Updated at: 11-11-2022 - By: [email protected]

Tự tay làm bánh phở tại nhà không chỉ an toàn mà bạn có thể điều chỉnh độ dai, mềm của sợi bánh như ý muốn. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 cách làm bánh phở cập nhật mới nhất 11/2024.

Phở là gì?

Phở là đặc sản của người dân Hà Nội và là món nước đặc trưng trong nền ẩm thực Việt mà hầu như bất kì du khách nước ngoài cũng đều biết đến. Phở đã xuất hiện vào đầu những năm của thế kỷ 20, có nguồn gốc từ hai địa phương lúc bấy giờ là Hà Nội và Nam Định.

Tuy nhiên, một số người cũng cho rằng phở có nguồn gốc từ một món ăn của người Quảng Đông với tên gọi là Ngưu nhục phấn, hoặc từ phương pháp chế biến của người Pháp về món thịt bò hầm với tên gọi là pot-au-feu.

Phở là gì?

Phở gồm những gì? Được ăn kèm với gì?

Phở thuộc món nước nên gồm có nước dùng, bánh phở, thịt bò (hoặc thịt gà) và trứng gà. Khi ăn phở, bạn có thể bổ sung thêm một số gia vị khác tùy theo khẩu vị của mình (như bột ngọt, nước mắm, chanh, tương ớt,…) và ăn kèm với rau thơm (gồm các loại rau húng, rau mùi, ngò gai và giá).

Nước dùng được ninh từ gì?

Bí quyết nấu nước phở ngon không phải ai cũng biết, nguyên liệu chính gồm có xương bò (hoặc xương lợn) cùng với một số gia vị thảo mộc như sá sùng, gừng nướng, hành khô nướng, hoa hồi, đinh hương,… và hạt mùi.

Lợi ích sức khỏe của phở

  • Tăng cường sức khỏe xương khớp

Nước dùng của phở được chế biến bằng cách hầm xương bò hoặc xương gà trên lửa nhỏ trong thời gian dài nên có rất nhiều dưỡng chất.

Trong nước hầm xương có chứa glucosamine, chondroitin và collagen – tất cả đều có thể thúc đẩy sức khỏe khớp.

  • Bổ sung các loại thảo mộc và rau quả

Phở thường được ăn cùng các loại rau hay thảo mộc có nhiều dưỡng chất và hợp chất chống viêm mạnh như húng quế, rau  mùi, hành lá và ớt.

Rau mùi và húng quế trong phở cũng chứa nhiều polyphenol có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư.

Chỉ cần ăn một tô phở, bạn có thể bổ sung cho mình nhiều loại rau gia vị và thảo mộc phong phú ít thấy trong những bữa ăn thông thường.

  • Bổ sung protein

Các loại phở khác nhau cũng có nhiều loại thịt khác nhau như thịt bò, thịt lợn hay thịt gà nên đây là một món có nhiều protein. Một phần phở 475ml chứa khoảng 30g protein, đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ăn đủ protein rất quan trọng, vì chất dinh dưỡng đa lượng này đóng vai trò là khối xây dựng chính cho cơ thể của bạn và được sử dụng để tạo cơ, gân, các cơ quan, da và nội tiết tố.

Lượng protein được khuyến nghị mỗi ngày là 0,8g mỗi kg trọng lượng cơ thể. Có nghĩa là nếu bạn nặng 50kg, bạn cần bổ sung cho cơ thể khoảng 40g protein. Để nạp đủ lượng protein này, phở là một món thích hợp.

  • Không chứa gluten

Gluten là một protein có trong các loại thực phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen… Chất này đôi khi có thể gây dị ứng và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ở một số người.

Đa số các loại bánh phở thường không có gluten nên đây có thể là món thích hợp cho những ai muốn kiêng chất này.

