Updated at: 04-05-2022 - By: Hoàng Cường

Chỉ với các bước vô cùng đơn giản bạn có thể dễ dàng thực hiện được món chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa mới nhất 04/2024 ngọt lịm, thơm ngon. Cùng với chúng tôi  vào bếp và thực hiện ngay món chè hấp dẫn này thôi nào!

Dừa sáp là gì?

Dừa sáp là tên gọi thông dụng, ngoài ra còn được gọi là dừa kem, dừa đặc ruột. Tên gọi cũng thể hiện rõ đặc điểm của loại dừa này với phần cơm dừa dày, đặc ruột, dẻo và hương vị béo mềm hơn so với dừa thường.

Dừa sáp xuất hiện vào những năm 1960, giống dừa này là đặc sản duy nhất ở Trà Vinh, miền Tây Việt Nam, nơi nổi tiếng về nhiều loại dừa thơm ngon, hấp dẫn. Do đột biến gen hoặc điều kiện khí hậu cũng như thổ nhưỡng của vùng đất này tạo nên giống dừa sáp lạ, đặc biệt chỉ riêng ở khu vực tỉnh này.

Ở cây dừa sáp, chỉ có những trái dừa không sáp thì mới có khả năng tạo phôi, mầm, mộng và được chọn làm dừa sáp giống, còn những trái có sáp thì không thể làm giống.

Lá dứa là lá gì?

Cây lá dứa (hay có tên gọi khác là cây dứa thơm, cây lá nếp, cây nếp thơm, cây cơm nếp) có mùi thơm như mùi gạo nếp, được sử dụng phổ biến để làm gia vị trong nấu ăn, đặc biệt là ở các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Thái Lan.

Cây lá dứa có tên khoa học là Pandanus Amaryllifolius, thuộc họ Pandanaceae – là họ cây dứa dại, dùng làm gia vị trong ẩm thực, đặc biệt là trong chế biến món tráng miệng. Lá dứa này không phải là lá của cây dứa vẫn dùng để ăn quả dứa.

Nước cốt dừa là gì?

Nước cốt dừa hay còn gọi là sữa dừa, là loại nước cốt được vắt từ hỗn hợp cùi dừa được nạo từ dừa khô và nước lọc chiếm khoảng 50%. Nước cốt dừa có màu trắng đục, trông như sữa. Có vị béo đậm và nó khác với nước dừa là loại nước chứa trong những trái dừa xanh chưa trưởng thành.

  • Nước cốt dừa đặc: Là phần nước cốt dừa được vắt đầu tiên từ hỗn hợp dừa nạo và nước, bằng vải thưa.
  • Nước cốt dừa nhão: Là phần nước cốt dừa được vắt lần thứ 2, 3 và các lần về sau tùy theo mục đích sử dụng.

Và sau đây là một số tác dụng hữu ích của dừa sáp.

  1. Giúp giải nhiệt. Dừa sáp có thể chế biến thành nhiều loại thức ăn ngon hấp dẫn và có giá trị dinh dưỡng cao. …

  2. Dừa sáp tốt cho hệ tiêu hóa. …

  3. Tăng cường sức khỏe cho tim. …

  4. Trị bệnh mẩn ngứa. …

  5. Giúp chữa đau khớp. …

  6. Dừa sáp có tác dụng giảm cân. …

  7. Có lợi cho da.

Lợi ích của lá dứa

Lá dứa dùng để chữa nhiều bệnh lý như: Đau nhức xương khớp, bệnh gút, chữa ho, viêm phế quản và ổn định đường huyết cho người bị tiểu đường tuýp 2… Chữa đau nhức cơ: Lá dứa cũng có hiệu quả cao trong chữa trị đau nhức cơ. Hãy uống trà lá dứa ngay khi cảm thấy đau nhức cơ do mệt mỏi.

Lợi ích của nước cốt dừa

Không chỉ chứa những axit béo có lợi cho sức khỏe, nước cốt dừa còn là một loại nước chứa nhiều khoáng chất quan trọng và thiết yếu cho cơ thể. Chính vì thế, nó đóng vai trò trong việc duy trì thể tích máu, ngăn cơ thể mất nước gây tiêu chảy và đồng thời cũng cung cấp năng lượng cho não bộ.

Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa là sự kết hợp giữa các nguyên liệu chính, bao gồm dừa sáp, là dứa và nước cốt dừa . các thực phẩm này đều quen thuộc, gần gũi với người dân Việt và mang lại giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Khi kết hợp với nhau sẽ mang đến món ăn ngon thơm, cuốn hút với rất nhiều lợi ích

Tổng hợp 8 Cách nấu chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa mới nhất 04/2024

Cách nấu chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa sánh mịn, thơm béo

Nguyên liệu làm Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa: Cho 4 người

  •  Dừa sáp 1/2 quả
  •  Cơm dừa 500 gr
  •  Lá dứa 1 bó
  •  Bột gạo 70 gr
  •  Bột năng 180 gr
  •  Nước sôi 150 ml
  •  Đường 5 muỗng canh
  •  Muối 3/2 muỗng cà phê

Cách chọn mua dừa sáp

  • Bạn có thể chọn mua dừa sáp ngon tại các chợ bán đặc sản vùng miền, chợ miền Tây. Bạn cũng có thể xuống khu vực Trà Vinh để chính tay chọn mua những trái dừa sáp chất lượng nhất nhé.
  • Dừa sáp ngon thường có cơm dày, mềm, dẻo và nước dừa bên trong hơi sánh, sệt và có rất ít nước.
  • Bạn có thể lắc thử trái dừa sáp, không nghe thấy âm thanh gì hoặc nghe tiếng “ục ục” rất nhỏ thì có thể chọn mua.
  • Ngược lại không nên chọn mua những trái dừa sáp nặng trĩu, lắc thấy nước dừa anh ách, chúng thường chưa tạo sáp, sáp mỏng mà không dẻo bằng.

Thông tin về dừa sáp

  • Dừa sáp còn được gọi là dừa kem, dừa đặc ruột hay còn gọi là makapuno, là loại dừa có cơm dày, mềm dẻo hơn trái dừa thường rất nhiều và gần như đặc ruột.
  • Phần nước dừa bên trong có độ sánh, hơi sệt, có màu trắng trong.
  • Dừa sáp được biết đến như đặc sản riêng biệt chỉ có tại Trà Vinh, đặc biệt là khu vực huyện Cầu Kè.
  • Vì tần suất ra trái thấp ( 1 buồng thường kết từ 1 – 2 quả dừa sáp), nên giá dừa sáp trên thị trường là khá cao. Nhìn chung gia dao động trung bình khoảng 200.000 đồng/ trái, tùy khối lượng và giống loại.

Nguyên liệu món ăn chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Dụng cụ thực hiện

Nồi, máy xay sinh tố, rây lọc, muỗng, dao,..

Cách chế biến Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Lấy nước cốt lá dứa

Lá dứa mua về sau khi rửa sạch, bạn dùng dao cắt thành từng đoạn ngắn. Cho vào máy xay nhuyễn.
Dùng rây lọc lấy phần nước cốt lá dứa và loại bỏ phần xác lá dứa còn thừa đi.

Mách bạn: Bạn có thể cho một ít nước vào máy xay chung với lá dứa, giúp lá dứa dễ xay hơn.

Bước 1 Lấy nước cốt lá dứa Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Bước 1 Lấy nước cốt lá dứa Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Bước 1 Lấy nước cốt lá dứa Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Bước 1 Lấy nước cốt lá dứa Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Trộn bột bọc dừa sáp

Trộn hỗn hợp bột với 150gr bột năng, 70gr bột gạo, thêm 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh đường, trộn đều.

Dùng 150ml nước sôi pha loãng phần nước cốt lá dừa vừa lọc được trước đó, dùng muỗng khuấy đều giúp màu hòa tan nhanh hơn.

Cho từ từ ly nước lá dứa vào bột, dùng tay nhào bột thật đều và mạnh tay. Nhào đến khi bột nở đều, dẻo mịn và kết thành một khối, sau đó bọc kín bằng màng bọc thực phẩm.

