Bánh gạo giòn tan thơm ngon, đậm vị đã in sâu vào tuổi thơ của mỗi người. Bạn đã biết làm bánh gạo giòn tan ngon như ngoài hàng chưa. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 4 cách làm bánh gạo nướng cập nhật mới nhất 12/2024.
Bánh gạo là gì
Bánh gạo được biết đến như một món ăn nhẹ lành mạnh và phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tác dụng tới sức khoẻ của loại bánh này vẫn chưa được cung cấp rõ ràng bởi các căn cứ. Bánh gạo có hàm lượng calo thấp đồng thời không chứ gluten. Bài viết này xem xét dinh dưỡng và ảnh hưởng sức khỏe của bánh gạo.
Thành phần dinh dưỡng của bánh gạo
Bánh gạo có hàm lượng chất dinh dưỡng khá ít. Một chiếc bánh gạo làm từ gạo lứt cung cấp:
Lượng calo: 35 gam
Carb: 7,3 gam
Chất xơ: 0,4 gam
Chất đạm: 0,7 gam
Chất béo: 0,3 gam
Niacin: 4% lượng tham chiếu hàng ngày (RDI)
Magiê: 3% RDI
Phốt pho: 3% RDI
Manga: 17% RDI
Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của bánh gạo cũng chứa một lượng tối thiểu vitamin E, riboflavin, vitamin B6, axit pantothenic, sắt, kali, kẽm, đồng và selen. Hàm lượng natri của bánh gạo sẽ phụ thuộc vào việc chúng có được ướp muối hay không.
Tổng hợp 4 cách làm bánh gạo nướng cập nhật 12/2024
1. Cách làm bánh gạo giòn tan thơm ngon đơn giản từ cơm nguội
Nguyên liệu làm Bánh gạo giòn tan
Cho 4 người
- Cơm trắng 1 tô
- Trứng gà 1 quả
- Bột nghệ 1/2 muỗng cà phê
- Bột gà 1 muỗng cà phê
- Mè đen 1/2 muỗng cà phê
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Chày, lò nướng, tô,…
Cách chế biến Bánh gạo giòn tan
Giã cơm nguội
Cho cơm nguội vào trong một chiếc tô lớn hoặc thau nhỏ, dùng chày giã đều cơm đến khi cơm nát, nhuyễn và có độ kết dính.
Trộn gia vị
Cơm trắng giã xong bạn cho vào cơm 1 cái lòng đỏ trứng gà, nêm thêm vào 2 muỗng cà phê dầu ăn, 1/4 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê bột gà và 1 muỗng cà phê đường trắng.
Trộn đều gia vị với hỗn hợp đến khi thấy hỗn hợp kết thành một khối thống nhất, mang màu vàng tươi đẹp mắt, phần hỗn hợp nhuyễn mịn và thấm đều gia vị.
Cán mỏng và tạo hình
Dùng chày cán mỏng hỗn hợp gạo thành một tấm mỏng, lát dày 0.5cm. Dùng khuôn hoặc ly cắt hỗn hợp thành những miếng nhỏ. Liên tục như vậy cho đến khi hết phần hỗn hợp gạo.
Cho bánh đã được tạo hình lên khay nướng, rắc lên trên bánh một ít mè đen để bánh trông đẹp mắt, bánh nướng xong có mùi thơm hơn.
Lưu ý: Không nên cán hỗn hợp cơm quá mỏng, phần bánh cán quá mỏng sau khi nướng sẽ dễ vỡ, ăn không ngon.
Nướng bánh
Bật lò nướng ở 175 độ C và cho khay bánh vào nướng khoảng 25 phút. Khi thấy bánh khô và có màu vàng ưng ý thì tắt lò nướng, cho bánh ra dĩa là đã có thể sử dụng được.
Thành phẩm
Bánh gạo vừa ra lò có mùi thơm dịu nhẹ của mè, điểm trên màu vàng bắt mắt là một ít mè đen đẹp mắt. Chiếc bánh giòn tan cùng với vị beo béo đậm đà, dùng thêm một cốc sữa tươi, một ít chà bông ăn cùng với bánh thì sẽ chẳng còn gì bằng.
Mẹo thực hiện thành công
Có thể chia hỗn hợp cơm khi tạo hình cho bánh thành những viên nhỏ để tạo hình. Bạn cũng có thể dùng những khuôn có hình thù tùy ý để tạo hình cho bánh.
Sau khi hết thời gian nướng, nên để bánh trong lò thêm 2 – 3 phút nhằm tận dụng hơi nóng còn trong lò để sấy khô bánh nhanh hơn.
Để giúp bánh gạo giòn lâu sau khi cán bánh bạn mang bánh phơi nắng ở nơi khô thoáng sạch sẽ.
