Updated at: 20-10-2022 - By: [email protected]

Bánh lọt là món bánh thường thấy trong các hàng quán, bánh vừa dễ làm lại rất thích hợp dùng vào những buổi trưa hè nóng bức. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 4 cách làm bánh lọt sương sáo cập nhật mới nhất 03/2024.

Bánh lọt là gì

Bánh lọt là món ăn vặt đặc trưng có xuất xứ từ Indonesia là món (Cendol) được du nhập vào Việt Nam vào thế kỷ 18. Bánh lọt hiện nay là món ăn dân dã của người Nam bộ, món ăn này có mặt ở một vài tỉnh miền Tây Nam bộ như Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… Ở Sài Gòn, món được bán một tại vài nơi có người miền Tây Nam bộ sinh sống. Bánh lọt là món ăn chơi mang tính lành, dễ tiêu hóa. Sợi bánh ngắn, mềm dễ nuốt, người già cũng như trẻ em đều hợp.

Đặc trưng

Nguyên liệu để có món bánh lọt ngon gồm sợi bánh lọt ngắn, mềm dễ nuốt, được làm thành sợi bằng bột gạo cùng bột năng. Mùi thơm của nước cốt dừa, đường thắng, màu xanh trắng mát dịu của lá dứa, vị man mát, mềm mềm, dẻo dai của bột gạo hòa lẫn bột năng… đã tạo nên một thứ bánh đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long.

Bánh lọt làm thành sợi bằng bột gạo cùng ít bột năng, dùng ăn kèm với món có nước dùng đậm đà. Sợi bánh lọt có hai màu truyền thống là màu trắng tự nhiên và màu xanh từ lá bồ ngót hay lá dứa. Hầu hết bánh lọt truyền thống chỉ ăn với nước cốt dừa, nước đường thắng, thường được rao bán hoặc ở vỉa hè như là một loại thức ăn đường phố.

Tác dụng của bánh lọt

Bánh lọt được dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, đặc trưng khác nhau của vùng Nam Bộ như chè bánh lọt cốt dừa, chè bánh lọt đậu xanh, chè bánh lọt lá dứa hay bánh lọt xào… Bánh lọt xào là món ngon, tổng hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau: bánh lọt, tôm nõn, xá xíu, chao đỏ, đậu hà lan, giá đỗ và các loại gia vị: …

Sương sáo là gì

Sương sáo, còn gọi là thạch sương sáo (ở miền Nam), thạch đen (ở miền Bắc) hoặc đường khoảnh (ở miền Trung). Sương sáo là món tráng miệng được làm từ lá cây sương sáo – giống cây này thuộc họ Hoa môi và mọc chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Đông Á, nhất là ở Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam.

Cây sương sáo thuộc nhóm cây thân thảo với chiều cao trung bình từ 30 – 60cm, thậm chí lên đến 1m, và có vòng đời ngắn. Thân cây phủ toàn lông trắng và ít phân thành nhiều nhánh. Lá mọc đối xứng, trong đó phiến lá có dạng hình trứng và thuôn dài ở ngọn, còn mép lá thì dày và xuất hiện nhiều hình răng cưa.

Lơi ích của sương sáo

Theo đông y, sương sáo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giúp các quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra dễ dàng… nên thường được sử dụng để nấu và chế biến thành món thạch sương sáo giải nhiệt trong những ngày hè oi bức và nóng nực.

