Với vỏ ngoài giòn tan nhưng bên trong vẫn giữ được độ mềm dẻo, cùng với vị cay cay của ớt và mùi thơm hấp dẫn bánh khoai mì cay là một món ăn vặt dễ làm, rất thích hợp nhâm nhi trong những ngày mưa lạnh như thế này. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 6 cách làm bánh khoai mì cay cập nhật mới nhất 11/2024.
Bánh khoai mì cay là gì?
Món bánh khoai mì chiên giòn hay còn có cái tên thân thuộc là bánh cay, là món bánh quen thuộc của trẻ em miền Tây nhưng từ lâu đã rất ít xuất hiện.
Lợi ích củ khoai mì
Giá trị dinh dưỡng
Khoai mì nổi tiếng là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, vitamin, khoáng chất và cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Trung bình, 100g khoai mì sống gồm có các chất dinh dưỡng như:
- Năng lượng: 670kcal
- Nước: 60g
- Carbohydrate: 38.1g (trong đó 1.7g đường và 1.8g chất xơ)
- Chất đạm: 1.4g
- Vitamin C: 20.6mg
- Vitamin B1: 8% DV (giá trị dinh dưỡng khuyên dùng mỗi ngày)
- Vitamin B2: 4% DV
- Vitamin B3: 6% DV
- Vitamin B6: 7% DV
- Vitamin B9: 7% DV
- Nhiều chất khoáng như: 16mg canxi, 21mg magie, 27mg phốt pho, 271 mg kali,…
Cung cấp nhiều năng lượng
Khoai mì chứa rất nhiều calo, cứ 100gr khoai mì chứa đến 670kcal (khi còn sống) và 112 kcal (khi luộc chín), cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác.
Có lẽ vì thế, khoai mì trở thành cây trồng quan trọng ở các nước đang phát triển vì nó cung cấp nhiều calo cũng như năng lượng dồi dào cho người ăn. Từ đó, cải thiện chức năng của não bộ và đẩy lùi trạng thái mệt mỏi, ù lì.
Chứa tinh bột kháng
Khoai mì nguyên củ chứa nhiều tinh bột kháng và trở thành thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe đường ruột.
Tinh bột kháng có đặc tính như chất xơ hòa tan, đã được các nhà nghiên cứu chứng minh việc tiêu thụ thực phẩm giàu tinh bột kháng sẽ mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.
Chẳng hạn, một số vai trò của tinh bột kháng mà bạn quan tâm như:
- Tinh bột kháng là thức ăn của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó giảm viêm và làm cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
- Tinh bột kháng có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn.
- Tinh bột kháng không được tiêu hóa (vì chúng là thức ăn của vi khuẩn đường ruột), tạo cảm giác no và tránh cảm giác thèm ăn cho những người giảm cân. Nhờ đó mà cơ thể giảm được nguy cơ bị béo phì và tiểu đường loại 2.
Lưu ý: Hàm lượng tinh bột kháng trong khoai mì nguyên củ nhiều hơn so với các sản phẩm làm từ khoai mì như bột mì. Đồng thời khoai mì sống chứa nhiều tinh bột kháng hơn so với khoai mì khi nấu chín.
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Theo nghiên cứu được đăng trên The International Journal of Food Sciences & Nutrition cho biết: hàm lượng chất xơ từ khoai mì có khả năng ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Chất xơ sẽ hấp thụ chất độc lắng đọng trong đường ruột, từ đó giảm bớt tình trạng viêm (nếu có).
Ngoài ra, khoai mì còn chứa chất chống oxy hóa, ức chế sự phát triển và tiêu diệt của các vi khuẩn gây ra bệnh dạ dày, góp phần làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Thậm chí khoai mì còn giảm bớt sự quấy phá của giun sán sống trong ruột và dạ dày.
Cải thiện thị lực
Khoai mì giúp tăng cường thị lực, phòng chống thị lực kém do tuổi tác cũng như bảo vệ sức khỏe đôi mắt vì thực phẩm này có chứa vitamin C, chất chống oxy hóa và khoáng chất kẽm cần thiết cho đôi mắt khỏe.
Giảm đau nửa đầu
Do khoai mì chứa vitamin B2, nên thực phẩm này có tác dụng giảm đau triệu chứng nửa đầu và đau nguyên đầu. Đây chính là kết quả đã từng được công bố trên Journal of Agricultural Economics.
Giúp giảm cân
Vì chứa nhiều chất xơ nên khoai mì nằm trong thực đơn của những người đang giảm cân. Nó tạo cảm giác cho cơ thể no lâu hơn, tránh được cảm giác thèm ăn cũng như tiêu thụ các loại thực phẩm khác.
