Món bánh đúc chay thơm ngon, nóng hỏi sẽ làm siêu lòng bạn đặc biệt là những ngày trời se lạnh. Bánh nóng hổi dẻo thơm ăn cùng nước mắm chua ngọt là hết sẩy. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 4 cách làm bánh đúc chay cập nhật mới nhất 12/2024.
Bánh đúc là gì?
Đối với những người con đất Việt, bánh đúc có lẽ là một món ăn không còn xa lạ gì nữa. Bởi với chất bánh mát, mịn, ăn no mà lại dễ tiêu, giá thành lại rẻ; bánh đúc đã trở thành món ăn dân gian phổ biến khắp ba miền.
Bánh đúc là một món ăn dân gian phổ biến khắp ba miền
Ở miền Bắc và miền Trung, bánh đúc thường được chế biến từ bột gạo và một số loại gia vị khác. Tuy nhiên người miền Nam lại làm nó bằng bột năng. Dù bánh đúc làm từ bột gì thì thành phẩm sau khi “ra lò” cũng làm người ta khen ngon tấm tắc. Bánh được đúc trong một khuôn to, khi ăn sẽ cắt nhỏ ra thành miếng tùy ý.
Bánh đúc không chỉ dùng ăn riêng cho bữa sáng, hay ăn lót dạ với một chén tương; nhiều người còn ăn kèm chúng với canh riêu cua, rau thơm, cá kho, thịt kho,… Có người còn ăn với mắm tôm, mật ong, mật mía, mứt trái cây,…
Từ loại bánh truyền thống, về sau, món ăn này đã được phát triển thêm thành nhiều loại khác; phục vụ cho khẩu vị của nhiều nhóm người khác nhau như bánh đúc lạc, bánh đúc dừa, bánh đúc ngô,…
Tổng hợp 4 cách làm bánh đúc chay cập nhật 12/2024
1. Bánh đúc nóng chay
Chuẩn bị
30 phút
Chế biến
15 phút
Độ khó
Dễ
Nguyên liệu làm Bánh đúc nóng chay
Cho 4 người
- Bột gạo 400 gr
- Nấm bào ngư băm nhỏ 1 chén
- Nấm đùi gà băm nhỏ 1 chén
- Nấm rơm băm nhỏ 1 chén
- Hạt nêm chay 3 muỗng cà phê
- Ớt 1 muỗng cà phê
- Dầu ăn 1 chén
- Nước lọc 9 chén
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua nấm rơm tươi ngon
Chọn loại có hình tròn, vẫn còn búp.
Cánh nấm mỏng, xốp giòn, có nhiều lớp
Không chọn loại đã nở to, nấm rơm màu đen sẽ ngon hơn loại có màu trắng.
Cách chọn mua nấm bào ngư tươi ngon
Chọn nấm có mũ màu xám, sẫm nâu hoặc nâu nhạt.
Thịt nấm dày, màu trắng.
Chọn loại thân to, dai, cứng sẽ ngon hơn loại thân nhỏ.
Cách chọn mua nấm đùi gà tươi ngon
Chọn mua những loại nấm dài khoảng 12 – 15cm, nếu vượt quá 15cm bên trong sẽ trở nên rỗng xốp, hương vị không còn ngon.
Cánh nấm không bị dập hay úng nước.
Cách chế biến Bánh đúc nóng chay
Sơ chế nguyên liệu
Đối với nắm rơm bạn dùng dao nhọn cạo nhẹ ở gốc, cắt bỏ thật sạch phần gốc nấm, nấm rơm sẽ sạch và tròn trịa hơn.
Tiếp đó, bạn đem nấm ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 10 phút rồi rửa lại với thật nhiều nước. Nấm sẽ trắng và hết nhớt, loại bỏ hết vài chất độc.
Sau khi nấm rơm đã rửa sạch, băm nhỏ.
Tương tự với nấm đùi gà và nấm bào ngư, cắt sạch chân, ngâm nấm qua nước muối pha loãng khoảng 10 phút sau đó rửa lại thật sạch với nước và vắt nấm cho thật ráo nước vì khi vắt sẽ giúp đẩy nước thừa ra khỏi nấm.
Bạn cũng băm nhỏ phần nấm bào ngư và nấm đùi gà ra.
Làm nhân bánh đúc chay
Bắc chảo lên bếp, lửa vừa. Cho vào chảo khoảng 1 muỗng canh dầu ăn, sau đó cho lần lượt các loại nấm vào, đảo đều.
