Bánh chưng là một trong món ăn truyền thống trong những ngày lễ Tết. Nếu bạn đã quen thuộc với món bánh chưng vuông thì hãy cùng vào bếp thử ngay với 4 cách làm bánh chưng dài cập nhật mới nhất 12/2024.
Bánh chưng là bánh gì
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Bánh chưng là bánh không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam.
Nguồn gốc của bánh chưng
Nguồn gốc của bánh chưng
Từ thời Vua Hùng muốn truyền ngôi lại cho các con nhưng chưa chọn được vị hoàng tử nào xứng đáng cả. Vì vậy, trong dịp đầu năm mới, Vua Hùng muốn nhận được các món quà của các vị hoàng tử, món quà nào khiến nhà vua hài lòng nhất thì chủ nhân của món quà đó sẽ được truyền ngôi.
Các vị Hoàng tử đua nhau tặng sơn hào, hải vị cho vua cha. Chỉ riêng có vị hoàng tử thứ 18 tên Lang Liêu mẹ mất từ nhỏ chưa biết tặng gì cho vua cha. Một đêm, Lang Liêu nằm mơ thấy có vị thần về báo mộng sử dụng hạt gạo – hạt ngọc của trời đất làm thành bánh chưng và bánh giày tỏ lòng thành kính. Theo lời, Lang Liêu làm bánh chưng và quả thực món quà đặc biệt này của Lang Liêu đã khiến vua cha hài lòng, lập tức truyền ngôi cho chàng.
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết
Bánh chưng tết hình vuông tượng trưng cho mặt đất hình vuông,bánh dày hình tròn tượng trưng cho mặt trời. Dân tộc Việt Nam ta là văn hóa lúa nước phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên rất nhiều.Chính vì vậy bánh chưng tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ từ rất lâu,để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.
Bên cạnh đó làm bánh chưng tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ,chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có. Đi cùng với bánh chưng bánh dày,trong ngày tết bày mâm ngũ quả thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc.
Tổng hợp 4 cách làm bánh chưng dài cập nhật 12/2024
1. Cách làm bánh chưng dài bằng lá dong đơn giản hấp dẫn dễ làm cho ngày Tết
Nguyên liệu làm Bánh chưng dài
Cho 4 người
- Gạo nếp 400 gr
- Đậu xanh đã bóc vỏ 150 gr
- Thịt heo 100 gr
- Lá dong 1 ít
- Sợi lạt 1 ít
- Gia vị thông dụng 1 ít (Muối/ tiêu xay)
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua thịt tươi ngon
Thịt tươi ngon thường có màu hồng nhạt hoặc đỏ nhạt, lớp thịt heo săn chắc, khô ráo. Còn lớp mỡ heo sẽ có màu trắng hơi ngà.
Nên chọn thịt độ đàn hồi tốt, khi ấn nhẹ ngón tay lên miếng thịt sẽ thấy xuất hiện vết lõm rồi nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu.
Tránh mua thịt có hiện tượng chảy nhớt, tụ máu bầm vì đó là thịt của heo đã bị bệnh, rất có hại cho sức khỏe.
Cách chọn mua nếp ngon làm bánh
Bạn nên chọn mua nếp có hạt to, tròn, màu trắng đục, không bị gãy nát. Nên mua nếp mới được xay, khi ngửi có mùi thơm nhẹ, dễ chịu tự nhiên của gạo nếp.
Không nên mua không nên mua loại gạo nếp được xay xát kỹ vì gạo đã bị mất rất nhiều dưỡng chất.
Tránh mua nếp có màu sắc lạ hoặc có mùi ẩm mốc do để lâu ngày.
Cách chọn mua đậu xanh ngon làm bánh
Bạn có thể sử dụng cả hai loại đậu xanh cà vỏ và còn nguyên vỏ đều được.
Nếu bạn chọn đậu xanh còn nguyên vỏ, cần lưu ý chọn các hạt đậu xanh có lớp vỏ căng bóng, mẩy đều nhau, không bị sâu hay lép.
Nếu chọn hạt đậu xanh cà vỏ, bạn chọn loại có màu vàng đẹp, các hạt đậu nửa chắc, không bị sâu mọt, có mùi thơm của đậu xanh.