Tổng hợp 6 cách làm bánh khoai mì cay cập nhật 11/2024
Cách làm bánh khoai mì cay thơm giòn ngày mưa
Nguyên liệu
- Khoai mì 500 gram
- Bột chiên xù 10 gram
- Phô mai bột 5 gram
- Bột tẩm khô chiên giòn 5 gram
- Ớt tươi 5 gram
- Ớt bột 1 thìa cà phê
- Hành lá 3 nhánh
- Muối 10 gram
- Đường 10 gram
- Hạt nêm 10 gram
Cách chế biến Bánh khoai mì cay
Sơ chế nguyên liệu
Khoai mì bóc vỏ, rửa sạch rồi đem ngâm nước 4 giờ cho khoai mì ra bớt nhựa.
Sau đó cầm nghiêng khúc khoai mì nạo trên bàn nạo để tạo thành khối bột nhuyễn.
Ớt tươi bỏ hạt, cắt nhỏ.
Hành lá bạn cũng đem cắt nhỏ.
Trộn bột
Khoai mì sau khi đã mài bạn tiến hành vắt nước chua. Bạn lưu ý phần nước vắt ra này không bỏ đi mà để lắng lại, lấy phần bột đã lắng xuống đó trộn ngược lại vào tô khoai mì.
Sau đó tiến hành trộn bột: Cho khoai mì vào một tô lớn tiếp đó cho nguyên liệu đã chuẩn bị gồm bột chiên xù, phô mai bột, bột chiên giòn, ớt tươi, ớt bột, hành lá và cuối cùng là phần tinh bột đã lắng cặn ở trên vào trộn đều tất cả.
Trong khi trộn bạn nêm một chút muối, đường, hạt nêm vào cho vừa ăn. Nếu thấy bột khô bạn cho thêm chút nước để tạo độ dính cho bột.
Chiên bánh
Chuẩn bị một chảo dầu sôi rồi tiến hành cho bánh vào chiên.
Bạn lưu ý không nặn bánh sẽ làm bánh bị cứng chiên không ngon, nên dùng đũa nắn nhẹ khối bột rồi thả vào chảo dầu chiên nhỏ lửa cho tới khi bánh chín vàng là được.
Thành phẩm
Vớt bánh ra rổ có lót sẵn giấy thấm dầu. Khi ăn kèm với một chút tương ớt sẽ để tăng hương vị cho món bánh khoai mì chiên cay nhé.
Bánh đạt yêu cầu khi bánh chín vàng giòn bên ngoài mà bên trong vẫn giữ được độ mềm dẻo.
Cách làm bánh khoai mì chiên giòn (bánh cay) ăn ngon lại dễ làm
Nguyên liệu
- Khoai mì: 500gr
- Bột mì: 1 muỗng canh
- Hành lá: vài cọng
- Ớt bột: 1 muỗng cà phê
- Ớt bột Hàn Quốc: 1 muỗng cà phê
- Đường: 1 muỗng cà phê
- Muối: muỗng cà phê
- Hạt nêm: muỗng cà phê
- Bột nghệ: 2 muỗng cà phê
- Dầu ăn
Cách làm bánh khoai mì chiên
Hành lá chỉ lấy phần lá, xắt nhỏ.
Chuẩn bị tô nước muối loãng.
Gọt vỏ khoai mì, bào lát mỏng cho vào nước muối ngâm vài phút, xả sạch, để ráo.
Khoai mì bào lát mỏng, ngâm qua nước muối loãng
Cho khoai mì vào cối xay nhuyễn. Nếu bạn có bàn nạo thì dùng nó để nạo khoai mì sẽ tiện hơn đấy. Dùng vải mùng vắt ráo nước khoai mì, bỏ phần nước, lấy phần cái.
Cho 1 muỗng canh bột mì, 1 muỗng cà phê ớt bột, 1 muỗng cà phê ớt bột Hàn Quốc, 2 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê đường, muỗng cà phê muối, muỗng cà phê hạt nêm, hành lá vào khoai mì, trộn đều.
Vắt khoai mì thành những miếng nhỏ vừa ăn thật chắt tay, hình thù theo ý thích (bánh khoai mì chiên thường được nắn dài dài).
Vắt khoai mì thành miếng vừa ăn
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào lưng chảo, khi dầu nóng thì cho khoai mì vào chiên vàng giòn dưới lửa nhỏ.
Chiên khoai mì dưới lửa nhỏ cho chín vàng đều các mặt
Bánh khoai mì chiên chín thì vớt ra cho vào rổ để ráo dầu.
Bánh khoai mì chiên chín thì vớt ra rổ để ráo dầu
Thưởng thức món bánh khoai mì chiên giòn khi còn nóng, chấm nước mắm chua ngọt, tương ớt, sốt mayonnaise đều ngon tuyệt, càng ăn chỉ càng thêm ghiền.
