Updated at: 11-11-2022 - By: [email protected]

Bánh nhãn, bánh đậu xanh giòn tan, thơm lừng là một trong những món ăn vặt không thể thiếu trong ngày Tết. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 4 cách làm bánh nhãn cập nhật mới nhất 04/2024.

Tại sao lại gọi là bánh nhãn?

Không biết xuất hiện từ bao giờ? Thế nhưng về với làng nghề Đông Cường – Yên Định – Hải Hậu bạn sẽ bị choáng ngợp khi những cửa hàng bánh nhãn được bày bán la liệt trải dài rộng khắp từ đầu đường làng nghề cho đến chợ Đông Biên. Tất cả các cửa hàng đều nằm san sát ngay bên lề đường đi và được trưng bày những gói bánh nhãn vàng ươm, béo ngậy để mời gọi du khách đến thưởng thức và mua về làm quà.

Bánh nhãn Hải Hậu - món quà quê nức tiếng của mảnh đất Thành Nam

Tại sao lại gọi là bánh nhãn?

Nhiều người hay lầm tưởng cái tên bánh nhãn sẽ được làm từ quả nhãn. Nhưng không phải như vậy đâu. Bánh nhãn Nam Định được làm từ 4 nguyên liệu chính đó chính là bột nếp cái hoa vàng, trứng gà, đường kính và mỡ lợn. Bánh khi hoàn thành có hình tròn xoe với màu vàng óng giống như những trái nhãn mà chúng ta thường thấy. Thế nên người dân địa phương đặt tên cho loại bánh này là bánh nhãn nhé bạn.

Tổng hợp 4 cách làm bánh nhãn cập nhật 04/2024

1. Bánh nhãn

Bánh nhãn

  • Chế biến

  • 1 giờ

  • Độ khó

  • Trung bình

Nguyên liệu làm Bánh nhãn

Cho 3 người

  •  Bột gạo nếp 135 gr
  •  Trứng gà 2 quả
  •  Bột nở 1/4 muỗng cà phê
  •  Muối 1.5 muỗng canh
  •  Đường cát trắng 200 gr
  •  Nước cốt dừa 100 ml
  •  Nước 30 ml

Dụng cụ thực hiện:

Cây đánh trứng, nồi, chén bát, đũa,…

Nguyên liệu món ăn bánh nhãn và bánh nếp rán đậu xanh

Cách chế biến Bánh nhãn

Nhào bột
Trứng gà đập ra tô, gạn lấy 2 lòng đỏ. Tiếp tục cho bột nếp, bột nở và muối vào tô, trộn thật đều rồi cho lòng đỏ trứng vào.
Trộn cho bột ướt trứng rồi mang bao tay nilong nhào đều. Tiếp đó, bạn đổ từ từ nước cốt dừa vào tô, vừa đổ vừa nhào trong khoảng 10-12 phút cho đến khi bột mịn dẻo và không dính tay là được.
Sau khi bột nhào mịn, đậy thêm một lớp màng bọc thực phẩm bên ngoài miệng tô và để bột như vậy trong vòng 15 đến 20 phút.
Bước 1 Nhào bột Bánh nhãn

Nặn bánh nhãn
Bắt đầu dùng tay nặn bột thành những viên tròn, nhỏ vừa ăn. Nên chú ý nặn tròn đều và có kích thước gần như quả nhãn bình thường.
Bước 2 Nặn bánh nhãn Bánh nhãn

Chiên bánh nhãn
Đặt chảo lên bếp, đợi cho chảo nóng rồi cho dầu ăn vào. Bạn nên cho lượng dầu ăn lưng chảo để khi chiên bánh sẽ không tiếp xúc dưới mặt chảo, không bị cháy và đều màu hơn.
Đợi cho dầu ăn sôi già thì thả bột bánh được viên tròn vào chiên vàng.
Trong quá trình rán bánh hãy để lửa vừa phải, tránh trường hợp bánh bị cháy một mặt, chín không chín hay đạt đủ độ giòn.
Bước 3 Chiên bánh nhãn Bánh nhãn

