Updated at: 29-11-2022 - By: [email protected]

Ăn dặm là quá trình bé tập làm quen với những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Bé bước vào giai đoạn ăn dặm, nhu cầu về dinh dưỡng của bé là cao hơn, bé cần bổ sung nhiều năng lượng hơn cho cơ thể để giúp bé tăng cân, phát triểu chiều cao và trí tuệ tốt hơn. Bởi vậy, ngoài những bữa ăn dặm chính với các món ăn dặm như cháo ăn dặmbột ăn dặm…thì mẹ nên cho bé sử dụng các loại bánh ăn dặm. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 6 các món bánh ăn dặm cho bé cập nhật mới nhất 04/2024.

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là bước chuyển lớn từ chế độ ăn hoàn toàn từ sữa mẹ hoặc sữa công thức (chế độ ăn dạng lỏng) sang chế độ có thức ăn dạng sệt, tới dạng lợn cợn và cuối cùng là dạng miếng.

Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn dặm? Thông thường các bé có thể bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng cho tới 1 tuổi. Khi bé được 4 đến 6 tháng tuổi, bé bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mà sữa mẹ không thể đáp ứng đủ hoàn toàn các chất dinh dưỡng cần thiết, chính vì thế lúc này bé cần bổ sung thêm các thức ăn khác như bột ăn dặm, cháo, rau, hoa quả.. (dặm có nghĩa là thêm vào bên cạnh sữa mẹ cho bé).

Bánh ăn dặm là gì?

Trẻ khi bước vào độ tuổi 5 tháng thì ngoài việc cho bé ăn thêm cháo, sữa thì việc bổ sung thêm các loại bánh dành riêng cho tuổi ăn dặm cũng rất tốt cho trẻ. Không chỉ giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng mà còn giúp bé học được thêm rất nhiều hoạt động mới như tập cầm, tập bốc, tập đưa bánh vào miệng….Đánh giá bánh ăn dặm cho bé tốt nhất theo từng tháng tuổiThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đánh giá bánh ăn dặm cho bé tốt nhất theo từng tháng tuổi

Bánh ăn dặm là một sản phẩm được chế biến dưới dạng ăn liền dành cho lứa tuổi từ 5 tháng trở lên. Nó có chứa đầy đủ những chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, giúp trẻ sớm thích nghi với chế độ ăn thêm ngoài sữa mẹ.

Lợi ích của bánh cho bé ăn dặm?

Ngoài sữa mẹ, thức ăn ăn dặm như cháo, rau củ quả nghiền thì bánh cũng là một trong những đồ ăn dặm các mẹ có thể lựa chọn cho bé. Việc sử dụng bánh ăn dặm mang lại những lợi ích nhất định như:Đánh giá bánh ăn dặm cho bé tốt nhất theo từng tháng tuổiThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đánh giá bánh ăn dặm cho bé tốt nhất theo từng tháng tuổi

1. Bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào

Đây là một loại sản phẩm rất tiện lợi, đặc biệt phù hợp với các mẹ bận rộn không có nhiều thời gian để chế biến các món ăn vặt cho bé ăn dặm. Tuy chỉ là một món ăn vặt tuy nhiên bánh ăn dặm lại là một nguồn rất giàu dưỡng chất cần thiết cho bé như chất Đạm, Canxin và các loại vitamin thiết yếu…không kém gì các món ăn dặm chính như cháo ăn dặm…

2. Giúp bé rèn luyện kỹ năng nhai

Cho bé ăn bánh ăn dặm còn giúp bé rèn luyện khả năng cầm lắm, rèn luyện kỹ năng nhai của trẻ nhỏ. Ngoài ra, bánh ăn dặm có đặc điểm là giòn và dễ tan trong nước. Tránh được tình trạng bị nghẹn, hóc khi ăn. Đảm bảo an toàn cho bé, rất phù hợp với các bé đang ăn dặm.

3. Tạo cảm giác thích thú cho bé

Với nhiều hương vị khác nhau, giúp bé làm quen được với nhiều hương vị thực phẩm khác nhau, tạo cảm giác thích thú hơn cho bé khi ăn dặm.

Các loại bánh ăn dặm còn được sản xuất dưới dạng bánh, snack…tạo cảm giác tò mò, thích thú cho bé mỗi khi ăn dặm thay vì các món ăn dặm đã quá quen thuộc mỗi ngày với bé.

