Chè nếp cẩm sữa chua được nhiều người yêu thích trong những ngày oi bức bởi sự bắt vị và độc đáo của sữa chua thanh mát cùng nếp cẩm bùi dẻo. Cùng chúng tôi thực hiện món chè nếp cẩm sữa chua trân châu và trái cây hấp dẫn mới nhất 11/2024 qua công thức đơn giản tại nhà của chuyên trang Vào bếp nhé!
Gạo nếp cẩm là gì?
Gạo nếp cẩm hay còn gọi là nếp than, có tên khoa học là Philydrum lanuginosum Banks. Đây là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam. Nếp cẩm không những thơm ngon mà còn chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Bạn sẽ bắt gặp những món ăn khá độc đáo từ gạo nếp cẩm như: xôi, bánh, chè,..
Sữa chua là gì
Sữa chua hay còn được gọi là yaourt, yogurt. Đây là một sản phẩm được tạo ra bởi sự lên men lactic sữa. Men lactic là loại lợi khuẩn cần thiết cho cơ thể của con người, có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường chức năng đường ruột. Sữa chua màu trắng, dẻo, sánh và có vị chua ngọt và hương thơm đặc trưng. Có thể sử dụng nhiều loại sữa khác nhau để làm sữa chua, trong đó, sữa bò tươi được sử dụng phổ biến.
Tác dụng của gạo nếp cẩm đối với sức khỏe
Ngày nay, nếp cẩm được nhiều người tin dùng bởi công dụng tuyệt vời của nó. Với tính ẩm, vị ngọt nếp cẩm được dùng để chữa: tiêu khát, những người hay ra mồ hôi trộm, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, những bệnh về tá tràng hay viêm loét dạ dày.
Một số nghiên cứu đã chứng minh chất oxy hóa trong nếp cẩm giúp bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa sự phá hủy của các ADN, có tác dụng hiệu quả trong việc phòng chống ung thư.
Ngoài ra, màu đen sẫm của nếp cẩm khi nấu sẽ biến thành màu tím sẫm, chứa nhiều loại amino acid và các khoáng chất.
Nếp cẩm còn được dùng nấu rượu nếp, uống lượng vừa phải sẽ giảm lượng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh huyết áp.
– Nếp cẩm – món ăn giàu dinh dưỡng
Nếp cẩm được mệnh danh là “Bổ huyết mễ”, bởi loại gạo nếp cẩm có nguồn dinh dưỡng rất cao. Hàm lượng protein trong nếp cẩm cao hơn các loại gạo khác đến 6,8%, chất béo cao hơn khoảng 20% . Tuyệt vời nữa là trong nếp cẩm có tới 8 loại acid amin cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết và carotene hữu ích cho cơ thể.
Vì thế, thực phẩm này hứa hẹn mang đến hàm lượng dinh dưỡng cao cho sức khỏe con người, đặc biệt là những người thể trạng suy kiệt, người gầy.
– Nếp cẩm rất tốt cho tim mạch
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong men gạo nếp có nhiều hoạt chất lovastatin và ergosterol. Đây là 2 thành phần chính hạn chế tai biến tim mạch và thúc đẩy quá trình tái tạo mạch máu.
Điều quý hơn là những loại thuốc chế tạo từ men nếp cẩm dùng chữa bệnh tim mạch không gây ra phản ứng phụ như mẩn ngứa, buồn nôn, dị ứng… Chính vì thế, nó mang đến cho bệnh nhân hiệu quả tốt nhất.
– Nếp cẩm có tác dụng làm đẹp
Bạn có biết lớp màng đen bao quanh hạt nếp cẩm chứa nhiều vitamin E. Rượu nếp cẩm khi lên men còn chứa nhiều vi chất có lợi và một số nhóm vitamin B. Nhờ vậy mà nếp cẩm được sử dụng để làm đẹp như giúp làm ẩm và tái tạo làn da hiệu quả.
Cách làm khá đơn giản: Rượu nếp cẩm bạn giã nhuyễn làm mặt nạ, dùng mặt nạ này đắp 15 phút rồi rửa sạch mặt mỗi tối. Bạn cũng có thể làm mặt nạ bằng nếp cẩm kết hợp sữa và trứng gà. Nếu bạn thường xuyên sử dụng mặt nạ này đảm bảo làn da sẽ trắng mịn trông thấy.