Tổng hợp 5 cách làm bánh phở cập nhật 11/2024

1. Làm bánh phở từ bột gạo

Làm bánh phở từ bột gạo

  • Chuẩn bị

  • 5 phút

  • Chế biến

  • 40 phút

  • Độ khó

  • Dễ

Nguyên liệu làm Làm bánh phở từ bột gạo

Cho 4 người

  •  Bột gạo 1/4 chén
  •  Bột bắp 2 muỗng canh(hoặc tinh bột sắn)
  •  Muối 1/2 muỗng cà phê
  •  Dầu ăn 1/4 muỗng cà phê
  •  Nước lọc 1.25 chén

Dụng cụ: Chén bát, muỗng, rây, nồi, chảo chống dính, bếp,….

Nguyên liệu món ăn 2 cách làm bánh phở

Cách chế biến Làm bánh phở từ bột gạo

Trộn hỗn hợp bột gạo
Lấy tô lớn, lần lượt cho bột gạo, bột bắp, muối và nước rồi trộn đều. Sau đó cho thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn, khuấy đều và lọc hỗn hợp qua rây cho vào một cái tô khác.
Tiếp đó, dùng màng thực phẩm bọc quanh miệng tô và ủ bột trong 30 phút.
Bước 1 Trộn hỗn hợp bột gạo Làm bánh phở từ bột gạo

Tráng bánh phở
Đặt nồi nước lên bếp, rồi đặt thêm chiếc chảo chống chính (giống như hấp cách thủy vậy).
Hơi nước sôi trong nồi sẽ làm nóng bề mặt chảo, bạn phết 1 lớp dầu ăn lên mặt chảo rồi cho thêm 1/4 cốc hỗn hợp bột (đã được pha ở bước 1), đồng thời dùng tay nghiêng chảo để bột được tràn đều trên mặt chảo thành lớp mỏng.
Đậy nắp chảo lại, khoảng 5 phút sau thì bánh chín, bạn dùng cái vá mỏng nhẹ để lấy lớp bánh ra, đặt bánh lên mặt thớt hoặc mâm đều được.
Đậy nắp chảo lại, khoảng 5 phút sau thì bánh chín, bạn dùng cái vá mỏng nhẹ để lấy lớp bánh ra, đặt bánh lên mặt thớt hoặc mâm đều được.
Lưu ý: Phải đảm bảo cho nước sôi và bốc hơi mạnh để làm nóng mặt chảo, rồi mới cho bột vào tráng sẽ giúp cho bánh phở chín đều và ngon hơn.
Bước 2 Tráng bánh phở Làm bánh phở từ bột gạoBước 2 Tráng bánh phở Làm bánh phở từ bột gạo

Cắt bánh phở
Xếp những lớp bánh chồng lên nhau, rồi dùng dao để cắt thành sợi có chiều rộng khoảng 1cm, hoặc bất kì hình dạng nào mà bạn muốn.
Lưu ý: Nên phết lớp dầu ăn giữa các lớp phở để chúng không bị dính với nhau.
Bước 3 Cắt bánh phở Làm bánh phở từ bột gạo

Thành phẩm
Sợi bánh phở tươi truyền thống được làm từ bột gạo có màu trắng, vị bùi và dẻo, ngọt như cơm vậy!
Bước 4 Thành phẩm Làm bánh phở từ bột gạo

2. Làm bánh phở từ bột gạo và bột năng

Làm bánh phở từ bột gạo và bột năng

  • Chuẩn bị

  • 5 phút

  • Chế biến

  • 40 phút

  • Độ khó

  • Dễ

Nguyên liệu làm Làm bánh phở từ bột gạo và bột năng

Cho 2 người

  •  Bột năng 50 g
  •  Bột gạo 50 g
  •  Muối 1 muỗng cà phê
  •  Dầu mè 1 muỗng cà phê
  •  Dầu đậu phộng 2 muỗng canh (hoặc dầu ăn)
  •  Nước 1 chén

Dụng cụ: Muỗng, khay nướng, chảo chống dính, mui,….

