nơi còn gọi bánh đòn) là một loại bánh đặc trưng của người miền Nam, từ lâu đã được xem có nhiều nét tương đồng với chiếc bánh chưng của miền Bắc. Cái tên bánh tét cũng gắn liền với lịch sử hình thành lâu đời của nó, được bắt nguồn từ chữ “bánh Tết” mà ra. Về sau vì tính chất vùng miền, bánh Tết được đọc trại thành “bánh tét”.

Lá cẩm là lá gì?

Lá cẩm có tên tiếng anh là magenta plant, có chiều cao khoảng 50 – 100 cm, lá dài khoảng 2 – 7cm và thuôn nhọn về phía đuôi. Hoa có màu tím đặc trưng hoặc màu đỏ tươi, đỏ tím.

Lá cẩm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Á, có vị ngọt nhẹ tính mát thường được sử dụng kết hợp với nhiều loại thuốc khác để giảm ho, cầm máu và hỗ trợ điều trị tiêu lỏng, giảm viêm xương khớp,… Một số vùng núi, người dân tộc còn sử dụng lá này để nấu nước tắm cho trẻ để giảm rôm sẩy.

Trong ẩm thực, lá cẩm được sử dụng thay cho những màu thực phẩm để tạo màu cho những món bánh, xôi, mứt, kẹo,… đem đến một màu tím đặc trưng tăng thêm phần bắt mắt cho món ăn.

Tác dụng của lá cẩm

Chưa có nghiên cứu dược lý hiện đại nào về tác dụng của lá cẩm. Tuy nhiên, lá cẩm được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền và đem lại nhiều hiệu quả về mặt y học.

Lá cẩm được sử dụng trong các bài thuyết cổ truyền để chủ trị bong gân, lao phổi, khái huyết, viêm phế quản cấp tính, nôn và ho ra máu, lỵ, ổ tụ máu,… Ngoài ra, lá cẩm còn có tác dụng thanh nhiệt, chỉ huyết, tiêu thũng và giải độc.

Trung Quốc sử dụng lá cẩm để hỗ trợ điều trị kinh phong ở trẻ em, mụn nhọt, lao hạch, thấp khớp, viêm họng, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tác dụng của lá cẩm

Những lợi ích của bánh chưng trong việc bảo vệ khỏe ít ai biết

Cứ mỗi độ tết đến xuân về hầu hết mọi gia đình đều chuẩn bị trong các mâm cổ của gia đình mình những chiếc bánh chưng, đây là một món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn của ngày tết truyền thống của dân tộc giàu chất dinh dưỡng đồng thời nó còn là một bài thuốc theo y học rất có lợi cho sức khỏe mà không phải ai cũng nắm. Dưới đây là một số tác dụng về dinh dưỡng cho sức khỏe mà bánh chưng mang lại cho cơ thể:

Bánh chứng giúp giải độc và thanh nhiệt cơ thể rất tốt, trong bánh chưng có nhân đậu xanh, đậu xanh lại có vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt rất tốt, đậu xanh được dùng trong trường hợp phòng bệnh viêm nhiệt, giải độc rất hiệu quả chính vì vậy nói ăn bánh chưng giúp giải nhiệt, giải độc cơ thể là hoàn toàn hợp lý.

Tiếp đó là ăn bánh chưa rất lợi tiểu và tốt cho hệ tiêu hóa nói vậy là vì bánh chưng thường được gói với lá dong, đây là một loại lá có tính hàn, vị nhạt nên có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt và giải độc cơ thể đạt hiệu quả cao, ngoài ra lá dong còn giúp chữa trong các trường hợp như ngộ độc, say rượu hay bị rối loạn tiêu hóa.

Trong bánh chưng có thêm nhân là thịt lợn, nó cung cấp chất đạm, có tác dụng tư âm nhuận táo, chất đạm cơ thể không thể thiếu đối với cơ thể của chúng ta.

Ngoài những loại nhân đó thì trong bánh chưng còn có gia vị là hạt tiêu là một phần trong nhân, với hoạt chất oleoresin có trong hạt tiêu giúp kháng khuẩn, kháng nấm rất hiệu quả, làm tăng quá trình đông máu.

Nguồn gốc bánh tét lá cẩm:

Bánh tét lá cẩmBánh tét lá cẩm

Nói đến bánh tét lá cẩm, có lẽ ai cũng đều biết nguồn gốc món bánh ngon trứ danh đó là ở miền tây Cần Thơ, loại bánh có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống quê hương Việt, ngày tết phía bắc có bánh chưng, thì khu vực phía nam bánh tét không thể nào thiếu và vô cùng thiêng liêng và gần gũi.

Bánh tét lá cẩm không biết được có từ bao giờ, chỉ nghe ông bà kể lại là có từ thời khi nói về câu chuyện chiến thắng giặc xâm lược lừng lẫy của vua Quang Trung lúc đánh bại quân Thanh vào ngày Tết, đó chính câu trả lời về sự ra đời của món bánh tét này.

Màu tím thẫm của lá cẩm khoác thêm lớp áo bắt mắt cho món bánh quen thuộc, hương thơm của nếp hòa quyện với chút thịt mỡ nạc, đậu xanh, chuối, thêm chút gia vị sẽ là tặng phẩm ngày tết trọn vẹn yêu thương khi dành đến những người thân yêu.

