Khoai tây chiên là món chiên khoái khẩu của cả trẻ em và người lớn, nay đã xuất hiện trong diện mạo hoàn toàn mới. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 6 cách làm bánh khoai tây kén cập nhật mới nhất 12/2024.
Tìm hiểu chung về khoai tây
Khoai tây là loại củ mọc ngầm trên rễ của cây khoai tây, có tên tiếng Anh là Solanum tuberosum. Loại cây này thuộc bộ Cà, có liên quan đến cây cà chua và thuốc lá.
Khoai tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau đó du nhập đến Châu Âu vào thế kỷ 16 và hiện được trồng thành vô số giống khác nhau trên toàn thế giới.
Ngoài ra, khoai tây là một loại củ đa năng, có giá thành tương đối rẻ, dễ trồng, dễ chăm sóc và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, vì vậy nhiều hộ gia đình tại Việt Nam đã lựa chọn khoai tây như một món ăn chính trong các bữa ăn hàng ngày.
Khoai tây có thể được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm luộc, chiên, nướng và thường được sử dụng làm món ăn nhẹ yêu thích của nhiều người.
Giá trị dinh dưỡng của khoai tây
Khoai tây có chứa các vitamin, khoáng chất và một loạt các hóa chất thực vật như các carotenoid và phenol tự nhiên.
Khoai tây chứa khoảng 26gr carbohydrate trong một củ có kích cỡ trung bình. Đây cũng là thành phần chính trong khoai tây. Các hình thức tồn tại chủ yếu của carbohydrate này là ở dạng tinh bột.
Một phần nhỏ trong tinh bột là tinh bột kháng, được coi là có lợi ích cho sức khỏe giống như chất xơ là chống ung thư ruột kết, tăng khả năng nạp glucose, giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong huyết tương, tạo cảm giác no lâu.
Cách chế biến khoai tây có thể làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng có trong nó. Ví dụ khoai tây nấu chín nóng hổi chứa 7% tinh bột khoáng, khi để nguội đi thì nó tăng lên 13%.
Nhìn chung, cứ trung bình 100gr khoai tây đã nấu chín (chưa bóc vỏ và không có gia vị) thì có:
- Lượng calo: 87
- Nước: 77%
- Chất đạm: 1,9 gr
- Carb: 20,1 gr
- Đường: 0,9 gr
- Chất xơ: 1,8 gr
- Chất béo: 0,1 gr
Ngoài ra khoai tây cũng là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm kali, folate và vitamin C và B6.
Công dụng của khoai tây
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Nếu như tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim. Thì thật tốt là trong khoai tây chứa một số khoáng chất và hợp chất thực vật có thể giúp giảm huyết áp như axit chlorogenic và kukoamine.
Đặc biệt đáng chú ý là hàm lượng kali trong khoai tây cao (chiếm 9% trên tổng số chất khoáng có trong khoai tây). Một số nghiên cứu quan sát và các thử nghiệm ngẫu nhiên đã có đối chứng liên kết giữa lượng kali cao với việc giảm nguy cơ huyết áp cao và bệnh tim mạch.
Duy trì cân nặng lý tưởng
Khoai tây là một loại thực phẩm có thể góp phần kiểm soát cân nặng, kéo dài cảm giác no sau khi ăn. Một nghiên cứu về 40 loại thực phẩm phổ biến đã cho thấy khoai tây là loại thực phẩm dễ làm no nhất.
Một thử nghiệm nhỏ khác ở 11 người đàn ông cho thấy rằng ăn khoai tây luộc cùng với thịt bít tết dẫn đến lượng calo hấp thụ ít hơn trong bữa ăn so với mì ống hoặc cơm trắng.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Trong khoai tây cung cấp 1 lượng vitamin C cũng là lượng vitamin chính trong loại củ này. Ngoài ra catechin – một chất chống oxy hóa chiếm khoảng 1/3 tổng hàm lượng polyphenol cũng được tìm thấy có chứa nhiều nhất trong loại khoai tây tím.