Cách chế biến Bánh chưng dài
Vo gạo nếp và đậu xanh
Bạn mang đậu xanh đã bóc vỏ ngâm nước khoảng 3 tiếng, sau đó đãi sạch và bỏ những hạt xấu rồi để ráo nước, xóc một ít muối.
Gạo nếp bạn ngâm với nước khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Sau đó vớt ra để ráo nước rồi xóc một ít muối.
Mách nhỏ: khi xóc muối vào đậu xanh, gạo nếp thì bạn nên cho một lượng muối vừa đủ, tránh bị quá nhạt hoặc quá mặn.
Chuẩn bị lá dong
Lá dong bạn rửa sạch 2 mặt rồi phơi cho ráo nước. Sau đó, bạn dùng dao hoặc kéo tách phần sống lá riêng ra.
Sơ chế và ướp thịt
Thịt heo bạn rửa sạch rồi cắt dọc theo miếng thịt, độ dài khoảng 7 – 10cm. Sau đó, ướp thịt với 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng cà phê muối trong 30 phút cho thịt ngấm đều gia vị.
Xếp lá
Đầu tiên, bạn đặt 2 sợi lạt song song với nhau, tiếp đó bạn đặt 2 lá dong ngang qua sợi lạt. Tiếp theo, bạn đặt 1 lá dong úp vào giữa của 2 lá trước.
Gói bánh
Đầu tiên bạn cho 1 chén (chén ăn cơm) gạo nếp vào giữa phần sống lá và trải đều ra. Kế đến, bạn cho đậu xanh lên bên trên lớp gạo nếp rồi thêm thịt heo vào giữa dọc theo chiều dài của lớp đỗ.
Tiếp theo, bạn cho thêm một lớp đậu xanh phủ lên thịt heo. Cuối cùng bạn phủ thêm 1 chén gạo nếp che kín đậu xanh.
Để gói bánh lại thì đầu tiền bạn kéo 2 mép lá vào nhau, cuộc chặt và tiến hành gấp mép lá tạo thành hình trụ. Dùng 2 sợi lạc ban nãy buộc lại để cố định mép lá. Gập một đầu bánh và dựng đứng thân bánh, dùng kéo cắt bớt phần lá thừa rồi gấp mép lá vào nhau. Bạn thực hiện tương tự với đầu bánh còn lại.
Bạn dùng 1 sợi lạt dài buộc cố định 2 đầu theo chiều dài của bánh. Buộc thêm 1 sợi lạc nữa để cố định bánh. Sau đó, bạn buộc thêm lạt theo chiều ngang của bánh để chắc chắn hơn.
Luộc bánh
Bắc nồi lên bếp, xếp bánh chưng vào rồi cho thêm nước sôi vào. Lượng nước cho vào đủ để ngập mặt bánh là được.
Để bánh không bị cháy và bị sượng, bạn nhớ châm thêm nước sôi vào nồi khi nước vơi nhé. Bạn luộc từ 6 – 8 tiếng rồi vớt bánh ra để ráo.
Thành phẩm
Sau khi hoàn thành thì bạn đã có ngay món bánh chưng dài mới lạ và thơm ngon rồi. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương thơm của lá dong, nếp dẻo thơm, nhân thịt và đậu xanh vừa ăn.
Món này ăn kèm với dưa hành là vô cùng tuyệt vời luôn đấy!
2. Hướng dẫn bạn cách gói bánh chưng dài vừa ngon vừa đẹp mắt
Chuẩn bị gói bánh chưng dài cần nguyên liệu
Cũng như gói bánh chưng vuông nguyên liệu gói bánh chưng dài cũng bao gồm:
– Lá dong gói bánh chưng, bạn nên chọn loại lá bánh tẻ (loại lá không không non cũng không già), bản vừa phải không cần to quá. Lá bóng xanh đậm và cuống nhỏ. Các bạn rửa sạch lá và để cho lá ráo nước.
