Bánh tét là một món bánh cực kỳ phổ biến đối với người Việt Nam trong những ngày Tết và trở thành đặc sản của nhiều vùng trong đó có miền Tây Nam Bộ. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 4 cách làm bánh tét chữ cập nhật mới nhất 11/2024.
Nguồn gốc bánh tét
Nếu miền Bắc xem bánh chưng là đặc trưng của ngày tết thì ở miền Nam tết cổ truyền không thể thiếu món bánh tét. Bánh tét dẻo thơm, cách gói bánh tét cũng dễ nên được nhiều người ưa chuộng.
Câu chuyện về nguồn gốc của bánh tét gắn với một trong những vị vua nổi tiếng của nước ta đó là vua Quang Trung. Trong một lần dẫn binh đi đánh giặc, trong lúc ngồi nghỉ ngơi vua Quang Trung được người dân địa phương biếu cho một loại bánh. Bánh này được gói trong lá chuối, có hình trụ chắc chắn.
Bánh tét là món ngon ngày tết không thể thiếu
Khi thưởng thức bánh, vua Quang Trung rất ngạc nhiên vì vị ngon của bánh. Hỏi người biếu, vua mới biết đây là loại bánh vợ anh chuẩn bị cho những dịp đi xa. Mỗi khi thưởng thức miếng bánh dẻo thơm anh lại nhớ lại quê hương, nhớ người vợ hiền. Cảm động trước ý nghĩa của món bánh bình dị này vua đã ra lệnh mỗi người phải gói và ăn bánh trong dịp tết. Từ đó người ta cũng gọi món bánh này là bánh tết.
Vì sao gọi là bánh tét
Ban đầu bánh tét có tên là bánh tết để gợi nhớ ngày tết cổ truyền. Theo thời gian, do cách phát âm của vùng miền nên bánh tết dần được gọi thành bánh tét. Ngoài ra còn có một cách lý giải khác cụ thể hơn, dễ hình dung hơn. Bánh tét ăn đúng cách khá độc đáo. Thay vì dùng dao để cắt bánh, người ta sẽ dùng chính các sợi lạc buộc bánh để cắt. Người ta lột bỏ lớp vỏ lá chuối bọc bên ngoài, sau đó dùng chính dây buộc để tét bánh ra làm thành từng khoanh nhỏ.
Tổng hợp 4 cách làm bánh tét chữ cập nhật 11/2024
1. Cách làm bánh tét chữ đẹp mắt thơm ngon hấp dẫn đơn giản cho ngày Tết
Nguyên liệu làm Bánh tét chữ
Cho 4 người
- Đậu xanh 1 kg
- Nếp cái hoa vàng 3 kg
- Nước cốt dừa 600 ml
- Nước cốt lá dứa 400 ml
- Nước cốt lá cẩm 800 ml
- Đường 750 gr
- Muối 1 muỗng canh
- Nước lọc 1 lít
- Dầu ăn 70 ml
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua đậu xanh ngon
Bạn có thể sử dụng cả hai loại đậu xanh cà vỏ và còn nguyên vỏ đều được.
Nếu bạn chọn đậu xanh còn nguyên vỏ, cần lưu ý chọn các hạt đậu xanh có lớp vỏ căng bóng, mẩy đều nhau, không bị sâu hay lép.
Nếu chọn hạt đậu xanh cà vỏ, bạn chọn loại có màu vàng đẹp, các hạt đậu nửa chắc, không bị sâu mọt, có mùi thơm của đậu xanh.
Cách chọn mua nếp ngon làm bánh tét
Bạn nên chọn mua nếp có hạt to, tròn, màu trắng đục, không bị gãy nát. Nên mua nếp mới được xay, khi ngửi có mùi thơm nhẹ, dễ chịu tự nhiên của gạo nếp.
Không nên mua không nên mua loại gạo nếp được xay xát kỹ vì gạo đã bị mất rất nhiều dưỡng chất.
Tránh mua nếp có màu sắc lạ hoặc có mùi ẩm mốc do để lâu ngày.
Cách chế biến Bánh tét chữ
Xào nếp (lá dứa, lá cẩm)
Đầu tiên, bạn cho 300ml nước cốt dừa, 400ml nước cốt dứa và 1.5kg nếp vào chảo. Sau đó, bạn xào nếp trên lửa vừa cho đến khi nếp nở đều.
