Nếu là người yêu mến nét ẩm thực Hà Nội, chắc chắn bạn không thể bỏ qua món ngon quen thuộc của người dân nơi đây – bánh đa trộn. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 6 cách làm bánh đa cá trộn cập nhật mới nhất 12/2024.
Đôi nét về món bánh đa trộn
Trong thời gian gần đây, món bánh đa chế biến theo phương pháp trộn rất được lòng giới trẻ. Món ăn này được yêu thích bởi sự lạ miệng, tươi ngon và đa dạng từ các nguyên liệu.
Bánh đa là món ăn đặc trưng của vùng đất Hà thành. Đây chính là món mà ai đến nơi này cũng không thể bỏ qua. Bánh đa trộn là món ăn tuy đơn giản, đạm bạc nhưng lại thơm ngon bất ngờ. Đây là nét chấm phá độc đáo trong nền ẩm thực thủ đô.
Khi tự mình chế biến món ăn bạn sẽ có thể kết hợp nguyên liệu phù hợp với sở thích của mình. Giá thành của món ăn này chỉ có giá tầm 20.000 nghìn đồng cho đến 30.000 nghìn đồng. Với số tiền này bạn sẽ dễ dàng thưởng thức được một dĩa bánh đa được trộn siêu ngon và hấp dẫn.
Thế nhưng với hoàn cảnh hiện nay, càng hạn chế ra đường càng tốt. Vậy nên để thưởng thức món ăn này, bạn cũng có thể tự làm tại nhà. Một tô bánh đa siêu dai, mềm mềm đầy topping mà bạn yêu thích quyện cùng nướng chấm béo ngậy, đậm đà. Cách làm món ăn này vô cùng đơn giản và thích hợp cho những ngày bạn ngán cơm.
Tổng hợp 6 cách làm bánh đa cá trộn cập nhật 12/2024
1. Bánh đa trộn xì dầu
Chuẩn bị
15 phút
Chế biến
30 phút
Độ khó
Dễ
Nguyên liệu làm Bánh đa trộn xì dầu
Cho 2 người
- Bánh đa khô 200 gr
- Thịt bò 200 gr
- Rau muống 200 gr
- Cà rốt 1/2 củ
- Xà lách 1 cây
- Ngò rí 1 nhánh
- Ngò gai 1 nhánh
- Tỏi băm 1 muỗng canh
- Ớt băm 1/2 muỗng cà phê
- Đậu phộng rang 1 chén (đập dập)
- Dầu hào 1 muỗng cà phê
- Nước cốt chanh 1 muỗng canh
- Xì dầu 2 muỗng canh (nước tương)
- Nước mắm 1/2 muỗng canh
- Dầu ăn 2 muỗng cà phê
- Gia vị thông dụng 1 ít (đường/ muối/ bột ngọt)
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua rau muống tươi ngon
Rau muống ngon, được trồng tự nhiên thì cọng rau chỉ to bằng đầu đũa ăn cơm
Bạn nên chọn ăn rau muống vào đúng mùa (từ tháng 4 – 6) để tránh ăn phải rau muống có lạm dụng chất hóa học khi trồng trái mùa.
Tránh chọn những cọng có kích thước to bất thường, màu sắc quá xanh mướt, khi bẻ cọng thấy rất giòn và lá có màu xanh thẫm.
Cách chọn mua cà rốt tươi ngon
Cà rốt ngon có màu cam đậm, tươi sáng, lớp vỏ trơn láng, không sần sùi hay nổi hột li ti, phần cuống vẫn còn xanh dính chặt vào thân không tách rời.
Nên chọn quả có kích thước vừa phải, dáng thon dài, cầm lên cảm thấy chắc tay.
Hạn chế chọn củ có cuống bị dập úng, thân chảy nhớt, xuất hiện vết thâm, khi ấn thấy mềm nhũn vì đây là cà rốt để đã quá lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tránh chọn các củ quá to đó là cà rốt già có nhiều xơ và rất ít chất dinh dưỡng.
Cách chế biến Bánh đa trộn xì dầu
Sơ chế và ướp thịt bò
Thịt bò mua về lạng bỏ phần mỡ trắng thừa quanh miếng thịt, rửa sạch, để ráo rồi cắt thật mỏng, sau đó cho thịt bò ra tô to.