Lưu ý: Vì nước được sử dụng yêu cầu phải là nước sôi già, nên khi dùng tay trộn bột bạn có thể sử dụng bao tay hoặc dùng muỗng trộn đều, chờ đến khi bột nguội bớt nhé.

Bước 2 Trộn bột bọc dừa sáp Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Bước 2 Trộn bột bọc dừa sáp Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Bước 2 Trộn bột bọc dừa sáp Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Bước 2 Trộn bột bọc dừa sáp Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Tách vỏ dừa sáp

Dùng sống lưng của dao đập mạnh một cách dứt khoác vào giữa trái dừa, nhanh tay tách vỏ dừa làm đôi.

Vì phần cơm dừa tiếp giáp với nước dừa rất mềm nên bạn có thể dùng muỗng nhẹ nhàng nạo hết phần nước dừa và một ít cơm dừa mềm trên bề mặt, rồi cho vào chén riêng.

Phần cơm dừa còn lại bạn cũng nạo hết ra, dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ dạng hạt lựu là được.

Bước 3 Tách vỏ dừa sáp Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Bước 3 Tách vỏ dừa sáp Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Bước 3 Tách vỏ dừa sáp Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Nặn viên dừa sáp

Lấy phần bột được ủ trong màng bọc thực phẩm ra, lấy một lượng bột vừa đủ ăn cho lên tay. Đặt một miếng dừa sáp nhỏ lên trên bột, rồi từ từ vo đều để tạo dáng tròn cho viên chè. Tương tự cho đến khi hết bột.

Mách bạn:

  • Nên đảm bảo bột bọc kín viên dừa sáp để khi nấu viên chè được nguyên vẹn, tròn mà không vị vở.
  • Bạn nên đặt những viên chè cách nhau 1 khoảng nhỏ, tránh khiến chúng bị dính vào nhau.

Bước 4 Nặn viên dừa sáp Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Bước 4 Nặn viên dừa sáp Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Đun nước cốt dừa

Thêm 1 lít nước vào phần cơm dừa, dùng tay vừa trộn vừa bóp đều nhiều lần. Bạn sử dụng 1 cái khăn mềm lót vào trong 1 cái tô, rồi từ từ cho hết phần cơm dừa và nước vào trong tô.

Sau khi túm miệng khăn lại, bạn dùng sức bóp thật mạnh giúp nước cốt dừa chảy hết vào tô.

Bắc nồi lên bếp, cho hết phần nước cốt dừa, nước dừa và phần sáp dừa mềm vào nồi, đun với mức lửa vừa. Nêm với 4 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối, trộn đều đến khi hỗn hợp sôi.

Thêm vào nồi 2 muỗng canh bột năng, dùng muỗng khuấy đều giúp phần nước cốt dừa sánh hơn.

Bước 5 Đun nước cốt dừa Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Bước 5 Đun nước cốt dừa Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Bước 5 Đun nước cốt dừa Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Bước 5 Đun nước cốt dừa Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Nấu viên dừa sáp

Bắc lên bếp 1 nồi nước đun đến khi nước sôi thì thả hết viên chè dừa sáp vào nồi, nấu đến khi tất cả nổi lên mặt nước.

Khuấy đều nhẹ nhàng, rồi nấu trong khoảng 15 phút. Sau đó đậy kín nắp, tắt lửa và ủ thêm khoảng 20 phút nữa cho viên chè chín hoàn toàn.

Bước 6 Nấu viên dừa sáp Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Bước 6 Nấu viên dừa sáp Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Hoàn thành

Bạn có thể tận dụng phần vỏ dừa còn lại thay cho chén thông thường giúp món chè trông đẹp mắt hơn nhé.

Bạn cần cho một vài viên chè dừa sáp vào vỏ dừa, rưới nước cốt dừa nóng lên trên và rắc thêm 1 ít đậu phộng rang lên trên là hoàn thành.

Bước 7 Hoàn thành Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Bước 7 Hoàn thành Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Thành phẩm

Viên chè mềm mại bao bọc bên trong là viên dừa sáp dẻo dẻo, mềm ngon. Ăn kèm với nước cốt dừa thơm nồng, béo béo và không thể thiếu vị ngọt lịm hấp dẫn. Chè nên được dùng nóng để có thể thưởng thức hương vị một cách trọn vẹn nhất nhé.