– Lạt giang: Chọn những đốt giang dài từ 70-90 cm, cạo vỏ ngoài, sau đó chẻ từng miếng đều nhau. Nên ngâm ống giang trước khi chẻ để có độ mềm, còn khi chẻ thành lạt thì phơi khô để khi gói bánh sẽ chắc tay, mềm và dễ buộc.
– Gạo nếp cái hoa vàng, hạt gạo to đều, thơm mới.
– Đỗ xanh: Chọn loại đỗ mới, bở vàng.
– Thịt ba chỉ có phần nạc, mỡ, đều và dày. Nên chọn loại bì mỏng và mỡ không quá nhiều, tránh ngấy khi ăn.
– Gia vị: Muối, hạt tiêu.
Chuẩn bị gói bánh
– Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt. Dùng dao sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuống lá, để ráo nước.
– Gạo nếp: nhặt sạch sạn hoặc gạo khác lẫn vào. Vo và ngâm gạo nếp trong nước khoảng 10 đến 12 tiếng qua đêm sau đó vo qua lại để ráo nước.
Trộn thêm muối trắng vừa phải để gạo thêm đậm đà. Nạn có thể dùng lá nếp xay nhỏ lấy nước cốt màu xanh để ngâm gạo nếp. Gạo nếp được ngâm nước lá nếp sẽ trở nên thơm và xanh cực đẹp khi gói bánh chưng.
– Đỗ xanh: Nghiền vỡ đôi (không nên nghiền nhỏ quá, sẽ khiến nhân đỗ bị vụn). Đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo nước.
– Thịt lợn: thái thành miếng to dài, tẩm ướp chút muối, tiêu, trong 1 giờ.
Cách gói bánh chưng dài chuẩn nhất
1. Gói bánh
– Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 chiếc mâm sạch, rồi đặt 3 dây lạt vào để cách đều nhau. Tùy vào kích thước của lá bánh mà để khoảng cách của các dây lạt cho đều nhau.
– Tiếp theo bạn đặt úp 2 lá bánh lên dây lạt , chiều dài lá ngược chiều với dây lạt, lá này chồng lên nửa lá kia.
– Sau đó lấy 1 bát gạo cho vào giữa 2 lá, san gạo ra cho đều, cho đỗ vào giữa, tiếp tục cho thịt lên, lại lấy 1 thìa cơm đỗ cho lên trên thịt và cuối cùng cho một bát gạo nếp lên trên sao cho nhân không bị hở.
– Gấp là dong theo hình sống lá, vuốt đều vận lá và dùng 1 lạt buộc cố định lại.
– Nhẹ nhàng bẻ gập phần lá ở góc dưới và dựng đứng chiếc bánh lên.
– Vỗ nhẹ quanh bánh, sau đó bẻ đầu lá phía trên gập xuống sát thân bánh, dùng lạt buộc cố định lại.
Cách gói bánh chưng dài dân tộc vừa ngon, vừa đẹp mắt
– Lộn đầu bánh lại và buộc tương tự như đầu kia.
Công đoạn này đòi hỏi sự khéo tay nếu không bánh sẽ không đều, đầu to đầu nhỏ. Nhưng các bạn đừng lo lắng có thể chiếc bánh đầu tiên gói chưa được đẹp nhưng nếu gói nhiều thì trông bánh sẽ đều và đẹp hơn rất nhiều đấy.
– Sử dụng thêm các dây lạt để buộc chặt giàng bánh cho thật chắc. Các bạn chú ý khi giàng bánh nếu bánh mình gói có đầu to đầu nhỏ thì bạn sẽ giàng từ đầu to trước như vậy gạo sẽ dồn xuống dưới sẽ làm cho bánh trở nên đều và trông đẹp mắt hơn.
Cách gói bánh chưng dài dân tộc
2. Luộc bánh
– Đặt nồi lên bếp, cho phần sống lá dong đã cắt lúc mới bắt đầu làm xuống đáy nồi, sau đó xếp bánh lên trên. Tiếp theo các bạn cho nước lã vào ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa. Chú ý khi nước đã sôi bạn phải để lửa cháy đều tránh bánh bị hấy.
– Chú ý khi luộc nhớ chèn chặt bánh để khỏi bị vỡ vì khi đun bánh nở ra.