Ướp thịt bò cùng 1/3 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và 1 muỗng cà phê dầu ăn. Trộn đều cho gia vị thấm đều vào thịt, ướp thịt trong ít nhất 15 phút.
Cách khử mùi hôi thịt bò
Bạn có thể dùng muối xát đều lên miếng thịt rồi rửa sạch lại với nước.
Ngâm thịt cùng 1 ít rượu trắng pha loãng khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng chanh chà xát lên miếng thịt rồi rửa lại với nước.
Sơ chế các nguyên liệu khác
Xà lách mua về bạn tách lá, rửa sạch với nước muối pha loãng rồi rửa lại bằng nước lạnh cho thật sạch. Sau khi vẩy ráo nước, bạn cắt xà lách thành từng đoạn ngắn khoảng 1 lóng tay, cho ra rổ để ráo.
Ngò rí và ngò gai bạn cũng cắt gốc, nhặt sạch lá sâu héo, rửa sạch đất cát, ngò rí cắt khúc khoảng 1 lóng tay, ngò gai cắt nhỏ thành đoạn ngắn. Xà lách, ngò gai và ngò rí sau khi sơ chế sạch bạn cho cùng vào rổ, trộn lẫn vào nhau.
Rau muống mua về cắt bỏ phần gốc xơ già, nhặt sạch lá sâu héo rồi ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch lại với nước lạnh rồi cho ra rổ để ráo. Cắt rau muống thành đoạn ngắn khoảng 1 gang tay, chẻ đôi những cọng to.
Cà rốt gọt sạch vỏ, rửa sạch rồi tỉa hoa 5 cánh, cắt lát mỏng.
Luộc bánh đa và rau muống
Bắc nồi nước lên bếp để lửa lớn đến khi nước thật sôi thì bạn cho bánh đa khô vào trụng. Sau khoảng 3 phút, thấy bánh đa đã nở to và chín mềm thì bạn vớt bánh đa ra cho vào thau nước lạnh ngâm cho đến khi sợi bánh nguội hẳn thì vớt ra rổ để ráo nước.
Bắc nồi nước sôi khác lên bếp lửa lớn và cho vào một chút muối. Khi nước sôi lớn thì bạn thả rau muống vào luộc trong 5 phút cho rau chín hẳn, sau đó vớt rau cho ra đĩa để nguội bớt.
Xào thịt bò
Bắc chảo lên bếp lửa lớn và làm nóng 1 muỗng cà phê dầu ăn. Khi dầu sôi nóng thì bạn cho tỏi băm vào phi, thấy tỏi đã chuyển vàng và toả mùi thơm thì bạn vớt 1/2 số tỏi cho ra chén, phần còn lại trong chảo bạn cho phần thịt bò đã ướp thấm gia vị vào xào nhanh tay, đảo đều liên tục cho thịt bò săn tái lại.
Khi thịt bò đã tái, bạn cho cà rốt cắt hoa mỏng vào xào cùng. Nêm vào chảo 1 muỗng cà phê dầu hào, đảo liên tục cho đến khi thấy thịt bò và cà rốt chín hẳn thì tắt bếp, cho thịt bò và cà rốt xào ra đĩa.
Làm nước mắm trộn
Cho vào chén phần tỏi phi vàng đã vớt ra cùng 2 muỗng canh xì dầu, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê ớt băm, khuấy đều cho gia vị tan hết.
Nếm thử xem hỗn hợp đã cân bằng độ mặn, độ chua, độ ngọt chưa và gia giảm gia vị cho vừa khẩu vị.
Hoàn thành
Bạn đặt chảo lên bếp, cho vào chảo phần bánh đa, rau sống và rau muống đã được luộc chín vào chảo. Thêm một lượng thịt bò xào vừa ăn vào cùng chút đậu phộng rang đã đập dập.
Rưới hỗn hợp nước mắm pha lên trên, trộn đều cho các nguyên liệu lẫn vào nhau và thấm đều nước mắm. Nêm nếm lại xem lượng nước mắm đã vừa miệng chưa và gia giảm cho hợp khẩu vị.