Làm áo đường cho bánh nhãn
Đun sôi nước và muối ở phần nguyên liệu nước đường vào chảo, để lửa nhỏ và liên tục đảo đều tay cho đến khi đường tan. Vẫn tiếp tục dùng đũa đảo, đường bắt đầu keo lại nhưng phải vẫn giữ nguyên màu trắng ban đầu.
Ngay lúc này hãy trút hết viên bánh đã rán vào cùng với đường keo.
Đảo nhanh tay để bánh quyện được hết trong đường rồi tắt bếp, bắc nồi xuống. Vẫn không ngừng đảo cho đến khi đường keo khô lại thì thôi.
Bước 4 Làm áo đường cho bánh nhãn Bánh nhãnBước 4 Làm áo đường cho bánh nhãn Bánh nhãn

Thành phẩm
Bánh nhãn nhỏ xinh, ngon, ngọt, thơm, giòn rất thích hợp để nhâm nhi trong ngày thời tiết chuyển lạnh, trời mưa hay buổi trà chiều bên gia đình.
Bánh đạt được yêu cầu sẽ đủ các tiêu chí như sau: bánh vàng đều, bên trong nhân bánh khô, bột không còn ướt.
Bước 5 Thành phẩm Bánh nhãn

2. Bánh nhãn nếp rán đậu xanh

Bánh nếp rán đậu xanh

  • Chế biến

  • 1 giờ

  • Độ khó

  • Trung bình

Nguyên liệu làm Bánh nếp rán đậu xanh

Cho 4 người

  •  Bột nếp 400 gr
  •  Bột gạo 60 gr
  •  Khoai tây 1 củ
  •  Bột nở 100 gr
  •  Đường 100 gr
  •  Vừng 100 gr
  •  Đậu xanh 200 gr
  •  Dừa nạo 5 gr
  •  Nước ấm 400 ml

Dụng cụ thực hiện:

Chảo, tô, chén,…

Nguyên liệu món ăn bánh nhãn và bánh nếp rán đậu xanh

Cách chế biến Bánh nếp rán đậu xanh

Làm nhân bánh
Đãi đậu xanh thật sạch rồi ngâm nước ấm trong khoảng 1 giờ cho đậu xanh mềm, tiết kiệm được thời gian hấp.
Trong thời gian chờ đợi, bạn hãy rửa sạch khoai tây rồi cho vào nồi luộc hoặc hấp chín. Nghiền nhuyễn khoai tây với dụng cụ nghiền rồi bỏ vào bát riêng.
Cho đậu xanh vào nồi hấp chín rồi giã nhuyễn. Sau khi giã xong, bạn cho đường (tuỳ theo khẩu vị) vào và trộn đều. Cho hỗn hợp trên vào chảo, xào nó bằng lửa nhỏ, đường và đỗ sẽ hòa quyện với nhau. Ở bước này bạn cũng có thể bỏ thêm một chút dừa tươi nếu muốn.
Sau khi xào xong, bạn bắc xuống và chia thành các phần bằng nhau, dùng tay vo thật tròn thành từng viên nhân bánh. Với lượng nguyên liệu trên, bạn có thể nặn được 30 chiếc nhân bánh rán.

Lưu ý:
Nhân sên đạt sẽ rất mềm, mịn và dẻo. Nhưng đồng thời cũng khô, không dính tay và có độ “đứng” nhất định.
Khi nhân còn nóng, các bạn lấy một phần nhỏ và vo tròn, nếu nhân giữ nguyên hình dáng, có thể đứng thẳng, không bị chảy mềm nhão là nhân đạt.
Bước 1 Làm nhân bánh Bánh nếp rán đậu xanhBước 1 Làm nhân bánh Bánh nếp rán đậu xanhBước 1 Làm nhân bánh Bánh nếp rán đậu xanhBước 1 Làm nhân bánh Bánh nếp rán đậu xanh