Công dụng tuyệt vời của sữa chua trong làm đẹp
- Sữa chua rất tốt cho tiêu hóa
- Giảm cholesterol trong máu
- Ngăn ngừa loãng xương
- Giúp kiểm soát cân nặng
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
- Trị viêm nhiễm vùng kín
- Tẩy tế bào chết cho da
Chè nếp cẩm sữa chua là sự kết hợp giữa các nguyên liệu chính, bao gồm nếp cẩm và sữa chua các thực phẩm này đều quen thuộc, gần gũi với người dân Việt và mang lại giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Khi kết hợp với nhau sẽ mang đến món ăn ngon thơm, cuốn hút với rất nhiều lợi ích
10 Cách nấu chè nếp cẩm sữa chua mới nhất 11/2024
Cách nấu Chè nếp cẩm sữa chua trân châu
Nguyên liệu làm Chè nếp cẩm sữa chua trân châu
Cho 4 người
- Sữa chua 1 hộp
- Gạo nếp cẩm 500 gr
- Bột năng 200 gr
- Bột trà xanh 10 gr
- Thạch sương sáo 50 gr
- Trái vải ngâm 1 hộp
- Bột cốt dừa 1 gói
- Dừa sấy 1 ít
- Đường bột 30 gr
- Đường 150 gr
- Muối 1/2 muỗng cà phê
Mua sương sáo ở đâu?
Sương sáo tươi bạn có thể tìm mua tại các chợ địa phương, các quán chè, ngoài ra bạn tìm mua sương sáo đóng hộp tại siêu thị hay cửa hàng tiện lợi đều có.
Bên cạnh đó bạn có thể mua bột sương sáo tại siêu thị Bách hóa Xanh hay trang web bachhoaxanh.com và tham khảo thêm cách làm sương sáo tại nhà theo hướng dẫn của Điện máy XANH nhé!
Dụng cụ thực hiện
Nồi cơm điện, nồi, tô, ly, muỗng,…
Cách chế biến Chè nếp cẩm sữa chua trân châu
Vo và nấu nếp cẩm
Cho 500gr gạo nếp cẩm vào thau vo sạch với nước lạnh từ 2 – 3 lần nước. Cho gạo nếp cẩm đã vo sạch vào thau, đổ nước ấm vào xâm xấp mặt gạo và ngâm ít nhất 2 tiếng.
Sau 2 tiếng ngâm, hạt gạo nếp cẩm đã nở mềm, bạn chắt bỏ nước ngâm, vo sạch lại lần nữa rồi chắt hết nước, cho gạo vào nồi cơm điện. Cho nước mới vào nồi một lượng bằng lượng nếp cùng 1/2 muỗng cà phê muối, cho nồi vào nồi cơm điện nhấn nút “Cook” nấu chín trong khoảng 20 – 30 phút.
Cho vào tô to 150ml nước ấm cùng 150gr đường và 50gr bột cốt dừa, khuấy đều cho đường tan hết.
Tiếp đến, bạn mở nắp nồi cơm điện thấy hạt gạo nếp cẩm đã nở và chín mềm thì bạn cho hỗn hợp nước cốt dừa vừa pha vào nồi, đảo đều. Đóng nắp nồi và bật chế độ “Cook” và nấu thêm khoảng 5 phút nữa nữa.
Pha và trộn bột làm trân châu
Cho vào tô to 200gr bột năng, 30gr đường bột và 10gr bột trà xanh, trộn đều. Cho vào tô 100ml nước nóng, trộn đều cho nước thấm hết vào bột.
Khi tô bột đã ráo nước, bạn dùng tay nhào nặn cho đều bột, đến khi bột dẻo mịn, đều màu và không dính tay nữa là được.
Tạo hình và luộc trân châu
Bột sau khi đã được trộn đều bạn cho ra thớt, chia nhỏ phần bột và lăn cho bột thành dải dài, sau đó cắt bột thành từng viên nhỏ đều nhau.
Cho từng viên bột vào lòng bàn tay lăn tròn thành viên tròn, bạn làm lần lượt cho đến hết phần bột.
Bắc nồi nước lên bếp lửa lớn cho sôi to rồi cho trân châu đã vo viên vào, luộc trân châu đến khi nước sôi lớn trở lại, trân châu chín nổi lên mặt nước và màu trong lại thì vớt ra cho vào ngâm trong tô nước lạnh.
Hoàn thành
Bạn lấy ly cho vào một ít trân châu, vài viên thạch sương sáo, 1 vài trái vải ngâm, sau đó múc nếp cẩm cho lên trên.