Cách làm nước cốt dừa ăn chè ngon sánh mịn từ dừa tươi, dừa hộp

Cách làm nước cốt dừa ăn chè ngon từ dừa tươi

Chuẩn bị

  • Dừa già: 2 trái hoặc 1kg cùi dừa già.
  • Nước sôi để nguội: 500ml.
  • Dao nhọn, máy xay sinh tố, nồi, bếp, rây lọc…

Cách làm nước cốt dừa ăn chè ngon sẽ giúp bạn có thêm một loại nguyên liệu làm món ăn ngon hơn

Cách nấu nước cốt dừa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Khi mua dừa khô về, bạn sẽ thấy trên quả dừa có 2 lỗ nhỏ, bạn chỉ cần dùng cây đũa hoặc mũi dao nhọn để đục lỗ sau đó bạn úp ngược quả dừa vào ly để cho nước dừa ra hết. Bổ đôi quả dừa, sau đó hơ trên lửa để dễ tách phần cùi dừa ra.

Sau đó, bạn dùng mũi dao nhọn nhẹ nhàng lách vào giữa phần thịt trắng và vỏ là có thể dễ dàng tách được cùi dừa ra rồi. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể mua nước dừa và cùi dừa nạo sẵn ở chợ cũng được.

Sau khi đã tách cùi dừa ra, bạn cạo bỏ hết lớp vỏ màng nâu để nước cốt dừa khi thành phẩm không bị chát và có màu đẹp hơn rồi đem cùi dừa rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2: Xay cùi dừa

Đem cùi dừa cắt nhỏ thành từng hạt hoặc có thể dùng nạo để nạo cho nhỏ cùi dừa. Bạn cắt cùi dừa càng nhỏ thì khi xay mình càng thu được nhiều nước cốt và quá trình xay cũng nhanh, dễ dàng hơn (phần nước cốt này còn được gọi là sữa dừa). Sau khi đã cắt nhỏ cùi dừa xong, bạn cho vào máy, xay cùng nước dừa và 500ml nước sôi để nguội.

Bước 3: Lọc lấy nước cốt dừa

Sau khi xay xong, dùng rây hoặc vải sạch (nên dùng vải màn sạch) lọc để thu lấy nước cốt, loại bỏ xác dừa.

Bước 4: Nấu nước cốt dừa

Cho nước cốt dừa vào nồi rồi đun trên lửa nhỏ đến khi sôi, bạn cho thêm nửa muỗng cà phê muối vào, khuấy đều rồi tắt bếp là hoàn thành. Nếu muốn nước cốt dừa có mùi thơm hơn nữa thì khi nấu, bạn có thể thả vào nồi 1 bó lá nếp nhỏ.

Cách làm nước cốt dừa từ dừa tươi sẽ đảm bảo cho bạn món nước cốt dừa tươi ngon, nguyên chất

Nước cốt dừa thành phẩm sẽ có màu trắng như sữa, dạng sệt và có mùi dừa thơm dịu nhẹ đặc trưng.

Cách làm nước cốt dừa ngon từ dừa hộp

Nếu bạn không có dừa tươi, bạn có thể tham khảo cách làm nước cốt dừa từ nước cốt dừa đóng hộp dưới đây.

Chuẩn bị

  • 200 ml nước cốt dừa.
  • 1 chén con nước lọc.
  • 1 muỗng canh bột năng.
  • 3 muỗng canh đường.
  • 1/4 muỗng cà phê muối.

Cách làm nước cốt dừa từ dừa hộp

Nếu không có dừa tươi, bạn có thể thử cách làm nước cốt dừa từ nước cốt dừa đóng hộp

Bước 1: Nước cốt dừa mua sẵn trong lon ở siêu thị, bạn chỉ cần mở nắp, đổ nước cốt dừa vào nồi, đun sôi lên.

Bước 2: Bột năng bạn đem hòa tan với một chén nước nhỏ, đổ vào nồi cốt dừa.

Bước 3: Đổ bột năng vào nồi cốt dừa xong, bạn cho thêm đường, muối vào khuấy đều, nấu tiếp cho đến khi sôi thì tắt bếp, để nước cốt dừa nguội thì bỏ vào hũ thủy tinh đem cất trong tủ lạnh.