– Sau đó, cứ 1 tiếng kiểm tra 1 lần để xem mực nước. Nếu mực nước giảm thì phải dùng nước đun sôi đổ thêm vào. Nấu trong 8-10 tiếng sẽ vớt bánh ra.
– Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước lã rửa sạch bên ngoài bánh. Dùng tay nặn bánh để bánh được săn chắc trước khi ăn.
Vậy là đã xong các bước để gói bánh chưng dài rồi đấy. Công đoạn gói bánh và luộc bánh mất khá nhiều thời gian tuy nhiên đối với một món ăn đầy tính dân tộc và mang ý nghĩa thiêng liêng của trời đất thì cũng thật đáng công sức bỏ ra phải không nào? Chúc các bạn sẽ thành công với cách gói bánh chưng dài ngon và lạ mắt này để chuẩn bị cho ngày Tết sắp tới.
3. Cách gói bánh chưng dài vừa ngon vừa đẹp mắt đón Tết
Nguyên liệu:
– Gạo nếp cái hoa vàng, hạt mẩy.
– Đỗ hạt tiêu nhỏ, tròn, lòng xanh và vỡ đều
– Lá dong xanh, lá bánh tẻ (không quá non, không quá già)
– Thịt lợn phải là nạc vai, có thêm chút mỡ cho vị thêm béo ngậy, hoặc là thịt ba chỉ ngon.
– Muối hạt trắng
– Hạt tiêu rang thơm, xay nhỏ.
– Lạt buộc: lạt được chẻ từ ống giang, mỏng, mềm, dẻo dai.
Sơ chế:
– Đỗ xanh đã bóc vỏ, ngâm nước 3 tiếng, sau đó đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Để ráo nước, xóc một ít muối.
– Gạo nếp ngâm 30 phút – 1 tiếng. Sau đó vớt ra để ráo nước rồi xóc muối trắng, cần chú ý cho lượng muối vừa đủ tránh bánh bị quá nhạt hoặc quá mặn.
– Lá dong rửa thật sạch 2 mặt rồi đem phơi chỗ mát, thoáng gió cho ráo nước. Sau đó, dùng dao hoặc kéo tách phần sống lá riêng ra. Một mẹo nhỏ giúp bạn cắt sát vào lá nhưng không làm rách lá là hãy cắt từ giữa lá trở ngược lại phần cuống.
-Thịt rửa sạch, thái dài khoảng 7 – 10cm. Sau đó uớp thịt đều với hạt tiêu, muối.
Tỷ lệ: Một bánh chưng dài: 4 lạng gạo nếp – 1 lạng thịt – 1,5 lạng đỗ.
Cách gói:
Bước 1: Chuẩn bị một chiếc mâm, đặt 3 lá úp xuống, lá này chồng lên nữa lá kia.
Bước 2: Lấy 1 bát gạo cho vào giữa 2 lá, san gạo ra cho đều, sau cho đỗ vào giữa, tiếp tục cho thịt lên trên mặt đỗ, sau lấy đỗ phủ lên thịt, cuối cùng lấy gạo nếp phủ lên kín nhân để nhân không bị hở.
Bước 3: Gấp lá dong theo hình sống lá, vuốt đều vận lá và dùng 1 dây lạt buộc ở giữa.
Nhẹ nhàng bẻ gập phần lá góc dưới và dựng đứng chiếc bánh lên. Vỗ nhẹ quanh bánh, sau bẻ đầu lá phía trên gập xuống sát thân bánh, dùng Lạt buộc cố định. Lộn đầu bánh lại và buộc tương tự như đầu kia.
Sau cùng dùng lạt đã nối dài quấn quanh thân bánh cho chắc.
Cách luộc bánh:
Đặt nồi lên bếp, cho phần sống lá dong đã cắt lúc đầu xuống đáy nồi, sau xếp bánh lên trên. Cho nước lã ngập bánh rồi đun to lửa. Thời gian luộc bánh dài 6 tiếng. Luộc bánh ngon là luôn phải đều lửa, không được lúc đầu đun to, lúc sau đun nhỏ, như vậy bánh không chín đều mà gây ra tình trạng nhão bánh.
