Trở về tuổi thơ với món bánh cam tráng đường giòn rụm và nhân đậu xanh bùi béo, thơm ngon. Nhìn món bánh cứ ngỡ khó làm nhưng lại vô cùng đơn giản, chắc chắn thành công. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 6 cách làm bánh cam và bánh còng cập nhật mới nhất 11/2024.
Bánh cam là gì
Bánh cam là tên gọi của người miền trong vì nó có hình dáng tròn như quả cam, người miền ngoài gọi là bánh rán. Bánh được làm từ bột nếp, nhân bánh thường là đậu xanh. Đậu xanh được tán nhuyễn, không khô cũng đừng dẻo quá, được vo thành viên tròn.
Được làm từ hai loại bột là bột nếp và bột gạo, nên bánh không ngán lại dẻo dai thơm ngon. Để vỏ bánh ngon hơn, người ta còn cho thêm ít khoai lang vào trong phần bột pha chế. Bột được nhồi dẻo, mềm để làm vỏ bánh, chia thành từng viên tròn nhỏ và nắn dẹt, cho nhân đậu xanh vào giữa rồi vo tròn lại, sau đó lăn qua vừng cho vừng bám đều bên ngoài rồi đem chiên. Muốn có chiếc bánh giòn và thơm ngon thì khâu canh lửa trong khi chiên là rất quan trọng. Chảo dầu phải nóng đều, cho bánh vào và trở sao cho bánh vàng đều các mặt.
Bánh cam làm bằng bột gì?
Bánh cam được cho là có nguồn gốc từ triều đại nhà Đường ở Trung Quốc. Lúc đó, bánh cam đã được sử dụng như một món ăn thượng hạng trong cung điện ở Trường An. Trải qua chiều dài lịch sử, bánh cam được người Việt cải tiến lại với lớp vỏ bánh được chế biến từ bột gạo nếp, gạo tẻ và có thể kết hợp với khoai tây được xay nhuyễn. Sau đó, nặn thành hình tròn giống quả cam và chiên vàng cho tới khi chín. Nhân bánh cam thường được chia thành 2 loại là nhân ngọt và nhân mặn. Nhân ngọt được chế biến từ nhân đậu xanh, nước cốt dừa, còn nhân ngọt sẽ được tạo nên từ hỗn hợp thịt lợn, miến, mộc nhĩ, hành và tiêu. Bên ngoài bánh cam đường thường được phủ thêm một lớp hạt vừng rang, đường, mật để gia tăng hương vị.
Tổng hợp 6 cách làm bánh cam và bánh còng cập nhật 11/2024
1. Bánh cam bánh còng tráng đường
- Chuẩn bị 30 phút
- Chế biến 1 giờ
- Độ khó: Trung bình
Nguyên liệu làm Bánh cam bánh còng tráng đường cho 8 người
- Bột nếp 300 gr
- Bột gạo 150 gr
- Bột năng 15 gr
- Bột mì đa dụng 15 gr (bột mì số 11)
- Đậu xanh 100 gr
- Đường 85 gr
- Đường nâu 120 gr
- Mè rang 25 gr
- Muối 1/4 muỗng cà phê
- Vani 2 gr (2 ống)
- Nước 410 ml
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Bánh cam bánh còng tráng đường
Ngâm đậu xanh
Ngâm mềm 250gr đậu xanh với nước ấm trong 1 tiếng rồi rửa sạch đậu lại.
Trộn và nhồi bột
Cho vào tô 300gr bột nếp, 150gr bột gạo, 25gr đường, 350ml nước. Dùng tay nhồi bột khoảng 10 phút đến khi tạo thành khối dẻo mịn.
Lấy 1/3 phần bột vừa nhồi rồi luộc khoảng 3 phút. Sau đó, bạn tiếp tục nhồi phần bột luộc này cũng khối bột ban đầu cho hòa quyện.
Tiếp theo, cho vào thêm 15gr bột năng, 15gr bột mì, nhồi bột thêm 1 lần nữa cho dẻo mịn là hoàn tất.
Mách nhỏ: Việc nhồi bột sống với bột luộc sẽ giúp bánh giòn xốp dẻo mềm hơn.