Tổng hợp 5 cách làm bánh tét lá cẩm chay nhân đậu cập nhật 04/2024

1. Cách làm bánh tét lá cẩm chay nhân đậu thơm ngon hấp dẫn đón Tết

Nguyên liệu làm Bánh tét lá cẩm chay nhân đậu cho 4 cái

  • Gạo nếp 2 chén
  • Đậu xanh 150 gr
  • Đậu thận 1 hộp (400gr)
  • Lá cẩm 200 gr
  • Dầu dừa 2 muỗng canh
  • Nước cốt dừa 300 ml
  • Bột khoai tây 1 muỗng
  • Muối/đường 1 ít

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua gạo nếp ngon

  • Bạn nên chọn mua những hạt nếp to tròn, có màu trắng đục, không bị gãy nát.
  • Nên mua nếp mới được xay, khi ngửi có mùi thơm nhẹ tự nhiên của gạo nếp.
  • Không nên mua loại gạo nếp được xay xát kỹ vì gạo này đã bị mất nhiều dưỡng chất.
  • Bạn tránh mua nếp có màu sắc lạ hoặc có mùi ẩm mốc do để lâu.

Cách chọn mua đậu xanh ngon

  • Bạn có thể sử dụng cả hai loại đậu xanh cà vỏ và còn nguyên vỏ đều được.
  • Nếu bạn chọn đậu xanh còn nguyên vỏ, cần lưu ý chọn các hạt đậu xanh có lớp vỏ căng bóng, mẩy đều nhau, không bị sâu hay lép.
  • Nếu chọn hạt đậu xanh cà vỏ, bạn chọn loại có màu vàng đẹp, các hạt đậu nửa chắc, không bị sâu mọt, có mùi thơm của đậu xanh.

Cách chọn mua đậu thận ngon

  • Đậu thận còn có tên là đậu đỏ tây, bạn cần lưu ý để mua đúng loại nhé.
  • Nếu bạn chọn mua đậu tươi, cần mua các hạt đậu có lớp vỏ đỏ đẹp, căng bóng, to đều. Đậu không bị mốc hay trộn lẫn với hạt lép.
  • Nếu chọn mua đậu đóng lon, bạn nên mua những lon còn hạn sử dụng, lon không bị căng phồng hay biến dạng.

Nguyên liệu món ăn bánh tét lá cẩm chay nhân đậu

Dụng cụ thực hiện

  • Xửng hấp, nồi, nồi cơm điện, chảo, rây, lá chuối, dây buộc,…

Cách chế biến Bánh tét lá cẩm chay nhân đậu

Ngâm nếp

Đầu tiên bạn vo sạch 2 chén nếp, rồi ngâm nếp trong thau nước với 1 ít muối trong 6 tiếng, sau đó đổ ra rổ và để ráo.

Mách nhỏ: Bạn tranh thủ ngâm nếp qua đêm để không tốn nhiều thời gian nhé.

Bước 1 Ngâm nếp Bánh tét lá cẩm chay nhân đậu

Làm nước lá cẩm và nấu nếp

Bạn rửa sạch 200gr lá cẩm rồi cho vào nồi nấu. Đến khi nước lá cẩm sôi và cho ra được màu tím đậm thì bạn dùng rây lọc bỏ lá ra.

Mách nhỏ:

  • Nếu bạn không mua được lá cẩm tươi, bạn có thể dùng bột lá cẩm để thay thế nhé.
  • Không nên mua lá cẩm khô để làm bánh, vì màu sắc của bánh sẽ không đẹp mắt.

Cho nếp đã để ráo vào nồi cơm điện rồi đổ nước lá cẩm vào sao cho nước lá cẩm hơi xâm xấp mặt nếp.

Tiếp theo, bạn cho vào nồi 2 muỗng canh dầu, 1 muỗng cà phê muối dừa sẽ giúp nếp thơm ngon hơn.

Cho vào rồi bật nút nấu, khi nồi nhảy sang chế độ giữ ấm thì bạn mở nắp xới nếp cho đều, đậy nắp và để thêm 10 phút nồi bật lại nút nấu lần nữa.

Khi nồi tiếp tục nhảy sang chế độ giữ ấm, bạn xới nếp lần 2 và đậy nắp, để nếp trong nồi đến khi gói bánh nhé.

Bước 2 Làm nước lá cẩm và nấu nếp Bánh tét lá cẩm chay nhân đậuBước 2 Làm nước lá cẩm và nấu nếp Bánh tét lá cẩm chay nhân đậuBước 2 Làm nước lá cẩm và nấu nếp Bánh tét lá cẩm chay nhân đậu

Chuẩn bị đậu xanh và đậu thận

Ngâm 150gr đậu xanh trong nước ấm trước 3 – 4 tiếng, rồi vo thật sạch và cho vào xửng hấp. Đến khi đậu mềm thì đổ đậu ra. Cho đậu vào túi nilon để nghiền đậu bằng chày hoặc cây cán bột.

Mách nhỏ: Bạn có thể dùng máy xay sinh tố để xay đậu xanh nhé.

Trong chén đựng 300ml nước cốt dừa, cho vào đó 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh bột khoai tây và khuấy đều với nhau.

Mách nhỏ: Bạn có thể dùng bột năng hoặc bột bắp đều được.

Sau đó, bạn cho đậu xanh đã nghiền và hỗn hợp cốt dừa vào chảo không dính. Sên đậu xanh đều tay khoảng 15 phút đến khi đậu xanh tạo thành khối mềm dẻo là đạt.

Với đậu thận đóng hộp, bạn đổ ra rổ để cho ráo.