Hỗ trợ quá trình tiêu hóa
Lượng tinh bột khoáng có trong khoai tây có khả năng chống tiêu hoá từ enzym trong dạ dày và ruột non, đây cũng là một loại chất xơ nuôi các lợi khuẩn trong đường ruột của bạn và cải thiện sức khỏe tiêu hóa.
Hỗ trợ tăng cường sức khỏe của mắt
Mắt là cơ quan cảm giác chính cần được chăm sóc đặc biệt để có một lối sống lành mạnh và hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã xác định 2 chất lutein và zeaxanthin là những thành phần thiết yếu cho sức khỏe của mắt.
Lutein được tìm thấy trong khoai tây loại củ vàng, đây là một chất chống oxy hóa carotenoid có thể tăng cường sức khỏe cho đôi mắt của bạn.
Tổng hợp 6 cách làm bánh khoai tây kén cập nhật 12/2024
1. Cách làm bánh khoai tây kén đơn giản thơm ngon, giòn rụm
Nguyên liệu làm Khoai tây kén
Cho 3 người ăn
- Khoai tây 400 g
- Bột gạo 20 g
- Bột năng 70 g
- Nước cốt dừa 40 ml
- Bột nở 5 g
- Dụng cụ: chảo, nồi, tô, dao, muỗng, đũa.
Cách chế biến Khoai tây kén
Làm khoai tây nghiền
Đem 400g khoai tây rửa sạch, gọt vỏ. Cho hết khoai tây vào nồi, đổ ngập nước, luộc chín khoảng 15 phút. Bạn có thể kiểm tra khoai chín bằng cách dùng đũa xiên vào củ khoai, nếu bạn ấn dễ dàng, thấy khoai đã bột và mịn thì tắt bếp nhé!
Vớt khoai tây ra tô, dùng muỗng ấn mạnh, nghiền nhuyễn.
Nặn khoai tây kén
Cho thêm 40g đường, 20g bột gạo, 70g bột năng, 40ml nước cốt dừa, 1/4 muỗng cà phê muối, 5g bột nở vào phần khoai tây đã nghiền. Trộn đều tay đến khi bột nhuyễn mịn.
Nặn bột thành miếng nhỏ hình kén khoảng 4 – 6cm như hình. Làm lần lượt cho đến khi hết bột.
Chiên khoai tây
Bắc chảo lên bếp, đun nóng 200ml dầu ăn. Đợi dầu nóng rồi cho hết phần khoai tây kén vào, để lửa vừa. Đợi khoai tây chín đều, vàng giòn và nổi lên mặt dầu thì vớt ra, để ráo dầu.
Thành phẩm
Khoai tây kén sau khi chiên sẽ có lớp vỏ vàng giòn, bên trong ngọt bùi, lại thơm vị nước cốt dừa. Khi ăn nhớ chuẩn bị thêm chén tương ớt và sốt mayonnaise chấm kèm nhé! Bạn cũng có thể trộn khoai với bột phô mai, sẽ khiến món ăn hấp dẫn hơn đấy!
Lời khuyên dành cho bạn:
– Cách giữ độ giòn của khoai chiên: Sau khi rửa sạch, gọt vỏ khoai, bạn nên ngâm khoai trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Bước này còn giúp khoai không bị thâm nữa đấy! Ngoài ra, bạn có thể chiên khoai 2 lần để khoai giòn lâu. Lần thứ nhất cho khoai vào chiên vàng đều rồi vớt ra, để khoảng 5 – 7 phút thì chiên lần thứ hai.
– Cách bảo quản khoai tây kén: Đợi cho khoai nguội hẳn rồi bạn để trong hộp đựng kín, cho vào ngăn mát tủ lạnh (khoảng 10 – 15 độ C). Khi ăn bạn lấy ra chiên lại là được.
2. Cách làm bánh khoai tây kén ai ăn cũng mê
Thời gian thực hiện món khoai tây kén:
– Thời gian thực hiện: 30 phút.
– Nguyên liệu dưới đây làm cho 2 – 3 người ăn.
Nguyên liệu và dụng cụ
400g khoai tây
20g bột gạo
70g bột năng
40ml nước cốt dừa
5g bột nở
Một số gia vị khác: đường, muối, dầu ăn.