Tương tự, bạn cũng cho phần nước cốt dừa còn lại, 800ml nước cốt lá cầm và 1.5kg nếp vào chảo khác. Bạn cũng xào đều cho đến khi nếp nở.
Mách nhỏ: Xào nếp trước sẽ giúp dễ tạo hình chữ hơn và dễ gói bánh hơn nhé.
Nấu đậu
Bạn cho 1kg đậu xanh vào nồi và thêm 300gr đường, 1 muỗng canh muối và 1 lít nước lọc. Sau đó bạn luộc đậu xanh trên lửa lớn khoảng 1 tiếng cho đến khi đậu xanh chín mềm. Tiếp theo bạn dùng muỗng để tán nhuyễn đậu xanh.
Xào đậu
Bạn cho 70ml dầu ăn vào chảo, sau khi dầu nóng thì bạn cho đậu xanh đã tán nhuyễn vào rồi xào cho đến khi đậu xanh khô ráo nước, tróc chảo.
Tạo hình
Đầu tiên bạn dùng đậu xanh để tạo thành hình những chữ cái mà bạn muốn, sau đó bạn cho nếp lá cẩm vào giữa để tạo hình chữ.
Mách nhỏ: Bó chặt chữ để khi ghép chữ không bị bung ra.
Gói bánh
Trải 2 tấm lá chuối sao cho mặt lá đậm hướng lên trên rồi cho một lớp nếp lá dứa lên. Tiếp theo, bạn đặt phần nếp đã tạo hình chữ vào rồi phủ thêm một lớp nếp lá cẩm lên trên.
Kế đến bạn dùng tay gói 2 đầu mép lá lại, ép cho nếp thật chặt rồi dùng dây để buộc quanh thân bánh lại. Tiếp theo, bạn gấp lá chuối ở 2 đầu bánh lại và buộc dọc theo thân bánh.
Luộc bánh
Bạn xếp bánh vào nồi lớn rồi đổ đầy nước vào, bạn nấu khoảng 5 – 6 tiếng, trong quá trình nấu bạn phải canh chừng để đổ thêm nước vào nồi.
Sau khi bánh chín thì bạn vớt bánh ra, rửa bánh, phơi ráo nước là có thể cắt bánh và trưng bày ra dĩa.
Mách nhỏ:
Do một đòn bánh tét chữ sẽ rất lớn cho nên để luộc bánh bạn nên chọn nồi to để luộc nhé!
Bạn nên thường xuyên thăm bánh canh nước, tránh để nước cạn sẽ khiến bánh bị khét
Thành phẩm
Vậy là đã hoàn thành xong món bánh tét chữ mới lạ, siêu đẹp mắt cho ngày Tết của gia đình rồi.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được nếp dẻo thơm ở bên ngoài và bên trong là nhân đậu xanh bùi béo hấp dẫn.
2. Cách làm bánh tét chữ ngon, đẹp và ý nghĩa tại nhà
Nguyên liệu làm bánh tét chữ
Nguyên liệu làm bánh tét chữ
1kg đậu xanh ( đã ngâm 4-6 tiếng)
3kg nếp cái hoa vàng (đã ngâm 8 tiếng)
600ml nước cốt dừa
400ml nước cốt lá dứa
750g đường
800ml nước cốt lá cẩm
500g lá chuối ( đã phơi khô 12 tiếng)
2 bó dây lạt
Các gia vị khác: Dầu ăn, muối
Cách làm bánh tét chữ
Bước 1: Phần gạo nếp chia làm 2 phần: 2kg nếp đem ngâm với nước cốt lá dứa và 400ml nước cốt dừa, phần còn lại ngâm với nước cốt lá cẩm và 200ml nước cốt dừa. Ngâm gạo trong nước cốt 1 tiếng.
Sau đó đổ nếp ra và cho lên chảo xào cho tới khi hạt nếp nở ra.
Bước 2: Đậu xanh đem trộn với đường, 1 muỗng canh muối và 1l nước lọc. Rồi đem luộc tới khi đậu chín mềm thì vớt ra dĩa.
Bước 3: Cho dầu ăn vào nồi đun sôi, sau đó cho đậu xanh vào sên cho đến khi đậu săn lại, không còn ướt thì tắt bếp.
Bước 4: Chuẩn bị một khay lót sẵn giấy bạc để lấy đậu xanh từ trong nồi ra, đặt vào đấy, đợi đậu nguội.