Làm nhân đậu
Bắc nồi lên bếp, cho vào phần đậu đã ngâm, 1 ít nước sao cho ngập mặt đậu. Sau đó, bạn nấu sôi đậu trong 5 phút trên lửa lớn.
Sau 5 phút, chắt bỏ phần nước trong nồi và tiếp tục nấu đậu trên lửa nhỏ khoảng 20 phút.
Sau 20 phút, cho vào thêm 60gr đường, 1/4 muỗng cà phê muối. Trộn đều liên tục trên lửa nhỏ đến khi đậu dẻo mịn, tạo thành khối rồi tắt bếp.
Cuối cùng, cho vào thêm 2gr vani rồi trộn đều thêm 1 lần nữa là hoàn tất.
Tạo hình bánh
Lấy 1 ít bột vỏ bánh rồi vo tròn, sau đó dùng ngón tay ấn vào giữa để tạo phần lõm.
Tiếp theo, cho vào bên trong 1 ít nhân đậu xanh, túm kín mép bột lại rồi dùng tay ấn bánh hơi dẹt.
Lưu ý: Lượng vỏ bánh cần lấy sẽ gấp 2 – 3 lần phần nhân bánh.
Phần bột còn dư bạn đem nắn dài rồi dính 2 đầu vào nhau tạo hình vòng tròn.
Chiên bánh
Nấu sôi 1 chảo dầu trên bếp, khi dầu sôi lăn tăn, bạn cho bánh vào chiên và trở đều mặt trên lửa nhỏ đến khi vỏ bánh có màu vàng nâu.
Khi bánh chín, bạn vớt bánh ra rổ cho nguội và ráo dầu.
Mách nhỏ:
- Chiên lửa nhỏ để bánh chín từ trong ra ngoài và không bị khét.
- Khi bánh chín, bạn hãy chỉnh lửa to rồi mới vớt bánh ra nhé. Cách này sẽ giúp dầu trong bánh được tuôn ra ngoài, khi ăn sẽ đỡ ngán.
Nấu nước đường và tráng bánh
Bắc chảo lên bếp cho vào 60ml nước, 120gr đường nâu rồi khuấy đều trên lửa nhỏ cho tan chảy.
Khi nước đường đặc kẹo lại, bạn cho vào thêm 25gr mè trắng rang rồi tiếp tục khuấy đều.
Tiếp theo, nhúng mặt bánh cam vào rồi để ra rổ cho lớp đường cứng lại.
Thành phẩm
Bánh cam có lớp vỏ ngoài xốp giòn, phần bên trong thì dẻo mềm, nhân đậu xanh bùi ngọt, thơm nức mũi, cực kỳ ngon.
2. Bánh cam bánh còng phủ đường mè
- Chuẩn bị 30 phút
- Chế biến 1 giờ
- Độ khó: Trung bình
Nguyên liệu làm Bánh cam bánh còng phủ đường mè cho 8 người
- Bột nếp 40 gr
- Bột gạo 40 gr
- Đậu xanh 50 gr
- Khoai lang vàng 100 gr
- Đường 120 gr
- Mè trắng 20 gr
- Nước 100 ml
Cách chọn khoai lang ngon, không sượng
- Mua những củ khoai lang có bề ngoài lành lặn, không bị nứt, sứt mẻ. Cầm khoai lên thấy nặng tay, cứng, không bị dập.
- Cẩn thận khi thấy khoai có màu đen hoặc bị rỗ, đó là dấu hiệu cho thấy khoai lang đã hỏng.
- Chọn những củ khoai có dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, không có eo, hõm, bóp nhẹ thấy không quá cứng, những củ này thường ít xơ, nhiều bột và ăn rất ngọt.
- Càng không nên chọn củ quá nhỏ, dài, có eo hay hõm vì sẽ có nhiều xơ.
Cách chế biến Bánh cam bánh còng phủ đường mè
Chuẩn bị khoai lang
Bào vỏ khoai lang, rửa sạch, sau đó luộc trên lửa lớn khoảng 15 – 20 phút cho chín mềm.
Tiếp theo, cho khoai đã luộc chín ra tô và dùng nĩa tán cho nhuyễn mịn.
Sau đó, cho vào thêm 20gr đường và dùng tay trộn đều cho hòa quyện, đường tan hoàn toàn.