Thành phẩm
Bánh đa trộn xì dầu được bày ra đĩa cực thơm ngon, hấp dẫn. Sợi bánh đa to mềm, thấm đều gia vị, dai dai ăn cùng thịt bò xào đậm đà, mọng nước. Rau sống tươi mát và rau muống luộc xanh giòn làm món ăn càng thêm bắt vị, cân bằng dinh dưỡng.
Đây là món ăn đơn giản, dễ thực hiện lại tiết kiệm thời gian, có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà để đổi vị cho những bữa cơm gia đình dịp cuối tuần.
2. Bánh đa trộn cay
Chuẩn bị
15 phút
Chế biến
30 phút
Độ khó
Dễ
Nguyên liệu làm Bánh đa trộn cay
Cho 2 người
- Bánh đa khô 100 gr
- Thịt bò 100 gr (cắt mỏng)
- Trứng gà 1 quả (có thể thay bằng trứng vịt)
- Thơm 1/4 trái (dứa)
- Sả 1 cây
- Ớt băm 1 muỗng cà phê
- Sa tế 2 muỗng canh
- Hành tím 5 củ
- Nước tương 2 muỗng canh (xì dầu)
- Húng láng/ rau mùi 1 ít
- Dầu điều 1 muỗng canh
- Đường 1 muỗng canh
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua thơm (dứa) tươi ngon
Màu sắc: Chọn những trái có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần đuôi. Có thể còn một vài mắt hơi xanh nhưng trái thơm vàng đều thì độ ngọt càng cao. Tránh chọn những trái không đều màu, có những chấm nâu đậm hoặc vàng ngả sang màu đỏ bởi nó đã bị chín quá mức.
Hình dáng: có hình tròn bầu, ngắn quả sẽ có nhiều thịt hơn so với những quả dáng ống dài.
Lớp vỏ: Vỏ của quả khi chín quá sẽ bị nhăn. Còn những trái ngon, tươi sẽ không quá cứng cũng quá mềm, nhấn ngón tay vào sẽ không có cảm giác bị lõm vào.
Mắt dứa: mắt càng lớn, càng thưa sẽ càng tốt.
Mùi thơm: Ngửi phần cuống nếu thấy có mùi thơm thì nên chọn, tránh chọn mùi ít hoặc không mùi bởi nó chưa chín. Cũng không nên chọn những trái có mùi hơi chua theo kiểu lên men thì đó là những trái đã quá chín.
Cách chọn mua trứng gà tươi ngon
Bạn có thể dùng tay để sờ lên bề mặt vỏ trứng, nếu bề mặt sần sùi, hơi nhám thì là trứng gà tươi, còn bề mặt láng mịn thì quả trứng đã để khá lâu rồi.
Để kiểm tra trứng còn mới hay không, bạn hãy lắc nhẹ, nếu không có sự chuyển động là trứng còn mới, nếu chuyển động mạnh, trứng đã cũ
Đối với những trứng gà có vỏ ngoài cứng, bạn hãy quan sát xem có một lớp phấn mỏng bao quanh vỏ hay không, nếu có là trứng tươi.
Cách chế biến Bánh đa trộn cay
Sơ chế nguyên liệu
Sả bạn tách bỏ phần lá khô héo bên ngoài, rửa sạch, cắt chéo thành từng khúc nhỏ.
Thơm mua về đã được gọt vỏ và bỏ mắt, bạn rửa sơ cho sạch bụi bẩn rồi cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
Hành tím cắt gốc, bóc vỏ, rửa sạch sau đó chẻ đôi củ hành.
Bánh đa khô mua về bạn cho vào tô nước ngâm cho mềm nở.
Húng láng và rau mùi mua về bạn nhặt bỏ phần lá sâu héo, rửa sạch, vẩy cho ráo nước rồi băm nhỏ.
Trứng gà cho vào nồi nước lạnh, bắc lên bếp luộc lấy trứng lòng đào, bóc vỏ, rửa sơ cho sạch phần vỏ còn dính trên mặt trứng.