Làm vỏ bánh
Cho bột nếp, bột gạo, 1 muỗng cà phê bột nở, đường vào một chiếc bát lớn, đổ nước ấm vào và nhào thật kỹ lưỡng. Sau đó, bạn cho khoai tây đã nghiền vào và trộn đều lên.
Dùng màng bọc thực phẩm bọc miệng tô lại và để hỗn hợp bột và khoai này nở trong 1-2 tiếng.
Chia hỗn hợp bột thành những phần nhỏ bằng nhau để làm vỏ bánh nhé.
Bước 2 Làm vỏ bánh Bánh nếp rán đậu xanh

Nặn bánh
Dùng tay dàn bột bánh sao cho thành một miếng mỏng tròn, to, phần bột ở giữ dày hơn phần cạnh. Cho một viên nhân đậu xanh vào giữa và túm lại, lăn qua lại, nặn cho bánh thật tròn.
Có thể lăn qua vừng để hương vị bánh thơm ngon hơn. Lần lượt làm cho đến khi hết bột và nhân.
Bước 3 Nặn bánh Bánh nếp rán đậu xanhBước 3 Nặn bánh Bánh nếp rán đậu xanh

Rán bánh
Để rán bánh thơm, vàng đều, bạn cần một chiếc chảo to cùng một lượng tương đối dầu ăn. Đổ dầu ăn vào chảo và bật lửa vừa.
Khi dầu đã nóng già, bạn dùng đũa thả từng viên bánh rán thật nhẹ nhàng vào chảo dầu. Khi rán bạn lăn qua lăn lại cho bánh chín vàng đều.
Khi bánh đã vàng đều các mặt thì bạn vớt ra, đặt vào đĩa đã chuẩn bị giấy thấm dầu. Giấy ăn thấm dầu sẽ thấm đi lượng dầu ăn thừa còn lại trong bánh.
Bước 4 Rán bánh Bánh nếp rán đậu xanh

Thành phẩm
Bánh rán có màu vàng đều, không bị cháy, không bị ngấy do nhiều dầu ăn. Vỏ bánh nở, xốp, giòn. Nhân bánh không bị ngọt sắc, không bị dính vào vỏ bánh. Khi cầm bánh rán và lắc nhẹ, bạn thấy nhân rời bên trong bánh.
Bước 5 Thành phẩm Bánh nếp rán đậu xanh

Mẹo thực hiện bánh nhãn thành công

  • Trong lúc rán bánh cần chú ý sử dụng mức lửa vừa phải, như vậy bánh mới đảm bảo được chín đều, không bị nổ hoặc không bị vỡ trong quá trình chiên rán.

  • Trước bước làm áo đường thì cũng cần làm bánh nguội, tránh tình trạng ỉu, dai, vừa mất thẩm mỹ vừa không ngon.

  • Một mẻ bánh nhãn bạn sẽ mất thời gian cho việc làm các bước hoàn thiện sẽ dao động trong khoảng từ 20 phút đến 30 phút. Hãy chú ý dùng chiếc chảo sâu lòng, bề mặt lớn để rán bánh nhãn.

  • Ngay khi vớt bánh ra khỏi chảo cần thời gian để miếng bánh được ráo dầu mỡ, tốt nhất là nên để vào vật dụng có thêm giấy thấm dầu.

Mẹo thực hiện bánh nếp rán đậu xanh thành công

  • Để rán bánh vàng đều, thơm và giòn nhất, bạn nên sử dụng nhiều dầu ăn, cho dầu ngập mặt bánh.

  • Dầu chỉ nên đun nóng vừa phải, không nên để sôi nếu không sẽ làm cháy bánh.

  • Chú ý đừng để bánh cháy hay không đều màu.

Bảo quản bánh nếp rán đậu xanh

  • Để bánh bảo quản lâu hơn nên thấm hút dầu trước khi ăn để tránh bị ngập mỡ, lúc ăn cũng không bị ngấy và gây cảm giác chán.