Tổng hợp 6 các món bánh ăn dặm cho bé cập nhật 04/2024

Cách làm bánh bí ngô cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

  • Bột mì: 5 thìa
  • Bí ngô :1 miếng
  • 1 lòng đỏ trứng gà

Cách chế biến

  • Rây bột mì qua rây cho mịn.
  • Bí ngô cho vào nồi hấp chín sau đó dùng lọc rây lọc thật.l mịn.
  • Trộn hỗn hợp gồm bột mì, trứng gà và bí đỏ, thêm chút nước để tạo độ sánh.
  • Dùng chút dầu oliu tráng chảo, dùng thìa xúc bột đổ vào chảo.
  • Khi mặt dưới bánh chuyển hơi xém, dùng xẻng lật bánh lại, tương tự mặt bánh xém thì bánh đã chín.

Cách làm bánh ăn dặm bí đỏ phomai đơn giản tại nhà dành cho bé 6 tháng tuổi

Nguyên liệu

– Phomai – 1 lòng đỏ trứng gà – 100g bí đỏ – 50g gạo nếp – Chuẩn bị khuôn làm bành hình con vật đáng yêu.

Bước 1: Bí đỏ đem hấp và nghiền nhuyễn, sau đó cho từ từ bột nếp và trộn đều.Tiếp theo cho lòng đỏ trứng gà vào trộn, nếu loãng quá thì bạn có thể cho thêm bột nếp vào để trộn, khi nào bột mịn vừa mà không dính tay là được. Sau đó hãy cho bột nghỉ 5 phút.

Bước 2: Trong lức chờ bột nghỉ bạn có thể quét một lớp dầu mỏng vào khuôn, và chia bột thành các phần bằng nhau đủ cho vào mỗi khuôn. Tiếp đó nặn bắng cho phomai vào giữa sau đó để vào khuân để tạo hình đáng yêu.

Bước 3: Cho bánh vào xửng để hấp với lửa vừa phải trong 30 phút. Sau khi bánh chín thì bạn tắt bếp và bỏ bánh ra ngoài để nguội rồi cho bé thưởng thức. Chắc chắn bé sẽ rất hào hứng với món bánh này.

Món bánh ăn dặm làm từ bí đỏ và phô mai cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên

Món bánh ăn dặm làm từ bí đỏ và phô mai cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên

Cách làm bánh tôm rong biển cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

  • 50 gam tôm tươi (khoảng 2-3 con tôm cỡ vừa)
  • 2 quả trứng gà
  • 65 gam bột mì đa dụng ( khoảng 4 muỗng canh đầy)
  • 15 gam bơ lạt
  • 1 lá rong biển nhỏ cho bé

Dụng cụ: Máy xay, rây lọc, lò vi sóng/nồi chiên không dầu

Sơ chế nguyên liệu:

  • Mẹ bỏ đầu, bóc vỏ, làm sạch sống lưng tôm rồi rửa kỹ với nước. Sau đó, mẹ đem tôm hấp chín, xay nhuyễn thịt tôm rồi xào khô bằng chảo đến khi thịt tôm săn lại, thu được bột tôm khô.
  • Mẹ tách lấy lòng đỏ trứng
  • Cán mỏng bơ lạt và để bơ chảy ở nhiệt độ phòng.
  • Rây mịn bột mì qua rây lọc.
  • Rong biển cắt thành sợi mảnh
Với rong biển, mẹ cắt thành sợi mảnh để làm bánh cho bé
Với rong biển, mẹ cắt thành sợi mảnh để làm bánh cho bé

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ trộn hỗn hợp bột mì cùng bơ, trứng, bột tôm khô và rong biển cho đến khi nguyên liệu được hòa quyện, bột mịn không vón cục nữa mẹ nhé.
  • Bước 2: Sau khi bột láng mịn, mẹ chia khối bột thành 30 phần bằng nhau. Mẹ dùng khuôn để tạo hình ngộ nghĩnh cho con hoặc cán dẹt khối bánh thành hình tròn.
  • Bước 3: Trước khi nướng bánh, mẹ làm nóng lò ở 170 độ C trong 10 phút.
  • Bước 4: Mẹ xịt một lớp dầu oliu chống dính vỉ nướng rồi xếp bánh và nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong 18 phút.

