Updated at: 23-05-2022 - By: Hoàng Cường

Chè khoai mì ngũ sắc, món chè dân dã từ những củ khoai mì quen thuộc và dễ tìm. Chén chè với năm màu bắt mắt cùng vị ngọt bùi của khoai mì, vị beo béo của nước dừa. Tất cả tạo nên món ăn vặt đúng vị truyền thống làng quê Việt Nam. Cùng vào bếp nấu chè khoai mì ngũ sắc mới nhất 04/2024 để chiêu đãi cả nhà dịp cuối tuần này nhé!

Khoai mì vốn là loại củ rất phổ biến, đặc biệt ở các miền quê của nước ta. Dù giá thành rẻ nhưng đây là nguyên liệu chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Với lượng chất xơ, vitamin cao nhưng calo lại thấp, khoai mì tốt cho hệ tiêu hóa, mắt cùng xương. Đó còn là thực phẩm giảm cân an toàn, lành mạnh lại đẹp da cho chị em phụ nữ.

Khoai mì là gì?

  • Tên gọi khác: Sắn, củ mì,…

  • Tên khoa học: Manihot esculenta Crantz.

  • Họ khoa học: Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

  • Bộ phận dùng: Rễ, lá, vỏ thân – Radix, Folium et Cortex Manihotis Esculentae.

Giá trị dinh dưỡng của khoai mì

Theo nhiều tài liệu, cây khoai mì có thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng khá phong phú:

Củ khoai mì tươi chứa:

  • 4% nước, 0.2% chất béo, 38.7% carbohydrat, 0.7% protein, 1% chất vô cơ, calci 50 mg%, phospho 40 mg%, thiamin 0.04 mg%, sắt 0.9 mg%, riboflavin 0.01 mg%…

  • Trong đó, carbohydrat gồm: glucose, fructose, dextrin, sucrose, pentosan và chất nhầy…một lượng nhỏ albumin, globulin, glutein, leucin, lysin, tryptophan, valin…phopholipid, acid béo.

  • Cùng nhiều acid amin, khoáng chất và vitamin khác như vitamin A, B, C, HCN…

  • Hàm lượng bột thay đổi tùy theo loại sắn và điều kiện sinh trưởng.

  • Độc tố dạng glucosid, dưới tác dụng của hệ thống tiêu hóa, dịch vị bị thủy phân thành acid cyanhydric.

  • Năng lượng 670 calo trong 100g.

100g khoai mì luộc chứa:

  • Năng lượng 112 calo, trong đó 98% từ carbohydrate, còn lại là từ các chất béo, protein, chất xơ…

  • Carbohydrate 27g, chất xơ 1g, vitamin B1 20% RDI, vitamin B2 2% RDI, canxi 2% RDI, P 5% RDI…( RDI là khẩu phần khuyến cáo hằng ngày)

  • Sắt, vitamin C, B3,…

Chè khoai mì là sự kết hợp giữa các nguyên liệu chính, bao gồm khoai mì và cách nguyên liệu khác . các thực phẩm này đều quen thuộc, gần gũi với người dân Việt và mang lại giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Khi kết hợp với nhau sẽ mang đến món ăn ngon thơm, cuốn hút với rất nhiều lợi ích

Lá khoai mì chứa:

  • Protein thô 20.6-36.4%, chất béo 1.67%, nito 1.183%, sợi 2.1%, tro 1.46%, sắt 5.46 mg%, 89mg% HCN caroten, thiamin, riboflavin, niacin,…

  • Phần lá còn có đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin…

Khoai mì chứa nhiều năng lượng và chất xơ cần thiết cho cơ thể.

Cách nấu chè khoai mì ngũ sắc siêu đơn giản

Cách nấu chè khoai mì ngũ sắc bắt mắt, thơm ngon hấp dẫn ai cũng mê

Nguyên liệu làm Chè khoai mì ngũ sắc

Cho 4 người

  •  Khoai mì 1 kg
  •  Bột năng 80 gr
  •  Đậu phộng rang 30 gr
  •  Bột báng 50 gr
  •  Bột khoai 50 gr
  •  Nước cốt lá dứa 1 chén
  •  Nước cốt lá cẩm 1 chén
  •  Nước cốt hoa đậu biếc 1 chén
  •  Nước cốt hạt gấc 1 chén
  •  Nước cốt dừa 250 ml
  •  Muối 1/2 muỗng cà phê
  •  Đường 5 muỗng canh

Cách chọn mua khoai mì tươi ngon

  • Để chọn mua được những củ khoai mì ngon, có củ mềm ngọt, không bị xơ thì bạn nên chọn củ có lớp vỏ tươi mới.

  • Một mẹo hay đó là dùng móng tay cạo nhẹ phần vỏ mỏng phía ngoài khoai mì, nếu lớp vỏ phía trong là màu hồng nhạt thì nên chọn, màu trắng thì không nên, bởi vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng.

  • Ngoài ra, củ khoai mì bạn không nên để quá lâu sẽ làm khoai bị chai sượng, không còn ngon nữa.

Nguyên liệu món ăn cách nấu chè khoai mì ngũ sắc

Dụng cụ thực hiện

Máy xay sinh tố, vỉ hấp, thau, tô, chén,…

Cách chế biến Chè khoai mì ngũ sắc

Sơ chế các nguyên liệu

Khoai mì mua về bào vỏ, cắt khúc và ngâm trong nước muối pha loãng ít nhất 2 tiếng, sau đó vớt ra để ráo rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn (hoặc bào nhuyễn).

Cho khoai mì đã bào nhuyễn vào túi vải và vắt cho thật khô, phần xác khoai để ra thau riêng, phần nước thì bạn để khoảng 20 phút cho lắng cặn.

Phần xác khoai mì bạn cho vào tô lớn, cho vào tô 80gr bột năng, 2 muỗng canh đường, 50ml nước cốt dừa vào chung, trộn đều các hỗn hợp lại với nhau.

Tiếp đến cho các hỗn hợp trên vào 5 cái tô, bạn cho chén nước cốt lá dứa vào 1 tô và trộn đều. Tiếp tục đổ từng chén nước cốt lá cẩm, nước cốt hạt trái gấc, nước cốt hoa đậu biếc còn lại vào từng tô và trộn đều các hỗn hợp lại với nhau.

Phần bột báng, bột khoai bạn rửa sạch rồi ngâm với nước lạnh 20p, sau đó rửa sơ lại với nước rồi để ráo.

Bước 1 Sơ chế các nguyên liệu Chè khoai mì ngũ sắc

Bước 1 Sơ chế các nguyên liệu Chè khoai mì ngũ sắc

Tạo hình và hấp khoai

Vo hỗn hợp thành từng viên bi tròn nhỏ vừa ăn, bạn làm lần lượt cho đến khi hết hỗn hợp thành 5 màu sắc khác nhau rồi xếp ra dĩa.