Mách nhỏ: Đối với đậu thận tươi, bạn cần ngâm trong nước 6 – 8 tiếng hoặc qua đêm, sau đó đem đậu đi luộc 15 – 20 phút rồi mới đem đi làm bánh nhé. Lúc này đậu sẽ mềm và bùi thơm hơn.

Bước 3 Chuẩn bị đậu xanh và đậu thận Bánh tét lá cẩm chay nhân đậuBước 3 Chuẩn bị đậu xanh và đậu thận Bánh tét lá cẩm chay nhân đậuBước 3 Chuẩn bị đậu xanh và đậu thận Bánh tét lá cẩm chay nhân đậuBước 3 Chuẩn bị đậu xanh và đậu thận Bánh tét lá cẩm chay nhân đậu

Gói bánh

Trước tiên bạn nặn nhân đậu xanh thành dạng ống tròn đều, đường kính to khoảng 2 ngón tay.

Tiếp theo, dùng khăn lau lá chuối thật sạch, xé lá chuối thành các miếng có độ dài 30cm (khoảng 2 gang tay) và các miếng nhỏ rộng khoảng 1 ngón tay để bịt 2 đầu bánh.

Bạn trải 1 miếng lá chuối có mặt xanh úp xuống dưới và 1 miếng lá chuối có mặt xanh ngửa lên trên, quét dầu ăn lên mặt lá. Dàn nếp lên lá chuối, rồi xếp đậu thận lên mặt nếp và cuối cùng cho nhân đậu xanh vào.

Bạn gấp 2 mép lá chuối lại với nhau rồi cuốn cho chặt tay, lăn đều rồi buộc dây cố định ở giữa.
Với hai đầu bánh tét, bạn gấp một đầu xuống trước, rồi dựng bánh lên, dùng muỗng nén nếp xuống và lấy kéo cắt phần lá thừa. Bẻ các nếp lá lại, sau đó dùng 2 miếng lá chuối nhỏ đắp chéo nhau lên đầu của đòn bánh và buộc chặt dây lại.

Đầu còn lại thực hiện tương tự nhé.

Bước 4 Gói bánh Bánh tét lá cẩm chay nhân đậuBước 4 Gói bánh Bánh tét lá cẩm chay nhân đậuBước 4 Gói bánh Bánh tét lá cẩm chay nhân đậuBước 4 Gói bánh Bánh tét lá cẩm chay nhân đậu

Hấp bánh

Bắc nồi nước sôi lên bếp, cho bánh vào xửng rồi hấp 40 phút là bánh đạt. Sau đó bạn vớt bánh ra để bánh thiệt ráo và thưởng thức bánh thôi nào.

Bước 5 Hấp bánh Bánh tét lá cẩm chay nhân đậu

Thành phẩm

Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong món bánh tét lá cẩm nhân đậu chay rồi. Bánh tét chay sau khi hoàn thành rất thơm ngon với vỏ nếp mềm dẻo, vị bùi bùi của nhân đậu xanh và đậu thận bên trong. Nhất định món bánh tét này sẽ là một món ăn giúp thực đơn ngày Tết cổ truyền của bạn thêm phần ngon miệng hơn đấy.

Bước 6 Thành phẩm Bánh tét lá cẩm chay nhân đậu

Cách bảo quản bánh tét

  • Bạn nên dùng bánh tét trong vòng 3 – 5 ngày ở nhiệt độ phòng.
  • Nếu muốn dùng lâu hơn, bạn cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh, khi ăn chỉ cần hấp nóng hoặc chiên lại là được.

2. Mách bạn cách làm bánh tét lá cẩm đặc sản Cần Thơ siêu đẹp

Nguyên liệu

  • 250g đậu xanh
  • 250g dừa nạo
  • 500g lá dứa
  • 250g thịt ba chỉ
  • 500g lá cẩm
  • 1kg lá chuối hột
  • Dây buộc
  • Hành lá, hành tím
  • Muối, dầu ăn, đường, hạt nêm
  • 1kg gạo nếp
Nguyên liệu làm bánh tét lá cẩm Cần Thơ

Nguyên liệu làm bánh tét lá cẩm Cần Thơ

Sơ chế các nguyên liệu

Sơ chế các nguyên liệu

Sơ chế các nguyên liệu

Bạn đem phần cẩm rửa sạch sau đó bạn bỏ vào nồi nấu với 1 chén nước thật kỹ cho ra màu tím đẹp.

Đậu xanh bỏ vào nước ngâm qua đêm cho nở ra sau đó vo sạch và để ráo.

Dừa đem nạo bỏ vào 1 chút nước ấm rồi vắt lấy phần nước cốt. Sau đó bạn lại cho thêm 1 chén nước nữa vào phần bã dừa vừa vắt và vắt thêm một lần để lấy nước dão dừa.

Gạo nếp vo sạch, cho vào nước lá cẩm ngâm trong 6 tiếng rồi vớt gạo ra để ráo nước, cho thêm 1 muỗng muối vào trộn lên cho thật đều.

Thịt ba chỉ mua về làm sạch, thái sợi dài bằng ngón tay, ướp cùng hành tím bằm, hạt nêm, tiêu rồi để trong khoảng 3 – 4 giờ cho thấm đều.

Trứng muối đập lấy phần lòng đỏ riêng để vào ngâm chung với rượu cho bớt vị tanh còn lòng trắng trứng thì cho vào màng bọc thực phẩm se lại thành hình dài nhỏ.