Nêm nếm thêm 2 muỗng cà phê hạt nêm, đảo đều liên tục cho phần gia vị thấm vào nấm. Nấm sau khi chín cho vào chén, tắt bếp.
Nấu bánh đúc nóng
Cho vào nồi 2 chén (loại chén ăn cơm) bột gạo đầy cùng với 9 chén nước sau đó dùng đũa khuấy đều cho phần bột tan vào nước.
Bắc nồi lên bếp, đảo đều liên tục phần bột, sau đó cho vào nồi 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, khuấy đều.
Phần bột bắt đầu sệt, cho vào nồi 1 chén dầu ăn để phần bánh đúc được béo hơn.
Khi đổ dầu ăn vào sẽ thấy bột bị loãng và tách ra nhưng không sao nhé. Bạn vẫn cứ khuấy đều liên tục bột sẽ kết dính lại.
Đến khi phần bột chín và bắt đầu có màu trắng trong thì tắt bếp. Sau đó vẫn tiếp tục khuấy để hỗn hợp bột và dầu kết dính lại với nhau khoảng 2 – 3 phút thì ngừng tay.
Lưu ý: Khi nấu bột luôn phải đảo đều liên tục phần bột trên lửa nhỏ để tránh bột bị vón cục và cháy khét ở phần đáy nồi.
Pha nước mắm
Sử dụng nước mắm chay để làm nước chấm. Cho thêm khoảng 1 muỗng cà phê ớt băm để nước chấm có độ cay nhẹ. Đổ nước chấm ra chén để dùng kèm với bánh đúc.
Thành phẩm
Món bánh đúc nóng hổi, mềm, dẻo từ bột gạo ăn cùng với nấm giòn giòn kèm theo tí nước mắm cay làm nên một chén bánh đúc chay vô cùng hấp dẫn cho những ngày se lạnh.
2. Bánh đúc chay kiểu miền Nam
Chuẩn bị
15 phút
Chế biến
35 phút
Độ khó
Trung bình
Nguyên liệu làm Bánh đúc chay kiểu miền Nam
Cho 4 người
- Bột gạo 260 gr
- Bột năng 20 gr
- Nước cốt dừa 400 ml
- Củ cải muối 1 củ
- Đậu hũ trắng 4 miếng
- Nước nóng 500 ml
- Thơm 100 g
- Nấm bào ngư 100 gr
- Cà rốt 1 củ
- Củ sắn 1 củ (củ đậu)
- Hành lá 3 nhánh
- Giá đỗ 1 ít
- Rau thơm các loại 1 ít
- Giấm 2 muỗng canh
- Dầu ăn 1 muỗng cà phê
- Đường phèn 25 gr
- Gia vị thông dụng 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua củ cải muối ngon
Củ cải muối tươi ngon là loại đã ngả sang màu vàng nâu, đồng đều với nhau không quá khác biệt.
Khi sờ cảm nhận được củ cải hơi khô, đồng thời bóp vào có cảm giác mềm, thơm mùi tự nhiên, không quá cứng.
Hạn chế mua củ cải muối có màu đen hay các màu sắc lạ thường nào khác, đặc biệt có mùi khó chịu, ẩm mốc tỏa ra nồng nặc.
Cách chọn mua đậu hủ tươi ngon
Chọn mua những miếng đậu hũ có màu trắng ngà, có mùi thơm và vị béo ngậy đặc trưng của đậu nành.
Nên chọn mua những miếng khi cầm cảm thấy nhẹ tay, có độ đàn hồi tốt, bề mặt láng mịn chứ không thô cứng.
Tránh chọn mua những miếng đậu hũ đã ngả vàng, có mùi tựa như mùi vôi vì đây có thể là đậu hũ đã để lâu hoặc chứa thạch cao ăn không tốt cho sức khỏe.
Cách chọn mua cà rốt tươi ngon
Bạn nên chọn mua những củ cà rốt có màu đỏ cam, bề mặt tươi và không quá gồ ghề.
Bên cạnh đó, bạn chỉ nên mua những củ có kích thước cân đối, thon dài, phần đầu to và nhỏ dần về phía đuôi.
Ưu tiên chọn những củ có phần cuống còn dính chặt vào phần thân quả cà rốt.
Không nên mua những củ đã bị trầy xước hoặc dập nát quá nhiều.