Mách nhỏ: Tán khoai lúc còn nóng sẽ dễ dàng hơn và giúp khoai nhuyễn mịn hơn.
Trộn và nhồi bột
Cho vào tô khoai 40gr bột nếp, 40gr bột gạo rồi dùng tay trộn đều.
Đun ấm nóng 100ml nước, sau đó cho từ từ vào tô bột, vừa cho vừa nhồi khoảng 10 phút đến khi bột tạo thành khối dẻo mịn, không dính tay là được.
Cuối cùng, bọc kín bột bằng màng bọc thực phẩm và để nghỉ 30 phút.
Nấu đậu xanh
Ngâm mềm 50gr đậu xanh khoảng 1 tiếng, sau đó rửa sạch lại với nước.
Tiếp theo, cho vào nồi phần đậu xanh đã ngâm, 1 ít nước sao cho ngập mặt đậu. Nấu đậu trên lửa vừa đến khi chín mềm, phần nước trong nồi gần cạn hết.
Sau khi nồi sắp cạn hết nước, bạn cho vào 20gr đường, 1 ít muối rồi trộn đều và tắt bếp.
Xay nhuyễn mịn đậu xanh, sau đó cho vào chảo chống dính và sên trên lửa nhỏ cho đậu dẻo mịn, khô ráo là được.
Tạo hình bánh
Chia vỏ bánh và nhân bánh thành nhiều phần bằng nhau rồi vo tròn.
Tiếp theo, miết dẹt phần vỏ bánh, cho nhân vào giữa, túm gọn mép bột lại rồi vo tròn.
Cuối cùng, thoa một lớp nước mỏng ngoài viên bánh rồi áo đều qua 1 lớp mè cho 1 nửa phần bánh là hoàn tất.
Phần bột còn dư nắn thon dài sau đó gắn 2 đầu lại với nhau tạo hình chiếc vòng.
Chiên bánh
Bắc một chảo dầu lên bếp, khi dầu sôi lăn tăn thì bạn thả bánh vào chiên trên lửa vừa đến khi vàng giòn.
Rán đường
Bắc chảo mới lên bếp, cho vào 50ml nước, 80gr đường, đun trên lửa vừa đến khi đường tan.
Sau đó, bạn cho bánh khô lăn mè vào đảo đều đến khi lớp đường áo bên ngoài bánh khô ráo.
Thành phẩm
Bánh cam thơm nức mũi, cắn vào giòn rụm, ngọt lịm vị đường, bên trong thì dai mềm nhẹ hòa quyện cùng nhân đậu xanh ngọt bùi, beo béo, hấp dẫn.
3. Cách làm bánh cam, bánh còng siêu dễ tại nhà không cần men nở hay bột nở
Nguyên liệu làm món bánh cam, bánh còng
- 150gr bột nếp
- 75gr bột gạo
- 1 chén đậu xanh cà vỏ tách vỏ
- Bột năng, bột mì, mè rang
- Gia vị: Đường, đường thốt nốt, muối
Mẹo hay:
– Để chọn những loại bột ngon bạn nên mua ở những cửa hàng bách hóa hay siêu thị uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, bạn nên xem kỹ thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm.
– Với đậu xanh cà tách vỏ thì bạn nên mua những hạt nguyên vẹn, không bị sâu mọt hay bị vỡ và không có mùi mốc. Tốt nhất, nên mua ở những cửa hàng bách hóa hay siêu thị uy tín.
Cách làm món bánh cam, bánh còng
Bước 1 Trộn bột
Bạn cho lần lượt vào âu 150gr bột nếp, 75gr bột gạo, 2 muỗng canh đường và 100ml nước rồi trộn đều hỗn hợp bột. Tiếp đến, bạn lấy 1/3 hỗn hợp bột cho vào nồi nước nóng luộc (lấy trùng) khoảng 3 phút rồi cho lại vào hỗn hợp bột ban đầu.
Sau đó, bạn thêm vào âu bột 1 muỗng canh bột mì, 1 muỗng canh bột năng rồi tiếp tục trộn bột đến khi thành một khối không dính tay là đạt chuẩn
Lưu ý: Trong lúc trộn nếu thấy bột ướt thì bạn có thể cho thêm bột nếp vào đến khi bột khô, không dính tay là được.