Bắc nồi lên bếp, cho vào 100ml nước lọc và đun với lửa lớn, cho dĩa khoai mì đã vo vào xửng hấp, đậy nắp nồi lại và hấp trong vòng 15 phút.

Sau 15 phút bạn tắt bếp rồi cho dĩa khoai mì đã hấp ra để nguội khoảng 5 phút.

Bước 2 Tạo hình và hấp khoai Chè khoai mì ngũ sắc

Bước 2 Tạo hình và hấp khoai Chè khoai mì ngũ sắc

Nấu chè khoai mì ngũ sắc

Cho 200ml lít nước cốt dừa và 500ml nước lọc vào nồi, bắc nồi lên bếp và nấu ở lửa lớn cho đến khi hỗn hợp sôi lên.

Khi nước đã sôi thì bạn hạ nhỏ lửa, cho vào nồi 3 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê muối và khuấy đều cho tan, tiếp theo cho bột báng, bột khoai sau cùng cho những viên khoai mì đã hấp vào nồi.

Tiếp tục nấu thêm khoảng 10 phút, sau đó nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Múc chè ra tô, rắc thêm 1 ít đậu phộng rang lên trên là hoàn thành.

Bước 3 Nấu chè khoai mì ngũ sắc Chè khoai mì ngũ sắc

Bước 3 Nấu chè khoai mì ngũ sắc Chè khoai mì ngũ sắc

Thành phẩm

Chén chè thơm ngon, là sự kết hợp giữa vị thơm béo của nước cốt dừa với độ mềm dẻo cực đã của khoai mì, món chè mang một vị ngọt rất thanh và dễ chịu, không bị gắt.

Đảm bảo cả nhà sẽ tấm tắc khen ngon với món chè này của bạn đấy!

Cách nấu Nấu chè khoai mì ngũ sắc dân dã

NGUYÊN LIỆU

  • 1 kg củ khoai mì

  • 300 ml nước dừa

  • 200 gram mè trắng

  • 50 gram lá cẩm

  • 50 gram lá dứa

  • 50 gram gấc

  • 100 gram đậu xanh cà

Gia vị

  • Muối, đường cát, bột năng, ống vani

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Sơ chế nguyên liệu

  1.  Khoai mì củ gọt sạch vỏ, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 1 tiếng trước khi làm. Để loại bỏ độc tố trong khoai. Sau đó, cắt khoai mì thành từng khúc, mài thành bột, nỏ phần lõi và những sợi xơ. Vắt bỏ hết nước trong bột khoai mì.

  2.  Lá dứa rửa sạch cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố cùng chén nước lọc. Lọc qua rây bỏ xác lá dứa, cho nước cốt màu xanh vào chén.

  3. Lá cẩm rửa sạch cho vào chén nước sôi rồi lọc bỏ phần xác lấy chén nước màu tím.

  4. Ruột gấc bỏ hết hột, cho vào máy xay nhuyễn cùng nước được chén nước màu đỏ.

  5. Đậu xanh cà vo nhiều lần rồi cho vào nồi bắt lên bếp nấu chín. Dùng muỗng tán mịn để trộn cùng bột khoai mì mài tạo màu vàng.

  6. Bắt chảo lên bếp rang vàng.

  7. Vo khoai mì thành viên

  8. Chia khoai mì mài thành 5 phần đều nhau, cho vào mỗi phần chén nước tạo màu tự nhiên cùng với 1 phần màu trắng của khoai. Riêng chén đậu xanh cà thì trộn khoai mì vào thành màu vàng.

  9. Cho vài mỗi phần 1 muỗng canh bột năng rồi nhào đều. Sau đó vo thành từng viên nhỏ tròn vừa ăn. Làm lần lượt cho hết nguyên liệu.

  10. Luộc chín khoai mì viên

  11. Bắt nồi nước lên, khi sôi cho từng viên chè vào luộc chín. Để lửa vừa đến khi khoai nổi lên mặt nước. Chuẩn bị cái thau cho nước lạnh vào rồi vớt chè vào thau. Sau khi hoàn thành hết, vớt chè ra ngoài để ráo.

  12. Nấu chè khoai mì

  13. Bắt nồi nước mới lên, cho 300gam đường cát và tí muối vào (có thể tăng giảm lượng đường tùy khẩu vị). Sau đó, cho khoai mì viên vào nấu 5 phút cho thấm với nước đường. Khi tắt bếp cho ống vani vào tăng thêm mùi vị hấp dẫn.

  14. Nấu nồi nước cốt dừa cùng 1 muỗng canh đường và 1 muỗng cafe muối vào sôi.

  15. Hoàn thành món ăn

  16. Cho chén chè khoai mì hấp dẫn ra chén, chan nước cốt dừa lên và răc mè rang lên là thưởng thức được rồi.

LƯU Ý

Lưu ý khi nấu chè khoai mì

  • Khoai mì sau khi nhổ hay mua về cần sử dụng ngay tránh để quá lâu.

  • Gọt bỏ vỏ khoai mì và ngâm rửa với nước muối thật kỹ để loại bỏ những độc tố có hại cho sức khỏe.

  • Với những củ khoai có dấu hiện mốc hay đốm xanh tuyệt đối không nên dùng.

Cách nấu chè khoai mì viên 3 màu đơn giản

Nguyên liệu

  • 500g khoai mì( củ sắn)

  • 200ml nước cốt dừa

  • 200g đường

  • Bột năng

  • Bột lá cẩm tím, bột lá nếp (lá dứa)

  • 1 ống vani

  • Vừng rang hoặc lạc rang

Cách chế biến

  • Khoai mì tách bỏ vỏ, cắt khúc ngâm trong nước muối loãng khoảng 1 giờ, vớt ra để ráo nước đem mài thành bột, bỏ phần lõi bên trong và những sợi khoai sơ. Dùng tay vắt kiệt nước. Đem cơm khoai mì trộn đều với 4 muỗng bột năng và 1 chút đường, đảo đều tay cho bột năng tan đều.

Bào lấy cơm khoai mì

Bào lấy cơm khoai mì

  • Bột lá cẩm hòa cùng nước nóng già để ngâm 30 phút rồi lọc qua rây lấy phần nước cốt màu tím. Bột lá nếp hòa cùng nước lọc lấy phần nước cốt màu xanh.

  • Chia đều hỗn hợp cơm khoa mì thành 3 phần đều nhau, 1 phần trộn với nước bột lá cẩm tím, 1 phần trộn với nước bột lá nếp (lá dứa), 1 phần để nguyên. Trộn từng màu riêng biệt và để vào từng tô riêng

  • Đem vo viên phần hỗn hợp cơm khoai mì thành những viên nhỏ đều nhau tầm khoảng như viên trứng cút. Làm lần lượt cho đến khi hết.