Dụng cụ thực hiện
Nồi hấp, chảo, dao, thớt, chén,…
Cách chế biến Bánh đúc chay kiểu miền Nam
Khuấy bột
Đầu tiên bạn cho vào nồi 260gr bột gạo, 20gr bột năng, 400ml nước cốt dừa, 500ml nước nóng, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường và 1 muỗng cà phê dầu ăn. Khuấy đều và để yên khoảng 15 phút cho bột nở.
Sơ chế cà rốt
Cà rốt bạn rửa sạch bào bỏ vỏ rồi cắt làm đôi, sau đó dùng 1 nửa đem bào sợi nhỏ rồi cho vào chén. Thêm vào chén 1 muỗng canh giấm, 1 muỗng canh đường, 1/4 muỗng cà phê muối, 30ml nước lọc. Ngâm cà rốt trong 10 phút.
Lấy nửa củ cà rốt còn lại đem thái thành hạt lựu nhỏ để làm nhân bánh.
Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch rồi đem thái nhỏ.
Tiếp đến, bạn lấy củ cải muối rửa qua với nước cho bớt mặn rồi đem cắt thành hạt lựu nhỏ.
Củ đậu (củ sắn) lột bỏ vỏ, đem cắt thành hình hạt lựu nhỏ. Nấm bào ngư bạn mang ngâm với nước muối loãng, sau đó rửa sạch lại với nước. Bóp nấm cho ráo nước rồi mang cắt thành hạt lựu nhỏ vừa ăn.
Giá đỗ bạn rửa sạch nồi mang trụng với nước sôi trong 2 – 3 phút cho vừa chín tới. Cho giá ra đĩa để nguội. Rau thơm các loại bạn nhặt lá bỏ cọng, rửa sạch với nước rồi để ráo.
Đậu hũ sau khi mua về bạn rửa sơ với nước. Tiếp đến bạn dùng giấy ăn thấm nhẹ phần nước bên ngoài đậu hũ cho khô, tiếp đến bạn cắt đậu hũ thành từng miếng mỏng.
Cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn, đun dầu đến khi nóng già thì cho 1 ít hành lá vào phi thơm vàng. Tiếp đến bạn cho từng miếng khuôn đậu vào chiên với lửa vừa đến khi mặt đậu vàng giòn thì trở mặt. Tiếp tục chiên đến khi đậu vàng ươm 2 mặt thì cho ra đĩa.
Cắt đậu hũ thành hạt lựu nhỏ để chuẩn bị mang xào.
Hấp bánh
Đặt xửng hấp lên bếp, thêm vào nồi hấp khoảng 500ml nước. Đun nước đến khi nước sôi để chuẩn bị hấp bánh.
Sau khi ủ bột 15 phút, bạn cho phần bột lên bếp. Mở lửa lớn và dùng phới lồng hoặc đũa khuấy đều phần bột lắng dưới đáy nồi lên.
Khi phần bột hơi nặng tay một chút thì bạn hạ lửa vừa và tiếp tục khuấy đều cho phần bột đặc và sệt lại thì tắt bếp.
Cho 1 muỗng dầu ăn vào khuôn bánh, dùng giấy ăn lau dầu ăn quanh khuôn để khi hấp bánh không bị dính vào khuôn. Tiếp đến bạn đổ phần bột bánh vào, chừa lại 2 – 3 muỗng canh bột lại cho phần nhân bánh sau.
Cho khuôn vào xửng hấp, dùng một chiếc khăn bọc nắp nồi lại để tránh nước nhỏ vào bánh khi hấp trong 25 – 30 phút cho bánh chín. Trong thời gian chờ bánh chín mình cùng đi xào nhân bánh nhé.
Xào nhân
Cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn, khi dầu nóng bạn thêm cà rốt, củ sắn và củ cải muối cắt nhỏ vào đảo đều. Thêm vào chảo 1/2 muỗng cà phê bột nêm chay cùng 1/2 muỗng cà phê đường và xào nhân với lửa trung bình.
Khi cà rốt và củ sắn hơi trong bạn cho nấm bào ngư cắt nhỏ vào đảo đều trong 2 – 3 phút với lửa vừa. Cuối cùng bạn thêm phần đậu hũ chiên cắt nhỏ vào đảo với lửa trung bình trong 2 – 3 phút. Tắt bếp và cho phần hành lá cắt nhỏ cùng 1 ít tiêu xay vào đảo đều là xong phần nhân bánh.
Bánh sau khi hấp khoảng 25 phút, bạn dùng que tăm tre xiên vào bánh. Nếu que không dính bột trắng thì tức là bánh đã chín.