Bí quyết luộc trứng lòng đào ngon
Để tránh làm vỡ trứng trong quá trình luộc, nếu trứng bạn lấy từ trong tủ lạnh thì bạn nên để ra ngoài cho trứng hết lạnh rồi mới luộc.
Cho trứng vào luộc từ khi nước còn lạnh.
Để trứng chín lòng đào vừa tới, bạn giảm lửa vừa cho nước hơi sôi rồi luộc trứng trong 5 – 6 phút.
Để lòng đỏ vào giữa trứng, trong khi luộc bạn nên dùng đũa xoay trứng nhẹ nhàng.
Để trứng dễ bóc vỏ sau khi luộc chín, bạn vớt ra và ngâm ngay trong tô nước lạnh.
Trụng thịt bò và bánh đa
Cho vào nồi nước to đặt trên bếp lửa lớn phần sả và thơm đã sơ chế, thêm vào hành tím chẻ đôi và 1 muỗng canh dầu điều.
Khi nước sôi lớn, bạn cho 100gr thịt bò thái mỏng vào chần đến khi nước sôi lớn trở lại thì vớt thịt ra.
Cho vào nồi nước dùng đang sôi 100gr bánh đa đã ngâm nở, trụng bánh đa trong 3 phút. Thấy sợi bánh đa đã nở to và chín mềm, bạn vớt bánh đa ra cho vào tô nước lạnh ngâm đến khi bánh đa nguội thì vớt ra rổ để ráo nước.
Làm sốt trộn
Cho vào chén 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh sa tế, Khuấy đều cho các gia vị hoà lẫn vào nhau.
Hoàn thành
Cho bánh đa đã trụng nở vào tô to, thêm thịt bò vào cùng một chút rau mùi và húng láng, cho vào tô 1 muỗng cà phê ớt băm.
Cuối cùng, rưới phần nước sốt lên trên và trộn đều cho các nguyên liệu hoà lẫn vào nhau. Món ăn đã hoàn thành và sẵn sàng để bạn bày ra đĩa, rắc chút hành ngò lên trên và chuẩn bị thưởng thức thôi nào!
Thành phẩm
Bánh đa được trụng chín tới, dai mềm, thấm đẫm gia vị và nước sốt cực thơm ngon, đậm đà. vị sa tế nồng nồng, cay cay cùng thịt bò dai mềm, ngon ngọt càng làm món ăn thêm hấp dẫn, khiến bất cứ ai cùng không thể dừng đũa.
Bánh đa trộn sẽ càng thêm thơm ngon hấp dẫn khi ăn kèm với trứng luộc lòng đào béo ngậy, thơm ngon hấp dẫn đấy nhé!
3. Bánh đa trộn mắm me
Chuẩn bị
20 phút
Chế biến
30 phút
Độ khó
Dễ
Nguyên liệu làm Bánh đa trộn mắm me
Cho 2 người
- Bánh đa nâu 300 gr
- Trứng cút 10 trái
- Xoài xanh 1 trái
- Chả lụa 50 gr
- Rau răm 1 ít
- Tỏi băm 2 muỗng canh
- Hành phi 100 gr
- Nước cốt me 4 muỗng canh
- Dầu ăn 2 muỗng canh
- Đường 3 muỗng canh
- Nước mắm 4 muỗng canh
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua trứng cút tươi ngon
Bạn có thể dùng tay để sờ lên bề mặt vỏ trứng, nếu bề mặt sần sùi, hơi nhám thì là trứng tươi, còn bề mặt láng mịn thì quả trứng đã để khá lâu rồi.
Trứng cút phải chọn loại vỏ đẹp, cứng cáp, không có màu xám, không được có vân.
Khi chọn mua bạn để quả trứng gần tai và lắc. Nếu không có bất kì âm thanh nào phát ra nghĩa là trứng còn tươi, nếu có âm thanh giống như tiếng chất lỏng chảy, nghĩa là trứng đã cũ.
Không mua những quả trứng soi ra ánh sáng thấy có buồng khí lớn, lòng đỏ có màu đỏ và nổi vân là trứng cút cũ.]