Lá chuối rửa sạch sau đó phơi nắng cho héo hoặc nhúng qua nước sôi cho mềm sau đó xé thành miếng khoảng 30x40cm. Mỗi chiếc bánh tương ứng 3 miếng, còn lá chuối ngang đặt bên trong xé kích thước 6x20cm.

Cách làm

Bước 1: Làm phần gạo nếp

Làm phần gạo nếp

Làm phần gạo nếp

Bạn cần chuẩn bị 1 chiếc chảo sau đó bắc chảo lên bếp cho nước lá cẩm và nước dão dừa vào đun lên cho sôi. Tiếp đến cho phần gạo nếp vào đảo đều, cho thêm 2 muỗng muối và 2 muỗng đường vào xào cho đến khi nước rút gần hết.

Sau khi đảo xong thì gạo nếp sẽ nở ra 1 chút, bạn chia gạo nếp thành 5 phần.

Bước 2: Làm nhân bánh

Làm nhân bánh tét lá cẩm

Làm nhân bánh tét lá cẩm

Lấy phần đậu xanh đã ngâm bỏ vào cùng với nước dão dừa và 1 muỗng cà phê muối cho đến khi mềm và không còn dính tay.

Bắc chảo lên bếp cho hành khô vào phi thơm rồi bỏ đậu xanh xào chung, sau đó giã hoặc cho vào máy xay nhuyễn.

Nhân thịt ba chỉ: Thịt ba chỉ mua về làm sạch, thái sợi dài bằng ngón tay, ướp cùng hành tím bằm, hạt nêm, tiêu rồi để trong khoảng 3 – 4 giờ cho thấm đều.

Bước 4: Nắm nhân

Nắm nhân bánh tét lá cẩm

Nắm nhân bánh tét lá cẩm

Chia các nguyên liệu làm nhân thành 5 phần bằng nhau. Sau đó bạn trải màng bọc thực phẩm ra rải lên đó lớp đậu xanh tiếp đến xếp thịt, trứng muối, cuộn lại thành hình trụ dài. Xoắn hai đầu màng bọc lại cho nhân chắc thêm.

Bước 5: Gói bánh

Gói bánh tét lá cẩm

Gói bánh tét lá cẩm

Trải lá chuối ra trải lên 1 lớp gạo đã ngâm với lá cẩm đặt nhân bánh dọc theo lá, gấp hai mép lại với nhau, cuộn tròn và nén thật chặt. Lấy kéo cắt bớt phần lá thừa ở 2 đầu, đặt thêm 2 miếng lá nhỏ hình chữ thật che kín đầu bánh rồi cột lại cố định 2 đầu bánh.

Tiếp đến bạn dùng dây cột chặt theo hình chữ thập dọc theo đòn bánh để cố định lá, tháo bỏ phần dây ngang, cột 6 vòng quanh bánh rồi xoắn dây thật chặt. Nếu có phần dây dư thì bạn cuốn gọn lại.

Bước 6: Luộc bánh

Luộc bánh tét lá cẩm

Luộc bánh tét lá cẩm

Bạn xếp bánh vào nồi và đổ nước ngập bánh, luộc trong thời gian 4-5 tiếng là bánh sẽ mềm.

Thành phẩm

Bánh tét lá cẩm đặc sản Cần Thơ siêu đẹp

Bánh tét lá cẩm đặc sản Cần Thơ siêu đẹp

Sau khi bánh chín bạn vớt bánh ra, để nguội cắt ra và thưởng thức được ngay bánh sẽ rất dẻo, thơm đậm đà vị trứng muối, vị bùi bùi của đậu xanh và màu sắc vô cùng đẹp mắt.

3. Cách làm bánh tét lá cẩm chay nhân đậu truyền thống

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm bánh tét lá cẩm chay nhân đậu

Gạo nếp2 chén
Đậu xanh150g
Đậu thận400g
Lá cẩm200g
Dầu dừa2 thìa canh
Nước cốt dừa300ml
Bột khoai tây1 thìa
Muối/ đường1 ít

Cách chế biến bánh tét lá cẩm

banh tet la cam chay

Bước 1: Ngâm nếp

  • Đầu tiên vo sạch 2 chén nếp.
  • Sau đó ngâm nếp trong thau nước với 1 ít muối trong 6 tiếng.
  • Đổ ra rổ và để ráo.

Bước 2: Làm nước lá cẩm và nấu nếp

  • Rửa sạch 200g lá cẩm rồi cho vào nồi nấu.
  • Khi nước lá cẩm sôi và cho ra được màu tím đậm thì dùng rây lọc bỏ lá ra.
  • Cho nếp đã để ráo vào nồi cơm điện rồi đổ nước lá cẩm vào sao cho nước lá cẩm hơi xâm xấp mặt nếp.
  • Tiếp theo, bạn cho vào nồi 2 thìa canh dầu, 1 thìa cafe muối dừa sẽ giúp nếp thơm ngon hơn.
  • Cho vào rồi bật nút nấu, khi nồi nhảy sang chế độ giữ ấm thì bạn mở nắp xới nếp cho đều, đậy nắp và để thêm 10 phút nồi bật lại nút nấu lần nữa.
  • Khi nồi tiếp tục nhảy sang chế độ giữ ấm, bạn xới nếp lần 2 và đậy nắp, để nếp trong nồi đến khi gói bánh nhé.