Nguyên liệu món ăn 2 cách làm bánh phở

Cách chế biến Làm bánh phở từ bột gạo và bột năng

Trộn hỗn hợp bột gạo
Rây bột năng và bột gạo cho vào cùng một tô, rồi cho thêm muối, trộn đều.
Cho từ từ 1 chén nước lọc và 1 muỗng cà phê dầu mè vào hỗn hợp bột, trộn đều cho đến khi hỗn hợp trở nên sền sệt, không bị quá đặc.
Bước 1 Trộn hỗn hợp bột gạo Làm bánh phở từ bột gạo và bột năngBước 1 Trộn hỗn hợp bột gạo Làm bánh phở từ bột gạo và bột năng

Tráng bánh phở
Phết lớp dầu đậu phộng lên khay nướng và chảo chống dính.
Dùng mui để múc hỗn hợp bột lên mặt chảo nóng trên bếp với lửa vừa, để tráng đều thành lớp bột mỏng.
Tiếp đó, đậy nắp, khoảng 30 giây cho đến khi bạn nhìn thấy mặt trên bánh phở khô lại qua nắp chảo thủy tinh.
Bước 2 Tráng bánh phở Làm bánh phở từ bột gạo và bột năngBước 2 Tráng bánh phở Làm bánh phở từ bột gạo và bột năng

Cắt bánh phở
Dùng vá mỏng lấy bánh phở ra cho vào khay nướng (đã phết dầu). Trong khi đợi bánh phở khô, để gấp đôi và cắt thành sợi bánh vừa ăn, thì bạn tranh thủ tráng thêm lớp bột với cách làm tương tự cho đến khi hết bột.
Bước 3 Cắt bánh phở Làm bánh phở từ bột gạo và bột năng

Thành phẩm
Bánh phở tươi làm từ bột năng và bột gạo không chỉ có độ dẻo mà còn có độ dai vừa phải.
Bước 4 Thành phẩm Làm bánh phở từ bột gạo và bột năng

Cách bảo quản bánh phở tươi:

  • Bọc kĩ bánh phở trong túi ni-long hoặc hộp đựng thực phẩm, để tránh bánh bị khô.

  • Đặt vào bên trong ngăn mát tủ lạnh, có thể dùng trong khoảng 2 ngày.

  • Nên mang bao tay hoặc dùng đũa để lấy bánh phở, nhằm tránh bánh phở nhanh bị thiêu.

Một số món làm từ bánh phở tươi

Phở nước

Phở là món ăn truyền thống không thể nào bỏ qua khi nhắc đến nền ẩm thực Việt. Bạn có thể biến tấu món phở, không chỉ với thịt bò mà còn với một số loại thịt khác như thịt heo, thịt gà mà vẫn giữ lại hương vị đậm đà khi thưởng thức.

phở nước

Phở chiên phồng

Đổi vị với món phở chiên phồng, nhâm nhi cùng với bạn bè, người thân thì còn gì bằng.

Phở chiên phồng

Phở chay

Phở chay cũng rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết nấu để có hương vị đậm đà. Đó là lí do vì sao bạn không thể bỏ qua một số mẹo hay mà chuyên mục Vào bếp của chúng tôi hướng dẫn cách nấu phở chay thơm ngon, thanh đạm vào dịp ăn chay nhé!

Phở chay

3. Cách làm bánh phở tươi tại nhà cực đơn giản, phở dai ngon không bị đứt khúc

Nguyên liệu làm Bánh phở tươi

Cho 4 người

  •  Bột gạo tẻ 200 gr
  •  Bột năng 100 gr
  •  Muối 1 muỗng cà phê
  •  Nước 600 ml
  •  Dầu ăn 1 ít

Cách phân biệt bột gạo và các loại bột khác? Mua bột gạo ở đâu?

Hiện tại, có 3 loại bột gạo đó là: bột gạo tẻ, bột gạo nếp và bột gạo lứt.

  • Bột gạo tẻ được xay từ hạt gạo tẻ, đây là loại gạo mà chúng ta nấu cơm hằng ngày, nó có màu trắng đục và hơi sạm. Loại bột này thường sử dụng để làm các món ăn như bánh xèo, bánh đúc, bánh bèo, bánh khoái, bánh bò hay bánh canh.