Cách chọn mua xoài xanh giòn ngon
Nên chọn những quả có phần eo tròn, nhỏ dần về phần đuôi, khi ấn vào quả thấy thịt xoài vẫn còn cứng.
Những quả xoài xanh ngon có phần vỏ màu xanh không quá đậm cũng không quá nhạt. Phần cuống còn hơi ướt, tươi và còn dính mủ thì đó là xoài còn tươi, vừa mới hái.
Không nên chọn mua trái khi ấn vào thịt xoài có cảm giác mềm lún, đây là xoài đã được để lâu hoặc bị chín héo, không còn giòn ngon.
Cách chọn mua chả lụa thơm ngon
Chả lụa ngon khi cắt ra có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt, bề mặt có nhiều lỗ rỗ, nhìn miếng giò mịn ẩm và hơi ươn ướt.
Bạn có thể ấn vào bề mặt cắt hoặc bóp thử phần chả, thấy có độ đàn hồi, dẻo dai và chả lụa ngon.
Nếu giò quá bở, không có mùi thơm, không có lỗ rỗ trên bề mặt thì tức là đã bị trộn với bột, không nên mua
Không nên mua phần chả lụa quá trắng, cứng, mịn bất thường vì đây có thể là chả đã bị pha với hàn the trong quá trình trộn.
Cách chế biến Bánh đa trộn mắm me
Sơ chế nguyên liệu
Chả lụa mua về bạn cắt lát mỏng vừa ăn.
Xoài xanh bạn bào sạch vỏ, rửa sạch rồi dùng bàn bào bào sợi.
Rau răm nhặt bỏ lá sâu héo, rửa sạch và cắt nhỏ.
Luộc trứng và bánh đa
Bắc nồi nước sôi lên bếp để lửa vừa, thả trứng cút vào luộc khoảng 10 phút cho trứng chín.
Sau khi trứng chín, bạn vớt trứng cút ra bóc vỏ, rửa sạch rồi cắt đôi.
Thả bánh đa vào nồi nước sôi trụng trong khoảng 3 phút, thấy sợi bánh đa nở mềm thì vớt ra để ráo nước, cho vào tô to.
Làm nước sốt
Bắc chảo lên bếp để lửa lớn và làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn. Khi dầu đã sôi nóng, bạn cho vào 2 muỗng canh tỏi băm phi cho tỏi vàng thơm thì cho 4 muỗng canh nước cốt me vào cùng 4 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh đường và 3 muỗng canh nước lọc.
Khuấy đều tay cho đường tan hết. Khi hỗn hợp sôi lớn và nổi bong bóng, sốt hơi sệt lại thì bạn nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp nhấc chảo ra.
Trộn món ăn
Bạn cho vào tô to đầy đủ các loại nguyên liệu gồm bánh đa, xoài bào sợi, trứng cút, chả lụa và rau răm cắt nhuyễn. Thêm vào chút ớt tươi băm nhỏ và hành phi để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Rưới lượng vừa đủ phần nước sốt vào và trộn đều cho các nguyên liệu trộn lẫn vào nhau và thấm đều nước sốt nữa là món ăn đã hoàn thành và sẵn sàng để bạn bày ra đĩa cùng thưởng thức rồi!
Thành phẩm
Bánh đa dai dai, thấm đẫm nước sốt chua chua, cay cay thơm mùi tỏi, ăn cùng xoài xanh giòn mát, trứng cút béo ngậy, chả lụa thơm nức và mùi hành phi, rau răm làm món ăn thêm hấp dẫn.
Đây là món ăn cực đơn giản, dễ dàng thực hiện với thời gian tiết kiệm, giúp bạn đổi vị cho thực đơn bữa cơm gia đình.
Cách chọn mua thịt bò tươi ngon
Bạn nên chọn miếng thịt bò có màu đỏ tươi xen lẫn là những đường gân màu trắng và phần mỡ có màu vàng tươi.
Nên chọn mua miếng thịt bò khi bạn dùng tay nhấn nhẹ vào miếng thịt bò, thì sẽ có độ cứng và độ đàn hồi tốt, không gây cảm giác bị dính tay và không xuất hiện mùi hôi khó chịu, bất thường nào.