Bước 3: Chuẩn bị đậu xanh và đậu thận

  • Ngâm 150g đậu xanh trong nước ấm trước 3 – 4 tiếng, rồi vo thật sạch và cho vào xửng hấp.
  • Đến khi đậu mềm thì đổ đậu ra. Cho đậu vào túi nylon để nghiền đậu bằng chày hoặc cây cán bột.
  • Trong chén đựng 300ml nước cốt dừa, cho vào đó 1 thìa canh đường, 1/2 thìa cafe muối, 1 muỗng canh bột khoai tây và khuấy đều với nhau.
  • Sau đó, cho đậu xanh đã nghiền và hỗn hợp cốt dừa vào chảo không dính.
  • Sên đậu xanh đều tay khoảng 15 phút đến khi đậu xanh tạo thành khối mềm dẻo là đạt.
  • Với đậu thận đóng hộp, hãy đổ ra rổ để cho ráo.

Bước 4: Gói bánh

  • Trước tiên, nặn nhân đậu xanh thành dạng ống tròn đều, đường kính to khoảng 2 ngón tay.
  • Tiếp theo, dùng khăn lau lá chuối thật sạch, xé lá chuối thành các miếng có độ dài 30cm (khoảng 2 gang tay) và các miếng nhỏ rộng khoảng 1 ngón tay để bịt 2 đầu bánh.
  • Trải 1 miếng lá chuối có mặt xanh úp xuống dưới và 1 miếng lá chuối có mặt xanh ngửa lên trên, quét dầu ăn lên mặt lá.
  • Dàn nếp lên lá chuối, rồi xếp đậu thận lên mặt nếp và cuối cùng cho nhân đậu xanh vào.
  • Gấp 2 mép lá chuối lại với nhau rồi cuốn cho chặt tay, lăn đều rồi buộc dây cố định ở giữa.
  • Với hai đầu bánh tét, gấp một đầu xuống trước, rồi dựng bánh lên, dùng muỗng nén nếp xuống và lấy kéo cắt phần lá thừa.
  • Bẻ các nếp lá lại, sau đó dùng 2 miếng lá chuối nhỏ đắp chéo nhau lên đầu của đòn bánh và buộc chặt dây lại.
  • Đầu còn lại thực hiện tương tự nhé.

Bước 5: Hấp bánh

banh tet la cam chay

  • Bắc nồi nước sôi lên bếp, cho bánh vào xửng rồi hấp 40 phút là bánh đạt.
  • Sau đó vớt bánh ra để bánh thiệt ráo và thưởng thức bánh thôi nào.

4. Cách làm bánh tét lá cẩm chuẩn vị miền Tây

Nguyên liệu làm bánh tét lá cẩm tím

  • 1kg gạo nếp ngon
  • 300g đậu xanh tách vỏ
  • 300g thịt ba chỉ
  • 20g bột lá cẩm tím
  • Lá chuối tươi (lá dong), lạt buộc
  • Gia vị: muối, mắm, tiêu bột,…

Cách làm

Ngâm gạo, ngâm đậu

  • Đậu xanh vo sạch, ngâm ngập nước trong khoảng 3 tiếng cho nở mềm rồi đem hấp chín trong khoảng 15 phút. Đem đậu tán nhuyễn mịn rồi trộn cùng 1 chút xíu muối trộn đều đem xào với 1 chút dầu ăn.

Chuẩn bị gạo nếp và nhân đậu làm bánh

Chuẩn bị gạo nếp và nhân đậu làm bánh

  • Bột lá cẩm đem hòa cùng với nước sôi để khoảng 30 phút đem lọc qua rây để loại bỏ bã cặn, chỉ lấy phần nước màu tím
  • Gạo nếp vo sạch đem ngâm ngập gạo trong nước bột lá cẩm tím từ 6- 7 tiếng. Đem vớt gạo ra, tráng thêm 1 lần nước sạch, sau đó để ráo nước rồi đem xóc cùng 1 chút muối, để gạo nghỉ 5 – 10 phút cho ngấm.

Ướp thịt

  • Thịt ba chỉ đem làm sạch, rồi thái miếng khoảng dài khoảng 5cm, dày khoảng 2cm

Ướp thịt ba chỉ

Ướp thịt ba chỉ

  • Ướp thịt với tiêu bột, mắm, muối,… trộn đều để khoảng 40 phút cho thịt ngấm gia vị hoặc đem xào thịt chín tới cho thịt nhanh ngấm gia vị.

Gói bánh, luộc bánh

  • Lá chuối tươi rửa sạch rồi trần sơ qua nước nóng để lá chuối không bị vỡ khi gói. Cho lá chuối để ra rổ cho ráo hết nước
  • Trải lá chuối xuống mâm, cho lớp gạo lá cẩm vào thành lớp đầu tiên, dàn đều gạo theo chiều dọc tiếp đến cho nhân đậu đã chuẩn bị lên trên lớp gạo, cho thịt ba chỉ trên trên lớp đậu, cuối cùng dùng gạo lá cẩm phủ kín nhân đậu và thịt.
  • Kéo 2 mép lá lại với nhau, dùng dây lạt cố định lại. Buộc chắc tay. Dùng tay vỗ nhẹ vào thân bánh khi buộc, nếu bánh đã chặt tay thì không còn nghe thấy tiếng kêu.
  • Làm tương tự cho đến khi hết nguyên liệu.