  • Bột gạo nếp được làm từ hạt gạo nếp (còn gọi là gạo sáp), có màu trắng tự nhiên, mịn và gây dính tay. Đây là loại gạo được dùng để làm ra món xôi và chè.

  • Bột gạo lứt được làm từ hạt gạo lứt và có màu nâu nhạt cho đến màu nâu sẫm, chút vị béo và hương thơm đặc trưng của hạt gạo lứt.

Bột năng là gì? Mua bột năng ở đâu?

Bột năng là gì?

  • Bột năng là nguyên liệu nấu ăn làm từ tinh bột củ mì, người dân miền Nam gọi là bột năng, người dân miền Bắc gọi là bột sắn hoặc bột đao, còn miền Trung lại gọi là bột lọc.

  • Do có thể tạo độ sánh và kết dính cao nên bột sắn được dùng nhiều trong nấu ăn, được dùng để tạo ra nhiều món với hình thù khác nhau như các loại thạch, loại chè, há cảo…

Nguyên liệu món ăn bánh phở tươi

Cách chế biến Bánh phở tươi

Pha hỗn hợp bột
Đầu tiên, cho vào tô 200gr bột gạo tẻ, 100gr bột năng, 1 muỗng cà phê muối rồi trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện.
Tiếp theo, bạn cho từ từ 600ml nước vào tô bột, vừa cho vừa khuấy đến khi bột tan. Sau đó, cho vào thêm 1 muỗng canh dầu ăn, khuấy đều 1 lần nữa và để bột nghỉ ít nhất 1 tiếng.
Bước 1 Pha hỗn hợp bột Bánh phở tươiBước 1 Pha hỗn hợp bột Bánh phở tươi

Tráng bánh phở
Bắc chảo lên bếp và làm nóng trên lửa vừa. Khi mặt chảo nóng, bạn hạ lửa xuống mức nhỏ, sau đó múc 1 vá bột vào rồi lắc chảo cho bột dàn đều.
Kế đến, đậy nắp lại và đợi khoảng 2 phút đến khi bột chuyển trong là bánh chín. Lúc này, bạn vớt bánh cho vào thau nước để bánh nguội.

Mách nhỏ: Để hỗn hợp bột hòa quyện đều với nhau, cứ mỗi lần múc bột thì bạn nhớ khuấy lại tô bột nhé.
Bước 2 Tráng bánh phở Bánh phở tươiBước 2 Tráng bánh phở Bánh phở tươiBước 2 Tráng bánh phở Bánh phở tươiBước 2 Tráng bánh phở Bánh phở tươi

Cắt nhỏ bánh phở
Tiếp theo, bạn thoa 1 lớp dầu ăn lên thớt và dao để chống dính. Sau đó, vớt bánh ra, xếp chồng lên nhau rồi cắt thành sợi có kích thước vừa ăn.
Cuối cùng, ngâm sợi phở vào thau nước lạnh và gỡ rời từng sợi, kế tiếp đổ ra rổ cho ráo nước.
Bước 3 Cắt nhỏ bánh phở Bánh phở tươiBước 3 Cắt nhỏ bánh phở Bánh phở tươi

Thành phẩm
Bánh phở sau khi làm xong có độ dai và trong vừa phải, bạn có thể dùng để ăn kèm với nước phở bò, phở gà hay chế biến thành món phở xào cũng đều rất ngon, không hề thua kém gì so với ngoài hàng.

Bánh phở tự làm chắc chắn là một lựa chọn an toàn và ngon miệng cho các bữa ăn gia đình bạn đấy. Bên cạnh cách làm được chị Xu Li chia sẻ trên đây, bạn có thể tham khảo thêm một số cách làm bánh phở khác để tìm xem công thức nào phù hợp với mình nhất nhé!
Bước 4 Thành phẩm Bánh phở tươiBước 4 Thành phẩm Bánh phở tươi

Cách bảo quản bánh phở tươi

  • Bạn để nguội bánh phở hoàn toàn, sau đó bọc kín lại bằng túi nilon sạch rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 – 2 ngày.

