Updated at: 29-11-2022 - By: [email protected]

Bánh đúc từ lâu đã là một món ăn vô cùng quen thuộc của người Việt Nam. Nó có thể ăn chung với nhiều loại nước chấm khác nhau, mỗi loại lại tạo ra một hương vị đặc trưng riêng khiến người ta ăn một lần là nhớ mãi, có thể ăn vặt hoặc ăn no đều được. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 cách làm bánh đúc dẻo cập nhật mới nhất 07/2024.

Bánh đúc là gì?

Bánh đúc là một loại bánh của Việt Nam, thường được làm bằng bột gạo (tại miền Bắc và miền Trung) hoặc bột năng (miền Nam) với một số gia vị. Bánh được làm thành tấm to, khi ăn thì cắt nhỏ thành miếng tùy thích.

Là món ăn dân dã thịnh hành khắp ba miền, bánh đúc ăn giòn, mát, mịn, no bụng mà lại dễ tiêu, dễ làm và giá thành cũng rất rẻ. Không chỉ được ăn như một thức quà quê, bữa ăn sáng mà điển hình là bánh đúc chấm tương, bánh đúc cũng có thể ăn kèm với canh riêu cua, rau thơm, mắm tôm, mật ong, mật mía, mứt trái cây và thậm chí cả cá kho, thịt kho tùy thích. Từ loại bánh đúc thuần túy chỉ được bằng bột gạo pha với nước vôi trong ngai ngái mùi vôi, bánh đúc cũng đã có nhiều biến tấu như bánh đúc cẩm thạch, bánh đúc lạc, bánh đúc dừa, bánh đúc ngô v.v.

Nguồn gốc của món bánh đúc

Bánh đúc được làm nhiều ở các vùng quê Bắc bộ như làng Điền, chợ Chay, Lại Đống (nay thuộc Hà Nội), làng Đồng Quang (Yên Dũng, Bắc Giang), Thanh Hà (Hà Nam). Nhiều nơi ở Hà Nội trước đây cũng nổi tiếng với món bánh đúc như bánh đúc phố Sinh Từ, bánh đúc làng Cót…

Bánh đúc có vẻ ngoài trắng mịn, bóng mỡ, dễ ăn, dễ tiêu. Sau này, người dân không chỉ làm bánh đúc “ăn cho no” nữa, mà đã biến tấu món bánh đúc nấu kèm với lạc, ăn kèm với nhiều loại thức ăn mặn khác nhau. Bánh đúc khi ăn có vị giòn, mát, bùi bùi của lạc và chất dân dã khó quên của hương gạo tẻ quê nhà. Bên cạnh bánh đúc nhân lạc, người chế biến còn sáng tạo ra nhiều loại bánh đúc như bánh đúc nóng, bánh đúc sốt, bánh đúc riêu cua… Mỗi loại bánh mang một hương vị riêng.

Ngoài loại bánh đúc làm từ bột gạo, còn có loại bánh đúc bình dân hơn, được chế biến từ bột ngô (bắp), ăn không ngon bằng bánh đúc bột gạo nhưng mùi vị và hương thơm cũng rất lạ.

Đó là hương vị bánh đúc miền Bắc. Ở miền Nam cũng có bánh đúc, dân gian thường gọi là bánh đúc cẩm thạch. Công thức và cách làm cũng không khác gì bánh đúc thông thường, chỉ khác một chút là trong khi pha bột làm bánh, người ta có pha thêm nước cốt dừa, cho nên bánh ăn có vị béo và thơm.
Xưa, bánh đúc được bày bán nhiều ở chợ quê trên các sàng, các mẹt của các bà các mẹ, hay trên những gánh hàng rong khắp tận cùng ngõ ngách làng quê. Nay, bánh đúc không còn được người dân làm nhiều nữa. Món bánh đúc cũng vì thế ít còn phổ biến trong đời sống văn hóa ẩm thực người Việt Nam.