Để tăng mùi vị và giúp bánh có màu đẹp hơn, bạn có thể quét lòng đỏ trứng pha với mật ong theo tỉ lệ 2:1 nhé.
Để sử dụng được lâu hơn, bạn nên cho bánh vào hủ nhỏ, đóng nắp và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Với điều kiện bảo quản tốt bánh có thể dùng sử dụng trong 30 ngày mà không bị hỏng!
2. Cách làm bánh gạo nướng ngon tuyệt
Nguyên liệu:
500g Bột gạo
2 quả trứng gà
200g đường bột
120ml nước lạnh
250ml dầu ăn
Cách làm bánh:
Bước 1: Đập trứng gà ra bát, thêm đường bột, bột gạo, dầu ăn và nước vào, đánh cho hỗn hợp nhuyễn mịn rồi để vào ngăn mát tủ lạnh qua 1 đêm.
Bước 2: Đeo bao tay sạch và tiến hành chia bột thành nhiều viên nhỏ, vê tròn và ấn dẹt xuống. Sau đó đặt bánh lên khay nướng đã lót sẵn giấy thấm dầu, nướng trong lò với nhiệt độ 175 độ C và nướng khoảng 25 phút cho bánh chín đều.
Vậy là bạn đã làm xong món bánh gạo nướng cực hấp dẫn rồi. Bây giờ thì các bạn đã biết cách làm rồi nhé! Tranh thủ những ngày rãnh rỗi hãy thử làm món bánh ngon này cho các bé nhà mình nào. Chúc các bạn thành công.
3. Cách làm bánh gạo nướng bibingka chuẩn vị Philippines
Nguyên liệu làm bánh gạo nướng bibingka
2 quả trứng gà
400 ml nước cốt dừa
60 ml bơ lạt đun chảy
200g bột nếp
65g bột gạo
2 muỗng cà phê bột nở
1 quả trứng muối
200g dừa bào sợi
100g phô mai sợi
Gia vị: Đường, muối, dầu ăn
Lá chuối hoặc giấy nến, khuôn, cây đánh trứng, lò nướng
Nguyên liệu làm bánh gạo nướng bibingka
Mẹo hay:
Trứng gà bạn chọn quả có màu nâu sẫm (nếu là trứng gà công nghiệp), đều màu, không có đốm đen, bề mặt hơi nhám là trứng tươi. Ngược lại, nếu bề mặt trứng láng mịn là trứng đã để lâu. Ngoài ra, bạn có thể lắc nhẹ quả trứng và để gần tai, nếu nghe thấy tiếng lòng trứng chuyển động thì đó là trứng cũ.
Đối với trứng muối, bạn có thể mua loại có sẵn để sử dụng. Hãy để ý đến nhãn hiệu uy tín và hạn sử dụng để trứng luôn tươi ngon nhé! Ngoài ra bạn có thể làm trứng muối tại nhà nếu có thời gian.
Cách làm bánh gạo nướng bibingka
Bước 1 Làm bột bánh
Cho vào tô 2 quả trứng gà rồi đánh tan theo một chiều cho lòng trắng và lòng đỏ tan đều, hòa vào nhau.
Cho 60ml bơ lạt đun chảy, 150g đường và 400ml nước cốt dừa rồi khuấy đều trong 3 – 5 phút cho hỗn hợp sánh lại.
Tiếp tục cho 200g bột nếp, 65g bột gạo, 2 muỗng cà phê bột nở và ½ muỗng cà phê muối. Khuấy đều tay cho bột không bị vón cục và được hỗn hợp sánh mịn.
Làm bột bánh
Bước 2 Đổ khuôn bánh
Lót 1 lớp lá chuối hay giấy nến vào khuôn bánh để chống dính, quét thêm một lớp dầu mỏng lên nữa rồi đổ bột bánh vào ⅔ khuôn một cách nhẹ nhàng.
Cắt trứng muối thành lát mỏng rồi cho lên phần bột bánh trong khuôn.
Đổ bánh vào khuôn
Bước 3 Nướng bánh
Bạn cần làm nóng lòng nướng trước ở nhiệt độ 160 độ C trong 10 phút. Sau đó, bạn cho bánh vào lò rồi đặt nhiệt độ nướng là 180 độ C trong 30 – 40 phút.
Cuối cùng, khi bánh chín vàng, bạn lấy bánh ra khi còn nóng. Thêm lên trên dừa bào sợi và phô mai tùy thích là đã xong rồi.
Nướng bánh
Thành phẩm
Bánh gạo nướng bibingka thơm nức mùi nước cốt dừa và trứng thơm béo, kết hợp cùng trứng muối mặn mặn, bùi bùi, vỏ bánh dai dai, đẹp mắt sẽ làm cho bạn chỉ muốn ăn thêm mãi thôi.
