Chè khoai môn bột báng là món chè rất được ưa thích, từ người miền Nam đến người miền Bắc. Cái vị bùi bùi của khoai môn, vị dai dai của bột báng, beo béo của nước cốt dừa, cực hấp dẫn người thưởng thức. Cùng tìm hiểu Cách nấu chè khoai môn bột báng mới nhất 11/2024 dưới đây nhé
Khoai môn là gì
Khoai môn là một loại thực vật có củ cái và củ con. Củ cái nặng từ 1,5 đến trên 2 kg, ít củ con, chứa nhiều tinh bột. Tại Việt Nam có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn…
Lợi ích của khoai môn đối với sức khỏe
1. Kích thích tiêu hóa
2. Ngăn ngừa các loại bệnh ung thư
3. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
4. Có lợi cho huyết áp và giúp tim khỏe mạnh
Chè khoai môn bột báng là sự kết hợp giữa các nguyên liệu chính, bao gồm khoai môn và bột báng các thực phẩm này đều quen thuộc, gần gũi với người dân Việt và mang lại giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Khi kết hợp với nhau sẽ mang đến món ăn ngon thơm, cuốn hút với rất nhiều lợi ích
7 Cách nấu chè khoai môn bột báng đơn giản tại nhà 11/2024
Cách nấu chè khoai môn bột báng dẻo mềm thơm ngon đơn giản tại nhà
Nguyên liệu làm Chè khoai môn bột báng
Cho 3 người
- Khoai môn 400 gr
- Bột báng 50 gr
- Bột khoai 100 gr
- Bột sắn dây 2 muỗng canh
- Nước cốt dừa 150 ml
- Lá dứa 2 nhánh
- Đường 100 gr
Cách chọn khoai môn bở ngon không sượng
Kích thước: Chọn những củ có kích thước vừa, không quá lớn cũng không quá nhỏ.
Hình dáng: Chọn những trái tròn đều, hình dáng như quả trứng gà, lớp vỏ sần sùi, có nhiều râu và có đất bám trên vỏ.
Màu sắc: Chọn khoai có lớp ruột bên trong màu trắng đục, có nhiều vân tím.
Khi mua bạn cầm thử khoai môn lên tay. Nếu cảm thấy nhẹ tay thì khoai có nhiều tinh bột, khi nấu chín sẽ có vị béo bùi.
Ngược lại nếu khoai môn nguyên củ nặng thì tức là nó nhiều nước bên trong, những củ như thế này khi nấu chín thường không có vị, rất nhạt, bị sượng.
Cách chế biến Chè khoai môn bột báng
Ngâm bột báng, bột khoai
Đầu tiên bạn rửa qua bột báng với nước để loại bỏ phần bụi bám bên ngoài, sau đó bạn đổ ngập nước rồi ngâm trong vòng 40 phút cho bột báng nở mềm.
Tương tự với bột khoai, bạn rửa sơ qua rồi ngâm trong 40 phút cho bột khoai được nở ra nhé.
Sơ chế khoai môn
Khoai môn mua về bạn rửa sạch lớp đất bám bên ngoài. Sau đó đeo bao tay rồi gọt bỏ phần vỏ khoai môn đi. Mủ khoai môn sẽ khá ngứa nên nếu không có bao tay thì bạn không nên để khoai dính nước trước khi gọt vỏ nhé.
Sau khi gọt vỏ khoai, bạn tiến hành cắt khoai thành từng khúc nhỏ vừa ăn để nấu cho khoai dễ mềm và nhanh hơn nhé.
Cách gọt khoai môn sạch, không ngứa
Cách 1: Khi mua khoai môn về, bạn không nên rửa trước mà hãy để nguyên củ và dùng tay thật khô để gọt vỏ khoai và ngâm trong nước muối pha loãng ngay sau khi gọt, để loại bỏ chất gây ngứa.