Bước 5: Cuộn giấy bạc lại theo hình tròn, để nắn đậu xanh thành một khối trụ. Sau đó dùng dao cắt thành từng khoanh nhỏ có độ dày khoảng 1cm.
Bước 6: Dùng dao gỗ để cắt tỉa khoanh đậu xanh thành chữ mình muốn. Bạn có thể in sẵn chữ ra giấy hoặc dùng miếng nhựa hình chữ cái, đặt lên đậu xanh làm mẫu cắt theo cho dễ.
Bước 7: Dùng dao gỗ tạo hình lỗ trống trong khoanh nếp cẩm (cũng có độ dày khoảng 1cm),tương ứng với chữ từ đậu xanh. Sau đó đặt chữ đậu xanh vào bên trong chỗ trống của nếp cẩm.
Bước 8: Dàn một lớp gạo nếp lá dứa lên trên bề mặt lá chuối (cắt theo hình vuông kích thước 20x20cm), sau đó đặt các khoanh chữ vào, xếp thẳng hàng và theo thứ tự chữ cái bạn muốn.
Bước 9: Khéo léo dùng lá chuối, cuộn nếp và khoanh chữ lại. Khúc này bạn nhớ dùng một lực vừa phải, chắc tay để phần gạo và chữ dính vào nhau, nhưng không bị méo nhé.
Bước 10: Gấp hai đầu của lá chuối lại và cuộn chặt lại, để giữ cho bánh kín, không bị vô nước khi luộc. Dùng dây lạt buộc chặt bánh lại.
Bước 11: Lót một lớp lá chuối ở dưới đáy nồi, rồi xếp bánh tét vào. Đổ nước ngập bánh và nấu liên tục từ 4 đến 6 tiếng. Trong quá trình đun, bạn nhớ thêm nước liên tục để bánh không bị khô hoặc khét nhé.
Thành phẩm
Bánh tét thơm phức mùi gạo nếp, mùi ngọt của lá dứa và hương bùi của đậu xanh. Lớp vỏ bánh dẻo nhưng không nhão, còn phần nhân đậu xanh với tạo hình chữ cái độc đáo. Đây sẽ là một món ngon khó cưỡng với gia đình bạn.
Bánh tét có thể ăn chung với dưa muối, củ kiệu và giò, chả, hoặc dùng làm bữa ăn sáng trong ngày tết, đều là những gợi ý hay.
3. Cách làm bánh tét chữ cực ngon, cực đẹp đón Tết
Thành phần
Khẩu phần: 4 người
- Gạo nếp 1 Kg
- Đậu xanh không vỏ 500 Gr
- Lá cẩm 50 Bó
- Lá dứa 1 Bó
- Lá chuối 500Gr
- Nước cốt dừa 250 ml
- Đường trắng 50Gr
Hướng dẫn thực hiện
Trong cách làm bánh tét chữ, bạn nên chọn nếp chọn loại ngon, dẻo thơm ngâm với nước ấm và chút muối khoảng 6 giờ, vớt ra rồi xả sạch với nước lạnh, để ráo nước. Lá cẩm, lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn lấy nước cốt màu tím, bỏ bã. Sau đó, nếp được trộn riêng với nước lá cẩm và nước lá dứa. Nếp lá cẩm cho nếp màu tím, nếp trộn lá dứa cho nếp có màu xanh tươi mát, hương thơm nhẹ. Nếp được trộn với nước lá cẩm/lá dứa và nước cốt dừa, nêm nếm đường cho vị ngọt vừa miệng, xào trên bếp lửa khoảng 1 tiếng đồng hồ cho màu lá cẩm cũng như nước cốt dừa ngấm đầy hột nếp, khi gói để tăng vị béo và rút ngắn thời gian nấu.
Đậu xanh ngâm khoảng 3 tiếng rồi đồ chín, nghiền nhuyễn với đường cho vừa miệng và lăn mịn tạo thành các khúc hình trụ đường kính khoảng 6-7cm, đường kính phải nhỏ hơn đường kính của phần nếp cẩm nhé! Sau khi xào xong nếp cẩm, bạn cho nếp ra trải đều trên mặt phẳng sạch, rồi lăn cho nếp thành hình trụ tròn, đường kính khoảng 8 – 9cm. Hoặc bạn trải đều nếp ra, dùng khuôn hình tròn để cắt thành từng khoanh bánh.