  • Cho nước cốt dừa lên bếp nấu cùng với đường và nước lọc, khuấy đều tay cho đường tan. Nấu sôi nước cốt dừa thì thả từng viên cơm khoai mì vào nấu, nấu để khi thấy khoai mì nổi lên trên và hơi trong lại là đã chín.

Nấu chè khoai mì 3 màu

Nấu chè khoai mì 3 màu

  • Hòa bột năng với nước  khuấy cho tan bột rồi rót từ từ vào trong nồi chè đang nấu, khuấy đều tay đến khi nồi nước sôi lại, cho thêm hương vani vào nồi khuấy đều rồi tắt bếp.

  • Múc khoai mì ra bát, chan thêm nước cốt, rồi rắc thêm chút vừng rang hoặc lạc rang giã hơi dập lên phía trên rồi đem thưởng thức.

Lưu ý

  • Nên viên những viên khoai mì màu trắng trước để viên khoai mì màu trắng không bị lẫn màu,  rồi mới viên đến khoai mì lá dứa và khoai mì lá cẩm.

  • Nếu bạn yêu thích hương vị của nhân đậu xanh thì nấu chín jđậu xanh đem xay nhuyễn cùng chút nước cốt dừa và chút đường, đem xào nhân đậu xanh cho dẻo lại thì vo viên tròn làm nhân bánh khoai mì.

  • Món chè khoai mì không nên ăn quá ngọt, lượng đường bạn nên gia giảm theo khẩu vị của gia đình

Cách nấu chè khoai mì ngũ sắc thơm ngon

Là một món ăn dân dã của miền Nam với vị dẻo của khoai, vị béo thơm của nước cốt dừa với màu sắc bắt mắt. Cùng bắt tay vào làm món chè ngũ sắc hấp dẫn này ngay sau đây bạn nhé!

Nguyên liệu làm chè khoai mì ngũ sắc

Cách nấu chè khoai mì ngũ sắc: Nguyên liệu

– 1 kg khoai mì (sắn)

– 100 gr đậu xanh

– 100 gr bột năng

– 400 ml nước cốt dừa

– 50 gr lá dứa

– 50 gr cà rốt

– 50 gr củ dền

– Gia vị: Muối, đường cát,…

– Đậu phộng rang, giã nhỏ

Cách nấu chè khoai mì ngũ sắc

Bước 1: Để bắt đầu quá trình nấu chè ngũ sắc khoai mì, bạn tiến hành bào nhuyễn khoai mì, vắt thật khô rồi chia thành 5 phần bằng nhau.

Bước 2: Làm màu cho chè khoai mì ngũ sắc

– Cà rốt, củ dền bạn rửa sạch, gọt vỏ rồi tiến hành xay nhuyễn, để thành 2 bát riêng biệt

– Lá dứa bạn xay nhuyễn, cho qua rây loại bỏ cặn để có được nước cốt.

– Đậu xanh bạn đãi sạch, ngâm mềm (tốt nhất là ngâm qua đêm) rồi tiến hành xay nhuyễn.

Cách nấu chè khoai mì ngũ sắc: Sơ chế nguyên liệu

Bước 3: Mỗi phần khoai mì đã nghiền nhuyễn, bạn cho vào nước tạo màu cùng 1 thìa bột năng để cho bột được dẻo rồi trộn đều lên là màu cho chè ngũ sắc.

Bước 4: Bạn viên các khối bột khoai mì đã trộn thành những viên nhỏ vừa ăn. Làm lần lượt với các khối bột ngũ khác khác nhau cho đến khi hết.

Bước 5: Bắc 1 nồi nước sôi lên bếp, thả các viên bột đã nặn vào. Khi viên chè nổi lên mặt nước là đã chín, bạn vớt ra cho vào một bát nước sôi để các viên không dính vào nhau nhé!

Bước 6: Cho nước cốt dừa vào chảo chống dính cùng 1 thìa cà phê bột năng. Đun đến khi nước cốt sệt lại thì bạn cho thêm một chút muối.

Cách nấu chè khoai mì ngũ sắc: Làm nước cốt dừa

Bước 7: Nấu nước đường cho chè ngũ sắc khoai mì bao gồm 800 ml cùng 300 gr đường vào. Khi đường tan thì cho các viên chè vào. Bạn đun khoảng 20 phút cho đường thấm vào viên chè và nước đường hơi sệt lại là tắt bếp bạn nhé!

Như vậy đến đây bạn đã thực hiện thành công cách làm chè khoai mì ngũ sắc rồi. Để thưởng thức bạn múc chè ra bát, cho lên nước cốt dừa và rắc lên chút đậu phộng rang là có thể cảm nhận hương vị thành phẩm rồi.

Cách nấu chè khoai mì ngũ sắc: thành phẩm

Lưu ý khi làm chè khoai mì ngũ sắc

– Nếu bạn muốn ăn viên mềm dẻo thì bạn để khoai mì còn chút nước. Ngược lại nếu muốn ăn cứng thì bạn vắt khô khoai mì

– Nếu bạn thích ăn nước chè đặc hơn, khi nấu nước đường bạn có thể cho thêm 1 thìa bột năng bằng cách hòa tan bột năng với nước vào bát con rồi cho từ từ vào nồi nước đường là được.

Với 2 cách làm chè ngũ sắc hấp dẫn, bắt mắt trên đây, chúc bạn thực hiện thành công và có những bữa ăn ngon miệng.

Cách nấu Chè khoai mì nước cốt dừa

Chè khoai mì nước cốt dừa

Nguyên liệu làm Chè khoai mì nước cốt dừa

Cho 2 người

  •  Khoai mì 300 gr
  •  Lá dứa 20 gr
  •  Nước cốt dừa 200 ml
  •  Đường 50 gr
  •  Đậu phộng sống 20 gr
  •  Bột năng 20 gr
  •  Muối 5 gr
  •  Nước 420 ml

Cách chọn mua đậu phộng ngon

  • Bạn nên chọn hạt đậu phộng to tròn, bấm móng tay vào hạt có cảm giác chắc, mẩy.

  • Ngoài ra, vỏ hạt đậu phộng phải có màu sáng, hạt đều, không bị lẫn các hạt lép, hư thối.

  • Đặc biệt, không nên chọn hạt đậu đã bị mốc hoặc xuất hiện các màu sắc lạ.

Đối với nước cốt dừa, bạn có thể chọn mua ở những cửa hàng lớn uy tín như Bách hóa XANH hoặc đặt hàng online tại trang web Bách hóa XANH. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn bạn có thể mua dừa khô về và vắt tại nhà với công thức từ Điện máy XANH.