Lợi ích của bánh đúc đối với sức khỏe

Bánh đúc là món quà vặt có từ thời xa xưa. Bánh làm từ bột gạo và lạc, khi ăn có cảm giác mát, ngậy và có tác dụng chống đói hiệu quả.

Tổng hợp 5 cách làm bánh đúc dẻo cập nhật 07/2024

Cách làm bánh đúc gân lá dứa dẻo ngon

Nguyên liệu

  • Chén bột sắn dây
  • 150g lá dứa
  • ⅓ củ gừng
  • 160ml nước cốt dừa
  • 2 viên đường thốt nốt
  • 1/2 hộp sữa tươi
  • 3 muỗng canh sữa đặc
  • Đường, muối, bột năng, bột bắp

Cách làm bánh đúc lá dứa ngọt có gân

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế lá dứa

Sơ chế lá dứa

Bạn cho vào máy xay sinh tố 100g lá dứa cắt nhỏ cùng với 100ml nước lọc xay nhuyễn, rồi lọc qua rây lấy 100ml nước cốt lá dứa.

Gừng bạn gọt vỏ cắt lát mỏng.

Bước 2 Trộn bột bánh đúc lá dứa

Trộn bột bánh đúc lá dứa

Trộn bột bánh đúc lá dứa

Bạn chuẩn bị 2 cái tô

1 tô cho vào 1 chén bột sắn dây, 1 muỗng canh bột năng, ¼ muỗng cà phê muối, 6 muỗng canh đường.

Tô còn lại thì cho vào 100ml nước cốt lá dứa.

Rồi trộn đều hỗn hợp của 2 tô bột lên, để bột nghỉ trong 30 phút.

Bước 3 Pha nước cốt dừa

Pha nước cốt dừa

Pha nước cốt dừa

Bạn bắc nồi lên bếp cho vào 60ml nước cốt dừa, ½ hộp sữa tươi, 3 muỗng canh sữa đặc, 2 muỗng canh đường, ½ muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê bột bắp. Cuối cùng bạn cho thêm vào 50g lá dứa rồi đun sôi hỗn hợp lên thì tắt bếp.

Bước 4 Nấu nước đường

Nấu nước đường

Nấu nước đường

Bạn cho vào nồi ½ chén nước lọc và 2 viên đường thốt nốt đun sôi đến khi hỗn hợp sệt lại thì cho gừng vào rồi tắt bếp.

Bước 5 Đun bột bánh đúc lá dứa

Đun bột bánh đúc lá dứa

Đun bột bánh đúc lá dứa

Bạn bắc nồi lên bếp cho vào 100ml nước đun sôi, sau đó cho tô bột bánh lá dứa vào đun đến khi hỗn hợp sệt lại thì cho ra tô khuấy đều. Bạn làm tương tự như vậy với tô bột nước cốt dừa.

Bước 6 Đổ khuôn và hấp bánh

Đổ khuôn và hấp bánh

Đổ khuôn và hấp bánh

Bạn chuẩn bị hộp đựng thực phẩm rồi quét lên hộp 1 ít dầu ăn, sau đó đổ bột bánh đúc lá dứa vào trộn đều để tạo đường gân của bánh đúc.

Hấp bột bánh đúc ở lửa nhỏ khoảng 17 phút, sau đó cho bánh vào tủ lạnh khoảng 4 tiếng để bánh đông lại.

Bước 7 Thành phẩm

Bánh đúc lá dứa

Bánh đúc lá dứa

Cho bánh ra dĩa dùng dao cắt thành từng miếng vừa ăn, sau đó rưới lên bánh nước cốt dừa và nước đường cho thêm 1 ít đậu phộng nữa là ta có thể thưởng thức.

Món bánh đúc lá dứa dai dai thơm mùi lá dứa kết hợp cùng với vị béo ngậy của nước cốt dừa hòa cùng vị ngọt của nước đường, ăn cùng với đậu phộng bùi bùi thì còn gì tuyệt vời hơn nữa.