Bước 2 Làm nhân đậu xanh
Đầu tiên, bạn cần ngâm đậu xanh trước khoảng 3 tiếng rồi đem nấu 5 phút với lửa nhỏ. Tiếp đến, chắt bỏ phần nước và tiếp tục nấu cùng 100ml nước ở lửa nhỏ đến khi nước cạn thì cho thêm 3 muỗng canh đường, 1/4 muỗng cà phê muối. Cuối cùng, bạn sên đậu xanh đến khi sệt lại là hoàn tất phần nhân bánh.
Bước 3 Tạo hình bánh
Với bánh cam thì bạn vo tròn viên bột rồi ấn dẹp thành hình tròn và mỏng ở phần mép bột.
Tiếp tục, bạn cho đậu xanh vào giữa phần bột rồi khéo léo gặp viên bột lại cho chặt và lăn bột đều tay cho tròn là được.
Còn bánh còng bạn nên vo tròn và ấn dẹp, sau đó dùng ngón tay ấn vào giữa, tách bột để tạo phần lõm rồi chỉnh lại cho đẹp là đạt chuẩn.
Bước 4 Chiên bánh
Bạn cho dầu ăn ngập chảo đun đến khi dầu ấm lên thì cho hết phần bánh vào chiên với lửa nhỏ. Chiên bánh đến khi chín và nổi lên thì chuyển sang lửa vừa để bánh chín đều và không bị chai.
Tiếp tục chiên đến khi bánh vàng đều thì vớt ra và để nguội.
Lưu ý: Khi chiên bánh bạn nên trở bánh liên tục để bánh không bị dính vào nhau và vàng đều hai mặt.
Bước 5 Nấu đường và nhúng bánh
Đầu tiên, bạn cho 1 chén nước và 3/4 chén đường thốt nốt vào chảo nấu với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp sánh lại thì cho mè rang vào.
Tiếp đến, bạn nhúng mặt bánh vào hỗn hợp đường để tạo lớp đường vàng, giòn cho bánh.
Thành phẩm
Món bánh cam, bánh còng được nhiều người yêu thích bởi bánh được chiên vàng đẹp mặt kết hợp cùng lớp ngoài ngọt của đường, thơm của mè rất hấp dẫn. Đặc biệt, phần bánh cam cuốn hút hơn với phần đậu xanh béo ngậy, thơm lừng.
4. Cách làm bánh còng tráng đường vô cùng đơn giản
Nguyên liệu làm bánh còng tráng đường
– Bột nếp 300g;
– Bột gạo 150g;
– Bột năng 15g;
– Bột mì đa dụng 15g;
– Đậu xanh 100g;
– Đường 85g;
– Đường nâu 120g;
– Mè răng 25g;
– Muối 1/4 muỗng cà phê;
– Vani 2g;
– Nước 410ml.
Các bước làm bánh còng tráng đường
– Bước 1: Ngâm mềm 250gr đậu xanh với nước ấm trong 1 tiếng rồi rửa sạch đậu lại.
– Bước 2: Cho vào tô 300gr bột nếp, 150gr bột gạo, 25gr đường, 350ml nước. Dùng tay nhồi bột khoảng 10 phút đến khi tạo thành khối dẻo mịn.
– Bước 3: Lấy 1/3 phần bột vừa nhồi rồi luộc khoảng 3 phút. Sau đó, bạn tiếp tục nhồi phần bột luộc này cũng khối bột ban đầu cho hòa quyện.
– Bước 4: Tiếp theo, cho vào thêm 15gr bột năng, 15gr bột mì, nhồi bột thêm 1 lần nữa cho dẻo mịn là hoàn tất. (Việc nhồi bột sống với bột luộc sẽ giúp bánh giòn xốp dẻo mềm hơn.)
– Bước 5: Bắc nồi lên bếp, cho vào phần đậu đã ngâm, 1 ít nước sao cho ngập mặt đậu. Sau đó, bạn nấu sôi đậu trong 5 phút trên lửa lớn. Sau 5 phút, chắt bỏ phần nước trong nồi và tiếp tục nấu đậu trên lửa nhỏ khoảng 20 phút.