Cuối cùng, bạn chỉ cần đổ sữa chua mát lạnh vào đầy ly và rắc một ít dừa sấy lên trên mặt nữa là món chè đã hoàn thành và sẵn sàng để thưởng thức rồi!
Thành phẩm
Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể tự hoàn thành món chè nếp cẩm sữa chua trân châu ngon lành, mát lạnh tại nhà rồi.
Sữa chua có vị chua chua ngọt ngọt thanh mát, ăn cùng nếp cẩm dẻo thơm, béo ngọt và trân châu dai dai, dậy mùi trà xanh và sương sáo giòn mát cực hấp dẫn. Hương vị trái vải ngâm làm món ăn thêm phần lạ miệng, độc đáo.
Đây chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn giải nhiệt trong những ngày thời tiết oi bức đấy.
Cách nấu Chè nếp cẩm sữa chua trái cây
Nguyên liệu làm Chè nếp cẩm sữa chua trái cây
Cho 5 người
- Sữa chua 5 hộp
- Gạo nếp cẩm 200 gram
- Xoài 1 trái
- Mít Thái 100 gr
- Nước cốt dừa 150 ml
- Nước dừa tươi 300 ml
- Lá dứa 1 bó
- Cùi dừa non 1 ít
- Sữa đặc 1 ít
- Đường 50 gr
- Muối 1.5 muỗng cà phê
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua mít Thái ngon
Múi mít của những quả chín cây thường có màu vàng óng, cùi dày, vị ngọt bùi, xơ mít màu vàng nhạt hoặc màu trứng gà.
Bạn cũng nên quan sát phần mít tại nơi người bán đang tách múi, mít chín tự nhiên khi bổ ra ít nhựa và không có nhựa trắng.
Mít chín ép, múi cũng có màu vàng nhưng ăn cảm giác bị sượng, xơ mít màu vàng đậm như múi mít.
Khi mua bạn ngửi thử nếu múi không có mùi ngọt đặc trưng là mít chín ép, nhạt và khô.
Mít tiêm thuốc có những dòng nhựa trắng chảy ra từ trong ruột mít do tác động của thuốc, nếu bạn thấy phần mít người bán đang bổ có hiện tượng này thì tránh mua.
Cách chọn mua xoài chín ngon
Xoài chín tự nhiên thường ngửi thấy có mùi thơm đặc trưng, đôi khi có những chấm đen li ti trên phần vỏ nhưng không phải những mảng lớn.
Chọn những quả chín vàng và cầm thật chắc tay, vỏ căng bóng và mịn màng, phần chân của cuống xoài hơi lún xuống một tí.
Khi ấn nhẹ vào xoài sẽ cảm nhận được độ căng cứng của thịt xoài, không bị mềm hay dập nát là những quả xoài chín ngon.
Hạn chế chọn mua những quả xoài bị thâm đen, dập hoặc có lớp vỏ quá trơn nhẵn, căng bóng, bắt mắt không tì vết
Dụng cụ thực hiện
Nồi cơm điện, ly, muỗng, thớt, dao,…
Cách chế biến Chè nếp cẩm sữa chua trái cây
Vo và ngâm nếp cẩm
Cho 200gr gạo nếp cẩm vào thau to, đổ nước vào vo sạch.
Đổ nước vào xâm xấp mặt gạo cùng 1 muỗng cà phê muối, khuấy cho tan muối và ngâm gạo nếp cẩm trong ít nhất 5 tiếng.
Sau khi ngâm thấy hạt gạo đã nở, chắt nước ra và rửa gạo lại lần nữa với nước lạnh rồi vớt gạo ra để ráo.
Nấu nếp cẩm
Cho gạo nếp cẩm đã ngâm nở và rửa sạch vào nồi cơm điện cùng 300ml nước dừa tươi, dàn cho phẳng mặt gạo rồi đậy nắp rồi nhấn nút “Cook” và nấu chín trong khoảng 20 phút.
Khi gạo đã chín, bạn nhấc nồi ra cho vào 100ml nước cốt dừa, 50gr đường, 1/2 muỗng cà phê muối, trộn đều cho các nguyên liệu trộn lẫn vào nhau.
Tiếp theo, bạn cho vào nồi 1 bó lá dứa, đậy nắp và nấu thêm 15 phút nữa. Sau 15 phút, nhấc nồi ra và gắp bỏ lá dứa, xới tơi nếp cẩm.