Gói bánh tét bằng lá dong

Gói bánh tét bằng lá dong

  • Luộc bánh: Xếp 1 lớp lá chuối xuống đáy nồi, đặt bánh lên, đổ nước sao cho ngập mặt bánh và luộc với lửa to. Đun nước bánh sôi đều, thấy nước cạn thì chế thêm nước lạnh để luộc. Khi bánh luộc sôi khoảng 3 tiếng thì để lửa vừa luộc khoảng 10 – 12 tiếng là bánh chín nhừ
  • Bánh chín đem vớt ra rửa sơ qua bánh với nước lạnh, để ráo nước rồi cất gọn ở nơi thoáng mát hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý:

  • Nếu chị em nào mới học gói bánh tét thì nên: ngâm gạo sơ khoảng 3 tiếng rồi đen nấu nhanh với nước bột lá cẩm và nước cốt dừa, khi nấu lên gạo sẽ dẻo dính vào nhau, tạo hình bánh tét khá dễ. Chỉ cần cuộn bánh lại và gói lạt chặt tay là được.
  • Nếu dùng lá dong để gói bánh tét thì không cần phải trần sơ qua nước nóng, chỉ cần cắt bỏ cuộng lá là được
  • Nếu dùng nồi áp suất để nấu bánh thì khi thấy nước bắt đầu sôi thì nấu thêm khoảng 45 phút nữa là được.
  • Khi cắt bánh nên dùng lạt để cắt thì bánh sẽ đẹp hơn. Nếu dùng dao cắt thì thoa 1 lớp dầu ăn vào bề mặt của dao rồi mới đem cắt bánh nhé.

5. BÁNH TÉT LÁ CẨM CỰC PHẨM MIỀN TÂY HAY HAY AI CŨNG THÍCH

Chuẩn bị nguyên liệu sẵn sàng cho món bánh tét lá cẩm

  • Cân lấy 250 gram đậu xanh cà đã loại bỏ sạch vỏ
  • Cơm dừa sẽ cần khoảng 250 gram bạn nhé, có thể mua loại đã nạo mịn nhé
  • Nửa cân lá dứa là vừa đủ cho nồi bánh dậy hương
  • Không thể thiếu 250 gram thịt heo, tất nhiên là lấy loại thịt ba chỉ mỡ nạc hài hòa
  • Nhân vật chính hàng đầu phải nhắc đến nửa cân lá cẩm
  • Có thể tìm mua hoặc hái ngoài vường 1 cân lá chuối, ưu tiên lá cây chuối hột nhé
  • Chuẩn bị thêm dây sợi mỏng dai để gói bánh
  • Hai loại hành quen thuộc cần có là hành tím khô cùng hành lá
  • Chọn 5 trái trứng muối tươi mới
  • Nếp thì đong khoảng 1 cân, lưu ý cần mua loại nếp ngỗng nha
  • Một số loại gia vị nêm nếm bao gồm đường, muối, hạt nêm cùng dầu ăn

Bánh tét lá cẩm tím được thực hiện lần lượt qua các bước

Công thức làm bánh Tét lá cẩm vô cùng chi tiết

Công thức làm bánh Tét lá cẩm vô cùng chi tiết

Bước 1: Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị đi sơ chế

– Đối với lá cẩm, trước tiên cần được rửa cho sạch bụi bẩn rồi bạn hãy bắc lên bếp một chiếc nồi, cho khoảng 1 bát nước và thả lá cẩm vào, nấu thật sôi cho lá nhả ra màu tím thật đậm đặc. Trong trường hợp bạn muốn màu sắc đậm hơn hay nhạt hơn, hãy điều chỉnh lượng nước ít nhiều theo ý muốn nhé.

Vắt nước cốt dừaVắt nước cốt dừa

– Hãy cho phần cơm dừa đã được nạo sẵn ra tô vừa, đổ vào một ít nước ấm, đảo cho nước thấm đều rồi vắt cơm dừa qua ray lọc để lấy được 1 bát nước cốt dừa đậm đặc. Bạn vẫn tiếp tục cho nước ấm vào cơm dừa với một lượng nhiều hơn để vắt được thêm 2 bát nước cốt dão.

Đổ nước lá cẩm vào nếp ngỗng

Đổ nước lá cẩm vào nếp ngỗng

– Đối với nếp ngỗng, cần cho thêm nước vào rồi vo thật sạch. Vớt nếp ra thau, đổ toàn bộ nước lá cẩm đã nấu vào, đeo găng tay chuyên làm bếp để trộn thật đều cho màu tím thấm khắp hạt nếp. Ướp màu cho nếp trong thời gian 6 giờ, sau đó nếp sẽ được lấy ra cho vào rổ tre dầy, để đến khi ráo bớt nước. Không quên thả vào nếp cẩm tầm một muỗng canh muối rồi đảo qua cho thấm.

Mách nhỏ: Khi nếp được ngâm xong bạn không vội đổ đi phần nước lá cẩm mà hãy giữ lại cho công đoạn sau nhé. Hoặc nếu bạn đổ đi, hãy đảm bảo là còn chừa lại một phần nước lá cẩm dự phòng để thực hiện bước tiếp theo.

– Riêng lá chuối, bạn cần lau rửa lá với nước sạch cho hết bụi, trải đều lá ra mâm to, phơi dưới ánh nắng hay luộc sơ với nước sôi để lá héo mềm rồi dùng khăn sạch lau cho hết nước. Tiếp đến, ước lượng kích thước lá chuối theo 2 khổ là 30x40cm và 20x6cm rồi tiến hành xé. Cứ ba miếng lá được xé nhỏ, bạn sẽ gói một một cái bánh. Mỗi cái bánh sẽ gồm 3 miếng lá to bao bọc ở ngoài và 1 miếng nhỏ ở bên trong.