Nguyên liệu món ăn chè khoai mì nước cốt dừa, chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Cách chế biến Chè khoai mì nước cốt dừa

Sơ chế nguyên liệu

Bạn bào vỏ khoai mì, ngâm trong nước muối pha loãng trong 10 phút để giúp khoai không bị đen. Sau khi ngâm, bạn vớt khoai ra, rửa sạch lại với nước rồi để ráo.

Lá dứa rửa sạch, cuộn thành bó để dễ dàng hơn khi nấu.

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu Chè khoai mì nước cốt dừa

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu Chè khoai mì nước cốt dừa

Bào khoai mì

Bạn cho bàn bào vào thau lớn, bào nhuyễn 300gr khoai mì. Nếu muốn nhanh hơn, bạn có thể cho khoai vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.

Sau khi bào xong, bạn cho khoai mì vào túi hoặc khăn vải mùng để vắt hết nước ra, và giữ lại phần xác khoai. Đối với phần nước cốt khoai, bạn để yên trong 30 phút cho phần tinh bột khoai được lắng xuống rồi lược bỏ phần nước.

Mách bạn: Nếu không vắt nước, khoai mì sẽ dễ bị đắng khi nấu

Bước 2 Bào khoai mì Chè khoai mì nước cốt dừa

Bước 2 Bào khoai mì Chè khoai mì nước cốt dừa

Bước 2 Bào khoai mì Chè khoai mì nước cốt dừa

Bước 2 Bào khoai mì Chè khoai mì nước cốt dừa

Rang đậu phộng

Bạn bắc chảo lên bếp ở mức lửa lớn rồi cho đậu phộng vào. Khi đậu nóng dần, bạn cho lửa về mức vừa rồi đảo đều đậu trong 15 phút cho đến khi đậu vàng giòn.

Khi đậu phộng đã chuyển vàng, bạn tắt bếp và để cho đậu nguội hẳn rồi bắt đầu bóc vỏ và giã nhuyễn.

Bước 3 Rang đậu phộng Chè khoai mì nước cốt dừa

Bước 3 Rang đậu phộng Chè khoai mì nước cốt dừa

Tạo hình cho khoai mì

Bạn cho 20ml nước vào xác khoai, trộn đều để khoai không bị cứng khi tạo hình. Sau đó, bạn cho tinh bột khoai vào để giúp món chè dẻo hơn.

Sau khi trộn, khoai đã có độ sệt, bạn cho tiếp 10gr bột năng vào, tiếp tục trộn đều hỗn hợp rồi tiến hành vo viên chè.

Bạn chỉ nên vo viên chè vừa phải, không nên làm viên chè quá to vì khi ăn rất dễ bị ngán.

Bước 4 Tạo hình cho khoai mì Chè khoai mì nước cốt dừa

Bước 4 Tạo hình cho khoai mì Chè khoai mì nước cốt dừa

Luộc viên khoai mì

Bạn cho nồi lên bếp, nấu sôi 200ml nước rồi lần lượt cho viên chè vào. Bạn đợi khi nước sôi mạnh hơn, bọt nước nổi nhiều trên mặt, khoai có độ chín và dẻo, bạn dùng muỗng khuấy nhẹ rồi giảm lửa về mức nhỏ nhất rồi luộc thêm 10 phút cho đến khi chín hẳn.

  • Mách bạn:

    • Nước phải thật sôi bạn mới cho viên chè vào, nếu nước chưa sôi hay còn ấm, viên chè khi cho vào sẽ nhanh chóng bị rã ra, không còn ngon.

    • Ngoài cách luộc, bạn còn có thể cho khoai vào xửng hấp trong 20 phút để đảm bảo lượng khoai không bị hao hụt.

Bước 5 Luộc viên khoai mì Chè khoai mì nước cốt dừa

Bước 5 Luộc viên khoai mì Chè khoai mì nước cốt dừa

Nấu chè khoai mì

Bạn tiếp tục nấu 200ml nước, khi nước sôi, bạn cho viên chè vừa luộc vào, cho thêm 50gr đường, khuấy đều và để lửa nhỏ để viên chè có vị ngọt. Để tạo mùi thơm cho món chè, bạn cho lá dứa vào và nấu trong 5 phút. Ngoài ra, bạn có thể dùng vani để chè thêm béo.

Khi đường tan, bạn cho nước cốt dừa vào, khuấy đều. Để trung hòa vị ngọt của chè, bạn cho 5gr muối vào.

Cuối cùng, để chè có độ sệt, bạn pha loãng 10gr bột năng với 20ml nước, sau đó cho từ từ vào và khuấy đều để bột được hòa tan.

Bước 6 Nấu chè khoai mì Chè khoai mì nước cốt dừa

Bước 6 Nấu chè khoai mì Chè khoai mì nước cốt dừa

Thành phẩm

Múc chè ra chén, cho đậu phộng rang giã nhuyễn lên trên, thưởng thức ngay vị chè thơm, béo mùi nước cốt dừa, viên chè dẻo, dai, ngọt thanh không bị gắt. Ăn một viên chè lại thòm thèm muốn ăn thêm nhiều viên nữa đó!

Dưới đây là công thức chè khoai mì nước cốt dừa phiên bản nhiều màu sắc, bắt mắt và hấp dẫn hơn được chính người dùng thực hiện và chia sẻ. Chúc bạn thực hiện thành công món chè này!

Bước 7 Thành phẩm Chè khoai mì nước cốt dừa

Cách nấu Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Nguyên liệu làm Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Cho 4 người

  •  Khoai mì 1 kg
  •  Đậu xanh bóc vỏ 100 gr
  •  Bột năng 150 gr
  •  Đường thốt nốt 400 gr
  •  Nước cốt dừa 100 ml
  •  Dừa tươi bào sợi 100 gr
  •  Đậu phộng 100 gr
  •  Mè đen 50 gr
  •  Cùi dừa 100 gr
  •  Đường 30 gr
  •  Nước lọc 2 lít
  •  Lá dứa 20 gr

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu món ăn chè khoai mì nước cốt dừa, chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Cách chế biến Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Sơ chế nguyên liệu

Bạn cho 100gr đậu xanh vào 300ml nước và ngâm từ 1 – 4 tiếng để đậu nở mềm. Khoai mì bóc vỏ, ngâm với nước muối pha loãng trong 30 phút để khoai không bị đen.

Sau khi ngâm, bạn rửa sạch các nguyên liệu qua nước sạch 1 lần nữa rồi để ráo.

Lá dứa rửa sạch, cuộn thành bó để khi nấu dễ dàng hơn.

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Hấp các nguyên liệu

Bạn cho đậu xanh và khoai mì vào cùng 1 xửng và hấp trong 20 phút để sắn và đậu chín tới. Ngoài cách làm này, bạn có thể luộc các nguyên liệu trong thời gian 15 phút.