Sau đó bạn cắt đòn nếp cẩm thành từng khoanh bánh dày khoảng 3cm, vuốt đều để từng khoanh bánh được tròn trịa ở các viền mép. Sau đó, bạn dùng khuôn chữ cái ấn sâu vào mỗi khoanh bánh các chữ cái khác nhau để tạo thành một khuôn chữ trong khoanh nếp cẩm. Hoặc bạn có thể dùng mũi dao nhọn để trổ khuôn chữ.
Phần đậu xanh bạn cũng cắt thành từng khoanh rồi dùng khuôn chữ để cắt chữ, sao cho khi đặt vào khuôn chữ ở phần nếp cẩm tím thì vừa vặn và không vị vỡ nát nhé! Để làm được điều này, phần đậu xanh bạn phải nén cho thật chặt.
Sau đó bạn nhấn nhẹ để cho chữ vào khuôn cho thật đẹp này. Làm tương tự với các chữ cái khác để ghép thành các câu chúc ý nghĩa. Thường người ta sẽ làm các chữ sau cho bánh tét chữ: VẠN SỰ NHƯ Ý, PHÁT LỘC PHÁT TÀI, TẤN TÀI TẤN LỘC, TÂN NIÊN PHÚ QUÝ, CUNG CHÚC TÂN XUÂN, PHÚC-LỘC-THỌ… Mỗi chiếc bánh tét chữ bao gồm các khoanh chữ khác nhau để ghép thành câu chúc. Vì vậy, với cách làm từng khoanh chữ như trên, bạn hãy làm với các chữ cái khác nhé!
Sau đó, với phần nếp lá dứa đã xào trước đó, bạn dàn đều ra phần lá chuối để gói bánh tét. Lá chuối rửa sạch, lau khô. Xếp ngay ngắn từng khoanh bánh tét lên phần nếp lá dứa. Lưu ý, bạn xếp lần lượt từ chữ cái đầu tiên trong câu chúc nhé! Ví dụ chữ Phát Lộc thì bạn xếp chữ P trước, sau đó đến chữ H, A, T… Xếp xong ta sẽ được đòn bánh ngay ngắn như phía bên dưới này nhé!
Sau đó, bạn cuộn lại toàn bộ phần nếp cẩm bằng dải nếp lá dứa bên ngoài, cuộn tròn để bọc kín lại phần nhân chữ rồi gói bánh tét lại nhé! Bạn gói tròn lại rồi dùng lạt dây gói bánh tướt từ thân chuối tươi cùng với lá chuối được róc, phơi sẵn và lau khô để tạo độ dẻo dai khi gói bánh, bánh tét được gói bằng dây lạt có ưu điểm là khi nấu chín, nếp nở ra, dây lạt cũng nở theo đòn bánh, từng khoanh bánh sẽ đều và rất đẹp mắt.
Xong phần gói bánh tét chữ rồi. Giờ đến phần luộc bánh bánh tét chữ nhé! Cho lá chuối dư xuống đáy nồi, xếp bánh tét đã gói xong cho vào nồi, đổ nước ngập bánh, đun lửa nấu liên tục. Thường người dân hay dùng củi khô và to để nấu bánh. Bánh được nấu trong khoảng 8 giờ với lửa thật to. Khi nước cạn dần, bạn có thể thêm vào cho đầy nồi bánh. Tùy theo số lượng bánh nhiều hay ít, sẽ nấu bánh lâu hay mau. Bánh tét chữ chín, vớt bánh ra cho ráo nước. Treo bánh tét chữ vào nơi thoáng sẽ để được bánh trong thời gian lâu hơn.
4. Cách làm bánh tét nhân chữ từ đậu xanh, lá cẩm đẹp mắt ngày Tết
Các nguyên liệu làm bánh tét nhân đậu xanh khắc chữ
Nguyên liệu chính làm bánh tét:
2 kg gạo nếp ngon
600 gram đậu xanh
1 bó lá dứa
1 bó lá cẩm
Nước cốt dừa
Gia vị (gồm đường, muối,..)
Lá chuối
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh tét nhân chữ ngày Tết. Ảnh Internet
Các vật liệu bạn cần có để làm bánh tét nhân chữ:
Khuôn chữ cái
Máy xay sinh tố
Rây, dao
Lạt
Nồi
Hướng dẫn cách làm bánh tét nhân chữ từ lá cẩm
Bước 1: Ngâm gạo, đậu xanh, sơ chế nguyên liệu
Gạo nếp bạn đem vo sạch, sau đó, ngâm với hỗn hợp nước ấm và muối trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Sau thời gian này, vớt gạo ra, rửa sạch lại, để ráo nước.