Lúc này bạn dùng phần bột chừa lại hồi nãy phết đều lên mặt bánh rồi cho phần nhân vào mặt bánh. Dùng muỗng ém chặt nhân rồi hấp bánh trong 5 – 7 phút nữa thì tắt bếp.
Làm nước chấm
Cho vào nồi 100ml nước, thêm vào 25gr đường phèn cùng 1 muỗng cà phê muối và 100g thơm cắt nhỏ vắt lấy nước. Đun hỗn hợp với lửa nhỏ vừa đồng thời khuấy đều phần đường cho hòa tan hoàn toàn vào nước.
Khi phần nước chấm sôi lên, bạn hớt bọt rồi tắt bếp. Cho thêm vào nồi 2 muỗng cà phê nước tương và 1 muỗng cà phê nước cốt chanh. Nêm nếm lại cho nước chấm vừa miệng.
Thành phẩm
Khi bánh đúc hơi nguội, bạn cắt bánh ra rồi cho vào đĩa. Thêm rau thơm các loại giá và 1 ít cà rốt chua ngọt lên đĩa. Ăn bánh đúc chay thơm ngon, có độ dai nhẹ ăn cùng với nước chấm ngọt thanh, đảm bảo ngon không có chỗ chê đâu cả nhà ạ.
Mẹo bảo quản bánh đúc
Để giữ cho bánh đúc nóng và không cần phải bỏ lên nồi nấu lại bạn có thể ủ nóng bánh đúc bằng nồi cơm điện
Hoặc cho bánh đúc còn dư ra tô sau đó đổ ít nước vào cơm điện rồi đặt tô bánh đúc vào và giữ nóng bằng hơi nước như vậy phần bánh sẽ không bị cháy.
3. CÁCH LÀM BÁNH ĐÚC CHAY NGON TẠI NHÀ
CÔNG THỨC BÁNH ĐÚC CHAY NGON
250g bột gạo lọc
20g bột năng
400ml nước cốt dừa
500ml nước
xíu muối
20ml dầu ăn
Nhân bánh đúc chay: 50g cà rốt, 50g củ cải trắng, 5 tai nấm mèo
Nước mắm chay chua ngọt ăn bánh đúc: 40ml nước mắm chay, 1 trái chanh, 80ml nước lọc, 40g đường, 30g cà rốt bào sợi, 30g củ cải trắng cắt lát.
Ăn kèm: giá, rau sống các loại, bánh mì sandwich chiên giòn
Bánh đúc chay mình làm theo công thức này bánh có độ mềm, dẻo, ít dẻo, độ béo cũng vừa phải. Muốn bánh cứng hơn bạn tăng bột gạo, muốn bánh dẻo nhiều thì tăng bột năng, muốn bánh béo nhiều thì tăng nước cốt dừa.
CÁC BƯỚC LÀM BÁNH ĐÚC CHAY TẠI NHÀ
– Cho bột gạo, bột năng, nước cốt dừa, nước lọc, xíu muối vào chảo rồi khuấy đều. Khi bột tan hết thì để bột nghỉ 10 – 15 phút.
– Cho vào chảo bột 20ml dầu ăn, khuấy đều. Bật bếp, nấu lửa vừa, vừa nấu vừa khuấy cho bột sánh đặc lại. Đổ bột bánh đúc vào khuôn, hấp 20 phút.
– Cho vào chảo ít dầu, khi dầu nóng cho cà rốt, củ cải trắng, nấm mèo vào xào. Nêm ít hạt nêm chay rồi xào đến khi nhân chín mềm (cho thêm nước). Đổ nhân đều lên mặt bánh đúc, hấp thêm 10 phút.
– Pha nước mắm chay chua ngọt ăn bánh đúc: Cho nước mắm, đường, chanh, nước lọc vào tô, khuấy tan đường. Cho tiếp cà rốt bào sợi và củ cải trắng cắt lát vào, thêm ớt bằm. Để cà rốt và củ cải thấm nước mắm trong 10 phút.
– Làm nóng chảo dầu, cho bánh mì sandwich vào chiên vào giòn, vớt ra. Bánh đúc sau khi hấp để nguội rồi cắt bánh ra cho vào dĩa, thêm giá, rau sống cắt nhuyễn, rắc bánh mì chiên và rưới nước mắm chua ngọt.
BÍ QUYẾT LÀM BÁNH ĐÚC CHAY THƠM NGON
– Muốn bánh đúc béo thơm nhiều bạn nên dùng nước cốt dừa tươi. Nếu mua dừa nạo để vắt thì các bạn có thể 1 trái, vắt lấy 900ml nước cốt dừa.