Bánh tôm rong biển đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu

Bánh tôm rong biển đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu

Cách làm bánh quy hành gừng cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

  • 100 gam bột mì hữu cơ (khoảng 6 muỗng canh lớn)
  • 2 gam men nở instant (khoảng nửa thìa cà phê)
  • 10 gam vừng trắng (khoảng 1 muỗng canh vơi)
  •  5 gam hạt chia (khoảng 1 thìa cà phê)
  •  1 quả trứng gà
  •  15 ml dầu thực vật
  •  7 gam hành lá (khoảng 2-3 cây hành)

Sơ chế nguyên liệu:

  • Rây mịn 100 gam bột mì.
  • Tách lấy lòng đỏ trứng gà.
  • Hành lá rửa sạch, xắt nhỏ.
Với hành lá, mẹ rửa sạch rồi thái nhỏ
Với hành lá, mẹ rửa sạch rồi thái nhỏ

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ chuẩn bị tô lớn, cho lòng đỏ trứng gà cùng 15ml dầu thực vật, 5 gam hạt chia, 10 gam vừng trắng và 7 gam hành lá đã xắt nhỏ.
  • Bước 2: Mẹ khuấy đều hỗn hợp và cho từ từ 100 gam bột mì cùng 2 gam men nở. Mẹ dùng tay nhào trộn đến khi khối bột bóng mịn.
  • Bước 3: Mẹ bọc kín màng bọc thực phẩm, ủ khoảng 20 – 30 phút để bột nở.
  • Bước 4: Kiểm tra độ nở của bột, mẹ ấn ngón tay xuống khoảng 2cm, khi rút ngón tay lên vết lõm không thay đổi nghĩa là bột đã nở đủ, bắt đầu tiến hành làm bánh cho bé được rồi.
  • Bước 5: Mẹ dùng chày cán bột cán mỏng phần bột rồi sử dụng khuôn để tạo hình đẹp mắt, sau đó ủ bánh lần 2 khoảng 20-30 phút.
  • Bước 6: Lò nướng cần làm nóng ở nhiệt độ 180 độ C trong 15 phút trước khi nướng bánh. Mẹ phủ giấy nến rồi đặt bánh lên trên, nướng bánh 10-15 phút ở 180 độ C. Sau đó, mẹ trở mặt bánh và nướng thêm 10-15 phút để bánh chín giòn đều 2 mặt.

Lưu ý: Trong quá trình nhào bột, mẹ kiên trì nhào đến khi bột khô không còn dính và vón cục, khi chạm bột sẽ có độ đàn hồi tốt.

Cách làm bánh quy bơ vừng đen trứng gà cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

50g bơ lạt, 50g bột mì, 1 lòng đỏ trứng gà, 5g bột dừa, 3g vừng đen, 10g đường.

Cách làm:

  • Bơ đánh mềm nhuyễn, cho đường vào trộn đều, tiếp theo cho lòng đỏ trứng trộn đều.
  • Rây bột mì vào trộn đến khi hòa quyện, cho bột dừa và vừng đen vào nhào sơ bằng tay, nặn bánh bằng tay hoặc khuôn.
  • Nướng bánh ở 175 độ 10-15 phút.

Bánh quy bơ vừng đen trứng gà

Nguồn: cooky.vn

Cách làm bánh bí đỏ khoai lang hấp thơm ngon mềm mịn cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

  • Bí đỏ 100 gram
  • Khoai lang 100 gram
  • Bột mỳ đa dụng 100 gram
  • Bột bắp 40 gram

Cách chế biến Bánh bí đỏ khoai lang hấp


Sơ chế khoai lang bí đỏBí đỏ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo.
Mẹo gọt bí đỏ nhanh:

  • Dùng dao bào sắc để gọt sạch vỏ quanh quả bí đỏ và giữ quả thật chặt bằng tay còn lại.
  • Nếu dao bào của bạn không đủ bén hoặc không có dao bào, bạn có thể bổ đôi quả bí đỏ theo chiều ngang rồi dùng dao bình thường gọt vỏ theo chiều dọc của quả.
  • Dùng dao bổ đôi quả ra. Sau đó tiếp tục cắt đôi từng nửa quả vừa chia thành 3 – 4 miếng tùy theo kích thước quả.
  • Dùng thìa nạo phần ruột bên trong ra hoặc dùng dao lách nhẹ tách bỏ phần ruột.
  • Cuối cùng, bạn chỉ càn cắt theo kích thước mong muốn và chế biến món ăn.