Ngâm gạo nếp với nước ẩm khoảng 6 tiếng, bước này khiến nếp nhanh chín hơn. Ảnh Internet
Đậu xanh mua về bạn cũng đem đi ngâm nước. Khoảng 3 tiếng đồng hồ sau thì bạn vớt đậu ra, để ráo.
Cách làm bánh tét nhân chữ cần ngâm đậu xanh với nước cho nở mềm. Ảnh Internet
Bạn rửa sạch lá cẩm, cắt từng khúc rồi cho vào máy xay sinh tố xay cùng với một chút nước. Sau đó, bạn cho phần hỗn hợp đó qua rây lấy nước, bỏ đi bã.
Với lá dứa, bạn cũng rửa sạch sẽ và làm tương tự như lá cẩm.
Bước 2: Ngâm nếp với nước cốt lá cẩm tạo màu
Bạn chia gạo nếp làm 3 phần. Trong đó, bạn lấy ⅔ số gạo nếp ngâm với nước lá cẩm vừa lọc được, ⅓ còn lại bạn ngâm với nước lá dứa.
Ngâm 2/3 nếp vào nước cốt lá cẩm vừa chuẩn bị ở bước 1. Ảnh Internet
Nước cốt dừa bạn chia làm hai phần, một phần ít, một phần nhiều. Với phần ít, bạn sử dụng cho nếp ngâm với lá dứa. Còn với phần nhiều, bạn sử dụng cho nếp ngâm với lá cẩm.
Bạn cho nước cốt dừa vào từng phần nếp, sau đó, nêm đường vào để nếp có vị ngọt nhẹ.
Bạn bắc một cái chảo to lên bếp, rồi cho từng phần nếp lên xào.
Công đoạn xào nếp cốt dừa với nước lá cẩm.
Xào phần nếp ngâm cốt dừa còn lại với nước lá dứa.
Mỗi phần nếp bạn xào khoảng một tiếng đồng hồ. Điều này giúp cách làm bánh tét nhân chữ thấm vị ngọt thanh của đường và vị béo ngậy của nước cốt hơn. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm được thời gian nấu bánh, vì hạt gạo đã thấm vị từ trước.
Bước 3: Nặn nhân đậu xanh cho bánh tét khắc chữ
Sau khi ngâm đậu xanh 3 tiếng đồng hồ và để ráo, bạn đem đậu đi hấp cho chín mềm, rồi nghiền đậu ra cùng với một ít đường.
Bạn nặn đậu thành một khối hình trụ có đường kính khoảng 5 – 6 cm.
Cách làm bánh tét nhân chữ phải nặn đậu thật chắc chắn chặt tay để hạt kết dính vào nhau. Nhờ vậy, khi trổ chữ, nhân đậu sẽ không bị vỡ mà lên hình dạng đẹp mắt.
Nặn đậu xanh thành hình tròn thật chắc tay. Ảnh Internet
Bước 4: Cách làm bánh tét nhân chữ
Bạn trải lá chuối ra, cho phần nếp ngâm lá cẩm đã xào xong dàn đều ra. Bạn nặn nếp thành hình trụ tròn với đường kính khoảng 8 – 9 cm. Ở bước này, bạn cũng phải lưu ý lăn thật chặt tay để hạt nếp kết dính tốt vào nhau. Điều này giúp khi trổ chữ, khuôn nếp sẽ không bị vỡ.
Tiếp theo, bạn dùng dao cắt khối nếp lá cẩm thành từng khoanh với độ dày 3 cm.
Sau đó, bạn nhấn khuôn chữ cái vào mỗi khoanh để tạo thành khuôn chữ. Hoặc, bạn có thể tạo khuôn chữ bằng dao nhọn cũng được. Cách làm bánh tét nhân chữ bằng dao đòi hỏi bạn phải hết sức tỉ mỉ và khéo tay.
Dùng dao hoặc khuôn khắc chữ lên phần nếp lá cẩm và tương tự với phần nếp lá dứa. Ảnh Internet
Với khối đậu xanh, bạn cũng xắt từng khoanh với độ dày 3 cm, rồi dùng khuôn chữ nhấn lên để cắt chữ. Bạn cắt cẩn thận sao cho chữ vừa khít với khuôn đã tạo sẵn trên nếp. Cách làm bánh tét nhân chữ bước này yêu cầu đậu xanh của bạn đã được ép thật chặt.