Dụng cụ: chảo, nồi, tô, dao, muỗng, đũa.
Các bước thực hiện
Bước 1: Làm khoai tây nghiền
Đem 400g khoai tây rửa sạch, gọt vỏ. Cho hết khoai tây vào nồi, đổ ngập nước, luộc chín khoảng 15 phút. Bạn có thể kiểm tra khoai chín bằng cách dùng đũa xiên vào củ khoai, nếu bạn ấn dễ dàng, thấy khoai đã bột và mịn thì tắt bếp nhé!
Vớt khoai tây ra tô, dùng muỗng ấn mạnh, nghiền nhuyễn.
Bước 2: Nặn khoai tây kén
Cho thêm 40g đường, 20g bột gạo, 70g bột năng, 40ml nước cốt dừa, 1/4 muỗng cà phê muối, 5g bột nở vào phần khoai tây đã nghiền. Trộn đều tay đến khi bột nhuyễn mịn.
Nặn bột thành miếng nhỏ hình kén khoảng 4 – 6cm như hình. Làm lần lượt cho đến khi hết bột.
Bước 3: Chiên khoai tây
Bắc chảo lên bếp, đun nóng 200ml dầu ăn. Đợi dầu nóng rồi cho hết phần khoai tây kén vào, để lửa vừa. Đợi khoai tây chín đều, vàng giòn và nổi lên mặt dầu thì vớt ra, để ráo dầu.
Thành phẩm
Khoai tây kén sau khi chiên sẽ có lớp vỏ vàng giòn, bên trong ngọt bùi, lại thơm vị nước cốt dừa. Khi ăn nhớ chuẩn bị thêm chén tương ớt và sốt mayonnaise chấm kèm nhé! Bạn cũng có thể trộn khoai với bột phô mai, sẽ khiến món ăn hấp dẫn hơn đấy!
Lời khuyên dành cho bạn:
– Cách giữ độ giòn của khoai chiên: Sau khi rửa sạch, gọt vỏ khoai, bạn nên ngâm khoai trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Bước này còn giúp khoai không bị thâm nữa đấy! Ngoài ra, bạn có thể chiên khoai 2 lần để khoai giòn lâu. Lần thứ nhất cho khoai vào chiên vàng đều rồi vớt ra, để khoảng 5 – 7 phút thì chiên lần thứ hai.
– Cách bảo quản khoai tây kén: Đợi cho khoai nguội hẳn rồi bạn để trong hộp đựng kín, cho vào ngăn mát tủ lạnh (khoảng 10 – 15 độ C). Khi ăn bạn lấy ra chiên lại là được.
Với cách làm khoai tây kén cực kì đơn giản và tiết kiệm trên đây, chúng tôi chúc bạn thành công nhé!
3. Bánh khoai tây kén truyền thống
Chỉ với những nguyên liệu đơn giản là bạn có thể làm ra những chiếc bánh vừa thơm ngon lại vừa giòn ngay tại nhà rồi.
Nguyên liệu làm món khoai tây kén
- 400gr khoai tây
- Bột gạo
- Bột năng
- Nước cốt dừa
- Bột nở
- Gia vị: đường, muối
Bạn muốn làm nước cốt dừa ngay tại nhà? Tham khảo ngay cách này nhé!
Cách làm món khoai tây kén
Bước 1: Sơ chế khoai
Khoai sau khi rửa sạch, gọt vỏ đem luộc chín. Sau đó vớt khoai ra tô rồi nghiền thật nhuyễn.
Bước 2: Ướp khoai
Cho vào tô hỗn hợp: 20gr bột gạo, 70gr bột năng, 40ml nước cốt dừa, ¼ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột nở rồi trộn đều.
Bước 3: Chiên khoai
Mang hỗn hợp tạo hình kén rồi chiên với lửa vừa đến khi chín đều thì vớt ra.
Thành phẩm
Bánh khoai tây kén giòn giòn, thơm béo dùng kèm tương ớt hay tương cà đều ngon.