Bạn chỉ hấp trong khoảng thời gian vừa đủ để khoai mì và đậu chín mềm, không nên hấp quá lâu sẽ khiến khoai và đậu bị bỡ, mềm nhũn không còn ngon.

Bước 2 Hấp các nguyên liệu Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Bước 2 Hấp các nguyên liệu Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Làm trân châu nhân dừa

Trước tiên, bạn đun sôi 80ml nước. Sau đó, bạn cho 100gr bột ra tô, cho từ từ 80ml nước vào bột rồi dùng muỗng khuấy đều. Khi đã cho hết nước sôi vào, bạn dùng tay để nhào cho đến khi bột thành một khối mịn, dẻo, không dính tay. Sau đó, bạn đậy kín bột và ủ trong 10 phút.

Bạn cắt cùi dừa thành từng hình vuông nhỏ. Khi bột đã ủ đủ thời gian, bạn nhào bột thêm lần nữa, sau đó lấy một phần bột nhỏ tầm 5gr, ấn dẹt và đặt cùi dừa vào rồi vo tròn lại.

Bạn cho 200ml nước vào nồi và nấu sôi, khi nước sôi, cho trân châu vào nấu cho đến lúc nước sôi trở lại, trân châu nổi lên, bạn nấu thêm 15 phút nữa.

Khi bột năng chuyển sang trong, bạn tắt bếp, đậy nắp và ủ trân châu thêm 15 phút nữa. Sau đó, bạn vớt trân châu ra, ngâm vào nước lạnh 2 phút nữa là được.

Cuối cùng, bạn vớt trân châu và ngâm với 30gr đường để trân châu ngon, ngọt hơn.

Bước 3 Làm trân châu nhân dừa Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Bước 3 Làm trân châu nhân dừa Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Bước 3 Làm trân châu nhân dừa Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Bước 3 Làm trân châu nhân dừa Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Rang đậu phộng và mè đen

Bạn cho chảo lên bếp, để lửa vừa và rang đậu phộng cho đến khi đậu thơm, lớp vỏ chuyển sang vàng và có độ giòn. Đối với mè đen, bạn cũng rang tương tự cho đến khi mè có mùi thơm.

Khi đã rang xong, bạn bóc vỏ đậu phộng và cho cả hai nguyên liệu vào cối rồi giã nhuyễn.

Bước 4 Rang đậu phộng và mè đen Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Bước 4 Rang đậu phộng và mè đen Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Làm nước đường

Bạn cho vào nồi 400gr đường thốt nốt vào nồi và đun trên lửa nhỏ cho đến khi đường tan ra. Sau đó, bạn cho vào nồi 1.5 lít nước, 20gr lá dứa, 5gr muối rồi khuấy đều hỗn hợp.

Mách bạn: Không nên đun đường ở lửa lớn vì sẽ rất dễ khiến đường bị khét, khi ăn rất đắng

Bước 5 Làm nước đường Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Bước 5 Làm nước đường Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Nấu chè

Bạn cho khoai mì vào nồi nước đường, để lửa nhỏ tránh làm nồi chè nổi quá nhiều bọt khí. Tiếp đến, bạn cho đậu xanh vào.

Cuối cùng, bạn hòa tan 40gr bột năng với 100ml nước, cho từ từ vào nồi chè, khi bạn cho bột năng vào, khuấy đều để bột hòa quyện với nước đường tạo độ sệt vừa phải.

Bước 6 Nấu chè Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Bước 6 Nấu chè Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Làm nước cốt dừa

Bạn đun sôi nước cốt dừa trên bếp ở lửa vừa, khi nước cốt sôi, bạn cho 10gr bột năng hòa tan với 20ml nước, sau đó cho bột năng vào nước cốt dừa rồi khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sánh lại.

Bước 7 Làm nước cốt dừa Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Bước 7 Làm nước cốt dừa Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Thành phẩm

Bạn cho chè vàng ươm ra chén, rưới nước cốt dừa sánh mịn lên trên, thưởng thức ngay vị bùi béo của khoai mì, vị thơm của đường thốt nốt, trân châu dai ngon, đậu phộng và mè rang thơm lừng, dừa bào sần sật. Một chén chè kết hợp đủ vị, thơm ngon và thanh mát như vậy quả là đáng thử bạn nhỉ!

Bước 8 Thành phẩm Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Bước 8 Thành phẩm Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Cách chọn mua khoai mì ngon

  • Nên chọn củ tươi, mập mạp, thẳng, vỏ mỡ màng thì sẽ có ít xơ, mềm và ngọt.

  • Dùng móng tay cạo nhẹ phần vỏ mỏng phía ngoài sắn, nếu lớp vỏ phía trong, nếu là màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì nên bỏ qua, bởi vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng.

  • Củ khoai mì (sắn) không nên để quá lâu sẽ làm củ bị chai sượng khô và không còn ngon nữa. Khoai mì tương tự như củ măng tre, tuy ngon nhưng trước khi chế biến bạn cần sơ chế cẩn thận để loại bỏ độc tố bên trong củ khoai mì.

Mẹo thực hiện thành công

  • Với chè khoai mì nước nước cốt dừa, bạn có thể sử dụng đường thốt nốt thay cho đường cát để món chè thơm hơn.

  • Phần bột năng cho vào cuối cùng, bạn không nên cho hết toàn bộ mà phải trừ hao khi chè nguội sẽ đặc sệt không còn ngon.

Cách nấu chè khoai mì lá dứa

Nguyên liệu chế biến:

Nguyên liệu chế biến chè khoai mì lá dứa thơm lừng

  • 300gr khoai mì

  • 20gr lá dứa

  • 200ml nước cốt dừa

  • 50gr đường

  • 20gr đậu phộng sống

  • 20gr bột năng

  • 5gr muối

Cách thức chế biến:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Nạo vỏ khoai mì, ngâm nước muối pha loãng trong 10 – 15 phút để không bị thâm đen.

  • Sau đó rửa lại nhiều lần với nước, vớt ra để ráo.

  • Lá dứa rửa sạch, cột thành 1 bó cố định.

Bước 2: Bào khoai mì

  • Bào khoai mì vào thau lớn, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.

  • Lọc qua rây thật kỹ rồi cho phần xác vào khăn xô mỏng sạch, vắt mạnh để chắt lấy phần nước cốt.

  • Để nguyên nước cốt khoai mì trong khoảng 30 – 40 phút, ngâm xong đổ phần nước trên, giữ nguyên phần tinh bột lắng xuống đáy tô.

Lưu ý: Công đoạn vắt nước khoai mì vô cùng quan trọng để loại bỏ vị đắng trong quá trình chế biến.