  • Nếu ăn không hết bạn có thể bỏ hộp và bỏ tủ lạnh. Khi ăn, bạn lấy ra và quay trong lò vi sóng.

3. CÁCH LÀM BÁNH NHÃN NGON, GIÒN THƠM NHƯ ĐẶC SẢN CỦA NGƯỜI NAM ĐỊNH

Nguyên Liệu Làm Bánh

  • Bột gạo nếp khô: 135g

  • Muối: ¼ muỗng

  • Bột nở: ½ muỗng

  • Đường: 1 muỗng

  • Dầu ăn: 1 muỗng

  • Lòng đỏ trứng: 2 cái

  • Nước cốt dừa lon: 80 – 100ml

  • Đường trắng: 100g

  • Nước pha thêm chút muối: 30ml

Cách Làm Bánh Nhãn Giòn, Thơm Ngon Tại Nhà

Làm Bột Bánh

Trộn đều bột nếp, bột nở, đường, muối vào âu. Cho lòng đỏ trứng gà vào, nhào đều bột. Cho thêm nước cốt dừa vào nhào thêm khoảng 10 phút cho đến khi thấy bột dẻo và không còn dính tay là được. Dùng màng bọc thực phẩm bọc cục bột lại trong khoảng 20 phút cho bột nghỉ.

Sau khi hết thời gian bột nghỉ, bạn đem bột ra nhào lại thêm một lần nữa rồi chia nhỏ bột, vo viên thành những viên bột tròn nhỏ bằng đầu ngón tay. Có thể se bột thành hình trụ dài, sau đó cắt bột thành từng viên nhỏ. Dùng tay se bột thành viên tròn.

Bí Quyết Chiên Bánh Nhãn

Bắc chảo chống dính lên bếp, cho thêm dầu ăn vào sao cho đủ ngập mặt bánh. Đun sôi cho đến khi thấy dầu nóng thì cho lần lượt các viên bột bánh vào chiên ở lửa nhỏ. Chiên cho đến khi thấy bánh có màu vàng nhạt và nổi lên mặt dầu là được. Vớt bánh ra để trên giấy thấm dầu.

Làm Lớp Đường Phủ Bánh

Cho đường, nước và muối vào chảo chống dính. Hòa tan rồi đun hỗn hợp trong khoảng 5 – 7 phút. Khi thấy phần đường trong nồi bắt đầu sánh lại thì cho bánh nhãn vào, sên cho đến khi thấy đường kết tinh và nổi trắng bám quanh bánh thì để đường khô thêm một chút rồi tắt bếp.

Hoàn Thành Và Thưởng Thức

Bánh sau khi làm xong thì cho ra đĩa, trang trí tùy thích để thành phẩm trong đẹp mắt nhất rồi thưởng thức. Người Nam Định thường ăn bánh và uống nước trà đặc để hương vị thêm trọn vẹn nhưng nếu bạn không thích trà thì có thể thay thế bằng bất cứ loại thức uống nào mình thích.

Yêu Cầu Thành Phẩm

Bánh nhãn ngon và thành công là khi bánh có hình tròn nhỏ xinh, độ ngọt vừa phải, khi ăn sẽ cảm nhận được vị thơm béo của nước cốt dừa, độ giòn của từng chiếc bánh. Bánh sau khi làm có thể bảo quản được trong túi hoặc hộp kín khoảng 1 – 2 tuần. Món bánh này còn là món quà ngọt ngào, đáng yêu mà bạn có thể dành tặng cho người thương cùa mình.

Một Số Lưu Ý Khi Làm Bánh Nhãn

  • Bánh cần được rán trên lửa vừa, nếu lửa lớn dầu sẽ dễ bắn tung tóe, bánh bị nổ và có thể bị cháy.

  • Rán bánh thật khô để có ruột đặc, giòn từ trong ra ngoài, không bị dai.

  • Đợi bánh thật nguội bới làm áo đường không bánh sẽ bị ỉu, dai và ăn không ngon.