Cách 2: Dùng găng tay nylon hoặc bao tay vải khi sơ chế khoai môn để hạn chế bị dính chất ngứa. Nhưng với cách này, bạn sẽ khó cầm chắc và khi gọt sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Cách 3: Bọc khoai với giấy bạc và cho vào lò nướng khoảng 2 – 3 phút, để cho lớp nhựa chảy ra ngoài.
Nấu chè
Bạn cho 2 muỗng canh sắn dây vào chén, thêm vào 2 muỗng canh nước lọc rồi khuấy đều cho bột sắn tan ra. Lá dứa bạn rửa sạch rồi cuộn bó là thành 1 bó.
Cho vào nồi khoảng 500ml nước, thêm vào 100gr đường vào rồi khuấy cho đường tan. Đặt nồi nước lên bếp và mở lửa vừa, thêm tiếp vào 50gr bột báng, 100gr bột khoai đã ngâm nở cùng với bó lá dứa rồi nấu trong khoảng 5 – 7 phút.
Tiếp đó, bạn cho phần khoai môn đã cắt nhỏ khuấy đều và đun chè trong 25 – 30 phút với lửa vừa đến khi khoai môn mềm nhừ.
Lúc này bạn vớt phần lá dứa ra và thêm vào phần bột sắn đã pha, vừa đổ vừa khuấy đều để tránh bị vón.
Sau cùng bạn cho 150ml nước cốt dừa vào nồi, khuấy đều và đun thêm khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp. Múc chè ra chén và thưởng thức ngay nhé.
Thành phẩm
Chè khoai môn bột báng thơm ngon với vị bùi bùi của khoai môn, beo béo của nước cốt dừa, đặc biệt là sự dẻo mềm, dai dai của bột báng và bột khoai khi ăn rất bắt miệng.
Sự kết hợp hoàn hảo này đã tạo nên hương vị đặc trưng cho món chè này sẽ khiến bạn dù ăn nhiều lần vẫn thích đấy!
Cách làm chè khoai môn bí đỏ ngọt béo lạ mà quen ăn là ghiền
Nguyên liệu làm chè khoai môn bí đỏ
Cho 4 người
- Khoai môn 300 g
- Bí đỏ 200 g
- Cơm dừa 100 g
- Nước cốt dừa 500 ml
- Đường 300 g
- Bột năng 300 g
- Nước cốt lá dứa 100 ml
- Bột bắp 10 g
Dụng cụ: nồi, thau, chén, rây…
Cách chọn khoai môn và bí đỏ ngon:
– Cách chọn khoai môn ngon:
Bạn nên chọn những củ khoai môn có kích thước vừa.
Những củ có lớp ruột bên trong màu trắng đục và có nhiều vân tím là những củ khoai ngon và nhiều bột.
– Cách chọn bí đỏ ngon:
Bạn hãy chọn những quả bí đỏ có cuống dài.
Vỏ có màu cam đậm, ít ruột, không bị các vết nâu hay bị dập, thối.
Cầm thử lên không bị nặng tay.
Cách chế biến chè khoai môn bí đỏ
Sơ chế nguyên liệu
Khoai môn, bí đỏ bạn mang đi gọt bỏ vỏ và rửa sạch để cho ráo nước. Tiếp theo bạn sắt khoai môn, bí đỏ và phần cơm dừa thành hạt lựu.
Luộc khoai và bí
Bắt lên bếp một nồi nước, sau khi nước trong nồi bắt đầu sôi lên, bạn cho khoai môn sắt hạt lựu vào luộc sơ khoảng 3 phút rồi vớt ra để cho ráo nước. Tiếp tục thực hiện tương tự như luộc khoai môn cho phần bí sắt hạt lựu.
Luộc nguyên liệu sau khi áo bột năng
Bạn cho bột năng vào từng âu đựng khoai môn, bí đỏ và dừa rồi trộn đều lên. Rưới từ từ một ít nước vào âu đựng dừa và âu đựng bí đỏ, phần nước cốt lá dứa bạn rưới nhẹ một ít vào âu đựng khoai môn và trộn đều 3 âu lên. Dùng rây để lược bỏ phần bột dư đi.