Khắc chữ lên nhân đậu xanh sao cho khớp với khuôn chữ trên khối nếp. Ảnh Internet
Sau khi cắt xong, bạn đặt chữ vào khuôn và ấn nhẹ, rồi thực hiện tương tự như thế với những chữ cái cùng các khoanh nếp còn lại.
Cách làm bánh tét nhân chữ cái tùy chọn. Ảnh Internet
Bước 5: Gói bánh tét khắc chữ
Bạn trải phần nếp ngâm với lá dứa lên lá chuối, dàn đều ra theo hình chữ nhật và xếp từng khoanh nếp đã chèn chữ xong lên (bạn lưu ý nhớ đặt đúng thứ tự chữ nhé).
Khi bạn xếp xong, chúng ta sẽ có một đòn bánh y như một đòn bánh tét truyền thống.
Sau đó, bạn cẩn thận cuộn tròn toàn bộ phần nếp lá cẩm bên trong bằng phần nếp lá dứa bên ngoài.
Hướng dẫn cách gói bánh tét nhân chữ.
Khi cuộn xong, bạn gói bánh lại bằng lá chuối, dùng dây lạt buộc chặt lại. Một ưu điểm của dây lạt là khi nấu, bánh nở ra thì lạt cũng nở theo. Cách làm bánh tét nhân chữ nhờ vậy mà cho thành phẩm rất đều và đẹp mắt.
Bước 6: Nấu bánh tét nhân chữ
Bạn chuẩn bị một cái nồi lớn, đun sôi nước và cho vài lá chuối dư xuống đáy nồi.
Sau đó, bạn cho bánh vào nấu (nhớ là nước ngập hết bánh nhé).
Cách làm bánh tét nhân chữ khi luộc cần đổ ngập nước.
Đợi khoảng 8 tiếng bạn vớt bánh ra, đem bánh ngâm với nước lạnh khoảng 10 – 15 phút để bánh nguội bớt và phơi lên là hoàn tất.
Sau khi nấu chín, bánh tét được treo lên cho ráo nước. Ảnh Internet
Bánh tét khắc chữ nhân đậu xanh mang nét đẹp độc đáo ngày Tết. Ảnh Internet
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh tét chữ
Tải ngay cách làm bánh tét chữ
Video hướng dẫn cách làm bánh tét chữ
Mua nguyên liệu làm bánh tét chữ ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh tét chữ , các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Cách bảo quản bánh tét để được lâu
Bạn nên luộc sơ phần lá chuối gói bánh để khử trùng, như vậy bánh tét sẽ để được lâu hơn.
Sau khi vớt bánh ra khỏi nồi, bạn đừng cất bánh ngay vào tủ lạnh, mà hãy tìm một chỗ khô ráo, không có ánh mặt trời để phơi cho đến khi bánh khô hoàn toàn.
Bánh tét nếu để ở vị trí khô ráo, tránh ánh mặt trời có thể để được từ 2-5 ngày mà không bị hư.
Nếu bạn muốn bảo quản bánh tét từ 1 tuần trở lên thì phải bảo quản trong tủ lạnh, khi nào muốn ăn thì lấy ra chiên hoặc hấp lại.
Mẹo khi nấu bánh tét ngày Tết
Để việc hướng dẫn làm bánh tét ngày tết được thành công thì bạn cần lưu ý một số mẹo nhỏ sau đây:
Nên lựa những loại gạo nếp dẻo vừa phải, không bị nát hay các loại nhũn để làm bánh. Bạn nên chọn gạo nếp cái hoa vàng hoặc gạo nếp mùa cho đảm bảo độ dẻo nhé.
Dây lạt để gói bánh bạn cần chọn các loại lạt mỏng, mềm và dẻo dai đồng thời thì nên ngâm nước trước khi sử dụng để dây mềm hơn không gây xước tay mà còn giúp dễ gói hơn.
Đối với đậu xanh thì nên chọn loại đậu xanh tiêu ruột vàng hạt nhỏ thơm ngon.
Trong lúc luộc bánh khi được nửa thời gian thì bạn nên thay nồi nước mới và lúc này hãy trở đầu bánh lại sẽ giúp bánh chín đều hơn. Sau khi bánh chín thì vớt ra ngoài và bạn rửa với nước lạnh, sau đó lăn cho bánh được tròn đều hơn.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh tét chữ cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 11/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!