Sơ chế trái cây
Mít mua về bạn tách múi, bỏ hạt, cắt sợi.
Xoài mua về bạn gọt vỏ, rửa sơ rồi cắt thành miếng vuông nhỏ.
Hoàn thành
Khi ăn, bạn múc 1 muỗng nếp cẩm cho vào ly, đổ sữa chua vào ngập phần nếp, cho trái cây đã cắt nhỏ vào và thêm 1 ít cùi dừa non lên trên, rưới lên trên cùng 1 ít nước cốt dừa (50ml nước cốt dừa còn lại) và sữa đặc để món chè thêm béo ngọt nhé.
Vậy là món chè sữa chua nếp cẩm trái cây đã hoàn thành và sẵn sàng để thưởng thức rồi!
Thành phẩm
Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể tự hoàn thành món chè nếp cẩm sữa chua trái cây thơm ngon, thanh mát ngay tại nhà rồi!
Nếp cẩm dẻo ngọt, thơm béo làm món ăn có màu sắp bắt mắt và hương vị đặc trưng, ăn cùng sữa chua mát lạnh, chua thanh vô cùng bắt vị. Trái cây tươi làm món ăn thêm phần thanh mát, độc đáo.
Đây chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tuyệt với để gia đình bạn giải nhiệt trong những ngày hè oi bức đấy nhé!
Cách chọn mua nếp cẩm ngon
Hạt gạo nếp cẩm ngon có màu tím thẫm, bụng màu vàng nhạt, hình dáng hơi dẹt nhưng mình vẫn mẩy tròn.
Không chọn mua những hạt gạo bị gãy, bị mùn hay đồ lông, có màu lạ và mùi lạ.
Bạn có thể tìm mua nếp cẩm tại các cửa hàng chuyên gạo, các sạp tạp hoá trong chợ địa phương, trong siêu thị nhé!
Cách nấu chè nếp cẩm sữa dừa
Nguyên liệu nấu chè nếp cẩm sữa dừa
– 100g gạo nếp cẩm
– 100g gạo nếp
– 1 quả xoài, ½ quả thanh long
– 500ml sữa dừa
– 50-100 g đường (tùy sở thích thích ngọt)
– Đá (tùy thích).
Cách nấu chè nếp cẩm sữa dừa
Bước 1: Nấu gạo
– Vo sạch gạo nếp, sau đó ngâm riêng từng loại gạo nếp qua đêm.
– Trộn 2 loại gạo với nhau rồi cho vào nồi cơm điện, thêm lượng nước xâm xấp mặt gạo và nấu như cơm (khoảng 60 phút).
Bước 2: Trộn nếp cẩm với đường
– Khi gạo chín, hạt gạo dẻo, mềm thêm đường vào và trộn, đợi cho nguội bớt thì cho vào bát hay cốc.
Bước 3: Sơ chế hoa quả
– Thanh long, xoài gọt vỏ cắt miếng vừa ăn.
Bước 4: Nấu sữa dừa
– Cho nước cốt dừa vào nồi, đun nhỏ lửa. Thêm đường phèn hoặc đường cát vào và nấu cho đến khi đường tan hoàn toàn. Sau đó bạn tắt bếp và đợi cho nước cốt dừa nguội.
Bước 5: Cách thưởng thức chè nếp cẩm sữa dừa
– Cho nếp cẩm ra bát, từ từ rưới nước cốt dừa vào bát nếp cẩm, thêm vài miếng xoài và thanh long ăn kèm. Bạn có thể thêm vài viên đá lạnh nếu thích.
Cách nấu chè nếp cẩm khoai môn
Nguyên liệu nấu chè nếp cẩm khoai môn
– 200gr gạo nếp cẩm, vo sạch để ráo nước
– 100gr gạo nếp, vo sạch để ráo nước
– 1/2 củ khoai môn, gọt vỏ thái hạt lựu to rửa sạch
– 160gr đường
– 1800ml nước
– 1/2 lon nước cốt dừa
– 1 xíu muối, 1 bó lá dứa, 1/2 thìa bột năng, 1 thìa đường
Cách nấu chè nếp cẩm khoai môn
Bước 1: Nấu nếp
– Cho nước vào nồi đun sôi thì thêm nếp cẩm và nếp trắng, lá dứa vào nồi khuấy đều, đun sôi thì vặn lửa nhỏ nấu cho đến khi nếp chín.
Bước 2: Làm chín khoai môn
– Khoai môn cho vào tô sứ rồi cho vào lò vi sóng quay 5 phút sau đó lấy ra.