4. Cách làm bánh nhãn thơm ngon đơn giản tại nhà

Nguyên liệu làm bánh nhãn:

– 135gr bột gạo nếp khô

– 1/4 muỗng cà phê muối

– 1/2 muỗng cà phê bột nở

– 1 muỗng canh đường

– 1 muỗng cà phê dầu ăn

– 2 lòng đỏ trứng gà

– 80-100 ml nước cốt dừa lon.

– Phần nước đường: 100gr đường trắng;  30ml nước chút xíu muối.

Cách làm bánh nhãn thơm ngon tại nhà

Bước 1: Trộn đều hỗn hợp bột nếp, bột nở, muối, đường trong bát tô rồi cho lòng đỏ trứng gà vào nhào đều. Sau đó cho nước cốt dừa vào nhào khoảng 10 phút cho đến khi bột dẻo không dính tay là được. Lấy màng bọc thực phẩm bọc cục bột để khoảng 20 phút cho bột nghỉ.

Bột bánh nhãn sau khi đã nhào xong

Bước 2: Bột nghỉ sau 20 phút bạn bắt đầu lấy ra và vo tròn từng viên bột với kích thước nhỏ như đầu ngón tay

Bước 3: Bắc chảo lên bếp cho lượng dầu vừa đủ ngập mặt bánh. Đun sôi đến khi dầu nóng rồi lần lượt cho các viên bột vo tròn trước đó vào chiên dưới lửa nhỏ. Chiên đến khi bề mặt bánh có màu vàng nhạt nổi lên vớt ra cho lên đĩa lót giấy thấm dầu.

Bánh nhãn sau khi đã chiên và thấm dầu

Bước 5: Bạn cho đường, nước, muối vào chảo không dính rồi hòa tan đun trong khoảng 5-7 phút. Khi thấy đường bắt đầu sánh thì cho bánh nhãn vào sên cho đến khi đường kết tinh trắng xóa bám quanh bánh nhãn và khô ráo là tắt bếp.

Bánh nhãn ngào đường trên chảo chống dính

Cách làm bánh nhãn không quá khó với những nguyên liệu tự đơn giản dễ thực hiện. Với công thức này bạn sẽ thành công và bánh nhãn của bạn không những có hình dạng tròn xinh mà khi ăn bánh nhãn có mùi thơm và béo của nước cốt dừa. Bạn có thể bảo quản bánh nhãn trong hộp hoặc túi kín trong khoảng 1 đến 2 tuần.

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh nhãn

Tải ngay cách làm bánh nhãn

Video hướng dẫn cách làm bánh nhãn

YouTube video

Mua nguyên liệu làm bánh nhãn ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh nhãn, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Bánh nhãn bao nhiêu calo?

Trước hết muốn biết bánh nhãn bao nhiêu calo bạn phải nắm rõ nguyên liệu tạo nên đặc sản Nam Định này. Nguyên liệu chính để làm nên bánh nhãn là bột nếp, trứng gà, đường áo lớp vỏ ngoài và dầu ăn hoặc mỡ lợn để rán bánh.

Nguyên liệu chính làm bánh nhãn là bột nếp, đường, trứng gà

Nguyên liệu chính làm bánh nhãn là bột nếp, đường, trứng gà

Cách làm bánh nhãn không quá khó nhưng đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ. Một mẻ bánh nhãn cần đến 120g gạo nếp, 2 quả trứng gà, 100g đường. Từ những thành phần này ta sẽ tính được lượng calo có trong bánh nhãn là bao nhiêu. Cụ thể:

  • Trong 100g bột nếp có khoảng 97 calo → 120g bột nếp chứa khoảng 116,4 calo.

  • 1 quả trứng gà chứa 44g → 2 quả trứng gà chứa khoảng 138,5g calo.

  • Trong 100g đường chứa khoảng 286,7 calo.