Bước 3: Rang đậu phộng

  • Đổ đậu phộng vào chảo rang ở lửa vừa. Đảo đều tay để đậu phộng không bị cháy.

Thêm đậu phộng rang để tăng vị ngậy bùi cho tô chè khoai mì

  • Rang chín khoảng 12 – 15 phút đến khi vỏ đậu tách ra, chuyển màu vàng hơi xém.

  • Tắt bếp, để đậu nguội hoàn toàn, bóc vỏ và cho vào cối xay, không xay quá nát để giữ được tinh dầu đậu phộng.

Bước 4: Tạo hình khoai mì

  • Thêm 20ml nước lọc trộn cùng phần xác khoai để không bị quá cứng.

  • Cho thêm 10gr bột năng vào trộn đều để được hỗn hợp ẩm, kết dính. Chia thành nhiều phần nhỏ vừa ăn, vo thành viên tròn để ăn không bị ngán.

Bước 5: Luộc viên khoai mì

  • Đổ 200ml nước lọc vào nồi, đun sôi, thả viên khoai mì vào luộc.

  • Thường xuyên vớt bọt trong quá trình luộc, dùng muỗng khuấy đều nhẹ nhàng để khoai chín dẻo.

  • Từ từ hạ lửa nhỏ, luộc viên khoai mì trong khoảng 10 – 15 phút cho chín tới, mềm dẻo và tắt bếp.

Lưu ý:

  • Chờ nước thật sôi mới thả viên khoai mì vào luộc bởi cho vào quá sớm dễ khiến khoai mì bị tơi ra, không ngon.

  • Nếu không thích luộc, có thể hấp khoảng 20 – 25 phút để khoai mì giữ nguyên vị bùi, béo ngậy.

Bước 6: Nấu chè khoai mì

  • Bắc nồi khác lên bếp, đun sôi nước cùng 50gr đường ở lửa nhỏ.

  • Thêm lá dứa và nước vani vào cho dậy mùi thơm, đun cùng trong khoảng 5 – 7 phút rồi cho viên khoai mì vào.

Luộc viên khoai mì chín vàng ươm mềm dẻo

  • Dùng đũa khuấy đều cho đường tan hoàn toàn, đổ nước cốt dừa vào cùng 1 chút muối vào để chè đậm đà hơn.

  • Hoà tan 10gr bột năng với 20ml nước ấm, từ từ đổ vào nồi chè, khuấy đều cho quyện rồi tắt bếp.

Bước 7: Hoàn thiện món ăn

  • Múc chè ra chén, rắc đậu phộng lên trên, có thể thêm chút dừa tươi vào ăn cùng cho thêm phần hấp dẫn.

Cách nấu chè khoai mì bột năng nước cốt dừa

Nguyên liệu chế biến chè khoai mì bột năng cốt dừa béo ngậy

  • 300gr khoai mì

  • 20gr lá dứa

  • 200ml nước cốt dừa

  • 50gr đường

  • 20gr đậu phộng sống

  • 20gr bột năng

  • 5gr muối

Cách thức chế biến:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Đậu xanh đãi sạch, nhặt bỏ những hạt lép, hỏng. Ngâm cùng 300ml nước trong khoảng 3 – 4 tiếng cho đậu nở mềm.

  • Khoai mì bào vỏ, ngâm với hỗn hợp nước muối pha loãng khoảng 30 phút để tránh bị thâm đen. Rửa sạch lại nhiều lần với nước, vớt ra để ráo.

  • Lá dứa mua về, rửa sạch rồi cột lại thành bó cố định để dễ dàng nấu hơn.

Bước 2: Hấp chín các nguyên liệu

  • Đặt đậu xanh và khoai mì đã sơ chế lên xửng hấp trong khoảng 20 – 25 phút cho chín tới.

Lưu ý: Có thể luộc đậu xanh và khoai mì trong khoảng 10 – 15 phút cho chín.

Bước 3: Chế biến trân châu nhân dừa

  • Bắc nồi lên bếp, đun sôi 80ml nước lọc.

  • Hoà tan 100gr bột cùng nước đã đun sôi vào trong tô, từ từ đổ vào, dùng muỗng khuấy đều cho tan hỗn hợp.

  • Nhào bột bằng tay cho đến khi được khối bột liên kết, sánh mịn. Bọc kín bột với lớp màng bọc thực phẩm, ủ kín trong khoảng 10 – 15 phút.

  • Cùi dừa mua về, dùng dao xắt hạt lựu nhỏ.

  • Lấy bột đã ủ xong, nhào thêm vài lần nữa, rồi lấy lượng bột vừa phải để làm vỏ trân châu.

Thành phẩm trân châu dừa luộc xong dai giòn hấp dẫn

  • Ấn dẹt phần bột, đặt viên cùi dừa vào giữa, vo tròn sao cho phần bột bọc kín nhân cùi dừa.

  • Bắc nồi nước lên bếp đun đến khi sôi thả trân châu vào luộc ở lửa vừa trong khoảng 15 phút.

  • Khi trân châu nổi lên và chuyển màu trong đẹp mắt, tắt bếp.

  • Đậy kín nắp vung ủ thêm 15 – 20 phút, vớt ra ngâm cùng nước lạnh trong khoảng 3 phút cho trân châu dai giòn là hoàn thành.

  • Trộn thêm 30gr đường cùng trân châu, đảo đều cho trân châu ngấm ngọt là xong.

Bước 4: Rang đậu phộng và mè đen

  • Bắc chảo lên bếp, cho đậu phộng vào rang ở lửa vừa cho đến khi nứt lớp vỏ, dậy mùi thơm là được.

  • Đợi đậu phộng nguội, bóc vỏ. Làm tương tự với phần mè, khi mè săn lại, dậy mùi thơm thì tắt bếp.

Công đoạn giã đậu phộng rang và mè rang

  • Cho đậu phộng và mè đã rang xong vào cối, dùng chày giã hơi rối, không cần quá nát là được.

Bước 5: Nấu nước đường

  • Cho 400gr đường thốt nốt vào nồi, đun trên bếp ở lửa nhỏ cho đến khi đường tan hoàn toàn.

  • Vặn lửa nhỏ nhất và thường xuyên kiểm tra bởi đường rất nhanh cháy xém, chuyển vị đắng.

  • Đổ thêm 1,5 lít nước cùng 20gr lá dứa, 5gr muối, dùng đũa khuấy đều cho đến khi các nguyên liệu hoà quyện với nhau.

Bước 6: Nấu chè khoai mì

  • Cho khoai mì vào nồi nước đường đang nấu và đậu xanh vào, tiếp tục ninh ở lửa nhỏ để tránh nổi nhiều bọt khí nhé!