Đặt lên bếp một nồi nước sôi, sau đó luộc lần lượt khoai môn, bí đỏ và dừa cho đến khi thấy lớp bột năng trong lại thì vớt ra tô rửa lại với nước lạnh rồi để ráo.
Nấu nước cốt
Chuẩn bị một cái nồi và cho 100ml nước cốt dừa, 1 muỗng đường và một ít bột bắp pha với nước vào nồi. Bạn bắt lên bếp nấu và khuấy đều đến khi hỗn hợp hơi sệt lại thì tắt bếp.
Nấu chè
Cho vào nồi 300ml nước, 400ml nước cốt dừa, 300g đường, rồi nấu cho đường tan hết. Sau khi đường tan hết thì bạn cho vào nồi một ít muối.
Bạn cho khoai môn, bí đỏ và dừa vào cùng rồi khuấy đều nhẹ tay. Đợi chè sôi lên thì bạn tắt bếp đi.
Thành phẩm
Bạn múc chè ra chén và rưới nước cốt dừa lên trên, khi ăn bạn có thể rắc thêm một ít mè lên hay để nguội và cho thêm đá vào ăn cùng.
Với một bát chè khoai môn bí đỏ đầy màu sắc, phần nước cốt dừa ngọt, dẻo, thơm và béo ngầy ngậy quyện cùng những viên khoai, bí rất mềm và béo, dừa thì giòn giòn, được bọc bởi lớp bột ngoài cùng dai dai ăn rất vui miệng. Tất cả hòa quyện tạo nên sự bắt mắt và hấp dẫn tuyệt vời của bát chè khoai môn bí đỏ làm cho những tín đồ mê chè khó lòng cưỡng nổi.
Cách nấu chè khoai môn bí đỏ dẻo ngọt, thơm ngon ngầy ngậy, quyện trong miệng thật đã
Nguyên liệu làm chè khoai môn bí đỏ
- Khoai môn 300 g
- Bí đỏ 200 g
- Cơm dừa 100 g
- Nước cốt dừa 500 ml
- Đường 300 g
- Bột năng 300 g
- Nước cốt lá dứa 100 ml
- Bột bắp 10 g
Cách chọn khoai môn và bí đỏ ngon:
– Cách chọn khoai môn ngon:
Bạn nên chọn những củ khoai môn có kích thước vừa. Những củ có lớp ruột bên trong màu trắng đục và có nhiều vân tím là những củ khoai ngon và nhiều bột.
– Cách chọn bí đỏ ngon:
Bạn hãy chọn những quả bí đỏ có cuống dài.
Vỏ có màu cam đậm, ít ruột, không bị các vết nâu hay bị dập, thối.
Cầm thử lên không bị nặng tay.
Cách làm nước cốt dừa: nước cốt dừa bạn có thể mua ngoài.
Cách chế biến chè khoai môn bí đỏ
1. Sơ chế nguyên liệu
Khoai môn, bí đỏ bạn mang đi gọt bỏ vỏ và rửa sạch để cho ráo nước. Tiếp theo bạn sắt khoai môn, bí đỏ và phần cơm dừa thành hạt lựu.
2. Luộc khoai và bí
Bắt lên bếp một nồi nước, sau khi nước trong nồi bắt đầu sôi lên, bạn cho khoai môn sắt hạt lựu vào luộc sơ khoảng 3 phút rồi vớt ra để cho ráo nước. Tiếp tục thực hiện tương tự như luộc khoai môn cho phần bí sắt hạt lựu.
3. Luộc nguyên liệu sau khi áo bột năng
Bạn cho bột năng vào từng âu đựng khoai môn, bí đỏ và dừa rồi trộn đều lên. Rưới từ từ một ít nước vào âu đựng dừa và âu đựng bí đỏ, phần nước cốt lá dứa bạn rưới nhẹ một ít vào âu đựng khoai môn và trộn đều 3 âu lên. Dùng rây để lược bỏ phần bột dư đi.