– Bước 6: Sau 20 phút, cho vào thêm 60gr đường, 1/4 muỗng cà phê muối. Trộn đều liên tục trên lửa nhỏ đến khi đậu dẻo mịn, tạo thành khối rồi tắt bếp.
– Bước 7: Cuối cùng, cho vào thêm 2gr vani rồi trộn đều thêm 1 lần nữa là hoàn tất.
– Bước 8: Lấy 1 ít bột vỏ bánh rồi vo tròn, sau đó dùng ngón tay ấn vào giữa để tạo phần lõm. Tiếp theo, cho vào bên trong 1 ít nhân đậu xanh, túm kín mép bột lại rồi dùng tay ấn bánh hơi dẹt. (Lượng vỏ bánh cần lấy sẽ gấp 2 – 3 lần phần nhân bánh.)
– Bước 9: Phần bột còn dư bạn đem nắn dài rồi dính 2 đầu vào nhau tạo hình vòng tròn.
– Bước 10: Nấu sôi 1 chảo dầu trên bếp, khi dầu sôi lăn tăn, bạn cho bánh vào chiên và trở đều mặt trên lửa nhỏ đến khi vỏ bánh có màu vàng nâu. Khi bánh chín, bạn vớt bánh ra rổ cho nguội và ráo dầu.
– Bước 11: Bắc chảo lên bếp cho vào 60ml nước, 120gr đường nâu rồi khuấy đều trên lửa nhỏ cho tan chảy. Khi nước đường đặc kẹo lại, bạn cho vào thêm 25gr mè trắng rang rồi tiếp tục khuấy đều.
– Bước 12: Tiếp theo, nhúng mặt bánh cam vào rồi để ra rổ cho lớp đường cứng lại.
Bánh cam có lớp vỏ ngoài xốp giòn, phần bên trong thì dẻo mềm, nhân đậu xanh bùi ngọt, thơm nức mũi, cực kỳ ngon.
5. Cách làm bánh còng bánh cam chuẩn miền Tây
Nguyên liệu
* Phần vỏ
– Bột gạo nếp: 150g
– Bột gạo tẻ: 50g
– Chuối: 1 quả chuối sài gòn
– Nước lọc ấm: 100ml
– Khoai mì: 100g *
Phần nhân
– Đậu xanh: 100g đậu xanh
– Đường: 50g để làm nhân (có thể thay đổi tùy khẩu vị), 1 thìa cafe cho vào vỏ
– Nước cốt dừa: Có thể có hoặc không
– Dầu ăn để chiên
* Phần nước đường phủ mặt bánh –
Đường: 150g
– Nước: 40g (nên dùng vàng hoặc đường thốt nốt để màu đẹp mà không bị đắng)
– Mè (vừng) tùy ý.
Cách làm
* Phần nhân
(1) Ngâm đậu xanh trong nước ít nhất 3-4 tiếng cho đậu nở mềm, rồi đem vo sạch đổ ra rổ để ráo, sóc với một nhúm nhỏ muối.
(2) Cho đậu, đường vào nồi, đổ nước sâm sấp mặt (có thể thay một phần nước bằng nước cốt dừa để tăng mùi thơm cho nhân). Đưa lên bếp đun cùng với ở lửa trung bình cho đậu mềm, nước cạn lại, đậu có thể vo tròn bằng tay thì bắc ra khỏi bếp, để nguội. Trong quá trình nấu đậu, khấy đều tay cho đậu không bị bén nồi và nhuyễn hơn.
(3) Sau khi đậu đã nguội, viên nhân thành những viên tròn bằng nhau tùy kích thước bánh và sở thích ăn nhiều hay ít nhân.
*
Phần vỏ
(1) Gọt vỏ khoai mì, rửa sạch, bổ thành những miếng dẹt nhỏ, loại bỏ phần xơ ở giữa, rửa sạch, đồi đem ngâm với nước muối loãng cho khoai ra hết nhựa.
(2) Vớt khoai mì ra cho vào máy xay sinh tố say cùng với một chút nước cho thật nhuyễn. Lọc khoai qua một miếng vải sạch, lấy 50g bã khoai mì đã vắt kiệt nước. Nước cốt khoai mì để một thời gian cho bột trong nước lắng xuống, lấy cả phần lắng và loại bỏ phần nước.