Bước 3: Nấu chè nếp cẩm khoai môn
– Khi nếp đã chín bạn cho khoai môn vào nồi chè nấu tiếp đến khi khoai môn chín thì cho đường vào đảo đều đun sôi trở lại, nếm xem độ ngọt như ý thì tắt bếp.
– Cho nước cốt dừa, 2 thìa đường, 150ml nước, 1 ít lá dứa vào nồi đun xôi sau đó hòa bột năng với xíu nước rồi chế từ từ vào nồi chè khuấy đều xem độ đặc như ý đun xôi trở lại thì tắt bếp.
Bước 4: Cách thưởng thức chè nếp cẩm khoai môn
– Múc chè nếp cẩm khoai môn ra bát và chan nước cốt dừa lên rồi thưởng thức, dùng nóng hay lạnh đều ngon tuyệt.
Chè nếp cẩm sữa chua ai cũng mê
Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu chè nếp cẩm sữa chua
2 hộp sữa chua
20g đường
5g muối ăn
1500ml nước lọc
1 lọ nước cốt dừa
lá nếp 10g
1 bát con gạo nếp cẩm
Cách nấu chè nếp cẩm sữa chua
Bước 1: Làm sạch và nấu chín nếp cẩm đúng cách
– Gạo nếp cẩm bạn nhặt bỏ sạn và các hạt mốc lép ra sau đó đem vo sạch, tiếp theo ngâm gạo vào nước ấm như các loại gạo nếp thông thường từ 4 đến 6 tiếng. nếu muốn gạo nở mềm hơn và dẻo hơn thì có thể ngâm qua đêm.
– Sau khi ngâm thì đổ gạo ra vo sạch lại một lần nữa rồi để cho thật ráo nước mới đem nấu.
Bước 2: Hướng dẫn nấu chè nếp cẩm sữa chua
– Nếp cẩm cho vào nồi cơm điện nấu cùng với nước lọc đã chuẩn bị cho nhanh. Thêm vào lượng muối đã chuẩn bị để nếp cẩm đậm đà hơn. Lá nếp sau khi rửa sạch cũng cho vào nồi nấu cùng. Nấu như nấu cơm bình thường thôi.
– Để tránh chè nếp cẩm khi nấu bị trào ra ngoài thì bạn nên hé vung ra một chút. Nấu nhừ cho đến khi các hạt gạo nở bung ra là được. Lúc này gắp bỏ phần lá nếp đi.
– Sau đó ninh tiếp để nồi chè cạn nước và sánh lại. Chú ý nước chè phải làm sao không loãng như các loại chè khác cũng không được đặc quánh lại. Sau khi nồi chè đã đạt độ sánh như ý thì thêm nước cốt dừa cùng như đường vào khuấy đều. Nêm nếm lại một lần nữa cho vừa miệng ăn rồi tắt bếp.
– Chè nếp cẩm ít ai ăn nóng, chính vì thế khi nấu xong bạn múc ra ly rồi đợi nguội bớt mới cho sữa chua lên trên mặt. Khi ăn có thể thêm dừa non và trộn đều các nguyên liệu cùng đá bào để thưởng thức là tuyệt nhất. Thế là xong cách làm chè sữa chua nếp cẩm rồi đấy!
Chè nếp cẩm nước cốt dừa vừa bùi vừa béo
Nguyên liệu để nấu chè nếp cẩm nước cốt dừa
3g muối
2 thìa dầu chuối
Lá nếp 1 nắm nhỏ
5-7 thìa đường kính trắng
100ml nước dão cốt dừa
Nước dừa tươi 300ml
Nếp cẩm 150g
Các bước nấu chè nếp cẩm nước cốt dừa đúng vị
Bước 1: Tiến hành Sơ chế nguyên liệu trước khi nấu chè
– Vo sạch gạo nếp cẩm rồi đem ngâm cùng nước ấm 4 đến 6 tiếng cho nở ra, nấu sẽ nhanh hơn. Sau khi ngâm xong thì đem gạo đi vo lại với nước cho sạch hoàn toàn đồng thời nhặt bỏ sạn, thóc lẫn hạt xấu ra. Thêm muối vào và xóc đều số gạo nếp cho đậm đà hơn.
– Lá nếp bạn có thể rửa sạch rồi khi nấu cho vào nấu cùng chè cũng được còn không thì đem đi xay nhuyễn cùng nước lọc rồi chắt lấy nước cốt.