Đặt lên bếp một nồi nước sôi, sau đó luộc lần lượt khoai môn, bí đỏ và dừa cho đến khi thấy lớp bột năng trong lại thì vớt ra tô rửa lại với nước lạnh rồi để ráo.
4. Nấu nước cốt
Chuẩn bị một cái nồi và cho 100ml nước cốt dừa, 1 muỗng đường và một ít bột bắp pha với nước vào nồi. Bạn bắt lên bếp nấu và khuấy đều đến khi hỗn hợp hơi sệt lại thì tắt bếp.
5. Nấu chè
Cho vào nồi 300ml nước, 400ml nước cốt dừa, 300g đường, rồi nấu cho đường tan hết. Sau khi đường tan hết thì bạn cho vào nồi một ít muối.
Bạn cho khoai môn, bí đỏ và dừa vào cùng rồi khuấy đều nhẹ tay. Đợi chè sôi lên thì bạn tắt bếp đi.
6. Thành phẩm
Bạn múc chè ra chén và rưới nước cốt dừa lên trên, khi ăn bạn có thể rắc thêm một ít mè lên hay để nguội và cho thêm đá vào ăn cùng.
Với một bát chè khoai môn bí đỏ đầy màu sắc, phần nước cốt dừa ngọt, dẻo, thơm và béo ngầy ngậy quyện cùng những viên khoai, bí rất mềm và béo, dừa thì giòn giòn, được bọc bởi lớp bột ngoài cùng dai dai ăn rất vui miệng. Tất cả hòa quyện tạo nên sự bắt mắt và hấp dẫn tuyệt vời của bát chè khoai môn bí đỏ làm cho những tín đồ mê chè khó lòng cưỡng nổi.
Cách nấu chè khoai môn không nếp bằng đậu xanh
Món chè khoai môn đậu xanh không còn xa lạ với thực khách trong mỗi chuyến du lịch miền Tây. Vị thơm của lá dứa, ngọt bùi của khoai môn quyện cùng đậu xanh vô cùng hấp dẫn!
Nguyên liệu chè khoai môn đậu xanh không nếp
Khoai môn: 500g
Đậu xanh: 150g
Lá dứa: 4 – 5 lá
Nước cốt dừa: 1 lon
Đường
Nước lọc
Cách nấu chè khoai môn không nếp đậu xanh
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Khoai môn mua về gọt sạch vỏ, sơ chế thật sạch;
Lá dứa rửa sạch;
Đậu xanh rửa thật sạch với nước và mang đi ngâm khoảng 15 phút sau đó vớt đậu ra.
Khâu sơ chế nguyên liệu không tốn quá nhiều thời gian (Ảnh: Sưu tầm)
Bước 2: Nấu chè khoai môn lá dứa đậu xanh
Khoai môn mang đi luộc chín và thái từng miếng vừa ăn;
Bắc một chiếc nồi to lên bếp, đổ đậu xanh vào nấu khoảng 20 phút cho đậu chín mềm;
Cho khoảng 2 – 3 lá dứa vào nấu cùng và thêm một chút đường, đậy vung nồi cho đến khi sôi;
Tiếp tục cho khoai môn vào nồi cho đến khi nước sôi thì tắt bếp ngay, tránh để quá lâu khoai sẽ bị nát.
Đối với món chè đậu xanh khoai môn, bạn hãy thêm một chút đậu phộng hoặc nước cốt dừa sẽ ngon hơn nhé! (Ảnh: Sưu tầm)
Cách nấu chè khoai môn bột báng chỉ 30 phút
Nếu có dịp đi du lịch Sài Gòn, bạn đừng bỏ qua món chè khoai một bột báng siêu ngon, nức tiếng đất Sài thành. Cùng vào bếp thực hiện món chè này nhé!