Bước 2: Xào nếp cùng nước dảo dừa

– Lấy một chiếc chảo tương đối to dày và lòng sâu, đổ một phần nước cốt dão cùng lượng nước lá cẩm được chuẩn bị vào. Bật lửa nấu cho sôi phần nước trong chảo sau đó sẽ trút hết nếp ngỗng vào cùng, dùng sạn xào qua lại đều tay vài lần rồi nhanh chóng thêm đường cùng muối, mỗi loại cần 2 muỗng canh. Liên tục đảo nếp để nước khô cạn và nếp được nở đều, có được độ dẻo ban đầu.

– Sau khi tắt bếp xào nếp, hãy chia đều lượng nếp thành 5 phần đều nhau, cho vào tô riêng, lúc này thêm vào mỗi tô một lượng nước cốt dừa vừa phải để tạo độ béo, đồng thời cũng đổ ít nước lá cẩm sao cho nước dâng sấp sấp nếp.

Bước 3: Chuẩn bị làm phần nhân bánh nếp lá cẩm

– Đối với đậu xanh, trước khi đem xào cùng cốt dừa, cần được ngâm mềm một đêm cho nở đều. Qua ngày hôm sau, đậu xanh sẽ được rửa lại với nước một lần rồi cho vào chảo xào cùng nước cốt dảo, lúc này nhớ thêm vào xíu muối. Liên tục đảo đều tay và vặn lửa vừa để đậu xanh được chín mềm. Khi bạn thử chạm tay vào phần đậu xanh và không thấy dính thì lập tức tắt bếp

– Tiếp tục dùng chiếc chảo khác để phi hành tím, lúc hành thơm vàng thì đổ hết đậu xanh vào xào cùng. Sau đó, bạn cần cho đậu xanh vào cối để giã nhuyễn hay cho vào máy để xay đậu thật mịn.

– Đối với thịt ba chỉ, hãy sơ chế cho thật sạch, rửa qua với nước rồi tiến hành cắt thành từng sợi tương đối dài, có độ lớn bằng đầu ngón tay. Sau đó, cần cho thịt vào tô, cho vào các loại gia vị như hạt nêm, tieu xay cùng hành tím đã được băm nhỏ, dùng đũa trộn lên thật đều rồi để ướp tầm 3 – 4 giờ.

– Đối với trứng muối, hãy tách vỏ, chia lòng trắng và lòng đỏ vào 2 chiếc tô riêng biệt. Đổ vào lòng đỏ một xíu rượu nếp trắng giúp khử mùi. Còn đối với lòng trắng thì cần dùng màng bọc thực phẩm gói lại sao cho được hình một cái trụ tương đối dài.

– Sau tất cả, hãy lấy thịt ba chỉ đã được ướp thấm vị ra, dùng đậu xanh xay nhuyễn bao quanh thịt thật kín nếu bạn không muốn làm riêng bánh không có trứng muối. Một cách khác đó là hãy đặt một miếng màng bọc thực phẩm lên khay rộng, lần lượt cho đậu xanh, trứng muối cùng thịt vào, trải đều từ trên xuống theo chiều dài miếng thịt rồi quấn thật chặt tay để có một một chiếc nhân tròn dài. Bạn sẽ làm khoảng 5 phần nhân để gói bánh.

Bước 4: Thực hiện gói bánh tét lá cẩm

Gói bánh TétGói bánh Tét

– Chuẩn bị một chiếc mâm to rộng, xếp lá chuối ra mâm, trải lớp nếp tương đối mỏng vào giữa lá, tiếp đến đặt phần nhân tròn dài vào giữa. Cầm 2 mép lá gập lại thật nhanh tay rồi cuộn thật chặt tay để bánh được chắc dẻo. Hãy dùng kéo cắt bỏ bớt lá chuối còn dư lại rồi tiếp đến là gập 1 đầu hở của bánh tét cho kín để bánh có thể đứng thẳng, lấy một miếng lá chuối dư cắt thành hình vuông che đi 1 đầu hở còn lại, gập lá lại rồi xếp thêm hai miếng lá chuối dài nhỏ dạng hình chữ thập lên trên đầu bánh sau đó sẽ dùng dây cột lại thật chặt. Tương tự sau khi xong 1 đầu, bạn cũng thực hiện thao tác này với đầu còn lại. .

Bước 5: Buộc dây bánh đúng cách

– Trước khi cột dây cần điều chỉnh các cạnh của bánh ở 2 đầu sao cho đều đẹp và tương xứng với đầu còn lại, tiếp đến lấy sợi dây lát mỏng dài, quấn một vòng từ trên xuống theo dạng hình chữ thập nhằm giữ cho lá không bị xe dịch. Lúc này hãy gỡ sợi dây quấn ngang lúc trước ở giữa bánh. Lần lượt quấn liên tục 6 dây lát theo chiều ngang quanh thân bánh với khoảng cách đều nhau và có phần dây dư song song theo theo một đường thẳng. Cuối cùng, giữ lấy tất cả các sợi dây về một mối ở một đầu của bánh tét. Bạn có thể thắt hoặc xoắn đều phần dây dư cho gọn gàng.