Thành phẩm bánh gạo nướng bibingka
4. Cách làm bánh gạo one one giòn tan cực đơn giản
Cách 1: làm bánh gạo One One giòn tan, thơm ngon
Nguyên Liệu:
400 garm bột gạo;
200 garm đường cát;
150 ml nước hoa hồng;
2 quả trứng gà hoặc trứng vịt;
Dầu ăn;
Hạt poppy.
Cách làm bánh gạo One One
Bước 1: Đầu tiên là bạn cho bột gạo + đường + 2 quả trứng (chỉ lấy lòng đỏ, lòng trắng cho ra một chiếc bát khác).
Bước 2: Tiếp đến bạn thêm 150 ml nước hoa hồng và 1 chút dầu ăn vào bát bột gạo và trộn đều hỗn hợp lên.
Bước 3: Quay trở lại với lòng trắng trứng, bạn dùng cây đánh trứng và đánh bông lên. Không nên đánh bông lòng trắng trứng quá lâu nếu hông sẽ làm cho lòng trắng bị chai, cứng.
Bước 4: Cho phần lòng trắng trứng đã đánh bông vào bát hỗn hợp bột gạo. Dùng muỗng trộn đều và để vào ngăn mát tủ lạnh chừng 3-4h. Tốt hơn hết là để qua đêm.
Bước 5: Sau một đêm, bạn cho bột ra khỏi tủ lạnh, chia bột thành nhiều phần bằng nhau, viên tròn rồi nhấn dẹt. Dùng nĩa hơi ấn nhẹ lên phần bột vừa tạo để tạo đường vân. Đừng quên sau khi tạo vân, bạn rắc hạt poppy lên nhé.
Bước 6: Nướng bánh: làm nóng lò nướng ở 175 độ C, cho những chiếc bánh gạo vào khay đã được lót sẵn giấy nến. Cho bánh vào lò và nướng bánh chừng 20 phút.
Cuối cùng khi chiếc bánh gạo one one đã được, bạn cho bánh ra đĩa và thưởng thức.
Cách 2: Làm bánh gạo Việt Nam tại nhà
Nguyên liệu:
Tôm tươi: 200g;
Cơm nóng: 400g;
Nấm rơm: 50g;
Cà rốt: ½ củ;
Đậu Hà Lan: 50gDầu ăn, hạt tiêu, muối.
Các làm bánh gạo Việt Nam
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Chọn loại gạo dẻo để nấu cơm cho có độ kết dính khi trộn cùng các nguyên liệu khác. Vo sạch gạo rồi nấu cơm cho chín.
Tôm làm sạch, bóc vỏ rồi băm nhỏ. Ướp tôm cùng với 2 muỗng muối và ½ muỗng tiêu.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái hạt lựu. Nấm hương ngâm cùng với nước cho nở ra, rửa sạch rồi cắt chân thái hạt lựu. Đậu Hà Lan rửa sạch rồi vớt ra để ráo nước.
Bước 2: Chế biến món ăn
Bắc nồi lên bếp đun sôi nước, cho đậu, nấm, cà rốt vào chần sơ qua rồi vớt ra để cho ráo nước. Đun nóng chảo cùng 1 muỗng dầu ăn, cho tôm đã ướp vào xào chín thì tắt bếp.
Đổ các nguyên liệu vừa chế biến ở trên cùng với cơm nóng sao cho hòa quyện vào với nhau. Cắt hỗn hợp thành từng miếng bánh nhỏ với đường kính khoảng 7 – 9cm tùy theo sở thích.
Khi trộn đều hỗn hợp bạn nên cho vào 1 muỗng dầu ăn để khi ăn bánh sẽ dẻo hơn và nặn bánh không bị dính tay.
Bước 3: Chiên bánh và thưởng thức
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đợi nóng. Cho bánh vào rán cho đến khi chín vàng hai mặt. Xếp bánh ra dĩa rồi ăn kèm với tương ớt hoặc xốt cà chua tùy theo sở thích.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh gạo nướng
Tải ngay cách làm bánh gạo nướng
Video hướng dẫn cách làm bánh gạo nướng
Mua nguyên liệu làm bánh gạo nướng ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh gạo nướng , các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Bánh gạo khá ít calo
Một chiếc bánh gạo (9 gam) có chứa khoảng 35 calo nhưng chủ yếu là carbs. Vậy, ăn bánh gạo có béo không? Hầu hết mọi người ăn bánh gạo thay vì bánh mì hoặc bánh quy giòn, cả bánh mì và bánh quy giòn đều có thể chứa nhiều calo hơn. Chẳng hạn, khi ăn một lát (28 gam) bánh mì nguyên cám thì hàm lượng calo sẽ cao hơn so với bánh gạo và hàm lượng của bánh mì nguyên cám có chứa 69 calo. Do đó, khi bạn thay thế hai lát bánh mì bằng hai bánh gạo sẽ giúp bạn tiết kiệm 68 calo. Những căn cứ này liệu đã đủ thuyết phục rằng: Ăn bánh gạo có giảm cân không?