Bước 2: Tiến hành nấu chè nếp cẩm
– Chuẩn bị một nồi to cho các nguyên liệu gồm nếp cẩm xóc muối, nước cốt lá nếp cùng với nước dão dừa vào. Nếu thấy ít nước có thể thêm nước lọc vào cùng cũng được.
– Đặt nồi lên bếp rồi ninh bằng lửa nhỏ. Khi ninh đến lúc nồi chè gần sôi cần hé vung ra để chè không bị trào ra ngoài đồng thời hớt bọt đi và khuấy đều nồi chè. Công việc khuấy chè cần được làm trong suốt quá trình nấu để chè không khê đáy. Nấu đến khi các hạt gạo nếp nở bung ra là được.
– Khi các hạt gạo nếp đã nở bung đồng thời nước chè sánh lại thì thêm đường vào cho vừa miệng ăn rồi khuấy đều. Đun thêm cho đến khi đường tan hết thì mới tắt bếp. Tắt bếp xong thì cho dầu chuối vào và khuấy đều để nồi chè thơm hơn.
Bước 3: Thưởng thức thành quả
– Chè chín thì ra bát cho nguội bớt ròi thêm đá cùng nước cốt dừa vào để thưởng thức. Chỉ cần trộn đều các nguyên liệu lên là có thể thưởng thức được rồi đấy!
Đơn giản với chè nếp cẩm và đậu ván trắng
Nguyên liệu cần có để nấu nấu chè nếp cẩm đậu ván trắng
Dầu chuối hoặc lá nếp đều được
1 lon nước cốt dừa
400g nếp cẩm
Đường theo khẩu vị
2 thìa cà phê muối
250g đậu ván trắng
Cách nấu chè nếp cẩm đậu ván trắng đơn giản
Bước 1: Nấu chín nếp cẩm đúng cách
– Đầu tiên bạn đem nếp cẩm vo sạch như gạo thông thường rồi nhặt sạn, hạt lép sau đó ngâm nước ấm chừng 6 tiếng để gạo nở và nấu nhanh chín hơn.
– Sau khi ngâm gạo xong thì bạn cho vào nồi cùng nước lọc để nấu đến khi các hạt gạo nở bung, nước hơi sánh lại là được.
Bước 2: Thêm đường theo khẩu vị vào nồi chè
– Khi thấy các hạt nếp cẩm đã nở bung và nước đã sánh như ý thì bạn thêm đường theo khẩu vị vào rồi khuấy đều. Đun thêm khoảng vài phút để nếp cẩm ngâm cũng như đường tan hết.
Bước 3: Nấu chín đậu ván trắng
– Đổ đậu ván vào nước rồi vớt hết hạt nổi lên trên đi, đó là những hạt lép, sâu và hỏng. Sau đó rửa sạch lại và đem đi ngâm nước ấm.
– Ngâm đậu ván trắng xong thì bạn cho vào nồi ninh nhừ. Riêng đậu ván thì bạn nấu chín, hạt bở nhưng phải còn nguyên hạt mới được, không được nở bung nhé. Sau đó thêm đường cho vừa miệng vào khuấy đều rồi đun thêm vài phút thì tắt bếp.
Bước 4: Hướng dẫn nấu nước cốt dừa
– Nước cốt dừa đóng lon thực tế có thể dùng luôn nhưng bạn vẫn nên đun thêm vài phút cho ấm rồi thêm đường vào để tăng hương vị. Đun nóng và khi hỗn hợp hơi sệt lại là được.
Bước 5: Hoàn thiện và thưởng thức chè nếp cẩm đậu ván trắng
– Các nguyên liệu như đậu ván, nếp cẩm đã chín, nước cốt dừa đã sánh đặc vừa miệng thì bạn cho chè nếp cẩm vào bát, thêm ít đậu ván trắng, cuối cùng là cho nước cốt dừa vào bát và trộn đều lên là được.
– Chè nếp cẩm nấu cùng đậu ván trắng sẽ có vị ngọt thanh, sự bùi béo của nước cốt dừa, của đậu ván hòa quyện với nhau tạo nên món chè hấp dẫn ai ăn cũng thèm.