4. Bánh Kén Khoai Tây đơn giản
Thành phần
Khẩu phần: 2 người
- Khoai tây 5 Củ
- Bột năng 30Gr
- Bột chiên giòn 40Gr
- Dầu ăn 2 Chén
- Tương ớt 2 Muỗng canh
- Đường trắng 30Gr
Hướng dẫn thực hiện
Khoai tây rửa sạch, luộc hoặc hấp chín mềm. Sau đó, bóc vỏ, nghiền hoặc xay nhuyễn khoai tây.
Trộn khoai tây với đường trắng (nếu có nước cốt dừa thì thêm 1 chút thôi nha). Thêm bột năng vào, trộn đều, nặn hỗn hợp thành hình dài, tròn cỡ ngón tay.
Hoà bột chiên giòn với nước tạo hỗn hợp đặc sệt.
Lăn từng kén đã vắt qua hỗn hợp bột chiên giòn( phủ kín hết bột). Bắc chảo ngập dầu lên bếp, khi dầu sôi, cho từng viên kén lần lượt vào chảo. Lặp lại cho đến khi hết kén. Trở đều để bánh không bị cháy.
Gắp bánh ra, để nguội. Chấm kèm tương ớt hay tương cà ngon hết ý.
5. Khoai tây kén giòn tan
Khoai tây kén có vị giòn vỏ ngoài, bên trong thơm mềm, dẻo dẻo vị khoai tây lẫn cốt dừa cực kì hấp dẫn.
Khoai tây kén là món quà vặt được nhiều em bé yêu thích trong mùa đông. Cách làm khoai tây kén cũng rất đơn giản, vì vậy, còn chần chừ gì nữa mà mẹ không làm để chiêu đãi bé vào ngày hôm nay.
Nguyên liệu để làm món khoai tây kén thơm ngon bổ dưỡng :
– 400 gr khoai tây
– 45 gr đường
– 40 ml nước cốt dừa
– 70 gr bột năng
– 20 gr bột gạo
– 1/2 muỗng cà phê bột nở
– 1/4 muỗng cà phê muối
Cách làm bánh khoai tây kén :
Khoai tậy gọt vỏ , cắt nhỏ luộc chín. Khi khoai chín đổ ra rổ cho để ráo nước. Cho khoai tây vào âu tán nhuyễn. Sau đó cho đường + muối + nước cốt dừa vào trộn chung. Cuối cùng cho bột năng + bột gạo và bột nở vào, mang bao tay bóp/ nhồi cho khoai mịn. dẻo ( bạn bóp nhồi lâu 1 chút thì bánh chiên sẽ giòn ruột và vỏ giòn nhé.
Sau khi nhồi khoai xong thì bạn ve viên dài dài để sẵn trên khay/dĩa.
Bắc chảo dầu lên bếp, chờ dầu nóng ( cần dầu nóng) thì cho từng ít khoai vào chiên với lửa vừa. Trong khi chiên thì thỉnh thoảng di chuyển viên khoai để khoai có màu vàng giòn đều, trước khi gắp khoai ra dĩa có lót giấy lót dầu.
6. Cách làm bánh khoai tây kén lạ miệng
Hẳn bạn không lạ với món khoai lang kén hay khoai môn kén nhỉ. Với khoai tây, làm món này cũng khá ngon. Bánh khoai tây kén là một công thức biến tấu với diện mạo hoàn toàn mới của bánh khoai tây chiên. Đây hứa hẹn là món ăn vặt khoái khẩu của mọi người, đặc biệt là trẻ em. Cách làm bánh khoai tây kén vô cùng đơn giản và nhanh chóng như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- 400 gram khoai tây
- 20 gram bột gạo
- 70 gram bột năng
- 40 ml nước cốt dừa
- 5 gram bột nở
Bạn có thể sử dụng nước cốt dừa tươi tự vặt hoặc có thể dùng nước cốt sữa gói pha sẵn. Ảnh: Internet.
Cách làm khoai tây kén chiên giòn
Đầu tiên sơ chế khoai tây các bạn gọt sạch phần vỏ, rửa sạch. Sau đó, có đem hấp chín hoặc có thể luộc tùy thích. Kiểm tra khoai tây đã chín, các bạn cho khoai ra tô và nghiền nát.