Cách làm bánh đúc dẻo nhân mặn thơm ngon cho bữa sáng

Nguyên liệu

  • Bột gạo 200 gr
  • Bột năng 200 gr
  • Bột nếp 50 gr
  • Thịt heo băm 200 gr
  • Nấm hương 20 gr
  • Nấm mèo 20 gr
  • Rau mùi 1 ít
  • Tỏi ớt băm 1 ít
  • Hành tím 2 củ (băm nhuyễn)
  • Dầu ăn 1 muỗng canh
  • Giấm 1 muỗng canh
  • Nước mắm 2 muỗng canh
  • Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ tiêu)

Cách chế biến Bánh đúc
Nấu phần thịtĐầu tiên, bạn ngâm nở mềm nấm mèo và nấm hương trong nước lạnh khoảng 30 phút. Sau đó, cắt bỏ phần chân nấm, rửa sạch và cắt nhỏ.

Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tím đã băm nhuyễn mỏng. Khi hành thơm và ngả vàng, bạn vớt 1/2 phần hành phi ra chén để riêng. Sau đó, cho tiếp thịt heo băm, nấm hương, nấm mèo vào. Đảo đều hỗn hợp trên lửa vừa đến khi thịt chín tái.

Kế đến, bạn nêm nếm thêm gia vị gồm 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu. Tiếp tục đảo đều khoảng 10 phút nữa cho nhân chín thì tắt bếp.

Bước 1 Nấu phần thịt Bánh đúc
Bước 1 Nấu phần thịt Bánh đúc


Làm bánh đúc nóngCho vào nồi 200gr bột gạo, 200gr bột năng, 50gr bột nếp, 1 lít nước rồi khuấy đều cho bột tan. Sau đó, bắc nồi bột lên bếp và khuấy đều trên lửa vừa đến khi mịn, đặc sánh lại.

Lúc này, bạn cho vào thêm 1 muỗng canh dầu ăn rồi khuấy thêm 1 – 2 phút nữa thì tắt bếp.

Để pha nước mắm, bạn cho vào chén theo tỉ lệ 2 muỗng canh nước ấm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh giấm, 1 muỗng canh nước mắm rồi khuấy đều. Sau đó, cho vào thêm 1 ít tỏi ớt băm là được.

Cuối cùng, múc bánh đúc ra chén, cho thịt lên trên, rắc thêm hành phi ở Bước 1, 1 ít rau mùi, chan nước mắm là có thể thưởng thức ngay.

Bước 2 Làm bánh đúc nóng Bánh đúc
Bước 2 Làm bánh đúc nóng Bánh đúc
Bước 2 Làm bánh đúc nóng Bánh đúc
Bước 2 Làm bánh đúc nóng Bánh đúc


Thành phẩmBánh đúc nóng hổi vừa thổi vừa ăn, dẻo mịn thơm nhẹ dùng kèm với nhân thịt nấm đậm đà, bùi vị đan xen cùng nước mắm chua ngọt, cay cay, ngon quên lối về.

Bước 3 Thành phẩm Bánh đúc
Bước 3 Thành phẩm Bánh đúc

Cách làm bánh đúc dẻo truyền thống

Nguyên liệu

  • – 1.5 lít nước
  • – 20ml nước vôi trong
  • – 500g bột gạo ngon
  • – 1/2 muỗng cà phê muối
  • – 20ml dầu ăn
  • – 200g đậu phộng nguyên hạt (lạc)

Cách làm bánh đúc lạc
Bước 1: Đậu phộng ngâm nước cho nở khoảng 6 tiếng rồi luộc chín.

Bước 2:

– Hòa 1.5 lít nước vào 500g bột gạo, cho thêm 1/2 muỗng cà phê muối và 20ml nước vôi trong vào quậy đều.

– Cho hỗn hợp vào nồi, đun lửa nhỏ khoảng 5 phút, vừa đun vừa khuấy để bột đặc lại.

– Cho thêm 20ml dầu ăn vào nồi, khuấy đều.

– Đậy vung, vặn lửa thật nhỏ đun tiếp 15 phút.

– Mở nắp nồi, khuấy đều hỗn hợp rồi đậy nắp, đun lửa nhỏ tiếp 15 phút nữa.