  • Tuy nhiên, không nên để bánh phở gần các thực phẩm khác như: trái cây, hải sản vì sẽ làm bánh phở bị ám mùi và không còn ngon.

4. Cách làm bánh phở bằng bột gạo truyền thống

Chuẩn bị

10 phút

Chế biến

45 phút

Dành cho

2 – 3 người

Nguyên liệu làm bánh phở bột gạo

  • 500gr bột gạo

  • 20 gr bột nếp

  • 5 ly nước lọc

  • 1/3 muỗng cà phê muối

Các bước thực hiện

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Trước hết ta đem bột đem rây và đem toàn bộ phần bột rây vào một cái tô to và cho vào 5 ly nước lọc rồi khuấy thật đều cho tan hết bột, rồi để bột nghỉ khoảng 30 phút cho bột lắng xuống.

Bước 2 Tráng bánh

Tráng bánh

Tráng bánh

Sau đó, bạn đặt 1 chảo chống dính, phết 1 lớp dầu ăn và đổ 1 lớp bột đều mặt chảo, đậy nắp trong 45 giây, sau đó lấy phần đã tráng lên khay và tiếp tục tới hết tô bột. Lưu ý: Trước khi cho bột gạo vào chảo thì bạn phải chắc chảo dầu nóng sôi thì bánh phở sau khi tráng mới chín đều và ngon dai hơn.

Bước 3 Thái bánh

Thái bánh

Thái bánh

Bạn đem phần bánh vừa tráng qua chảo ra một cái giá hay cái khay để nguội, rồi gấp đôi từng miếng bánh phở và cắt thành từng miếng vừa ăn là xong mẻ bánh phở nè.

Thành phẩm

Thành phẩm bánh phở

Thành phẩm bánh phở

Sợi phở chín đều, trắng mềm, mùi rất ư là thơm, ăn không cũng thấy ngon nữa

5. Cách làm bánh phở bằng bột gạo và bột năng truyền thống

Chuẩn bị

15 phút

Chế biến

60 phút

Dành cho

3 – 4 người

Nguyên liệu làm bánh phở bột gạo và bột năng

  • 3 chén bột gạo

  • 3/4 chén bột năng

  • 2 thìa canh dầu ăn

  • 1 thìa cafe muối

  • 5 chén nước lọc

Các bước thực hiện

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Tương tự cách làm bánh phở ở cách 1, bạn đem rây lấy hai loại bột vào một cái tô rồi cho 5 chén nước lọc vào khuấy đều đến khi sền sệt, không bị quá đặc, thêm 1 thìa cafe muối cho có vị đậm đà. Sau đó ủ bột trong 30 phút.

Bước 2 Tráng bánh

Tráng bánh

Lấy 1 cái chảo không dính bắc lên bếp, phết 2 thìa canh dầu ăn vào đều mặt chảo để chống, chờ chảo hơi nóng là cho ¾ chén bột vào và tráng nhẹ tay cho bột bánh lan đều ra khắp mặt chảo.

Đậy nắp lại khoảng 30 giây đến khi thấy mặt trên khô thì lấy vá mỏng chuyển bánh sang mâm có phết dầu và tiếp làm mẻ khác cho đến khi hết bột.

Bước 3 Cắt bánh phở

Cắt bánh phở

Sau khi bánh phở nguội, bạn cắt thành từng sợi vừa ăn, kích thước từng sợi tùy theo sở thích của bạn.

Thành phẩm

Thành phẩm bánh phở

Sợi phở mềm mại, có độ dai vừa phải, thích hợp làm món phở xào thịt ăn ăn vào buổi sáng hay trưa nè!

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh phở

Tải ngay cách làm bánh phở

Video hướng dẫn cách làm bánh phở

YouTube video

Mua nguyên liệu làm bánh phở ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh phở , các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Phở bao nhiêu calo?

Tùy theo nguyên liệu nấu nước dùng, thành phần thịt ăn kèm và các nguyên liệu khác mà tô phở cung cấp hàm lượng calo khác nhau.