Ngoài ra, sương sáo giúp giảm huyết áp, hỗ trợ trong điều trị bệnh tiểu đường, mát gan, trị cảm mạo do nắng nóng, đau cơ, viêm khớp…

Tổng hợp 4 cách làm bánh lọt sương sáo cập nhật 03/2024

1. Cách làm bánh lọt sương sáo thơm ngon đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà

Nguyên liệu làm Bánh lọt sương sáo

Cho 4 người

  •  Bột năng 16 muỗng canh
  •  Bột gạo 6.5 muỗng canh
  •  Nước cốt dừa 200 ml
  •  Bột sương sáo 25 gr (1/2 gói)
  •  Hạt lựu 5 muỗng canh
  •  Lá dứa 15 lá
  •  Đường thốt nốt 200 gr
  •  Dầu chuối 1 ít
  •  Muối/ đường cát 1 ít

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu món ăn bánh lọt sương sáo

Dụng cụ thực hiện

Máy xay sinh tố, nồi, bếp, thớt, dao,…

Cách chế biến Bánh lọt sương sáo

Sơ chế các nguyên liệu
Hạt lựu thêm nước ngập mặt, ngâm khoảng 1 tiếng cho mềm, tiếp đó vớt ra để ráo nước. Đường thốt nốt cắt nhỏ.
Lá dứa rửa sạch, 5 lá để nguyên bó thành bó, 10 lá còn lại cắt nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 300ml nước, lọc lấy nước cốt lá dứa.
Bước 1 Sơ chế các nguyên liệu Bánh lọt sương sáoBước 1 Sơ chế các nguyên liệu Bánh lọt sương sáoBước 1 Sơ chế các nguyên liệu Bánh lọt sương sáo

Làm phần bột màu xanh và màu trắng
Bạn rây 8 muỗng canh bột năng, 3 muỗng canh bột gạo vào phần nước cốt lá dứa, dùng phới khuấy đều cho tan bột là bạn thu được phần bột màu xanh.
Tương tự như vậy, bạn rây 8 muỗng canh bột năng, 3 muỗng canh bột gạo vào tô, thêm 300ml nước, khuấy đều cho tan bột, là bạn có phần bột màu trắng.

Bước 2 Làm phần bột màu xanh và màu trắng Bánh lọt sương sáoBước 2 Làm phần bột màu xanh và màu trắng Bánh lọt sương sáoBước 2 Làm phần bột màu xanh và màu trắng Bánh lọt sương sáoBước 2 Làm phần bột màu xanh và màu trắng Bánh lọt sương sáo

Nấu và lượt khuôn bánh lọt
Bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, đợi chảo nóng bạn cho phần bột màu xanh vào sên, đợi sôi, bạn chỉnh lửa nhỏ khuấy đều tay khi thấy bột sệt lại thì tắt bếp, tiếp tục khuấy đều cho bột đều màu.
Cho vào thau sạch 1 lít nước, thêm 3 – 4 viên đá lạnh, bạn múc bột vào rổ có lỗ tròn, dùng vá ép bột rơi xuống thau nước, để ngâm 2 – 3 phút, vớt ra để ráo.
Bạn làm tương tự như vậy với phần bột màu trắng.

Mách nhỏ: Bạn cho đá vào tô nước, để khi bánh lọt rơi xuống, bánh không bị dính vào nhau.
Bước 3 Nấu và lượt khuôn bánh lọt Bánh lọt sương sáoBước 3 Nấu và lượt khuôn bánh lọt Bánh lọt sương sáoBước 3 Nấu và lượt khuôn bánh lọt Bánh lọt sương sáoBước 3 Nấu và lượt khuôn bánh lọt Bánh lọt sương sáo

Làm sương sáo
Cho vào nồi 500ml nước, thêm 25gr bột sương sáo, 5 muỗng canh đường cát, khuấy đều cho tan đường và để ngâm khoảng 5 – 10 phút.
Bắc nồi sương sáo lên bếp mở lửa vừa, đợi sôi, khuấy đều tay trên bếp khoảng 10 phút thì tắt bếp, đổ ra khuôn và đợi nguội.
Khi sương sáo nguội bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng, tiếp đó cắt miếng nhỏ vừa ăn khoảng 1 lóng tay.
Bước 4 Làm sương sáo Bánh lọt sương sáoBước 4 Làm sương sáo Bánh lọt sương sáo