(3) Chuối đem nghiền nhỏ, lọc qua rây để được phần chuối nghiền mịn nhất.
(4) Trộn đều bột nếp vào bột gạo tẻ, bã khoai mì, chuối nghiền, đường vào chung một chiếc tô. Thêm từ từ nước vào, thêm đến đầu dùng tay nhào đều đến đó đến khi tạo thành một khối thì dừng mịn, không dính tay thì dừng. Nếu lỡ tay cho quá nhiều nước thì có thể thêm bột nếp để chữa cháy. Bọc kín tô bột, để bột nghỉ trong khoảng 1 tiếng.
Tạo hình bánh
(1) Bánh cam
– Sau khi bột đã nghỉ đủ, chia phần vỏ thành những phần bằng nhau tương xứng với phần nhân (bạn có thể chọn tỉ lệ 50 vỏ : 50 nhân hoặc có thể thay đổi tùy khẩu vị)
– Vo tròn viên bột vỏ, ấn dẹt, đặt viên nhân vào giữa bọc kín lại. Cho viên bánh vào giữa lòng bàn tay, vê qua về lại cho bánh tròn. Nhẹ nhàng dùng lòng bàn tay ấn viên bột cho bánh dẹt lại.
–
Đâm một vài lỗ xung quanh viên bánh để khí bên trong thoát ra.
(2) Bánh còng Bánh còng thường không có nhân nên bạn chỉ cần viên cho dài rồi nối hai đầu cho thành một vòng tròn, thế là xong.
Chiên bánh
Khác với các loại bánh chiên khác, bánh cam, bánh còng cần được chiên bằng dầu lạnh tức là không để cho dầu sôi mới cho vào chiên, làm như thế bánh sẽ rất dễ bị biến dạng và dầu sẽ bắn vào người gây bỏng. Chiên bánh trên lửa nhỏ nhất, dầu liu riu (không sôi), đến khi bánh có màu vàng ruộm thì vớt ra, để vào trong rổ hoặc khay thủng cho ráo hết dầu. Bánh còng bánh cam thành phẩm sẽ giòn, hơi cứng ở bên ngoài và dẻo mềm ở bên trong.
*
Phần nước đường
– Hòa đường cùng với nước, thắng trên lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đặc sệt lại giống như nước đường bánh nướng. Bạn cũng có thể dùng nước đường bánh nướng cho loại bánh này.
– Nhúng một mặt của từng bánh vào tô nước đường còn ấm, rắc mè lên trên mặt, thế là bạn đã hoàn thành những chiếc bánh còng, bánh cam ngon tuyệt rồi. Bước cuối cùng là thưởng thức thôi.
6. Cách làm Bánh Cam Bánh Còng
Nguyên liệu
- 150 gr bột nếp
- 50 gr bột gạo
- Đường thốt nốt, đường cát
- Mè rang
- 100 gr Đậu xanh cà
- 1 lon nhỏ Nước cốt dừa
Các bước làm Bánh Cam Bánh Còng
Bước 1
Đậu xanh ngâm 30’. Nấu đậu xanh với nước dừa xâm xấp cho mềm, lúc đậu sôi phải khuấy liên tục cho đậu mịn và ko dính đáy, cho 2 muỗng đường vào quậy tan. Để bớt nguội thì vo viên nhân.
Bước 2
Trộn bột nếp, bột gạo với 1 muỗng đường. Lăn dài, Chia bột thành từng viên tròn to hơn viên đậu xanh.
Bước 3
Bánh cam: Bóp dẹp viên bột, bọc đậu xanh, vo tròn cho kín mép.
Bước 4
Bánh còng: Vo tròn viên bột, tay phải giữ viên bột giữa hai ngón cái & ngón giữa, dùng 2 ngón này làm tâm, tay trái vừa xoay tròn viên bột vừa dùng hai ngón tay kia ấn vào nhau tạo lỗ ở giữa.
Bước 5
Nặn xong bánh nào thì thả nhẹ nhàng vào chảo dầu. Chiên bánh bằng lửa thật nhỏ, dùng đũa lăn bánh cam để bánh được tròn. Bánh bắt đầu rộp phía ngoài thì dùng que nhọn đâm xung quanh bánh để bánh không bị xì & nứt.