Chẳng hạn, món phở gà thường chứa khoảng 219 calo trong mỗi tô phở (228gr) cùng với một số chất dinh dưỡng khác như 17gr protein, 31gr carbs, 4gr chất béo, 20.5mg canxi và 980mg natri.

Trong khi, món phở nấm chứa khoảng 110 calo với các nguyên liệu được sử dụng là bột cá, nấm, cà rốt, hành lá và bánh phở.

Ngoài ra, với món phở rau củ dành cho người ăn chay có thể cung cấp khoảng 160 calo, 3gr protein, 2gr chất béo, 32gr carbs và 1gr chất xơ, khi sử dụng các nguyên liệu chính gồm có cần tây, hành tây, hoa hồi, tỏi, ớt, đầu hành lá và bánh phở.

Ăn phở có béo không?

Phần lớn, mọi người nghĩ việc ăn phở thường gây béo cho cơ thể, nhất là phở bò. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu bạn biết cách cân đối khẩu phần của tô phở trong mỗi bữa ăn để tiêu thụ thì sẽ không gây béo như bạn tưởng, thậm chí còn bổ sung đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Trung bình, mỗi tô phở chứa khoảng 350 calo, trong khi mỗi ngày cơ thể của người trưởng thành cần khoảng 1.800 – 2.100 calo theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng. Điều này có nghĩa rằng, khi dùng tô phở cho một bữa ăn trong ngày, 350 calo thấp hơn so với 600 calo được khuyến nghị cho một bữa ăn (trường hợp dùng 3 bữa/ngày).

Hơn nữa, khi dùng phở, bạn cũng nên cân đối lại lượng thịt sử dụng và tăng cường ăn các loại rau thơm như húng quế và ngò rí để góp phần duy trì cân nặng nhờ tăng thêm lượng chất xơ cho cơ thể.

Bên cạnh đó, bạn cũng thường xuyên tập thể dục để tiêu hao bớt lượng calo dư thừa trong ngày nhé!

Ăn phở có béo không?

Những lưu ý khi ăn phở

Để ăn phở không gây béo cũng như mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cân đối lượng thịt bò tiêu thụ

Thịt bò cũng được xếp trong nhóm thịt đỏ giàu chất đạm và chất béo. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều thịt bò sẽ gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, tim mạch, đột quỵ và một số loại ung thư khác, do loại thịt này chứa nhiều chất sắt, cholesterol cùng với lượng chất béo bão hòa đáng kể.

Dùng nước phở vừa phải

Nước dùng phở thường có chứa muối, như mỗi cốc nước phở bò (240ml) cung cấp khoảng 1.000mg natri. Nếu tiêu thụ hơn 2.300mg natri mỗi ngày thì sẽ khiến cho cơ thể bị tăng huyết áp, làm ảnh hưởng đến tim mạch.

Dùng nước phở vừa phải

Thay thế nguyên liệu khi nấu phở

Tùy theo chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe, bạn có thể linh hoạt dùng xương bò, xương gà, xương heo hoặc rau củ quả để nấu ra nước dùng phở. Cách làm này cũng sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng calo tiêu thụ mỗi ngày. Ví dụ, nước phở hầm từ thịt gà sẽ có lượng calo thấp hơn so với nước hầm từ xương bò.

Không những thế, bạn có thể chọn dùng bánh phở được làm từ gạo lứt thay vì gạo thường, giúp tăng cường thêm chất xơ và giảm bớt lượng calo hấp thụ khi ăn phở.

Cố gắng tiêu thụ nhiều rau thơm và thực phẩm giàu chất xơ

Nếu ăn phở bò, bạn nên cố gắng tiêu thụ thêm rau thơm và giá. Hoặc nếu dùng món phở chay thì hãy bổ sung các thực phẩm giàu đạm và chất xơ như nấm, cà rốt, củ cải trắng, đậu hũ và một số loại rau lá xanh đậm.

Cố gắng tiêu thụ nhiều rau thơm và thực phẩm giàu chất xơ

Tổng kết

Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh phở cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 11/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

Rate this post