Bánh khoai mì vàng giòn rụm thơm ngon chấm với tương ớt hấp dẫn.
Với cách làm khoai mì chiên giòn, thật dễ dàng để có món bánh tuổi thơ đúng không nào, hãy thường xuyên thực hiện món bánh này chiêu đãi cả nhà nhé.
Cách làm bánh khoai mì chay chuẩn vị miền Nam
Nguyên liệu ( 3-4 người )
- 400gr củ sắn (khoai mì)
- ½ thìa cà phê muối
- ½ thìa hạt nêm
- ½ thìa cà phê dầu ăn
- ½ thìa cà phê đường
- 1 tép hành lá
- 1 thìa cà phê bột cà ri
- 2 tép tỏi
- 1 thìa cà phê bột năng
- 1 thìa cà phê bột mỳ
- Dầu để chiên.
Thực hiện:
- Củ sắn gọt vỏ, rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút rồi bào thật mịn, sau đó dùng tay vắt sắn thật ráo nước. Bạn có thể để củ sắn đã bào vào rổ ép cho nước chảy xuống.
- Hành lá thái nhỏ, tỏi bóc vỏ băm nhuyễn.
- Trộn tất cả hỗn hợp gia vị: muối, hạt nêm, dầu ăn, đường, hành lá, bột cà ri, tỏi, bột năng, bột mỳ vào tô cùng củ sắn.
- Trộn đều, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín rồi để nơi thoáng mát khoảng 1 tiếng.
- Múc từng thìa cà phê hỗn hợp củ sắn vào lòng bàn tay, nắn thành hình trụ nhỏ.
- Làm nóng dầu trong nồi chiên hoặc chảo sâu lòng,thả bánh vào chiên với lửa vừa; không nên chiên lửa to vì bánh sẽ dễ bị cháy bên ngoài mà bên trong còn chưa chín.
- Bánh chín vàng vớt ra rổ cho ráo dầu khoảng 2-3 phút, ăn nóng rất ngon.
Cách làm bánh khoai mì cay ngon giòn tại nhà
Nguyên liệu
- 1 kg Khoai mì sống
- 2 muỗng cafe Bột nghệ
- 2-3 trái Ớt trái
- 1 muỗng cafe Bột ngọt
- 1 muỗng cafe Muối
- 1 muỗng súp Đường
- 4 tép Hành lá
- Dần ăn thực vật
Cách làm
Chuẩn bị
Khoai mì: lột vỏ, ngâm nước khoảng 2 giờ, mài nhuyễn
1 kg Khoai mì sống
Bột nghệ: để vào chén cho độ 2 muỗng súp nước sôi vào ngầm.
2 muỗng cafe Bột nghệ
Ớt: bằm nhỏ. Hành lá: xắt nhuyễn, phần củ giã nhỏ.
4 tép Hành lá
Chiên bánh
Khoai mì vắt thật ráo nước cho vào thau,trộn bột nghệ + bột ngọt + ớt + hành lá + muối + đường trộn lên cho đều.
1 muỗng cafe Muối,1 muỗng súp Đường,1 muỗng cafe Bột ngọt
Dầu đun hơi nóng, lấy muỗng nhỏ múc bột bánh thả vào chiên, lửa trung bình, bánh vàng đều gắp ra rổ để ráo đầu.
Dần ăn thực vật
Cách làm bánh cay khoai mì ai cũng làm được
Nguyên liệu
- 1 củ khoai mì 700gr(đã lột vỏ)
- Hành lá,ít muối,dầu ăn
- 1 muỗng cafe hạt nêm
- 1/2 muỗng cafe nước mắm
- 2 muỗng cafe ớt bột (gia giảm tùy theo ăn cay nhiều hay ít)
- 1 muỗng cafe bột nghệ
- 1/2 muỗng cafe đường
- 20 gr bột năng
Các bước
Khoai mì lột vỏ,rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng 4 tiếng trở lên hoặc ngâm qua đêm để loại bỏ hết độc tố.
Sau đó,mài nhuyễn khoai mì vào thau hoặc rổ.Cho khoai mì vào máy xay sinh tố thêm khoảng 150ml nước lọc rồi xay nhuyễn khoai mì.
Sau khi xay khoai mì xong thì cho vào túi lọc rồi vắt nước.Phần nước mới vắt để nguyên khoảng 1 tiếng cho tinh bột khoai mì lắng xuống dưới.