Làm hạt lựu
Bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, thêm 500ml nước nấu sôi, cho phần hạt lựu vào luộc khoảng 5 phút cho chín, vớt ra để ráo.Bước 5 Làm hạt lựu Bánh lọt sương sáoBước 5 Làm hạt lựu Bánh lọt sương sáo

Nấu nước đường thốt nốt
Bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, thêm 200gr đường thốt nốt, 200ml nước lọc, 1/2 muỗng cà phê muối vào nấu khoảng 10 phút cho tan đường, tắt bếp.
Bước 6 Nấu nước đường thốt nốt Bánh lọt sương sáoBước 6 Nấu nước đường thốt nốt Bánh lọt sương sáo

Nấu nước cốt dừa
Bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, thêm 200ml nước cốt dừa, bó lá dứa, 2 muỗng canh đường cát vào nấu sôi trên bếp khoảng 3 phút, vớt lá dứa ra.
Pha vào chén 1/2 muỗng canh bột gạo, 1 muỗng canh nước rồi đổ vào nồi nước cốt dừa, đảo đều và tắt bếp.
Bạn cho vào ly bánh lọt, hạt lựu, sương sáo, chan thêm nước đường, nước cốt dừa, thêm đá lạnh nếu thích và thưởng thức thôi.
Bước 7 Nấu nước cốt dừa Bánh lọt sương sáoBước 7 Nấu nước cốt dừa Bánh lọt sương sáo

Thành phẩm
Vậy là món bánh lọt sương sáo hạt lựu hoàn thành rồi, món này rất bắt mắt với màu sắc hấp dẫn.
Bánh lọt dai mềm hòa thêm vị béo béo của nước cốt dừa, ngọt thanh của nước đường, hạt lựu dai dai rất ngon miệng.
Trổ tài vào bếp thực hiện chiêu đãi cả nhà thôi.
Bước 8 Thành phẩm Bánh lọt sương sáoBước 8 Thành phẩm Bánh lọt sương sáo

2. Cách nấu chè sương sa hạt lựu bánh lọt thơm ngon, bổ dưỡng

Chuẩn bị nguyên liệu:

– Củ mã thầy (củ năng): 30 củ, hoặc thay thế bằng củ đậu

– Củ dền: 1 củ

– Lá nếp (lá dứa): 1 nắm

– Bột năng: 400gr

– Nước cốt dừa: 400ml

– Đường cát

– Đậu xanh bỏ vỏ: 150gr

– Thạch sương sáo đen ăn kèm

– Phần bánh lọt gồm: 100gr bột năng, 10 lá dứa, vani, 5 thìa đường, 1 lít nước.

Cách làm:

– Đậu xanh đãi thật sạch, ngâm nước 1- 2 tiếng.

– Lá nếp rửa sạch, cắt nhỏ, thêm chút nước cho vào máy sinh tố xay nhuyễn lọc nước cốt, cố gắng lọc nước cốt đậm đặc nhất để tạo màu xanh cho hạt lựu.

– Củ dền gọt vỏ, cắt nhỏ thêm chút nước xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, tạo màu đỏ hồng giống như màu của hạt lựu.

– Củ mã thầy rửa sạch bùn đất, gọt vỏ ngâm ngay vào bát nước có vắt một thìa cà phê nước cốt chanh để củ mã thầy được trắng hơn. Sau đó vớt ra để ráo, xắt hạt lựu.

Chia đôi củ mã thầy đã xắt hạt lựu vào hai bát to: Bát thứ nhất đổ nước cốt lá dứa (cố gắng chế lượng nước lá dứa làm sao cho ngập hết củ mã thầy đã xắt hạt lựu).

Ở nhà chống dịch cùng học cách nấu chè sương sa hạt lựu thơm ngon, bổ dưỡng 2

– Bát thứ hai đổ nước cốt củ dền vào ngâm ngập nước. Ngâm hạt lựu trong 2-3 tiếng để hạt lựu ngấm màu.