Rửa sạch khoai lang, gọt bỏ vỏ sau đó thái khoai thành những miếng vừa mỏng. Chuẩn bị một thau nước sạch, cho vào khoảng 1 muỗng canh muối, cho khoai lang đã cắt nhỏ vào ngâm cho ra bớt nhựa chát và không bị thâm đen. Khoai cắt đến đâu bạn cho vào thau đến đó. Ngâm khoảng 10 phút cho khoai ra hết nhựa, rửa sạch, để ráo.

Cắt nhỏ khoai lang và bí đỏ để hấp cho mau chín.

 

Bước 1 Sơ chế khoai lang bí đỏ Bánh bí đỏ khoai lang hấp
Bước 1 Sơ chế khoai lang bí đỏ Bánh bí đỏ khoai lang hấp


Hấp và nghiền bí đỏ, khoai langChuẩn bị một nồi nước sôi để hấp khoai lang và bí đỏ. Cho khoai và bí đỏ vào hấp khoảng 20 – 30 phút cho đến khi chín mềm.

Lấy lần lượt bí, khoai (không để chung) đã hấp chín cho vào từng tô riêng và dùng nĩa dằm cho khoai nhuyễn mịn. Bạn cũng có thể cho khoai vào máy xay xay nhuyễn. Tương tự với bí đỏ.
Mẹo nhỏ: Bạn tán nhuyễn khoai, bí đỏ khi vừa mới hấp sẽ dễ hơn là để khoai nguội bớt nhé.

Bước 2 Hấp và nghiền bí đỏ, khoai lang Bánh bí đỏ khoai lang hấp


Trộn bột bánhTrộn hỗn hợp bột với khoai lang và bí đỏ đã nghiền nhuyễn:

  • Ở tô bí đỏ: Pha 50g bột mì, 20g bột bắp và 30ml nước trộn đều lại với nhau rồi cho từ từ vào hỗn hợp bí đỏ, trộn đều tạo thành hỗn hợp dẻo.
  • Ở tô khoai lang: Pha 50g bột mì, 20g bột bắp và 70ml nước trộn đều rồi cho từ từ vào hỗn hợp khoai và cũng trộn đều tạo thành hỗn hợp dẻo. Khoai lang đặc hơn nên bạn cần cho nhiều nước hơn để hỗn hợp có độ đặc tương đương với bí đỏ.

Bước 3 Trộn bột bánh Bánh bí đỏ khoai lang hấp


Đổ khuôn bánhCho hỗn hợp bột bí đỏ vào ly, lắc nhẹ để bột dàn đều vào khuôn. Cho tiếp vào ly hỗn hợp bột khoai lang, lắc nhẹ để bột dàn đều.
Mẹo nhỏ: Bạn pha hỗn hợp bột dẻo mịn để khi cho bột vào khuôn, bột khoai và bột bí không bị trộn vào nhau.

Bước 4 Đổ khuôn bánh Bánh bí đỏ khoai lang hấp


Hấp bánhChuẩn bị nồi nước sôi để hấp bánh.

Cho khuôn bánh vào nồi và hấp cách thủy trên lửa vừa khoảng 20 – 30 phút tùy kích thước hũ đựng.
Mẹo nhỏ: Khi hấp cách thủy, bạn dùng một miếng vải mỏng đậy trên miệng nồi để tránh nước đọng trên nắp nồi nhỏ xuống bánh, bánh không ngon. Khi hấp xong, bánh sẽ dẻo nên khá khó gỡ, bạn để bánh trong tủ lạnh tầm 1 – 2 tiếng bánh đông lại sẽ dễ gỡ hơn.
Cuối cùng, bạn cắt bánh ra và thưởng thức thôi nào.

Bước 5 Hấp bánh Bánh bí đỏ khoai lang hấp
Bước 5 Hấp bánh Bánh bí đỏ khoai lang hấp


Thành phẩmBánh bí đỏ khoai lang hấp vừa thơm ngon, mềm mịn lại vừa giàu chất dinh dưỡng cho gia đình. Món bánh mềm ngon này rất thích hợp cho các bé ăn dặm, vừa ngon miệng lại bổ dưỡng. Thưởng thức ngay nào!