  • Pha loãng 40gr bột năng với 100ml nước, từ từ đổ vào nồi chè khuấy đều cho đến khi bột năng tan đều và phần nước chè dần cô đặc, sánh lại thì tắt bếp.

Bước 7: Nấu nước cốt dừa

Tô chè khoai mì nước cốt dừa sánh mịn cùng trân châu dai giòn

  • Bắc nồi khác lên bếp, đổ nước cốt dừa cùng đun sôi.

  • Hoà tan 10gr bột năng với 20ml nước lọc, đun cho đến khi nước cốt dừa sánh lại là hoàn thành.

  • Múc chè ra chén, rưới nước cốt dừa đã nấu lên trên. Thêm trân châu, đậu phộng và mè rang, dừa tươi bào lên trên và thưởng thức ngay thôi!

Bát chè khoai mì nước cốt dừa vàng ươm, sánh mịn, cắn 1 miếng là thấy vị béo bở của khoai mì. Hương thơm ngọt lịm của đường thốt nốt cùng trân châu dừa dai giòn và dừa bào ngậy béo chắc chắn sẽ làm cả nhà bạn thích thú đấy nhé!

Cách làm chè khoai mì đường thốt nốt

Nguyên liệu chế biến:

Nguyên liệu chế biến chè khoai mì đường thốt nốt ngọt lịm

  • 500gr khoai mì mài

  • 40gr bột nếp

  • 3 muỗng canh sữa đặc

  • 200gr đậu xanh đãi vỏ

  • 500gr dừa nạo

  • 150gr đường thốt nốt

  • Mè rang, đậu phộng rang giã sơ

  • Cùi dừa xắt sợi

  • Lá dứa

Cách thức chế biến:

Bước 1: Sơ chế và ngâm khoai mì

  • Khoai mì mua về, bào sạch vỏ, đem ngâm với hỗn hợp nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút cho bớt thâm đen.

  • Ngâm xong, dùng dao bào khoai mì vào tô lớn, đổ vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.

  • Lọc qua rây lọc thật kỹ, rồi cho phần xác khoai mì vào khăn xô mỏng sạch, vắt mạnh để chắt lấy phần nước cốt.

  • Để nguyên hỗn hợp trong khoảng 1 tiếng cho phần tinh bột lắng xuống, chắt phần nước sao cho còn đủ 3 muỗng canh nước.

  • Phần tinh bột đã chắt được trộn cùng bột nếp, 3 muỗng canh sữa đặc, 3 muỗng canh nước cốt đã chắt. Trộn đều bột, để nguyên trong 20 phút cho thấm và mềm dẻo hơn.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Cho dừa nạo vào 1 tô nước sôi, bóp mạnh, vắt kĩ để được 1 chén nước cốt và 1 chén dão dừa.

  • Lá dứa rửa sạch, bỏ vào máy xay xay nhuyễn, chắt lấy phần nước cốt. Chia phần nước cốt thành 2 phần, đổ 3 muỗng canh nước lá dứa vào phần bột, phần còn lại bỏ vào nấu cùng đậu xanh.

  • Đậu xanh vo sạch rồi ngâm với nước trong khoảng 3 – 4 giờ cho nở mềm. Bỏ đậu xanh vào nồi cùng nước sao cho ngang sấp mặt đậu, ninh ở lửa nhỏ cho chín mềm.

  • Thêm ¼ muỗng canh muối cho đậm đà cùng 1 chén dão dừa vào cùi dừa, dùng phới khuấy đều cho hoà quyện với nhau.

Bước 3: Nấu chè khoai mì

Công đoạn luộc chín viên khoai mì cho mềm dẻo

  • Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, thả từng viên khoai mì vào luộc trong khoảng 15 – 20 phút đun đến khi khoai mì nhừ, mềm dẻo thì vớt ra, thả vào nồi đậu xanh. Đổ chén nước cốt còn lại vào nồi, đợi sôi là xong.

Bước 4: Hoàn thiện món ăn

Ly chè khoai mì đường thốt nốt ăn nóng hay lạnh đều ngon

  • Múc chè ra chén, rắc mè rang và đậu phộng đã giã lên trên và thưởng thức ngay thôi.

Cách nấu chè khoai mì đậu xanh

Nguyên liệu chế biến:

Nguyên liệu chế biến món chè khoai mì đậu xanh

  • 4 củ khoai mì

  • 300gr đậu xanh

  • 1 trái dừa khô

  • 400gr cơm dừa non

  • 500gr đường phèn

Cách thức chế biến:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Đậu xanh đãi sạch và ngâm nước khoảng 30 phút cho mềm và dễ nấu hơn.

  • Vo lại thật sạch, vớt ra cho ráo nước. Gọt vỏ khoai mì, rửa sạch, dùng dao thái lát mỏng vừa ăn rồi cho vào máy xay sinh tố.

Công đoạn xay nhuyễn và lọc nước cốt khoai mì

  • Xay nhuyễn rồi lọc qua phần túi lọc, vắt mạnh cho phần nước cốt chảy xuống tô.

  • Để nguyên cho phần tinh bột lắng xuống hoàn toàn, phần xác khoai cho ra tô khác. Cơm dừa non cắt sợi nhỏ vừa ăn, độ dày khoảng 1cm.

  • Dừa khô lọc lấy nước dừa, bổ đôi rồi hơ trên lửa để công đoạn tách lấy cùi dừa dễ dàng hơn.

  • Cho tinh bột khoai vào phần xác khoai, trộn đều rồi cho bột vào để được khối bột mịn, kết dính.

Bước 2: Chế biến nước cốt dừa và nước đường

  • Cơm dừa thái nhỏ rồi bỏ vào máy xay cùng 250ml nước nóng. Lọc qua rây lọc để được phần nước cốt.

  • Tiếp tục đổ thêm 600ml nước vào lọc cùng để vắt lấy phần nước cốt lần 2.

  • Bắc nồi lên bếp, đổ 50ml nước lọc vào cùng 250gr đường phèn vào đun, khuấy đều cho đường tan hoàn toàn, có thể lược sơ chút đường để tránh bị cặn nhé!

Bước 3: Nấu chè khoai mì đậu xanh

Công đoạn nấu chè khoai mì đậu xanh thơm bùi

  • Đổ phần nước cốt dừa vừa vắt xong vào nồi, thêm nước dừa tươi vào, nấu ở lửa nhỏ.

  • Khi bắt đầu sôi lăn tăn, đổ đậu xanh và phần khoai luộc vào đun chín. Cuối cùng cho 250ml nước cốt dừa tiếp vào, nhẹ nhàng khuấy đều để khoai không bị nát nhé.

  • Thêm đường trắng, cơm dừa thái sợi vào cùng, đun khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Múc chè ra chén và thưởng thức ngay thôi nhé!