Cách bảo quản nước cốt dừa

Nước cốt dừa cần được bảo quản kỹ trong tủ lạnh

Do hàm lượng chất béo trong cốt dừa rất cao nên nó thường rất nhanh hỏng. Vì vậy, bạn nên sử dụng lọ thủy tinh đậy kín nắp bảo quản trong tủ lạnh thì có thể dùng được từ 2 – 3 tuần.

Mỗi lần lấy ra sử dụng bạn nên nhanh chóng cất lại vào tủ lạnh, tránh để nước cốt dừa ở ngoài nhiệt độ phòng quá lâu rồi mới cất vào tủ lạnh. Việc này không những làm nước cốt dừa nhanh hỏng mà còn có thể gây nhiễm khuẩn chéo sang các thực phẩm khác trong tủ lạnh.

Nước cốt dừa dùng để làm gì?

Nước cốt dừa có thể làm được rất nhiều món ngon, ví dụ như món chuối hấp nước cốt dừa

Ngoài việc sử dụng nước cốt dừa chung với các món chè như chè thái, chè đậu đen, chè đậu đỏ… bạn có thể sử dụng nó để biến tấu với cà phê để tạo thành món cafe cốt dừa thơm ngậy hay để kho thịt, nấu xôi…

Ngoài cách làm nước cốt dừa ăn chè ngon này, nhiều người còn thích sử dụng nước cốt dừa vào việc làm đẹp:

  • Bạn có thể sử dụng nước cốt dừa để dưỡng tóc, giúp mái tóc của bạn suôn mượt bồng bềnh hơn.

  • Giúp làm mềm da, đồng thời dưỡng ẩm cho môi đặc biệt vào những ngày trời hanh khô.

  • Bạn cũng có thể sử dụng nước cốt dừa để làm sạch da mặt, giúp lấy đi các chất bẩn bám ở trong lỗ chân lông, từ đó bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho da giúp da thông thoáng hơn.

  • Bên cạnh đó, nước cốt dừa còn có khả năng chống nắng, làm dịu da, giảm những vết cháy nắng rát đỏ xấu xí sau khi đi nắng.

  • Đặc biệt, nước cốt dừa giúp cân bằng độ pH giúp cho làn da luôn khỏe mạnh, chống lão hóa, một số bệnh về da.

Cách nấu chè dừa nước, đặc sản miền tây ăn là ghiền

Vào những ngày thời tiết nóng bức như vậy này có được một chén chè mà thưởng thức để giải nhiệt quả thật không gì sánh bằng. Một trong số những món chè đầy bổ dưỡng không thể bỏ qua đó là chè dừa nước đầy mê hoặc.

Nguyên liệu:

Dừa nước 200 gr Đậu cúc 100 gr Đậu ván 100 gr Đậu trắng Đà Lạt 100 gr (đậu ngọc bích) Hạt sen 100 gr Bột khoai 4 muỗng cà phê Phổ tai 20 gr Lá dứa 50 gr (1 bó) Bột cốt dừa 50 gr (1 gói) Đường phèn 100 gr Muối 1/2 muỗng cà phê

Cách chọn mua dừa ngon

  • Dừa nước ngon sẽ có màu nâu sẫm, cả 1 buồng có nhiều quả xum xuê, dính chặt với nhau không bị rớt quả quá nhiều.
  • Thông thường dừa non cơm sẽ mỏng, mềm, còn dừa già sẽ giòn và cứng hơn và không có độ ngọt bằng dừa non.