Bước 6 Thành phẩm Bánh bí đỏ khoai lang hấp

Tải file PDF hướng dẫn các món bánh ăn dặm cho bé

Tải ngay các món bánh ăn dặm cho bé

Video hướng dẫn các món bánh ăn dặm cho bé

YouTube video

Mua nguyên liệu các món bánh ăn dặm cho bé ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu các món bánh ăn dặm cho bé, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Một vài lưu ý khi cho bé ăn bánh ăn dặm

– Thị trường bánh ăn dặm rất da dạng, mẹ nên tìm hiểu kỹ về thương hiệu sản phẩm cũng như thời gian sử dụng thích hợp cho lứa tuổi của con.Đánh giá bánh ăn dặm cho bé tốt nhất theo từng tháng tuổiThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đánh giá bánh ăn dặm cho bé tốt nhất theo từng tháng tuổi

– Với bé ít tháng thì mẹ nên chọn sản phẩm bánh ăn dặm có kích thước nhỏ, dễ tan để tránh bị hóc hay nghẹn

– Với bé lớn hơn thì mẹ có thể chọn lựa bánh có kích thước lớn hơn, dạng thanh dễ cầm.

– Sau khi mở nắp mẹ nên cho mẹ dùng luôn, hoặc nên chọn mua loại có đóng gói nhỏ riêng để bảo quản được vệ sinh và đúng quy cách hơn.

– Hạn chế lựa chọn bánh có thành phần đường nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Nên chọn lựa những bánh có hương vị trái cây như táo, chuối, dâu sẽ kích thích bé ăn hơn.

Bánh ăn dặm có tốt không?

Câu trả lời là tốt nếu như mẹ biết cách và cho ăn hợp lý.Đánh giá bánh ăn dặm cho bé tốt nhất theo từng tháng tuổiThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đánh giá bánh ăn dặm cho bé tốt nhất theo từng tháng tuổi

Bởi ngoài tác dụng giúp bé bổ sung dưỡng chất cần thiết thì còn giúp bé luyện tập kỹ năng nhai của cơ hàm, vận động tuyến nước bọt cũng như kích thích vị giác và kỹ năng cầm nắm ngay từ những ngày đầu tập ăn dặm.

Tuy nhiên, giai đoạn đầu ăn dặm thì sữa mẹ vẫn là sự lựa chọn tốt nhất nên mẹ cũng cần cân nhắc số lượng ăn cũng như thành phần của bánh. Từ đó, mẹ sẽ có lựa chọn bánh phù hợp với từng tháng tuổi của bé hơn.

Thời điểm nào nên cho bé ăn bánh ăn dặm?

Từ khi lên 5 tháng, các mẹ có thể cho bé tập làm quen với cháo loãng và một số thực phẩm khác ngoài sữa mẹ như cháo rây rau củ, nước lọc.

Với bánh ăn dặm thì các mẹ có thể cho bé làm quen dần bắt đầu từ việc cầm nắm bánh và cho vào miệng. Thời gian phù hợp để dùng từng loại bánh đều được nhà sản xuất khuyến cáo rõ trên bao bì (dành cho trẻ từ mấy tháng trở lên).

Thông thường, với những bánh ăn dặm có chứa sữa và kết hợp rau củ quả thì thì các bé từ 7 tháng trở lên đã có thể dùng. Ngược lại, những sản phẩm có thêm gia vị hay chất đạm động vật thì thích hợp với bé trên 1 tuổi hơn.

Cho bé ăn bánh ăn dặm như thế nào tốt?

Bánh ăn dặm được các nhà sản xuất chế biến và thiết kế phù hợp với từng giai đoạn của trẻ. Mẹ hãy tìm hiểu kỹ trên thông tin sản phẩm để lựa chọn cho bé.

Mẹ có thể cho bé ăn ngay kèm giữa các bữa ăn bằng cách bẻ ra cho bé tự cầm. Như vậy, bé sẽ tự rèn luyện khả năng cầm nắm thức ăn cho vào miệng và điều tiết thức ăn.

Với bé ít tháng hơn thì có thể bẻ làm 2 làm 3 và cho vào sữa cho bé ăn cùng. Như vậy bé sẽ không sợ bị hóc hay bị nghẹn.

Bánh ăn dặm thường giòn và dễ tan nên mẹ hãy cho bé dùng sau khi mở nắp và nếu ra ngoài thì nên bảo quản kín để tránh bị ẩm.

Tổng kết

Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các món bánh ăn dặm cho bé cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 04/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

Rate this post