Thêm vào tô khoai tây đã nghiền nát 40 gram đường, 20 gram bột gạo, 70 gram bột năng, 40 ml nước dừa và 1/4 muỗng cà phê muối cùng 5 gram bột nở. Trộn đều tay cho đến khi hỗn hợp bột nhuyễn mịn thành một khối đồng nhất.
Thực hiện nhào bột càng lâu bánh sau khi chiên phần ruột bên trong sẽ dẻo nhưng vẫn đảm bảo được độ giòn của vỏ. Anh: Internet.
Lấy một lượng bột vừa phải, nặng thành miếng nhỏ hình kén dài khoảng 3-5 cm như hình. Thực hiện tương tự cho đến khi hết bột.
Đun nóng dầu trong chảo thì cho lần lượt phần khoai tây kén vừa làm vào chiên với lửa vừa. Sao cho khoai tây kén chín vàng đều, giòn và nổi lên trên mặt dầu thì vớt ra, để ráo dầu.
Bánh khoai tây kén sau khi chiên sẽ có lớp vỏ giòn rụm, bên trong có vị ngọt bùi và thơm béo của nước cốt dừa.
Món ăn vặt này sẽ càng hấp dẫn hơn khi ăn kèm với tương ớt hoặc sốt mayonnaise. Ảnh: Internet.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh khoai tây kén
Tải ngay cách làm bánh khoai tây kén
Video hướng dẫn cách làm bánh khoai tây kén
Mua nguyên liệu làm bánh khoai tây kén ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh khoai tây kén, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Các lưu ý khi ăn khoai tây
Dễ gây dị ứng
Dị ứng khoai tây tương đối hiếm gặp, nhưng không phải là không có. Trong một số trường hợp bị dị ứng với khoai tây (đã được chế biến) là do chất patatin – một trong những loại protein chính có trong khoai tây gây ra.
Chứa độc nếu không biết cách sơ chế
Khoai tây sẽ thay đổi hàm lượng các chất có trong nó tùy vào cách sơ chế và chế biến.
Trong vỏ khoai tây và mầm khoai tây đều chứa 1 lượng glycoalkaloid, dù ít hay nhiều thì đây cũng là một chất dễ gây ngộ độc. Vì thế bạn nên gọt sạch vỏ khoai tây khi chế biến và loại bỏ hẳn những củ khoai tây đã mọc mầm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nhiễm độc Acrylamide
Acrylamide là một hợp chất được hình thành trong các thực phẩm giàu carbohydrate khi các thực phẩm này được nấu ở nhiệt độ cao như chiên, nướng và quay. Chúng được tìm thấy trong khoai tây chiên, so với các loại thực phẩm khác, khoai tây chiên có hàm lượng acrylamide rất cao.
Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng acrylamide có thể làm tăng nguy cơ ung thư và gây hại cho não và hệ thần kinh. Ở người, acrylamide đã được phân loại là một yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư.
Những ai không nên ăn khoai tây
Những người đang mắc bệnh tiểu đường
Trong nhiều loại khoai tây có chỉ số đường huyết (Glycemic Index) cao. Điều này có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản sinh insulin. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây, đặc biệt là khoai tây chiên.
Phụ nữ đang mang thai
Trong giai đoạn mang thai, các chị em phụ nữ cũng nên tránh việc ăn khoai tây vì sẽ dễ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng mẹ bầu và em bé trong bụng.
Những người bị dị ứng với khoai tây
Khi lần đầu ăn thử khoai tây, nếu có các triệu chứng như kích ứng da (ngứa, nổi mẩn đỏ), đau đầu, khó tiêu, tiêu chảy,… thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với loại củ này. Nên thận trọng hoặc tránh dùng hẳn loại thực phẩm này nếu quan sát thấy mình bị dị ứng với khoai tây nhé.
Những người đang giảm cân
Nếu bạn đang trông đợi ăn khoai tây sẽ giúp ích cho quá trình giảm cân của bạn thì hãy suy nghĩ lại nhé! Vì cơ thể bạn sẽ không hấp thụ được vitamin A, E, K hoặc canxi, selen vì khoai tây không chứa hoặc chứa rất ít các chất này.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh khoai tây kén cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 12/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!