– Làm nước cốt dừa: Đổ 1/2 lon cốt dừa (khoảng 200ml) vào nồi, thêm một thìa canh đường,1/2 thìa cà phê muối, 50ml nước, đun sôi lăn tăn nhỏ lửa sau đó khuấy 1 thìa canh bột năng với chút nước đổ vào nồi nước cốt dừa, khuấy đều rồi bắc xuống (lưu ý không được nấu lửa to, phải cho chút muối vào nước cốt dừa để tăng độ béo ngậy và đậm đà).

– Làm đậu xanh: Cho đậu xanh vào luộc hoặc hấp chín, đem xay nhuyễn (nếu đặc quá cho thêm chút nước) đổ vào nồi cho chút xíu muối, đường theo khẩu vị và chút vani, đợi sôi lại thì bắc xuống để nguội, cất ngăn mát tủ lạnh.

– Cách làm bánh lọt: Cho lá dứa và nước vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy khoảng 1 bát con nước cốt. Trộn các nguyên liệu làm bánh lọt vào 1 bát tô to (có thể lọc lại một lần nữa các nguyên liệu cho mịn) rồi đổ hỗn hợp vào nồi, quấy đều tay, để lửa vừa, quấy đến khi hỗn hợp đặc lại và chín hoàn toàn. Dùng máy ép như máy ép bún để ép lấy sợi, hoặc có thể cho vào túi nilon rồi cắt lỗ nhỏ và bóp ra thành các sợi bánh lọt đều được, hứng các sợi bánh lọt vào bát nước đá.

Ở nhà chống dịch cùng học cách nấu chè sương sa hạt lựu thơm ngon, bổ dưỡng 3

– Áo bột hạt lựu: Sau 3 giờ ngâm, vớt củ năng đã ngâm màu ra từng bát riêng (giữ lại phần nước ngâm của từng màu để lát nữa lấy chính nước màu ngâm đó luộc riêng từng loại).

– Lấy bát hạt lựu màu củ dền ra rắc bột năng vào, dùng bao tay trộn cho thật đều, càng nhiều bột năng thì khi luộc xong hạt lựu sẽ càng giòn. Sau khi bột năng đã bám đều vào từng hạt lựu, dùng rây loại bỏ hết phần bột năng thừa. Cũng làm tương tự như vậy với hạt lựu lá nếp.

Ở nhà chống dịch cùng học cách nấu chè sương sa hạt lựu thơm ngon, bổ dưỡng 4

– Luộc hạt lựu: Đổ từng bát nước màu vào nồi, thêm chút nước để khi luộc được ngập phần hạt lựu đã chuẩn bị. Nước sôi thì đổ hạt lựu vào luộc, khi thấy lớp bột bao quanh củ mã thầy trong veo, hạt nổi hết lên trên thì vớt ra một cái bát nước lạnh để hạt lựu không dính vào nhau.

– Khi hạt lựu nguội thì vớt ra cái bát to, thêm vài thìa đường ngô hoặc nước đường đậm đặc để chống dính và giữ độ dẻo không bị cứng của lớp ngoài hạt lựu, đảo đều, đậy kín.

Ở nhà chống dịch cùng học cách nấu chè sương sa hạt lựu thơm ngon, bổ dưỡng 5

– Khi ăn múc đá bào ra bát, thêm chút hạt lựu, thạch sương sáo cắt nhỏ, bánh lọt, đậu xanh xay nhuyễn, cuối cùng rưới nước cốt dừa lên trên, trộn thật đều và thưởng thức.