Bước 6: Luộc bánh tét theo bí kíp giúp bánh cực ngon

Luộc bánh TétLuộc bánh Tét

– Bạn cần có một chiếc nồi gang cỡ lớn để đảm bảo đủ không gian cho bánh chín, tiếp đến, hãy đặt dưới đáy nồi một lớp lá chuối mỏng, thêm vào nồi một lượng nước đủ ngập 2/3 thân nồi, thả thêm lượng lá dứa đã được chuẩn bị vào nồi.

– Bánh tét nấu bằng than củi sẽ giúp tiết kiệm và tạo được độ ngon cho bánh hơn đấy nhé, nên hãy đặt nồi trên lò than, tiến hành đun nước trong nồi với lửa lớn. Khi nước sôi nhiều, lần lượt xếp từng đòn bánh tét vào nồi, luộc bánh trong thời gian từ 4 – 5 giờ, trong quá trình luộc bánh, hãy canh lượng nước trong nồi, thấy nước cạn dần thì lập túc cho nước nóng vào thêm, luôn giữ cho lượng nước được ngập đều toàn bộ bánh tét.

– Khi bánh đã chính, nhanh chóng với bánh ra, chuẩn bị sẵn sàng một thau nước lạnh để ngâm bánh, sau đó, lấy hết bánh đã ngâm nước treo lên nơi cao để nước được ráo.

Bánh tét lá cẩm ngon xỉu up xỉu down lại vô cùng đẹp mắt.

Mâm cơm ngày Tết không thể thiếu bánh Tét thơm ngon

Mâm cơm ngày Tết không thể thiếu bánh Tét thơm ngon

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh tét lá cẩm chay nhân đậu

Tải ngay cách làm bánh tét lá cẩm chay nhân đậu

Video hướng dẫn cách làm bánh tét lá cẩm chay nhân đậu

YouTube video

Mua nguyên liệu làm bánh tét lá cẩm chay nhân đậu ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh tét lá cẩm chay nhân đậu , các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Cách bảo quản bánh tét thơm ngon, an toàn

Nhiều gia đình lo sợ bánh tét nhanh cứng, bị sượng (còn gọi là lại gạo) khi bảo quản bánh trong tủ lạnh. Nhưng với thời tiết nóng ẩm như Việt Nam, bánh tét rất nhanh thiu, mốc. Bạn vẫn có thể treo bánh nơi thoáng mát, không bụi bẩn, tránh ánh nắng trực tiếp, để bảo quản được 2 – 3 ngày. Lưu ý, không cất bánh vào tủ hay để bánh trong túi kín, bánh bị hầm hơi sẽ rất mau hư.

meo-bao-quan-banh-chung-banh-tét-an-toan-trong-dip-tet

Để giữ bánh tét không bị hỏng trong 2-3 ngày, bạn nên treo bánh nơi thoáng mát.

Nếu muốn bảo quản lâu hơn bạn nên cho bánh vào tủ lạnh, khi dùng thì đem hấp lại hoặc chiên ăn rất ngon. Bạn có thể tăng thời hạn sử dụng bánh tét lên đến khoảng 15 ngày, khi cho bánh vào ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, bạn mất nhiều thời gian rã đông bánh và cần luộc lại bánh khi dùng.

Lưu ý khi bảo quản bánh chưng và bánh tét

– Lá gói bánh chưng, bánh tét thường là lá dong, lá chuối. Trước khi tiến hành gói bánh, bạn cần phải rửa kĩ bằng nước sạch, trụng lá 1 lượt nhanh qua nước nóng để loại bỏ vi khuẩn, như vậy bánh sẽ giữ được lâu hơn.

– Nên dùng dao sạch để cắt bánh, tránh tình trạng dao còn bám thực phẩm hay bụi. Bởi vì chất bẩm từ thực phẩm khác dính vào bánh, dễ gây ra nấm mốc, ôi thiu.

meo-bao-quan-banh-chung-banh-tét-an-toan-trong-dip-tet

Dùng dao sạch để cắt bánh tét, bánh chưng.

– Trong khi gói bánh, bạn không nên gói bánh quá chặt tay hoặc quá lỏng. Nếu gói bánh quá chặt sẽ lám bánh dễ bị lại gạo ảnh hưởng đến chất lượng của bánh. Còn nếu gói bánh quá lỏng, thì bánh khi nấu sẽ rời rạc và dễ bị hỏng hơn.

– Khi bánh xuất hiện nấm mốc nhẹ ở bên ngoài lá gói, bạn có thể hơ bánh trên lửa nhằm loại bỏ nấm mốc, sau đó dùng màng bọc thực phẩm gói bánh lại và tiếp tục bảo quản.

– Bánh cần được luộc chín thật kỹ để gạo nếp nở thật đều, bánh mềm ngon và giữ được lâu, tránh tình trạng ẩm mốc ngược từ phần nhân ra phần vỏ. Sau khi luộc bánh chín bạn nên lấy bánh ra để bánh hơi nguội, rồi cho bánh vào một chậu nước sạch và rửa cho bánh hết lớp mỡ bên ngoài lá gói, giúp giữ bánh được lâu hơn.

– Nếu bánh có tình trạng lại gạo (nếp bị khô, cứng), bạn có thể mang bánh đi luộc (nếu chưa bóc bỏ lớp vỏ) hay hấp lại bánh.

Tổng kết

Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh tét lá cẩm chay nhân đậu cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 04/2024. Vậy là bạn đã bỏ túi cách làm bánh tét lá cẩm đẹp mắt, bùi béo, thơm ngon mà lại vô cùng dễ làm rồi nè. Chúc bạn thực hiện thành công trong dịp Tết này nhé!

Rate this post