Cho vào tô xác khoai mì xay,tinh bột khoai mì,1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê nước mắm, 2 muỗng cà phê ớt bột,ít muối,1 muỗng cafe bột nghệ,½ muỗng cafe đường,20gr bột năng và hành lá cắt nhỏ trộn đều cho nguyên liệu hòa quyện.
Vo dài những viên khoai mì tùy ý thích.Bắc chảo dầu lên bếp,khi dầu sôi cho bánh cay khoai mì vào chiên với lửa vừa đến khi chín vàng đều.
Vớt bánh ra giấy thấm dầu rồi sau đó xếp ra đĩa.
Vậy là đã hoàn thành món bánh cay khoai mì thơm ngon,bên ngoài giòn giòn bên trong mềm dai,có vị cay nhẹ rất là thích.
Cách làm bánh cay khoai mì thịt thơm ngon giòn rụm
Nguyên liệu
- Khoai mì 1 kg
- Thịt băm 50 gr
- Ớt xay 2 muỗng cà phê
- Hành lá 3 cái(cọng)
- Hạt nêm 1 muỗng cà phê
- Nước mắm 1/2 muỗng cà phê
- Ớt bột 1 muỗng cà phê
- Muối 1 ít
Cách chế biến Bánh cay khoai mì thịt
Mài khoai mì
Khoai mì lột vỏ, rửa sạch rồi ngâm nước muối 2 – 3 tiếng hoặc qua đêm để loại bỏ hết độc tố.
Sau đó, bạn dùng bàn mài để mài nhuyễn khoai mì vào tô. Cho thêm vào tô 1 ít muối rồi dùng tay trộn đều.
Tiếp theo, dùng tay bóp chặt khoai mì cho ra hết nước và cho xác khoai mì vào tô.
Mách nhỏ:
- Đối với phần nước vắt từ khoai mì, bạn có thể bỏ hoặc sử dụng.
- Để yên phần nước này khoảng 30 phút cho tinh bột lắng xuống đáy, sau đó bạn chắt bỏ phần nước ở trên rồi lấy phần tinh bột ở bên dưới trộn cùng xác khoai mì.
Trộn hỗn hợp gia vị cho khoai mì
Cho vào tô khoai mì 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê ớt bột, 2 muỗng cà phê ớt xay, hành lá cắt nhỏ, 50gr thịt xay.
Sau đó, bạn dùng tay trộn đều cho nguyên liệu hòa quyện.
Tạo hình bánh khoai mì cay
Chia bánh ra thành nhiều phần, sau đó cho lên 1 chiếc muỗng nhỏ rồi nắn sao cho vừa với kích thước của muỗng.
Chiên bánh
Bắc chảo dầu lên bếp, khi dầu sôi bạn cho bánh vào chiên trên lửa vừa đến khi chín vàng đều.
Mẹo chiên bánh giòn lâu: Khi chiên bánh xong, bạn cho bánh ra dĩa có lót giấy thấm dầu. Cách này sẽ giúp bánh loại bỏ được lượng dầu dư và giòn lâu hơn.
Thành phẩm
Bánh cay khi cắn vào giòn rụm, bên trong thì mềm dai bùi béo, cay cay vô cùng thơm ngon.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh khoai mì cay
Tải ngay cách làm bánh khoai mì cay
Video hướng dẫn cách làm bánh khoai mì cay
Mua nguyên liệu làm bánh khoai mì cay ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh khoai mì cay, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Làm thế nào để làm bánh khoai mì cay ngon?
Phần tinh bột lắng được khi vắt khoai mì để tạo độ dẻo cho bánh.
Khi chiên chỉ nắn nhẹ khi đó trong miếng bánh còn không khí, dầu ăn sẽ len lỏi vào trong các kẽ hở, bánh chiên sẽ ngon hơn.
Không chiên lửa quá lớn bánh dễ bị cháy ở ngoài mà bên trong lại chưa chín. Các bạn lưu ý nhé.
Bầu có nên ăn bánh khoai mì cay không?
Trong thành phần của khoai mì có chứa lượng axit cyanhydric viết tắt là HCN. Có thể gây ngộ độc và mức độ ngộ độc như thế nào phụ thuộc vào hàm lượng HCN cao hay thấp. Mẹ bầu ăn khoai mì có thể gây ngộ độc ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí là dẫn đến tử vong.
Lượng HCN cao hay thấp còn tùy thuộc vào giống khoai. Giống khoai mì cao sản thì có hàm lượng HCN cao hơn nhiều so với HCN của khoai mì ngọt. Hàm lượng HCN dưới 20 mg có thể gây ngộ độc, nhưng HCN từ 50 mg trở lên có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy khi ăn khoai mì chúng ta cần hết sức lưu ý, nhất là quan tâm đến giống khoai mì nào.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh khoai mì cay cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 11/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!