Nguyên liệu nấu chè

  • Phổ biến nhất có thể mua bột khoai, những loại đậu ở những siêu thị bởi sẽ có nguồn gốc rõ ràng và quan trọng dễ dàng kiểm soát được hạn sử dụng của sản phẩm.
  • Ngoài ra những chợ truyền thống cũng rất đáng để để tin dùng. Tuy nhiên vẫn nên lựa chọn nơi uy tín và quan sát cẩn trọng những loại đậu có bị lúc nào cũng ẩm ướt hay không.
  • Hiện nay trên những trang những mạng thương mại điện tử rất được bày bán rất rầm rộ bởi có được sự tiện ích rất to. Chỉ cần tìm đến nơi có thương hiệu và đặt hàng thì sẽ được giao ngay đến tận nơi.
  • Hiện nay có dạng nước cốt dừa lon sử dụng cũng rất tiện lợi vì tiết kiệm được thời gian như dạng bột rất nhiều. Ngoài ra có thể tự nấu nước cốt dừa theo phương pháp thông dụng nhất là vắt nước cốt từ dừa nạo không hề quá phức tạp.

Nguyên liệu món ăn chè dừa nước

Cách làm

Sơ chế dừa nước và lá dứa

Đập mạnh cả buồng dừa nước xuống đất để rớt ra thành những quả tách biệt.

Tiếp theo dùng dao chặt từng quả làm đôi rồi lấy muỗng nạo phần thịt ở bên trong ra. Sau đó đem dừa nước rửa sạch để ráo.

Lá dứa cắt gốc rửa sạch rồi buộc gọn lại với nhau.

Mách nhỏ: Để tiết kiệm thời gian bạn cũng có thể mua dừa nước đã được chặt lấy thịt sẵn khi mua về chỉ cần rửa lại là được.

Bước 1 Sơ chế dừa nước và lá dứa Chè dừa nước
Bước 1 Sơ chế dừa nước và lá dứa Chè dừa nước
Bước 1 Sơ chế dừa nước và lá dứa Chè dừa nước
Bước 1 Sơ chế dừa nước và lá dứa Chè dừa nước

Luộc hỗ hợp đậu

Bột khoai đem ngâm trong nước 15 – 45 phút. Còn phổ tai cũng ngâm với nước 10 – 15 phút đến khi nở.

Đậu trắng Đà Lạt, đậu ván, đậu cúc, hạt sen đem ngâm nước ít 4 tiếng hoặc qua đêm cho đậu nỡ. Chắc bỏ nước để ráo.

Mách nhỏ: Để tiết kiệm thời gian trước khi luộc có thể ngâm cho đậu mềm ra 10 – 20 phút nhé.

Bước 2 Luộc hỗn hợp đậu Chè dừa nước
Bước 2 Luộc hỗn hợp đậu Chè dừa nước
Bước 2 Luộc hỗn hợp đậu Chè dừa nước
Bước 2 Luộc hỗn hợp đậu Chè dừa nước

Làm nước cốt dừa

Lấy 1 cái tô cho 50gr bột cốt dừa cùng 250ml nước đảo đều lên với nhau.

Tiếp theo bắc nồi lên bếp nấu trong vòng 10 phút với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp nước cốt sánh mịn thì tắt bếp cho ra tô.

Bước 3 Làm nước cốt dừa Chè dừa nước
Bước 3 Làm nước cốt dừa Chè dừa nước

Nấu chè

Bắc nồi lên bếp với 300ml nước, 100gr đường phèn, 50gr lá dứa và 200gr dừa nước nấu cùng lửa vừa trong vòng 10 phút.

Tiếp theo cho bột khoai, những loại đậu và 1/2 muỗng cà phê muối vào nấu thêm 10 phút.

Sau đó khi chè sôi, vớt lá dứa ra rồi thêm phổ tai và toàn bộ phần nước dừa đun thêm 7 – 10 phút nêm nếm gia vị vừa ăn tắt bếp.

Mách nhỏ:

  • Nếu bột khoai bạn ngâm đủ thời gian đã mềm thì có thể cho vào sau cùng phổ tai.
  • Để chè được ngon hơn trong quá trình nấu có bọt bạn vớt hớt bỏ đi nhé.

Bước 4 Nấu chè Chè dừa nước
Bước 4 Nấu chè Chè dừa nước
Bước 4 Nấu chè Chè dừa nước
Bước 4 Nấu chè Chè dừa nước

Thành phẩm

Món chè này thật sự rất bổ dưỡng mà còn giúp thanh nhiệt được cơ thể. Dừa nước mềm ngọt tự nhiên kết hợp cùng độ bùi của những loại đậu và hạt sen với nhau, thêm một chút béo ngậy của nước cốt dừa đã làm cho biết bao người say đắm không thể cưỡng lại được.