– Khi khuấy bánh đúc trên chảo, nếu muốn bánh phẳng đẹp thì bạn đừng khuấy cho bột đặc quá, còn phần nước lỏng lỏng nhiều. Nếu khuấy bột đặc, bánh sau khi hấp sẽ không phẳng đẹp.
– Phần bánh đúc ăn không hết có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh, để 2 – 3 ngày. Khi ăn chỉ cần lấy ra và hấp nóng lại.
4. Cách làm bánh đúc chay nóng đơn giản cho bữa sáng gia đình
Nguyên liệu
Để làm bánh đúc chay, công đoạn đầu tiên mà bạn phải thực hiện chính là chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu. Nguyên liệu làm bánh đúc chay tại nhà gồm có:
Phần bánh đúc
Bột gạo lọc: 200g;
Bột bắp: 100g;
Bột năng: 50g;
Phân nhân bánh
Củ sắn: 400g;
Cà rốt: 300g;
Hành tây: 150;
Đậu hũ trắng: 4 miếng;
Đậu xanh khô: 100g;
Nấm mèo: 4g;
Hành tím: 3-4 củ;
Nấm đông cô: 4g;
Hành lá, ngò rí;
Hành phi;
Chú ý: Bột gạo sử dụng để làm bánh đúc chay là bánh gạo lọc, có thể thay thế bằng bột gạo thông thường.
Nguyên liệu cần để làm bánh đúc chay đơn giản, dễ chuẩn bị
Cách thực hiện
Cách làm bánh đúc chay không quá khó, chỉ cần làm theo hướng dẫn chi tiết dưới đây bạn đã có món ngon đãi cả gia đình.
Pha bột bánh đúc
Trộn bột gạo lọc, bột bắp, bột năng vào tô lớn, thêm 2L nước. Cho nước từ từ, dùng tay trộn đều và lược qua rây để loại bỏ hoàn toàn phần bột vón cục đồng thời giúp bột mịn hơn. Để bột nghỉ trong thời gian 30 phút.
Phân nhân bánh
Đầu tiên là sơ chế các nguyên liệu mà bạn đã chuẩn bị, cụ thể:
Đậu xanh rửa sạch, ngâm nước cho nở trong khoảng 1-2h đồng hồ. Sau đó bạn bắt lên bếp luộc chín và sơ chế các loại nguyên liệu khác.
Loại bỏ vỏ và rửa sạch hành tây, củ đậu và cà rốt. Sau đó bạn thái hạt lựu các loại nguyên liệu này và cho vào một cái dĩa.
Nấm mèo, nấm đông cô rửa sạch, ngâm nước cho nở. Bạn để ráo và thái nhỏ các loại nấm.
Đậu hũ rửa sạch, dùng muỗng tán mịn, thêm ½ muỗng cafe bột ngọt, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh dầu hào chay, ½ muỗng hạt nêm chay. Trộn đều để gia vị ngấm đều, ướp 10 phút.
Hành lá, ngò rí và hành tím thái nhỏ.
Khi tất cả các nguyên liệu đã sẵn sàng bạn chế biến phần nhân bánh:
Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn và phi thơm với hành tím và đầu hành lá. Tiếp tục cho đậu hũ vào xào ở lửa lớn, đảo liên tục. Xào cho đến khi đậu hũ ráo, tơi và vớt ra cho vào tô.
Tiếp tục cho nấm đông cô, củ sắn, cà rốt vào xào ở lửa vừa, đảo đều hỗn hợp. Nêm nếm một ít gia vị gồm 2 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh dầu hào chay, 1 muỗng cafe hạt nêm chay, 1 muỗng canh đường. Trộn đều. Xào nhân trong thời gian 15 phút.
Xào chín nhân bánh đúc chay
Thêm nấm mèo và hành tây vào rồi tiếp tục xào cho đến khi hỗn hợp nhân chín. Xào được 5 phút thì cho phần đậu hũ vào trộn đều lên. Thêm 1 muỗng cafe tiêu, hành lá và ngò rí rồi đảo đều là đã hoàn thiện phần nhân bánh. Tắt bếp.
Phần đậu xanh đã bóc vỏ bạn nấu chín, để ráo và tán nhuyễn.
Nấu nước chấm
Nguyên liệu gồm: 500g nước lọc, 100g nước mắm chay, 100g đường.