Nguyên liệu nấu chè khoai môn dẻo
Khoai môn: 500g
Bột báng: 50g
Nước cốt dừa: 1 lon
Bột sắn dây: ½ thìa cà phê
Đường
Hướng dẫn cách nấu chè khoai môn bột báng đơn giản
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bột báng rửa thật sạch và ngâm với nước lạnh khoảng 45 phút;
Khoai môn rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ vừa khăn khoảng 2cm. Lưu ý khi gọt khoai nên đeo găng tay để tránh bị ngứa.
Bước 2: Nấu chè khoai môn dẻo bột báng
Bắc nồi lên bếp, đổ nước và cho khoai môn vào nấu đến khi chín mềm;
Bột báng cho vào luộc đến khi chín thì vớt ra cho vào 1 thau nước lạnh để bột không bám vào nhau;
Pha một bát nhỏ bột sắn dây và đổ từ từ vào nồi khoai môn, nhớ đổ từ từ để bột không bị vón cục;
Thêm đường vào nồi chè sao cho hợp khẩu vị là được;
Khoai chín thì tắt bếp là đã hoàn thành;
Múc chè ra bát, cho bột báng, rưới một chút nước cốt dừa lên phía trên và khuấy đều, bạn có thể cho thêm đá bào để thưởng thức tùy ý nhé!
Cách nấu chè khoai môn hạt sen
Món chè hạt sen khoai môn là một trong những biến tấu đặc biệt của chè hạt sen nổi tiếng xứ Huế. Cùng tìm hiểu ngay xem công thức nấu món chè này có khó không ngay sau đây nhé!
Nguyên liệu chè khoai môn tím hạt sen
Khoai môn: 600g
Bột báng: 500g
Hạt sen: 300g
Bột sắn dây
Nước cốt dừa
Đường
Cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa hạt sen
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bột báng rửa sạch và ngâm trong khoảng 30 phút;
Rửa sạch khoai môn, gọt vỏ, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi rửa tiếp 2 đến 3 nước nữa;
Hạt sen rửa với nước để loại bỏ bụi bẩn, cắt đầu, làm sạch tâm, ngâm vào nước cho mềm;
Bột sắn dây pha cùng một chút nước cho hòa tan.
Bước 2: Cách nấu
Hạt sen cho vào nồi và luộc khoảng 15 phút thì vớt ra;
Bột báng nấu sôi, sau đó cho thêm ít nước lạnh vào nấu và nấu tiếp cho tới khi bột báng chín thì vớt ra một thau nước lạnh để bột báng không bị dính;
Bắc nồi lên bếp và nấu khoai môn, nước sôi thì vớt bọt và thêm hạt sen vào nấu cùng khoai đến khi chín mềm là được;
Tiếp tục cho đường cùng bột sắn dây vào khuấy đều. Lưu ý đổ từ từ bột sắn dây để bột không bị vón cùng hòa tan đều;
Cuối cùng đổ thêm một chút nước cốt dừa vào khuấy đều khoảng 3 phút và tắt bếp.
Cách nấu chè khoai môn nếp cẩm
Nguyên liệu nấu chè khoai môn nếp cẩm
Khoai môn: 1 kg
Nếp cẩm: 200g
Bột sắn dây: 3 thìa cà phê
Nước cốt dừa: 1 lon
Đường, muối
Hướng dẫn cách làm chè khoai môn nếp cẩm
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Nếp cẩm mua về vo thật sạch với nước và ngâm từ 5 đến 6 tiếng;
Gọt vỏ khoai môn, rửa sạch và để ráo nước, sau đó cắt thành miếng vuông vừa ăn.
Bước 2: Cách nấu chè khoai môn bột sắn nếp cẩm
Bắc nồi lên bếp, chờ nước sôi thì cho một chút muối và đổ khoai môn vào luộc cùng;
Chờ khoảng 15 – 20 phút khoai môn chín thì vớt ra và trụng sơ với nước lạnh sau đó để ráo;
Nếp cẩm sau khi đã ngâm xong thì mang đi nấu khoảng 20 phút cho chín mềm. Trong khi nấu bạn có thể thêm ⅓ thìa cà phê muối để nếp cẩm được đậm vị hơn;
Nếp sau khi chín hãy cho thêm đường vào sao cho hợp khẩu vị gia đình bạn là được;
Tiếp tục đổ khoai môn vào nồi nếp cẩm và khuấy đều;
Pha bột sắn dây với một chút nước và khuấy đều. Sau đó đổ từ từ vào nồi chè để tạo độ sánh, sền sệt cho chè;
Nấu thêm khoảng 3 phút thì bạn đảo đều và tắt bếp.