100g bánh nhãn chứa 117 - 200 calo

100g bánh nhãn chứa 117 – 200 calo

Vậy trong một mẻ bánh nhãn chứa khoảng 542 – 550 calo. Còn trong 100g bánh nhãn có chứa 117 – 200 calo. Lượng calo này được tổng hợp từ những nguyên liệu trên. Nếu bánh nhãn thêm đường, trứng thì lượng calo sẽ tăng cao hơn so với bánh ít đường và ít trứng.

Ăn bánh nhãn có béo không?

Đây là câu hỏi không ít người băn khoăn. Tuy nhiên ăn bánh nhãn có béo hay không phụ thuộc rất lớn vào số lượng bánh mà bạn ăn. Nếu lượng calo nạp vào nhiều hơn lượng calo mà cơ thể tiêu thụ dĩ nhiên bạn sẽ tăng cân.

Mỗi ngày cơ thể cần 2000 calo để hoạt động. Như vậy, mỗi bữa ăn cần khoảng 667 calo. Nếu bạn ăn 100g bánh nhãn sẽ nạp vào cơ thể 200 calo, chỉ cần nạp thêm 447 calo là đã đủ cho mỗi bữa ăn. Có thể thấy ăn bánh nhãn béo hay không phụ thuộc vào cách mà bạn sử dụng nó.

Một số chú ý khi ăn bánh nhãn để tránh tăng cân

Bánh nhãn có thành phần là bột gạo nếp và trứng, đường nên khi ăn bánh bạn cũng cần nắm bắt một vài lưu ý nhỏ để tránh tăng cân. Cụ thể như sau:

Không nên ăn bánh khi bụng đói

Không nên ăn bánh nhãn khi bụng đói vì như vậy bạn sẽ nạp vào cơ thể số lượng lớn bánh. Hơn nữa, bánh nhãn kích thước nhỏ nên khả năng bạn ăn mất kiểm soát là rất lớn nếu bụng đói.

Không nên ăn bánh vào buổi tối

Không nên ăn bánh nhãn vào buổi tối vì đây là thời điểm cơ thể ít vận động, đồ ngọt có thể tích tụ và chuyển hóa thành chất béo. Đây chính là nguyên nhân chính khiến nhiều chị em tăng cân. Chị em không nên dùng bánh nhãn sau 20h để việc kiểm soát cân nặng được tốt hơn.

Kết hợp uống trà khi ăn bánh nhãn

Có thể uống trà kèm ăn bánh nhãn để thúc đẩy quá trình đào thải độc tố trong cơ thể tốt, đốt cháy mỡ thừa và ngăn ngừa bệnh tật. Hơn nữa, việc ăn bánh nhãn kèm trà giúp khoang miệng cảm thấy dễ chịu, kích thích vị giác hơn.

Uống trà khi ăn bánh nhãn để đào thải độc tố tốt nhất

Uống trà khi ăn bánh nhãn để đào thải độc tố tốt nhất

Nên ăn bánh nhãn vào những bữa phụ

Chỉ nên ăn bánh nhãn ở những bữa phụ bởi bánh ít dinh dưỡng, nếu bạn ăn như bữa chính lâu dần sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này sẽ gây hại cho sức khỏe, thậm chí còn khiến bạn tăng cân nhiều hơn. Thêm vào đó bạn không nên ăn nhiều bánh nhãn trong một ngày hoặc một tuần.

Luyện tập thể dục thể thao

Nếu bạn ăn bánh nhãn quá nhiều một ngày, thậm chí lượng calo nạp vào lớn hơn so với mức quy định. Lúc này hãy tăng cường tập luyện thể dục thể thao để đào thải lượng calo dư thừa một cách hiệu quả nhất.

Luyện tập thể dục thể thao để giữ dáng

Luyện tập thể dục thể thao để giữ dáng

Đồng thời bạn nên duy trì tập luyện mỗi ngày để duy trì vóc dáng đẹp nhất. Kết hợp thêm với chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh nhiều vitamin để dáng đẹp, da khỏe và tràn đầy sức sống.

Tổng kết

Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh nhãn cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 04/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

Rate this post