Chỉ với vài bước đơn giản, thành phẩm chè khoai mì đậu xanh vàng óng đã ra lò rồi nhé! Đậu xanh bùi được nấu chín nhuyễn hoà cùng vị ngậy bùi của nước cốt dừa tạo nên vị ngon đặc trưng.

Cách nấu chè khoai mì ngũ sắc béo ngậy

Nguyên liệu chế biến:

Nguyên liệu chính chế biến chè khoai mì ngũ sắc

  • 1kg khoai mì

  • 80gr bột năng

  • 30gr đậu phộng rang

  • 50gr bột báng

  • 50gr bột khoai

  • 1 chén nước cốt lá dứa

  • 1 chén nước cốt lá cẩm

  • 1 chén nước cốt hoa đậu biếc

  • 1 chén nước cốt hạt gấc

  • 250ml nước cốt dừa

  • 1/2 muỗng cà phê muối

  • 5 muỗng canh đường

Cách thức chế biến:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

  • Gọt vỏ khoai mì, rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng ít nhất 2 tiếng. Dùng dao thái lát mỏng vừa ăn rồi cho vào máy xay sinh tố.

  • Xay nhuyễn khoai mì rồi lọc qua phần túi lọc, vắt mạnh cho phần nước cốt chảy xuống tô.

  • Phần xác khoai trộn cùng 80gr bột năng, 2 muỗng canh đường, 50ml nước cốt dừa, trộn đều để được hỗn hợp mịn liên kết.

  • Để nguyên cho phần tinh bột lắng xuống hoàn toàn, phần xác khoai cho ra tô khác.

Chế biến viên khoai mì với 5 màu sắc khác nhau

  • Cho tất cả nguyên liệu trên vào 5 tô, trộn đều cùng 1 ít nước cốt lá dứa cho thơm. Đổ từ từ từng chén nước cốt lá cẩm, nước cốt hạt trái gấc, nước cốt hoa đậu biếc vào từng chén.

  • Bột báng và bột khoai rửa sạch, ngâm với nước lạnh trong khoảng 20 – 25 phút, rửa lại rồi để cho ráo nước.

Bước 2: Hấp khoai mì chín mềm

  • Lần lượt viên tròn bột trong 5 chén thành những viên vừa ăn, xếp lên đĩa thuỷ tinh.

  • Đặt đĩa khoai mì đã tạo hình xong vào xửng, hấp ở lửa lớn, đậy kín nắp vung khoảng 15 – 20 phút.

  • Tắt bếp, lấy đĩa khoai mì ra ngoài để nguội.

Bước 3: Nấu chè khoai mì ngũ sắc

Chén chè khoai mì nhiều màu sắc vô cùng hấp dẫn

  • Bắc nồi lên bếp, đổ 200ml lít nước cốt dừa và 500ml nước lọc vào, khuấy đều và đun sôi ở lửa lớn.

  • Từ từ hạ lửa nhỏ, thêm vào 3 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê muối cho đậm đà. Cuối cùng cho phần bột báng, bột khoai và những viên khoai mì đã hấp vào cùng.

  • Đun thêm trong khoảng 10 phút cho ngấm gia vị là hoàn thành món chè rồi nhé. Tắt bếp, múc chè ra chén, rắc đậu phộng rang lên trên và thưởng thức ngay thôi!

Bát chè khoai mì ngũ sắc chắc chắn sẽ làm mâm cơm cỗ gia đình bạn thêm phần cuốn hút hấp dẫn đấy nhé!

Tải file PDF hướng dẫn cách nấu chè khoai mì ngũ sắc

Tải ngay

Video hướng dẫn cách nấu chè khoai mì ngũ sắc

YouTube video

Mua nguyên liệu nấu chè khoai mì ngũ sắc ở đâu?

hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm cách nấu chè khoai mì, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha

Bí quyết để có món chè khoai mì dẻo ngon

Lựa chọn khoai mì có vỏ trong màu hồng nhạt, vỏ mỡ màng

  • Nên lựa chọn củ khoai mì mập mạp, vỏ mỡ màng sẽ bở và có vị ngọt mềm. Không nên lựa củ bị hỏng, dập hay có mùi lạ.

  • Cạo nhẹ phần vỏ có lớp trong màu hồng nhạt chính là khoai mì ngon. Khoai mì mua về nên chế biến ngay, không nên để quá lâu.

Cách sử dụng khoai mì

Tùy mục đích sử dụng có thể dùng khoai mì với nhiều cách và liều lượng khác nhau:

  • Rễ củ: Làm thực phẩm, nguyên liệu sản xuất glucose, dextrin và cồn, mạch nha, mì,…hay làm thức ăn cho gia súc. Có thể dùng các phương pháp làm chín thực phẩm như hấp, luộc, nấu chè, nghiền thành bột…

  • Thân làm giống, nấm, củi đun, làm nguyên liệu trong ngành công nghiệp xenlulozo.

  • Lá giàu đạm, bổ dưỡng đem ủ chua, phơi khô làm bột lá chăn nuôi heo, bò, gà, tằm, cá…

Một số lưu ý khi sử dụng khoai mì, nhằm tránh ngộ độc

Độc tố HCN có trong phần củ và lá của cây khoai mì. Trong các tài liệu ghi nhận, tùy theo giống, điều kiện đất đai, canh tác…khác nhau thì hàm lượng của loại độc tố này không giống nhau, trung bình khoảng 30 mg/kg củ tươi.

Liều HCN độc là 20 mg/người lớn, liều tử vong là khoảng 50mg trên mỗi 50kg cân nặng. Thế nhưng, những cách như luộc, ngâm, sơ chế khô, ủ chua làm loại bỏ phần lớn độc tố này.

Không nên ăn củ khoai mì chưa được nấu chín kỹ hoặc còn sống, bởi có thể bị ngộ độc. Một số biểu hiện của ngộ độc như chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa, khó thở, đau bụng, tổn thương tuyến giáp, thần kinh…Thậm chí có thể dẫn đến co giật, hôn mê, tử vong…Trong dân gian, có cách sơ cứu các trường hợp này đó là làm người bệnh nôn ra phần khoai đã ăn rồi uống nước đường làm giảm độc tính. Tuy nhiên, tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

Người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của nguyên liệu cũng không nên dùng.

Tổng kết

Trên đây là hướng dẫn cụ thể để bạn cách nấu chè khoai mì mới nhất 04/2024 và các loại topping ăn kèm. Chỉ cần một chút khéo léo để tạo hình các viên khoai đẹp là bạn đã thành công với món chè này. Tiếp tục đón đọc các bài viết tiếp theo để bỏ túi thêm nhiều công thức nấu ăn bổ ích để ghi vào thực đơn tráng miệng hàng ngày của gia đình bạn nhé!

5/5 - (10 votes)