– Mở nắp, vặn lửa lớn hơn một chút, vừa đun vừa khuấy thêm 5 hoặc 10 phút nữa.

Bước 3: Cho đậu phộng đã luộc và trộn đều.

Bước 4: Đổ bột ra mâm hoặc đĩa, để nguội.

Bánh đúc có vị beo béo, thơm mát, trơn tuột, thi thoảng sậm sựt một vài miếng lạc rất đặc biệt. Muốn cho đậm đà thì chấm bánh đúc với muối vừng hay nước tương cũng rất thi vị.

Cách làm bánh đúc khoai môn dẻo nhân mặn

Nguyên liệu

  • Thịt ba rọi xay 300 gr
  • Nước cốt dừa 200 ml
  • Nước cốt dừa dão 700 ml
  • Khoai môn 1 củ (400gr)
  • Bột gạo 220 gr
  • Bột năng 20 gr
  • Tôm khô 50 gr
  • Hành tím 4 củ(băm nhỏ)
  • Sắn 1 củ(băm nhỏ)
  • Cà rốt 1 củ(cắt nhỏ)
  • Hành lá 2 cây(cắt nhỏ)
  • Tỏi băm 1/2 muỗng canh
  • Ớt băm 1/2 muỗng canh
  • Muối 7.5 gr
  • Dầu ăn 35 ml
  • Hạt nêm 1 muỗng canh
  • Bột ngọt 1 muỗng cà phê
  • Đường 4 muỗng canh
  • Nước mắm 4 muỗng canh
  • Tiêu 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc 3 muỗng canh
  • Nước cốt chanh 1 muỗng canh

Cách chế biến Bánh đúc khoai môn nhân mặn
Nấu chín khoai mônKhoai môn gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt lát.

Tiếp theo, cho khoai vào xửng hấp chín mềm trong 15 phút.

Bước 1 Nấu chín khoai môn Bánh đúc khoai môn nhân mặn
Bước 1 Nấu chín khoai môn Bánh đúc khoai môn nhân mặn


Trộn bột bánhCho vào tô 220gr bột gạo, 20gr bột năng, 200ml nước cốt dừa, 600ml nước cốt dừa dão, 5gr muối, 5ml dầu ăn, khuấy đều cho hỗn hợp sánh mịn, hòa quyện.

Sau đó, bạn đậy nắp bột lại và để nghỉ 20 phút.

Bước 2 Trộn bột bánh Bánh đúc khoai môn nhân mặn
Bước 2 Trộn bột bánh Bánh đúc khoai môn nhân mặn


Nghiền mịn khoai mônCho khoai môn đã hấp chín vào máy sinh tố cùng 100ml nước cốt dừa dão rồi xay nhuyễn.

Tiếp theo, lọc hỗn hợp qua rây cho mịn.

Bước 3 Nghiền mịn khoai môn Bánh đúc khoai môn nhân mặn
Bước 3 Nghiền mịn khoai môn Bánh đúc khoai môn nhân mặn


Trộn bột bánh với khoai mônTừ từ cho hỗn hợp bột gạo vào phần khoai môn, vừa cho vừa khuấy đều, sau đó để bột nghỉ thêm 15 phút nữa.

Bước 4 Trộn bột bánh với khoai môn Bánh đúc khoai môn nhân mặn
Bước 4 Trộn bột bánh với khoai môn Bánh đúc khoai môn nhân mặn


Xào nhân bánhBắc chảo lên bếp, cho vào 30ml dầu ăn, 4 củ hành tím đã băm nhỏ rồi phi thơm.

Tiếp theo, cho thêm 300gr thịt ba rọi xay, 50gr tôm khô, củ sắn băm, nấm mèo băm, cà rốt cắt nhỏ, hành lá cắt nhỏ. Xào nhanh tay trên lửa vừa đến khi chín đều.

Cuối cùng, nêm nếm cùng 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê tiêu, 2.5g muối. Đảo đều phần nhân thêm 1 lần nữa là hoàn tất.