4. Cách gói bánh chưng dài nhanh và đẹp
Ngoài bánh chưng vuông bánh chưng dài hay còn gọi là bánh tét cũng khá phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, vì thế nếu bạn đang tìm cách gói bánh chưng dài thì thông tin dưới đây rất hữu ích nhé. Ở cách gói bánh chưng dài này bạn cần chuẩn bị 3 chiếc lá dong như sau:
Bước 1: Bạn đặt 3 cái lá dong úp xuống. Phần lá dưới cùng có thể to hơn những lá trên và xếp chồng lên nhau.
Ảnh: Sưu tầm
Tiếp theo bạn cho gạo nếp vào san đều ra giữa lá, rồi lại tiếp tục cho đậu xanh vào giữa rồi cho thịt lên trên. Cuối cùng bạn cho gạo nếp phủ lên trên phần nhân để thịt không bị hở.
Ảnh: Sưu tầm
Bước 2: Bạn gấp lá dong theo hình sống lá, cố gắng vuốt đều và dùng 1 dây buộc ở phần giữa bánh. Sau đó, bạn nhẹ nhàng gập phần lá dưới góc lên và dựng thẳng bánh. Bạn vỗ nhẹ để gạo nếp, đậu xanh và thịt được khít với nhau hơn. Tiếp theo, dùng lạt buộc cố định phần thân bánh và làm tương tự ở phần đầu còn lại. Cuối cùng bạn dùng dây lạt buộc dàn trải từ trên xuống dưới rồi quay lại buộc dọc để bánh chắc chắn.
Ảnh: Sưu tầm
Bước 3: Thành phẩm
Vậy là bạn đã hoàn thành được cách gói bánh chưng dài một cách đơn giản rồi đấy. Hãy thay các cách làm bánh chưng hình vuông hoặc dài như thế này để mâm cỗ của gia đình bạn đầy đủ và đẹp hơn nhé.
Ảnh: Sưu tầm
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh chưng dài
Tải ngay cách làm bánh chưng dài
Video hướng dẫn cách làm bánh chưng dài
Mua nguyên liệu làm bánh chưng dài ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh chưng dài , các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Lý giải ý nghĩa của bánh chưng dài
Chúng ta đều đã biết bánh Chưng vuông tượng trưng cho trời nhưng ít ai trong chúng ta biết được ý nghĩa của chưng dài. Trong phần này của bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ về ý nghĩa của bánh chưng dài trong văn hóa Việt Nam.
Bánh chưng dài hay còn gọi là bánh chưng tròn hay bánh tét, bánh chưng tày. Bánh chưng dài được gói nhiều lớp lá khiến người ta liên tưởng đến người mẹ, người cha bao bọc những đứa con của mình, như chị em trong gia đình, làng xóm láng giềng bao bọc lẫn nhau.
Ý nghĩa bánh chưng dài
Bánh chưng dài chứa đựng trong đó là tinh hoa của nền nông nghiệp lúa nước nước. Những nguyên liệu để làm bánh đều là sản phẩm của nông nghiệp.. Không dừng lại ở đó bánh chưng còn chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về âm dương ngũ hành của Việt Nam. Cụ thể là:
Màu vàng của đậu xanh biểu trưng cho hành thổ
Màu đen của tiêu ướp trong nhân bánh tượng trưng cho hành Thủy.
Màu xanh của lá dong tượng trưng cho hành mộc
Màu đỏ hồng của thịt lợn tượng trưng cho hành hỏa
Màu trắng của gạo nếp tượng trưng cho hành thủy.
Bên cạnh đó bánh chưng dài còn có sự đa dạng trong hương vị và nguyên liệu làm bánh. Ngoài việc được là từ đỗ xanh, gạo nếp, thịt ba chỉ bánh còn được làm từ những nguyên liệu khác như nếp cẩm, nhân đỗ xanh có thể được thay thế bằng đỗ đen. Điều này đem lại sự đa dạng và phong phú về văn hóa ẩm thực cho đất nước ta. Đồng thời tạo ra được nhiều hương vị mới cho bánh.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh chưng dài cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 12/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!