Không nên mua những miếng thịt bò có màu tái xanh hoặc màu đỏ sẫm, xuất hiện những nốt trắng trên thớ thịt và khi sờ vào có cảm giác nhão và bị nhớt tay.
Cách khử mùi hôi thịt bò
Cách 1: Ngâm thịt bò ngập trong rượu trắng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Cách 2: Dùng chanh hoặc giấm chà xát lên miếng thịt bò 5 – 7 phút rồi xả lại bằng nước sạch.
Cách 3: Nướng 1 củ gừng sau đó giã nát, chà xát lên miếng thịt bò rồi rửa lại cho sạch.
4. Cách làm bánh đa cá trộn thơm ngon đơn giản đổi vị cho bữa ăn gia đình
Nguyên liệu làm Bánh đa cá trộn
Cho 2 người
- Bánh đa cua 200 gr
- Bột chiên giòn 200 gr
- Cá diêu hồng 1 con (1.5 – 2kg)
- Chả cá 100 gr
- Cà rốt 1 củ
- Rau cải ngọt 300 gr
- Gừng 1/2 củ
- Hành tím 2 củ
- Hành phi 2 muỗng canh
- Tỏi ớt băm 1 ít
- Ngò rí 1 ít
- Dầu ăn 200 ml
- Giấm 2 muỗng canh
- Nước mắm 2 muỗng canh
- Gia vị thông dụng 1 ít (muối/đường/hạt nêm)
Cách chọn mua cá diêu hồng tươi ngon
Để món ăn thơm ngon, bạn cần phải chọn được cá diêu hồng còn tươi, mắt cá còn trong, khi cầm vào có cảm giác nhớt bóng, mang cá có màu hồng, vẩy chắc, còn linh hoạt.
Nếu như lớp dịch nhờn ngoài cá chuyển sang dạng dính, mắt cá lõm và trắng đục, vẩy dễ rời, mang cá có màu trắng hoặc thâm, thịt mềm và không đàn hồi, nổi trên mặt nước. Đó là đặc điểm của cá ươn, không nên mua.
Cách chế biến Bánh đa cá trộn
Làm phần cá
Đầu tiên, bạn chà xát cá bằng muối để khử sạch mùi tanh, chất bẩn trong 5 phút. Sau đó, rửa sạch cá lại, để ráo nước rồi dùng khăn thấm cho cá khô hẳn.
Kế đến, dùng dao lọc lấy phần thịt rồi cắt miếng vừa ăn. Tiếp theo, áo đều thịt cá cùng bột chiên giòn và chiên ngập trong 200ml dầu ăn trên lửa vừa đến khi lớp vỏ ngoài vàng giòn thì gắp ra dĩa.
Mách nhỏ: Để dầu không bị bắn trong quá trình chiên, bạn có thể cho vào chảo 1 ít muối nhé.
Đối với xương cá, bạn cho vào nồi nước cùng gừng đập dập, hành tím, 1 muỗng cà phê hạt nêm rồi ninh trên lửa nhỏ để lấy nước dùng.
Trộn nguyên liệu
Ngâm bánh đa cua vào thau nước ấm trong 5 phút để bánh mềm ra, sau đó vớt ra rổ cho ráo nước. Kế tiếp, trụng bánh đa 1 lần nữa vào nồi nước ninh xương cá trong 1 – 2 phút rồi vớt ra rổ.
Đối với nước mắm, bạn pha với tỉ lệ 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh giấm và 1 muỗng canh nước ấm. Khuấy đều cho hỗn hợp tan và cho tỏi ớt băm nhỏ vào.
Kế đến, trụng rau cải vào nồi nước ninh xương. Cà rốt bào sợi mỏng, rau thơm thì rửa sạch, cắt nhỏ. Chả cá chiên cắt thành nhiều miếng bằng ngón tay.
Cuối cùng, cho vào tô theo thứ tự: bánh đa, cá chiên, rau cải, ngò rí, chả cá, nước mắm, hành phi. Trộn đều hỗn hợp lên và thưởng thức thôi.