Bước 5 Xào nhân bánh Bánh đúc khoai môn nhân mặn
Bước 5 Xào nhân bánh Bánh đúc khoai môn nhân mặn


Hấp bánhĐổ 1/2 phần bột bánh vào khuôn, cho vào xửng hấp, phủ 1 lớp lá chuối, đậy nắp kín và hấp trong 20 phút.

Sau 20 phút, bạn đổ phần bột còn lại, đậy nắp và tiếp tục hấp thêm 20 phút nữa.
Mách nhỏ: Nếu không có lá chuối, bạn có thể dùng khăn mỏng để hơi nước không nhiễu xuống bánh.

Bước 6 Hấp bánh Bánh đúc khoai môn nhân mặn
Bước 6 Hấp bánh Bánh đúc khoai môn nhân mặn


Làm nước chấmCho vào chén 3 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1/2 muỗng canh tỏi băm, 1/2 muỗng canh ớt băm. Khuấy đều cho đường tan, gia vị hòa quyện.

Bước 7 Làm nước chấm Bánh đúc khoai môn nhân mặn
Bước 7 Làm nước chấm Bánh đúc khoai môn nhân mặn


Thành phẩmCho phần bánh và nhân ra chén, rưới thêm nước mắm chua ngọt và thưởng thức ngay thôi!

Bánh đúc khoai môn dẻo mềm, có vị beo béo từ nước cốt dừa, bùi vị khoai môn, ăn kèm cùng nhân thịt mặn, nước mắm chua ngọt, cay cay cực kỳ thơm ngon.

Bước 8 Thành phẩm Bánh đúc khoai môn nhân mặn

Cách làm bánh đúc dẻo ăn chay

Nguyên liệu

  • 250g bột gạo lọc
  • 20g bột năng
  • 400ml nước cốt dừa
  • 500ml nước
  • xíu muối
  • 20ml dầu ăn
  • Nhân bánh đúc chay: 50g cà rốt, 50g củ cải trắng, 5 tai nấm mèo
  • Nước mắm chay chua ngọt ăn bánh đúc: 40ml nước mắm chay, 1 trái chanh, 80ml nước lọc, 40g đường, 30g cà rốt bào sợi, 30g củ cải trắng cắt lát.
  • Ăn kèm: giá, rau sống các loại, bánh mì sandwich chiên giòn

CÁC BƯỚC LÀM BÁNH ĐÚC CHAY TẠI NHÀ
– Cho bột gạo, bột năng, nước cốt dừa, nước lọc, xíu muối vào chảo rồi khuấy đều. Khi bột tan hết thì để bột nghỉ 10 – 15 phút.

– Cho vào chảo bột 20ml dầu ăn, khuấy đều. Bật bếp, nấu lửa vừa, vừa nấu vừa khuấy cho bột sánh đặc lại. Đổ bột bánh đúc vào khuôn, hấp 20 phút.

– Cho vào chảo ít dầu, khi dầu nóng cho cà rốt, củ cải trắng, nấm mèo vào xào. Nêm ít hạt nêm chay rồi xào đến khi nhân chín mềm (cho thêm nước). Đổ nhân đều lên mặt bánh đúc, hấp thêm 10 phút.

– Pha nước mắm chay chua ngọt ăn bánh đúc: Cho nước mắm, đường, chanh, nước lọc vào tô, khuấy tan đường. Cho tiếp cà rốt bào sợi và củ cải trắng cắt lát vào, thêm ớt bằm. Để cà rốt và củ cải thấm nước mắm trong 10 phút.

– Làm nóng chảo dầu, cho bánh mì sandwich vào chiên vào giòn, vớt ra. Bánh đúc sau khi hấp để nguội rồi cắt bánh ra cho vào dĩa, thêm giá, rau sống cắt nhuyễn, rắc bánh mì chiên và rưới nước mắm chua ngọt.

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh đúc dẻo

Tải ngay cách làm bánh đúc dẻo

Video hướng dẫn cách làm bánh đúc dẻo

YouTube video

Mua nguyên liệu làm bánh đúc dẻo ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh đúc dẻo, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Bà bầu và trẻ nhỏ có được ăn bánh đúc không?