3. Cách làm bánh lọt sương sáo đon giản

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Bột năng 16 muỗng canh

  • Bột gạo 6.5 muỗng canh

  • Nước cốt dừa 200ml

  • Bột sương sáo 25gr

  • Hạt lựu 5 muỗng canh

  • Lá dứa 15 lá

  • Đường thốt nốt 200 gr

  • Dầu chuối 1 ít

  • Muối/ đường cát 1 ít

Cách làm bánh lọt sương sáo

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Hạt lựu bạn cho nước ngập mặt, ngâm khoảng 1 tiếng cho mềm, sau đó vớt ra để ráo nước. Với đường thốt nốt cắt nhỏ, còn lá dứa rửa sạch, 5 lá để nguyên bó thành bó. Còn 10 lá còn lại cắt nhỏ rồi cho vào máy xay, xay nhuyễn với 300ml nước và lọc lấy nước cốt lá dứa.

Bước 2: Làm phần bột màu xanh, màu trắng

Hãy cho 8 muỗng canh bột năng, 3 muỗng canh bột gạo cùng 300ml phần nước cốt lá dứa. Dùng thìa khuấy đều cho tan bột là bạn đã thu được phần bột màu xanh.

Tương tự như vậy, cho 8 muỗng canh bột năng, 3 muỗng canh bột gạo và thêm 300ml nước, khuấy đều cho tan bột là có phần bột màu trắng.

Bước 3: Làm bánh lọt

Bắc chảo lên bếp ở lửa lớn, đợi lửa nóng bạn cho phần bột màu xanh vào sên. Đợi sôi thì bạn chỉnh lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi thấy bột sệt lại thì tắt bếp, tiếp tục khuấy để cho bột đều màu.

Cho vào thau sạch 1 lít nước cũng như thêm 3 – 4 viên đá lạnh, múc bột vào rổ có lỗ trò và ép bột rơi xuống nước. Ngâm khoảng 2 – 3 phút, vớt ra để ráo, làm tương tự như vậy với phần bột màu trắng.

Bước 4: Làm sương sáo

Cho vào nồi 500ml nước cùng 25gr bột sương sáo, 5 muỗng canh đường cát và khuấy đều cho tan đường, ngâm thêm khoảng 5 – 10 phút.

Bắc nồi sương sáo lên bếp và đợi sôi, khuấy đều tay trên bếp khoảng 10 phút thì tắt bếp và đổ ra khuôn và đợi nguội.

Khi sương sáo nguội hãy cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng, sau đó lấy ra và cắt miếng nhỏ vừa ăn khoảng 1 lóng tay.

Bước 5: Làm hạt lựu

Cho nồi lên bếp mở lửa vừa, thêm 500ml nước nấu sôi cùng phần hạt lựu vào luộc khoảng 5 phút cho chín rồi vớt ra để ráo.

Bước 6: Nấu nước đường

Bắc nồi lên bếp sau đó cho thêm 200gr đường thốt nốt, 200ml nước lọc cùng 1/2 muỗng cà phê muối vào, nấu trong khoảng 10 phút cho tan đường, tắt bếp.

Bước 7: Nấu nước cốt dừa

Bắc nồi lên bếp ở lửa vừa và cho 200ml nước cốt dừa, bó lá dứa cùng 2 muỗng canh đường cát vào nấu sôi khoảng 3 phút, vớt lá dứa ra. Pha vào chén 1/2 thìa bột gạo, 1 thìa canh nước rồi đổ vào nồi nước cốt dừa, đảo đều tay rồi tắt bếp.

Bạn cho vào ly bánh lọt, hạt lựu, sương sáo rồi chan thêm nước đường, nước cốt dừa, thêm đá lạnh nếu thích và thưởng thức thôi.

4. Món chè bát lọt sương sa hạt lựu thanh mát bổ dưỡng

Nguyên liệu nấu chè sương sa hạt lựu thanh mát:

  • Củ mã thầy (củ năng): 30 củ, hoặc củ đậu.

  • Củ dền: 1 củ.

  • Lá nếp (lá dứa): 1 nắm.

  • Một gói bột năng: 400gr.