Thành phẩm
Bánh đa cá trộn cực kỳ hấp dẫn với nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Từng sợi bánh đa dai dai ăn kèm cùng chả cá, cá chiên bùi béo, rau thơm tươi mát quyện đều cùng nước mắm chua cay, ngon ơi là ngon. Ngoài ra, bạn có thể cho rau thơm vào nước ninh xương cá để làm canh ăn cùng nhé!
5. Cách làm món bánh đa trộn đơn giản, thơm ngon
Nguyên liệu chuẩn bị món ăn
Để thực hiện món ăn bánh đa trộn cần những nguyên liệu sau:
- Bánh đa cua: 200g.
- Rau xanh có thể là rau cần hoặc rau muống: 1 bó rau nhặt và rửa sạch. cắt khúc ngắn vừa ăn.
- Đậu phụ: 2 đến 3 miếng.
- Giá đỗ: 100g đã rửa và nhặt sạch.
- Giò tai: 100g thái nhỏ vừa ăn.
- Chả cá hoặc chả mực: 100g đã thái nhỏ.
- Chả cá lốt: 100g.
- Trứng cút luộc: Từ 3 đến 4 quả, nếu không thích bạn có thể không bỏ vào.
- Hành khô: 3 đến 4 củ.
- Thịt bò: Từ 150g cho đến 200g.
- Tỏi: 2 đến 3 củ băm nhỏ.
- Ớt: Từ 2 đến 3 trái băm nhỏ.
- Vừng đã rang: 1 thìa canh đầy.
- Nước hầm từ xương gà hoặc xương heo: 1 nồi.
- Đậu phộng rang: 1/ 2 bát nhỏ.
- Gia vị để nêm nếm: Đường, muối, xì dầu, giấm,….
Cách thực hiện món ăn bánh đa trộn tại nhà
Bánh đa chế biến theo phương pháp trộn là món ăn không quá khó thực hiện. Vào những ngày hè oi bức, khẩu vị cùng kém đi thì đây chính là món ăn giúp kích thích vị giác của bạn. Cảm giác chua chua, ngọt ngọt, dài mềm, béo ngậy hòa vào nhau. Thêm chút rau xanh tươi ngon, thật là món ăn không thể chối từ.
Để thực hiện món ăn này bạn cần thông qua những bước sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Để làm bánh đá trộn, đầu tiên bạn hãy mang bánh đa đi ngâm cho mềm, rửa sạch. Sau đó trần vào nước sôi rồi lại vớt lên để ráo. Rau muống hoặc rau cần bạn hãy nhặt sạch, rửa rồi cắt khúc vừa ăn. Sau đó lại mang rau đi trần với nước sôi rồi vớt ra để cho ráo nước.
Xương gà hoặc xương heo bạn mang đi rửa sạch rồi hầm qua để lấy nước ngọt. Nêm gia vị vào nồi nước dùng để món ăn vừa vị.
Đậu phụ mang đi rán giòn đều các mặt. Sau đó thái ra các miếng dày từ 0.3 đến 0.5 cm rồi bỏ riêng ra đĩa. Hành khô bạn mang đi bóc vỏ rồi thái mỏng. Sau đó lấy nồi nhỏ cho ngập dầu vào để phi hành cho chín vàng, vớt ra ngoài.
Thịt bò mang đi thái mỏng miếng vừa ăn. Sau đó ướp với một ít bột canh, tỏi băm, gừng sao cho vừa ăn. Tiến hành xào thịt cho vừa chín tới rồi bỏ ra đĩa.
Bước 2: Pha nước sốt
Nước sốt là linh hồn của món ăn, nước sốt ngon sẽ giúp món ăn của bạn được thăng hoa hơn. Nước sốt được pha theo công thức: 4 thìa xì dầu, 2 thìa đường, 2 thìa giấm, 1 thìa ớt băm, 1 thìa tỏi băm, 1 thìa nước lọc.
Bước 3: Trình bày món ăn
Cho bánh đa ra tô, xếp thịt, rau, đậu, giò, chả lên trên. Sau đó rải lên một lớp hành khô đã chiên vàng giòn. Khi bắt đầu ăn bạn hãy rưới nước sốt lên trên và trộn đều.