Bước 6
Thắng đường thốt nốt với chút nước. Đường trở vàng đậm thì nhúng bánh vào nhẹ nhàng để áo 1 lớp đường. Rắc mè lên bánh cam.
Ngày bé mỗi lần mẹ em dắt đi chợ là thế nào cũng đòi mua cho bằng được. Bên này chợ lúc có lúc không nên em phải tự làm vậy.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh cam và bánh còng
Tải ngay cách làm bánh cam và bánh còng
Video hướng dẫn cách làm bánh cam và bánh còng
Mua nguyên liệu làm bánh cam và bánh còng ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh cam và bánh còng, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Bánh cam đường bao nhiêu calo?
Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng, bởi bánh cam chứa nhiều bột gạo, đường và những nguyên liệu chứa nhiều năng lượng. Do đó, hàm lượng calo trong bánh cam sẽ tương đối cao. Theo đó:
- 1 chiếc bánh cam size nhỏ, nhân ngọt thường chứa tối đa 200 kcal
- 1 chiếc bánh cam nhân mặn truyền thống thường chứa khoảng 280 kcal/ chiếc
- 1 chiếc bánh cam đường chứa khoảng 400 kcal/ chiếc
Có thể thấy, hàm lượng calo trong 1 chiếc bánh cam “không phải dạng vừa”. Chưa kể, trong bánh cam hầu hết là tinh bột đường, chất béo từ dầu mỡ chiên bánh, cholesterol,… Vậy ăn bánh cam có béo không?
Ăn bánh cam có béo không?
Lý giải cho câu hỏi ăn bánh cam có béo không? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Để xác định ăn bánh cam hay bất cứ một món ăn nào có béo hay không, thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ví dụ như thói quen ăn uống của bạn (tốc độ ăn của bạn nhanh hay chậm), thói quen sinh hoạt (bạn là người yêu thích vận động hay thích ngồi yên một chỗ), cơ địa của bạn có dễ bị tăng cân hay không?…
Tuy vậy, bánh cam chứa rất nhiều calo và giá trị dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới cân nặng. Điển hình như tinh bột từ bột gạo làm bánh, đậu xanh ngào đường để gia tăng vị ngọt, phần nhân bánh mặn chứa thịt heo, gia vị,… Chưa kể, bánh cam còn phải chế biến qua với một lượng dầu ăn nhất định để làm chín trước khi lăn đường và phủ bột. Do đó, ăn bánh cam sẽ tác động rất lớn tới cân nặng và vóc dáng nếu bạn không biết kiểm soát tối chế độ và khẩu phần ăn của mình.
Thêm vào đó, lượng dầu mỡ dùng để chiên bánh có thể được sử dụng lại nhiều lần. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tim mạch, làm tăng cholesterol trong máu… Thậm chí có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm. Do vậy, những người đang ăn kiêng giảm cân, mắc bệnh béo phì, thừa cân hay bị bệnh liên quan tới huyết áp thì không nên ăn bánh cam.
Cách ăn bánh cam không béo bạn nên biết
Để ăn bánh cam không bị béo, tăng cân mất kiểm soát, các bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Bạn không nên ăn bánh cam khi đói, bởi điều này sẽ dễ gây ra hiện tượng ăn nhiều, ăn mất kiểm soát. Dễ gây tăng cân, béo phì sau khi ăn
- Chỉ nên ăn bánh cam 1 – 2 lần/ tuần, tăng cường kết hợp ăn những loại bánh lành mạnh, tốt cho sức khỏe như bánh ngũ cốc, bánh mì đen,…
- Xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ và vitamin. Kết hợp tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa và có một cơ thể đẹp, khỏe mạnh.
- Uống đủ 2 – 2,5l nước lọc mỗi ngày, hạn chế uống nước ngọt có ga.
- Nếu có thể, hãy cố gắng tự làm bánh cam tại nhà để tự ước tính và giảm đi các nguyên liệu chứa nhiều calo. Thay vì dùng bột gạo tẻ, các bạn có thể thay thế bằng bột gạo lứt, bột ngũ cốc để làm bánh. Ngoài ra, đừng quên giảm lượng đường để kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh cam và bánh còng cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 11/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!