Cho đường, nước mắm chay vào 500ml nước. Bắt hỗn hợp lên bếp nấu cho tan đường. Tắt bếp và thêm vào nước cốt tắc/chanh vào để trung hòa vị. Độ mặn ngọt chua có thể điều chỉnh tùy ý. Thêm một ít ớt xay vào là đã hoàn thiện nước mắm chấm bánh đúc chay.
Nước mắm chay ăn kèm bánh đúc nóng
Sơ chế và nấu bột bánh đúc chay
Khi đã xong phần nhân bánh, nước chấm bạn quay lại phần bột đã ủ ban đầu. Bột sau thời gian ủ lắng xuống đáy, bạn chắt bỏ phần nước lọc ở trên. Đây được gọi là giai đoạn rửa bột, đảm bảo bột không bị chua.
Bạn thêm lại vào tô bột lượng nước lọc bằng với lượng nước lọc đã chắc bỏ. Dùng phới lồng khuấy đều và cho bột vào vào một cái nồi lớn. Thêm 2 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hạt nêm chay rồi khuấy đều.
Pha bột và liên tục khuấy cho đến khi bột trong, đặc và chín
Cho bột lên bếp, quấy ở lửa vừa một cách liên tục. Quấy cho đến khi bột nặng tay, trong là đạt chuẩn. Tắt bếp và múc vào các chén, thêm nhân, nước chấm, hành phi và đậu xanh là đã có thể thưởng thức.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh đúc chay
Tải ngay cách làm bánh đúc chay
Video hướng dẫn cách làm bánh đúc chay
Mua nguyên liệu làm bánh đúc chay ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh đúc chay, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Ăn bánh đúc nhiều có bị béo không?
Ăn bánh đúc nhiều có béo không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người đang trong chế độ ăn kiêng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100 gram bánh đúc lạc có chứa tới 285 calo, bánh đúc mặn là 290 calo và bánh đúc trắng có hàm lượng thấp nhất là 270 calo. Đặc biệt nếu ăn bánh đúc nóng cùng với thịt, nước dùng và các loại gia vị khác thì hàm lượng calo có thể lên tới 480.
Ăn bánh đúc hoàn toàn không béo nếu sử dụng ở mức vừa phải
Trong khi đó, mức calo cần được dung nạp vào cơ thể mỗi ngày chỉ khoảng 2000 calo. Như vậy, nếu chỉ ăn bánh đúc vào một trong 3 bữa chính mỗi ngày thì hoàn toàn không béo. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách điều chỉnh mà ăn quá nhiều mỗi ngày thì mức năng lượng sẽ tăng cao rất nhiều. Trong trường hợp ít vận động nữa thì hoàn toàn có thể khiến bạn lên cân nhanh chóng.
Lời khuyên dành cho bạn, nếu muốn ăn giữ dáng đẹp thì nên ăn ở mức độ vừa phải và nên chọn bánh đúc lạc hoặc bánh đúc trắng để ăn. Vì chúng có chứa hàm lượng calo thấp.
Ăn bánh đúc có nóng không?
Thông thường để thưởng thức bánh đúc thì ăn nóng là ngon nhất. Tuy nhiên, việc ăn bánh đúc lại không không hề gây nóng. Thay vào đó, khi ăn bánh bạn sẽ có cảm giác mát, ngậy rất thú vị. Đây cũng chính là lý do vì sao món bánh đúc này vẫn thường được nhiều người ăn vào mùa hè. Còn vào mùa đông, món bánh đúc thường được ăn kèm với nước dùng nóng.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất thường thêm hàn the vào bánh đúc để tăng độ dẻo dai, giúp bảo quản món bánh này lâu hơn. Nếu cơ thể hấp thụ nhiều hàn the có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và trao đổi chất, thậm chí là có thể có nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư trực tràng,… Vì vậy, bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
Có bầu ăn bánh đúc được không?
Nhiều người vẫn thắc mắc có bầu ăn bánh đúc được không? Câu trả lời là vẫn có thể ăn được, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên các bà bầu không nên ăn nhiều bánh đúc. Bởi như đã nói ở trên thì trong bánh đúc vẫn thường được thêm hàn the để tăng độ dai cho bánh. Và chất phụ gia này không hề tốt cho cả mẹ và thai nhi. Trong trường hợp nếu bà bầu hấp thụ nhiều hàn the trong thời gian mang thai có thể dẫn đến dị tật thai nhi, sinh non, thai nhi chậm phát triển,… Do đó, để đảm bảo an toàn, khi muốn ăn loại bánh này các bà bầu nên lựa chọn những cơ sở uy tín.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh đúc chay cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 12/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!