6. Cách làm bánh đa trộn tại nhà đơn giản ngon lạ miệng
Nguyên liệu làm bánh đa trộn
– Bánh đa cua: 200g
– Rau cần hoặc rau muống: 1 mớ đã làm sạch, cắt khúc ngắn
– Đậu phụ: 2 – 3 bìa đã cắt nhỏ và chiên vàng
– Giá đỗ: 100g đã rửa sạch
– Giò tai: 100g thái nhỏ
– Chả cá hoặc chả mực: 100g thái nhỏ
– Chả lá lốt: 100g
– Trứng cút luộc: 3-4 quả (có thể có hoặc không)
– Hành khô: ½ bát con đã được phi vàng
– Thịt bò: 150 – 200g
– Ớt, tỏi: 2 – 3 trái, củ băm nhỏ
– Vừng mè rang: 1 thìa canh
– Nước hầm xương gà hoặc xương heo: 1 nồi
– Đậu phộng rang: ½ bát con
– Các gia vị: Đường, giấm, muối, xì dầu,…
Nguyên liệu cho món bánh đa trộn
Cách làm bánh đa trộn đơn giản
Bước 1: Bánh đa cua đem ngâm với nước ấm khoảng 5 phút để cho bánh nở và mềm ra, sau đó vớt ra bát để cho ráo nước.
Bước 2: Đun sôi nồi nước hầm xương gà hoặc xương heo, thêm gia vị cho phù hợp khẩu vị. Sau đó cho các loại rau, chả, thịt bò vào chần tái chín rồi vớt ra.
Bước 3: Cho tiếp bánh đa cua vào nồi nước hầm xương để chần trong 1-2 phút, xóc hết cho ráo nước rồi đổ ra bát. Cho các nguyên liệu rau, thịt, chả đã chần ở trên vào cùng bát đựng bánh đa cua.
Bước 4: Pha nước sốt bánh đa trộn theo tỷ lệ: 4 thìa xì dầu, 2 thìa đường, 2 thìa giấm ăn, 1 thìa ớt băm, 1 thìa tỏi băm, 1 thìa canh nước lọc. Tất cả trộn đều lên cho hòa tan.
Bước 5: Hoàn thiện món bánh đa trộn bằng cách cho nước sốt bánh đa trộn vào bát đựng bánh đa cua và các nguyên liệu đã chế biến xong. Cho đậu phộng rang, vừng rang, đậu phụ chiên, chả lá lốt vào và trộn đều các nguyên liệu.
Chúc các bạn thành công với cách làm bánh đa trộn!
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh đa cá trộn
Tải ngay cách làm bánh đa cá trộn
Video hướng dẫn cách làm bánh đa cá trộn
Mua nguyên liệu làm bánh đa cá trộn ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh đa cá trộn, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Bánh đa bao nhiêu calo?
Nguyên liệu làm bánh đa cũng đơn giản, chỉ gồm: bột gạo, nước, có thể thêm mè trắng hoặc mè đen và thậm chí cho thêm ít muối, đường và gừng tùy theo mỗi loại bánh đa.
Nhìn chung, mỗi cái bánh đa nướng (không mè) khoảng 110 calo, trong khi mỗi cái bánh đa nướng (có mè) dao động từ 130 – 140 calo.
Bánh đa ăn có béo không?
Thực tế cho thấy: việc ăn bánh đa nướng không hề gây béo, vì trung bình mỗi cái bánh đa chứa khoảng 110 – 140 calo.
Bình thường, chúng ta ăn khoảng 2 cái là cảm thấy no, tương đương với lượng calo hấp thu từ 220 – 280 calo, do đó không tác động gì nhiều đối với cân nặng hiện tại, ngoại trừ bạn tiêu thụ bánh đa quá nhiều trong mỗi bữa ăn..
Nếu lỡ tiêu thụ nhiều bánh đa nướng, thì bạn hãy kết hợp thêm việc dùng các loại rau củ và thịt để cân bằng chất dinh dưỡng mỗi ngày. Đồng thời, bạn cần phải tập thể dục và năng vận động thường xuyên để giảm bớt lượng calo dư thừa trong cơ thể, cũng như khắc phục tình trạng tăng cân ngoài ý muốn.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh đa cá trộn cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 12/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!