Múc chè ra bát và rưới một chút nước cốt dừa và thưởng thức thôi nào!
Chè khoai môn nếp cẩm thơm ngon, đậm vị với nếp cẩm dẻo thơm, độ sánh mịn của bột sắn dây quyện vị ngọt của nước cốt dừa quả thực là một sự kết hợp có 1-0-2 đó nha!
Tải file PDF hướng dẫn Cách nấu chè khoai môn bột báng
Video hướng dẫn Cách nấu chè khoai môn bột báng
Mua nguyên liệu nấu chè khoai môn bột báng ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm chè khoai môn bột báng, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha
Cách bảo quản khoai môn lâu ngày
Đối với khoai môn chưa gọt vỏ
Sau khi mua khoai về, bạn ăn chưa hết và chưa sơ chế thì cách tốt nhất để bảo quán đó là nên rải khoai ra nền khô ráo và thoáng mát để ráo vỏ khoai. Tuyệt đối không để khoai cả vỏ trong tủ lạnh nhé, nó sẽ bị hơi nước trong tủ lạnh làm mềm, nhanh chóng bị thối.
Đối với khoai môn đã gọt vỏ
Khoai môn mua về mình sơ chế rồi để vào hộp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 3 -4 ngày hoặc trên ngăn đông đá thì sẽ được lâu hơn đấy, tầm 7 – 10 ngày. Còn nếu nhà bạn không có tủ lạnh thì nhớ bỏ khoai ra khỏi túi giấy, giữ ở nơi thoáng mát và thường xuyên kiểm tra khoai để còn xử lý kịp thời.
Mẹo gọt khoai môn không bị ngứa
Cách gọt khoai lang không bị ngứa
Đeo găng tay nylon hoặc cao su để sơ chế khoai môn, lưu ý không nên cho tay trực tiếp chạm vào khoai.
Cho khoai môn vào nồi, thêm 200ml nước nước cùng 1 muỗng cà phê muối. Sau khi bắc nồi lên bếp đun sôi thì bạn đổ khoai ra và ngâm với nước lạnh rồi bắt đầu lột vỏ. Cách này sẽ giúp khoai môn không gây ngứa nữa.
Nếu mua khoai nguyên vỏ về, bạn hãy để yên lớp đất trên vỏ khoai rồi dùng tay khô để gọt vỏ. Sau đó ngâm khoai vào nước muối loãng 10 phút là có thể chế biến.
Có một cách nữa mà mọi người vẫn hay dùng, đó là bạn gói khoai bằng giấy bạc và cho vào lò vi sóng nướng sơ qua 2 phút. Sẽ giúp bạn bớt bị ngứa tay khi gọt mà lại dễ bóc vỏ.
Cách xử lý nhanh cơn ngứa khi gọt khoai môn
Để hết ngứa tay bạn rửa tay với nước giấm pha nước hoặc nước muối pha với chanh.
Nếu vô tình chạm vào khoai và tay bị ngứa, hãy hơ tay gần lửa khoảng 1 phút sẽ hết.
Bạn cũng có thể vò nát lá chuối xanh rồi chà lên vùng da bị ngứa khoảng 7 – 10 phút, sẽ hết ngứa ngay thôi.
Tổng kết
Hy vọng với cách nấu chè khoai môn bột báng thơm béo 11/2024 mà chúng tôi đã chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn bỏ túi thêm các công thức làm món chè hấp dẫn để chiêu đãi cho gia đình nhé. Chúc bạn thực hiện thành công món ăn này!