Tuy nhiên, khi ăn bánh gạo thường xuyên hơn bạn cũng sẽ bỏ lỡ 3 gam chất xơ và các chất dinh dưỡng khác nhau. Ngoài ra, hai chiếc bánh gạo cũng chỉ cung cấp khoảng 18 gam thực phẩm, ít hơn so với 56 gam cho hai lát bánh mì. Về bản chất, sự khác biệt về lượng calo có thể chỉ là do bạn ăn ít thức ăn hơn.
Trên thực tế, tính theo gam, bánh gạo có nhiều calo hơn – khoảng 210 calo trong một khẩu phần 56 gam, so với 138 calo đối với bánh mì nguyên cám.
Tương tự như vậy, 28 gram bánh quy làm từ lúa mì nguyên cám có hàm lượng calo khoảng 124 calo. Nếu bạn thay thế chúng bằng một lượng bánh gạo tương đương – ba chiếc bánh gạo, hoặc 27 gram – bạn sẽ tiêu thụ 105 calo – khi đó, bạn chỉ tiết kiệm được 19 calo.
Bạn có thể cảm thấy như bạn đang ăn nhiều hơn vì không khí trong bánh gạo giúp bạn cảm thấy no, nhưng việc tiết kiệm calo khi thay đổi lựa chọn đổi bánh gạo cho bánh mì hoặc bánh quy giòn là rất ít và như vậy sẽ khiến bạn có thể đang thiếu chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Bánh gạo có ảnh hưởng tới sức khỏe
Bánh gạo có thể có mang lại cả tác dụng tích cực và tiêu cực đối với sức khỏe. Dưới đây là một vài minh chứng cho điều này:
Một số loại bánh gạo có chứa ngũ cốc nguyên hạt
Bánh gạo thường được làm bằng nguyên liệu từ gạo lứt nguyên hạt. Chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Một nghiên cứu thực hiện trên 360.000 người cho thấy những người tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt nhất – chẳng hạn như gạo lứt – có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn 17% so với những người ăn ít ngũ cốc nguyên hạt nhất.
Ngoài ra, việc sử dụng và tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại bánh gạo trên thị trường đều sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, vì vậy khi bạn lựa chọn sản phẩm bánh gạo, bạn hãy tìm cụm từ gạo lứt nguyên hạt trên nhãn để đảm bảo rằng bạn đang mua đúng loại bánh gạo mà bạn cần.
Hầu hết bánh gạo đều không chứa Gluten
Bánh gạo chỉ làm từ gạo nên thành phần của bánh gạo sẽ không chứa gluten. Một số loại bao gồm lúa mạch, kamut hoặc các loại ngũ cốc chứa gluten khác, vì vậy hãy nhớ đọc kỹ nhãn nếu bạn bị bệnh celiac hoặc không dung nạp gluten.
Ngoài ra, bánh gạo hiện nay đang được bán rộng rãi, khiến chúng trở thành một lựa chọn không chứa gluten tiện lợi khi ở nhà. Nếu bạn thấy muốn lựa chọn những loại thực phẩm ăn liền không chứa glute, thì bánh gạo có thể được lựa chọn vì bánh gạo được tìm thấy ở tất cả các cửa hàng tạp hóa chính thống.
Có thể tăng lượng đường trong máu
Bánh gạo có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu của cơ thể. Chỉ số đường huyết (GI) được xem như thước đo mức độ nhanh chóng của một loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Bánh gạo phồng có chỉ số GI hơn 70 – được coi là có chỉ số đường huyết cao. Trong khi một số báo cáo cho rằng bánh gạo có thể có điểm GI cao tới 91, không có ấn phẩm khoa học nào ủng hộ con số này.
Bánh gạo có thể làm tăng lượng đường trong máu
Dù vậy, chúng chủ yếu là carbs với rất ít protein và chất xơ để làm chậm tác động của những carbs này lên lượng đường trong máu của bạn.
Sử dụng bánh gạo trong toàn bộ khẩu phần ăn mà không có thực phẩm lành mạnh thay thế có thể làm tăng lượng đường trong máu và insulin của bạn. Để giảm bớt ảnh hưởng của bánh gạo khi bạn sử dụng đối với lượng đường trong máu của cơ thể, bạn hãy kết hợp sử dụng bánh gạo cùng với thực phẩm có giàu hàm lượng protein, chẳng hạn như: thịt, pho mát, hummus hoặc bơ hạt, đồng thời bạn cũng có thể bổ sung thêm chất xơ dưới dạng trái cây hoặc rau.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh gạo nướng cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 12/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!