  • Một hộp nước cốt dừa: 400ml.

  • Đường cát.

  • Đậu xanh bỏ vỏ: 150gr.

  • Thạch sương sáo đen ăn kèm.

Phần bánh lọt gồm:

  • 100gr bột năng.

  • 10 lá dứa.

  • Vani.

  • 5 thìa đường.

  • 1 lít nước.

Cách nấu món chè sương sa hạt lựu mát bổ dưỡng:

Bước 1:

  • Đậu xanh đãi thật sạch, ngâm nước 1- 2 tiếng.

  • Lá nếp rửa sạch, cắt nhỏ,thêm chút nước cho vào máy sinh tố xay nhuyễn lọc nước cốt để tạo màu xanh cho hạt lựu.

  • Củ dền gọt vỏ, cắt nhỏ thêm chút nước xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt tạo màu đỏ hồng của hạt lựu.

Bước 2:

  • Củ mã thầy, rửa sạch bùn đất, gọt vỏ ngâm vào bát nước có vắt một thìa cà phê nước cốt chanh để củ mã thầy được trắng hơn. Sau đó vớt ra để ráo, xắt hạt lựu.

  • Chia đôi củ mã thầy đã xắt hạt lựu vào hai bát to: Bát thứ nhất đổ nước cốt lá dứa.

  • Bát thứ hai đổ nước cốt củ dền vào ngâm, cũng đổ ngập nước.

  • Ngâm hạt lựu trong 2-3 tiếng để hạt lựu ngấm màu.

Ngâm củ mã thầy vào nước cốt lá dứa và củ dềnNgâm củ mã thầy vào nước cốt lá dứa và củ dền

Bước 3:

  • Làm nước cốt dừa: đổ 1/2 lon cốt dừa (khoảng 200ml) vào nồi.

  • Thêm một thìa canh đường,1/2 thìa cà phê muối, 50ml nước, đun sôi lăn tăn nhỏ lửa.

  • Khuấy 1 thìa canh bột năng với chút nước đổ vào nồi nước cốt dừa, khuấy đều rồi bắc xuống (lưu ý không được nấu lửa to, phải cho chút muối vào nước cốt dừa để tăng độ béo ngậy và đậm đà).

Bước 4: Làm đậu xanh

  • Cho đậu xanh vào luộc hoặc hấp chín,  đem xay nhuyễn rồi đổ vào nồi cho chút xíu muối, đường theo khẩu vị và chút vani.

  • Đợi sôi lại thì bắc xuống để nguội, cất ngăn mát tủ lạnh.

Bước 5:

  • Cho lá dứa và nước vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy khoảng 1 bát con nước cốt.

  • Trộn các nguyên liệu làm bánh lọt vào 1 bát tô to (có thể lọc lại một lần nữa các nguyên liệu cho mịn) rồi đổ hỗn hợp vào nồi, khuấy đều tay, để lửa vừa, khuấy đến khi hỗn hợp đặc lại và chín hoàn toàn.

  • Dùng máy ép như máy ép bún để ép lấy sợi, hoặc có thể cho vào túi nilon rồi cắt lỗ nhỏ và bóp ra thành các sợi bánh lọt đều được, hứng các sợi bánh lọt vào bát nước đá.

Làm bánh lọtLàm bánh lọt

Bước 6:

  • Sau 3 giờ ngâm, vớt củ năng đã ngâm màu ra từng bát riêng (giữ lại phần nước ngâm của từng màu để lát nữa lấy nước màu ngâm đó luộc riêng từng loại).

  • Lấy bát hạt lựu màu củ dền ra rắc bột năng vào, dùng bao tay trộn cho thật đều, càng nhiều bột năng thì khi luộc xong hạt lựu sẽ càng giòn.

  • Sau khi bột năng đã bám đều vào từng hạt lựu, dùng rây loại bỏ hết phần bột năng thừa.