Lạ miệng với chè nếp cẩm sữa dừa hoa quả
Nguyên liệu nấu chè nếp cẩm sữa dừa cần có
1 hộp to sữa dừa (mua trong các siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa)
1 bát con đường
Chút đá bào
Một chút muối
150g nếp cẩm
Hoa quả tươi xoài, thanh long hoặc loại trái cây bạn yêu thích
50g gạo nếp
Cách nấu chè nếp cẩm sữa dừa nhanh và dễ
Bước 1: Nấu chín gạo nếp cẩm
– Nếp cẩm bạn đem vo sạch rồi đãi đi tạp chất sau đó ngâm qua đêm với nước ấm cho gạo nở mềm. Gạo nếp cũng làm tương tự như vậy
– Hai loại gạo đã ngâm xong thì đem trộn đều với nhau sau đó cho vào nồi cơm điện, thêm nước vào nấu như cơm là được.
Bước 2: Thêm đường vào hỗn hợp gạo
– Sau khi đồ chín gạo nếp, các hạt gạo nở bung rồi thì bạn thêm đường vào trộn đều và đợi nguội thì cho ra ly là được.
Bước 3: Sơ chế hoa quả ăn cùng
– Xoài và thanh long đem gọt vỏ và thái thành từng miếng cỡ hai ngón tay là được.
Bước 4: Cách nấu sữa dừa
– Nước cốt dừa mua về bạn đổ ra nồi rồi hạ nhỏ lửa để đun. Thêm chút đường vào và khuấy đều đến nước cốt dừa không bị nhạt quá. Đun đến khi đường tan hết, nước cốt dừa sôi lên thì tắt bếp. Đợi khi nước cốt dừa nguội mới thêm vào chè.
Bước 5:Thưởng thức chè nếp cẩm sữa dừa đúng cách
– Cho hỗn hợp gạo nếp đã ninh nhừ ra bát rồi thêm nước cốt dừa lên trên, sau đó thêm hoa quả vào để ăn cùng. Nếu thích ăn lạnh có thể thêm đá hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh đều được.
Chè nếp cẩm khoai môn cũng ngon lắm đấy
Nguyên liệu nấu chè nếp cẩm khoai môn cần chuẩn bị
1 thìa muối, 5g bột năng, 10g đường, 5 lá dứa to
100ml nước cốt dừa
50g khoai môn đã gọt vỏ rửa sạch và thái hạt lựu
Gạo nếp trắng 150g đã ngâm và vo sẵn để ráo nước
150g nếp cẩm cũng đã ngâm và vo sẵn để ráo
1500ml nước
200g đường
Hướng dẫn nấu chè nếp cẩm khoai môn
Bước 1: Nấu chín hai loại nếp
– Đầu tiên là đun sôi nước trên bếp trước rồi cho nếp cẩm cũng như nếp trắng và lá dứa đã rửa sạch vào nồi để đun. Khi nồi sôi trở lại thì khuấy nhẹ cho các loại nếp hòa vào nhau và hạ nhỏ lửa đun đến khi các loại nếp nở bung.
Bước 2: Hấp chín khoai môn
– Bạn có thể cho khoai vào lò vi sóng để nấu trong 5p rồi đem ra ngoài để nguội hoặc đem khoai hấp chín trong vòng 10p cũng được.
Bước 3: Bắt tay vào nấu chè nếp cẩm khoai môn
– Chè nếp đã chín, các hạt đã nở thì mới trút khoai môn vào và nấu tiếp đến khi khoai chín nhừ hoàn toàn nhưng vẫn còn nguyên miếng thì mới cho đường vào đảo đều. Đun thêm để các nguyên liệu ngấm đường và đường tan hết mới tắt bếp.
– Chuẩn bị một nồi nước khác cho đường, nước lọc và ít lá dừa còn sót lại đun sôi lên. Trong lúc đợi nước sôi thì bạn lấy 1 bát sạch thêm chút nước và hòa bột năng vào cho đến khi bột tan hoàn toàn. Đợi nồi nước sôi lên liền từ từ đổ bột năng đã hòa vào và khuấy đều đến khi được độ sánh như ý là được. Đun sôi lần nữa rồi tắt bếp.
Bước 4: Thưởng thức thành quả
– Múc chè nếp cẩm đã nấu chín với khoai môn vào bát, chan thêm nước cốt dừa và thêm dừa non sợi và đá bào vào ăn cùng nhé!