Được nhưng bánh đúc phải tự làm, rất nhiều cơ sở sản xuất bánh đúc đã bị phát hiện sử dụng hàn the làm cho bánh ngon hơn và bảo quản được lâu. Theo các chuyên gia về thực phẩm, việc dùng nhiều hàn the trong thực phẩm có thể dẫn đến ngộ độc cấp và mạn tính, gây tác hại đặc biệt nghiêm trọng đối với thai nhi và trẻ em.

Với hệ tiêu hóa, ngộ độc hàn the sẽ gây nôn mửa, đau bụng tiêu chảy; với da thì gây ban đỏ dẫn đến tróc vẩy. Về thần kinh, hàn the gây kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể. Với đường niệu, nó gây hư hại đặc biệt cho thận và toàn thân, gây rối loạn chức năng.

Không những vậy, nhiều cửa hàng bán bánh đúc thường không được bảo quản sạch sẽ, bánh được bày trong mẹt, dùng tay để bóc bánh mà không có dụng cụ riêng, không che đậy bánh cẩn thận. Bánh đúc do vậy dễ mắc vi khuẩn gây hại cho sức khỏe, nhất là đường tiêu hóa.

Ăn bánh đúc có béo không?

Thành phần chính của bánh đúc là bột gạo. Ở mỗi vùng miền thì loại bột đều khác nhau nhưng đều có hương vị hấp dẫn. Có lẽ vì nghĩ rằng bánh chứa nhiều tinh bột nên các chị em mới thắc mắc ăn bánh đúc có béo không.

Bánh đúc hiện tại được chế biến cùng nhiều loại thực phẩm để gia tăng hương vị nên các chị em hoàn toàn có thể bị béo. Loại bánh đúc đang được nhiều chị em lựa chọn để thưởng thức thường là bánh đúc thịt. Loại bánh đúc này có thêm thịt xay nhuyễn, kết hợp với bánh đúc thường có vị ngậy béo rất thơm ngon. Tuy nhiên tổng năng lượng khi cơ thể ăn lúc này sẽ rất lớn, rất dễ khiến cơ thể bị tăng cân. Vậy nên những chị em đang muốn giảm cân hay đã giảm cân xong thì không nên ăn bánh đúc.

Ăn bánh đúc có tốt không?

Trong bánh đúc chủ yếu là bột gạo tẻ và lạc, chất dinh dưỡng trong 2 nguyên liệu này phần lớn là tinh bột, vitamin B3, đồng, chất đạm và chất béo. Nhìn vào chất dinh dưỡng có trong bánh đúc bạn sẽ nghĩ rằng: “Chà, loại bánh này chứa khá nhiều các chất dinh dưỡng cho cơ thể đấy chứ?” 

Nhưng thực tế thì lượng tinh bột trong bánh đúc chiếm “ưu thế” hơn, mặc dù có chất béo và chất đạm nhưng rất ít, không thể cung cấp đủ cho cơ thể. Nếu lựa chọn bánh đúng là món ăn thanh đạm đổi bữa thì đây là một lựa chọn tốt, lúc này bánh đúc TỐT cho sức khỏe.

Còn nếu bạn có ý định ăn bánh đúc để thay thế bữa chính sau khi tìm hiểu bánh đúc có chứa bao nhiêu calo thì việc này chắc chắn KHÔNG TỐT. Ngay cả khi bạn thắc mắc ăn nhiều bánh đúc có tốt không thì đáp án sẽ là KHÔNG TỐT vì:

+ Bánh đúng không thể cung cấp tất cả những chất dinh dưỡng cơ thể cần, ăn bánh đúc và không ăn món ăn khác sẽ khiến cơ thể bạn bị mất cân bằng dinh dưỡng.

+  Ăn nhiều bánh đúc (chứa tinh bột không nguyên cám) sẽ không tốt cho sức khỏe.

Tổng kết

Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh đúc dẻo cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 07/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

Rate this post