  • Cũng làm tương tự như vậy với hạt lựu lá nếp.

Áo bột hạt lựuÁo bột hạt lựu

Bước 7:

  • Đổ từng bát nước màu vào nồi, thêm chút nước để khi luộc được ngập phần hạt lựu đã chuẩn bị.

  • Nước sôi thì đổ hạt lựu vào luộc, khi thấy lớp bột bao quanh củ mã thầy trong veo, hạt nổi hết lên trên thì vớt ra một cái bát nước lạnh để hạt lựu không dính vào nhau.

  • Khi hạt lựu nguội thì vớt ra cái bát to, thêm vài thìa đường ngô hoặc nước đường đậm đặc để chống dính và giữ độ dẻo không bị cứng của lớp ngoài hạt lựu, đảo đều, đậy kín.

Bước 8:

  • Khi ăn múc đá bào ra bát, thêm chút hạt lựu, thạch sương sáo cắt nhỏ, bánh lọt, đậu xanh xay nhuyễn.

  • Cuối cùng rưới nước cốt dừa lên trên, trộn thật đều và thưởng thức.

Khi ăn cho đá bào cùng các nguyên liệu vào ly và thưởng thức

Khi ăn cho đá bào cùng các nguyên liệu vào ly và thưởng thức

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh lọt sương sáo

Tải ngay cách làm bánh lọt sương sáo

Video hướng dẫn cách làm bánh lọt sương sáo

YouTube video

Mua nguyên liệu làm bánh lọt sương sáo ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh lọt sương sáo, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Ăn nhiều sương sáo có tốt không?

Lợi ích của sương sáo và ăn nhiều có tốt không?

Tuy sương sáo có nhiều lợi ích với sức khoẻ, tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ không có lợi cho sức khoẻ.

Ăn quá nhiều sương sáo sẽ gây khó chịu, đầy bụng và khó tiêu.

Mỗi ngày tốt nhất nên uống 1 ly nước mát với sương sáo hoặc một chén chè với sương sáo, không nên uống vào buổi tối hoặc sáng sớm sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá.

Thời điểm tốt nhất dùng sương sáo là vào buổi trưa vào lúc thời tiết nóng bức, sẽ cảm thấy mát lạnh giải toả cơn khát ngay từ bên trong cơ thể.

Lưu ý gì khi sử dụng cây sương sáo chữa bệnh?

  • Lưu ý về hàm lượng sử dụng: Mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 10 – 15g lá cây sương sáo khô rửa sạch sắc cùng với 500ml nước để uống trong ngày, liều dùng có thể thay đổi tùy vào thể trạng và loại bệnh mắc phải.

  • Lưu ý về đối tượng sử dụng: Tuy sương sáo có vị ngọt, tính mát lại không có độc nhưng nó không được sử dụng cho người bị khí hư, dương hư, âm hư. Trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều thạch sương sáo vì gây giảm cảm giác thèm ăn.

1 LY CHÈ BÁNH LỌT BAO NHIÊU CALO?

Theo nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng 1 ly chè bánh lọt nước cốt dừa chứa 355 kcal với các thành phần dưỡng chất.

  • Total Fat 18g
  • Saturated Fat 15g
  • Trans Fat 0g
  • Cholesterol 6.4mg
  • Sodium 37mg
  • Potassium 236mg
  • Total Carbohydrates 49g
  • Dietary Fiber 0g
  • Sugars 40g
  • Protein 3.1g

1 ly chè bánh lọt bao nhiêu calo sẽ còn phụ thuộc các món đi kèm như đậu hũ, sương sa hạt lựu, sầu riêng, đậu xanh…. Tùy vào sở thích của mỗi người mà lựa chọn những món kết hợp khác nhau và lượng calo trong các món chè bánh lọt cũng sẽ có sự chênh lệch từ 50-100 kcal.

 Tổng kết

Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh lọt sương sáo cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 03/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

Rate this post