Chè nếp cẩm đậu đỏ ngon không cưỡng lại được
Nhìn chung cách nấu nếp cẩm đậu đỏ cũng không khác nếp cẩm sữa chua là bao có chăng là ở khâu nấu đậu đỏ mà thôi
Bạn có thể cân nhắc nấu chè nếp cẩm theo sở thích và khẩu vị của bản thân như chúng mình đã hướng dẫn nhé! Giờ thì họ cách nấu chè nếp cẩm đậu đỏ thôi nào.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu trước khi nấu
– Sơ chế gạo nếp cẩm là bước quan trọng và cần để ý nên bạn có thể thực hiện tỉ mỉ như cách làm sữa chua nếp cẩm mình đã hướng dẫn trên cùng.
– Đậu cần chọn những hạt to tròn đều và không bị mốc, sâu hay hỏng. Có thể ngâm đậu trước khoảng vài tiếng để đậu mềm hơn, nấu cũng nhanh hơn.
– Rửa sạch lá dứa rồi để nguyên
Bước 2: Cách nấu chè nếp cẩm đậu đỏ
Cho đậu đỏ và nước lọc vào nồi đun đến khi đậu đỏ chín mềm rồi mới cho lá dứa vào cho thơm. Sau đó thêm nếp cẩm vào đun thêm 5p cho gạo và đậu đỏ cùng chín đều.
Tiếp theo thêm đường theo khẩu vị và nước cốt dừa vào khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau. Cuối cùng chỉ cần múc ra bát và thưởng thức thôi nào. Có thể dùng lạnh cũng rất ngon đấy.
Chè nếp cẩm đậu đỏ nấu xong cần có vị bùi thơm của đậu hòa cùng độ béo ngậy của nước cốt dừa, mùi thơm dễ chịu từ lá dứa. Các nguyên liệu hòa vào nhau, khi ăn có vị ngọt vừa phải và mát lạnh từ đá.
Tải file PDF hướng dẫn cách nấu chè nếp cẩm sữa chua
Video hướng dẫn cách nấu chè nếp cẩm sữa chua
Mua nguyên liệu nấu chè nếp cẩm sữa chua ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm chè nếp cẩm sữa chua, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Những lưu ý cần nhớ để nấu được chè nếp cẩm ngon
Cách chọn nếp cẩm khi nấu chè thật chuẩn
– Nếp cẩm chọn hạt tròn, thon đều có màu tím đậm tự nhiên, chú ý không chọn hạt tím do nhuộm màu nhé!
– Nếp cẩm có đặc trưng là màu tím chính vì thế nếu hạt nào có màu trắng quá hay giữa hạt bạc bụng thì không nên dùng vì những hạt này bị xay xát kỹ quá rồi, không còn nhiều chất dinh dưỡng nữa.
– Kiểm tra gạo nếp bằng cách nhai thử vài hạt, nếu có vị ngọt nhẹ là được. Còn gạo không tốt là có vị nhạt hoặc vị lạ.
Lưu ý trong quá trình nấu chè để có chè nếp cẩm ngon
– Nhiều người không ngâm gạo nếp mà nấu luôn nhưng thực tế nên ngâm vì gạo sẽ mềm nấu cũng dẻo và nở hơn.
– Không nên nấu chè đến mức hạt nở hết sẽ bị nhão hoặc để nồi khê, chè không còn ngon nữa.
Nên dùng lá dứa khi nấu chè vì sẽ giúp chè có mùi thơm thanh hơn.
Những lưu ý khi nấu chè nếp cẩm
Chọn gạo nếp cẩm: Gạo nếp cẩm để nấu chè cần được chọn lựa kỹ càng để đảm bảo chất lượng món ăn. Nên chọn những hạt gạo căng mẩy, đều màu là những hạt ngon, không nên chọn phần gạo có dấu hiệu để lâu, bị mối, mọt.
Quá trình nấu chè: Trong quá trình nấu chè, bạn cần thường xuyên khuấy và mở hé vung để chè không trào ra ngoài. Nếu chè tràn ra ngoài quá nhiều sẽ bị khê, không còn đảm bảo được mùi vị đặc trưng.
Nấu chè nếp cẩm với lá dứa sẽ giúp chè có mùi thơm thoang thoảng hấp dẫn.
Tổng kết
Chè nếp cẩm không chỉ thơm ngon mà còn rất tốt cho tiêu hóa và làm đẹp. Đây là món ăn vặt bổ dưỡng dành cho gia đình và các chị em. chúng tôi chúc các bạn thành công khi thực hiện cách nấu chè nếp cẩm sữa chua và chè nếp cẩm nước cốt dừa tuyệt ngon mới nhất 11/2024 mà chúng tôi vừa chia sẻ!