Món chè dừa nước này có thể ăn cùng một ít đậu phộng và ướp lạnh sẽ rất tuyệt vời. Nào cũng thưởng thức thành phẩm của tôi ngay nhé.

Bước 5 Thành phẩm Chè dừa nước
Bước 5 Thành phẩm Chè dừa nước

Cách làm Sinh tố dừa sáp dâu tây

Nguyên liệu:

  • Dừa sáp 1 quả
  • Dâu tây 200 gr (khoảng 15 quả)
  • Sữa đặc 100 ml
  • Đậu phộng rang 20 gr
  • Đá bào 150 gr
  • Đường 15 gr (khoảng 1 muỗng canh)

Cách chế biến:

Sơ chế nguyên liệu:

  • Dừa sáp mua về bạn dùng dao lớn và sắc đập mạnh để tách trái dừa làm 2 phần đều nhau. Sau đó dùng muỗng từ từ nạo hết phần cơm dừa, nước dừa bên trong cho vào tô.
  • Dâu tây bạn bỏ cuống rồi rửa sạch, để ráo.
  • Đậu phộng rang bạn giã nhỏ.

Xay hỗn hợp dừa sáp dâu tây:

  • Cho dừa sáp đã nạo vào máy xay sinh tố, thêm dâu tây, 100ml sữa đặc, 15gr (khoảng 1 muỗng canh) đường rồi bạn bấm xay nhuyễn.
  • Tiếp đó bạn thêm 150gr đá bào, tiếp tục xay cho hỗn hợp được nhuyễn mịn. Sau khi xay xong bạn cho ra ly và rắc thêm 1 ít đậu phộng rang nữa là hoàn thành rồi đấy!

Thành phẩm:

  • Sinh tố dừa sáp dâu tây với màu hồng phấn bắt mắt và hấp dẫn.
  • Sinh tố mát lạnh với vị ngọt thơm, béo ngậy từ dừa sáp hòa quyện cùng chút chua nhẹ từ dâu tây vô cùng hợp vị, đặc biệt khiến món sinh tố này không bị quá ngán khi uống.

Sinh tố dừa sáp dâu tây

Sinh tố dừa sáp dâu tây

Cách làm Dừa sáp dầm sữa

Nguyên liệu:

  • 1 trái dừa sáp
  • 70ml sữa đặc
  • Đường
  • Đậu phộng rang
  • Đá viên

Cách chế biến:

  • Bước 1 Nạo cơm dừa:

    • Dừa sáp đem bổ đôi, hứng lấy nước dừa, phần cơm dừa thì dùng muỗng nạo hết ra 1 cái tô.

  • Bước 2 Dầm dừa:

    • Bạn cho thêm đường và sữa đặc vào tô dừa khi nãy, trộn đều hoặc dầm đều tùy ý thích.

  • Bước 3 Cho ra ly:

    • Để tăng sự giải nhiệt, bạn cho thêm vài viên đá lạnh vào ly, sau đó đổ hỗn hợp dừa sáp lên trên, có thể thêm 1 vài hạt đậu phộng rang đã bóc sạch vỏ cho thêm béo ngậy là đã có thể thưởng thức.

  • Thành phẩm:

    • Ly sáp dừa dầm sữa sệt sệt, dẻo dẻo và mát lạnh. Khi thưởng thức cảm nhận được vị ngọt ngào và béo ngậy của sáp dừa, sữa đặc. Một vài hạt đậu phộng giúp cân bằng hương vị, cho món ăn không quá ngọt và ngấy.

Dừa sáp dầm sữa

Dừa sáp dầm sữa

Cách làm Sinh tố dừa sáp

Nguyên liệu:

  • Dừa sáp 1 trái
  • Đường 2 muỗng canh
  • Sữa đặc 2 muỗng canh
  • Đá viên 1 ít

Dụng cụ thực hiện: Máy xay sinh tố, tô, ly, muỗng, dao,…

Cách chế biến:

Nạo dừa sáp:

  • Dừa sáp mua về bạn dùng dao đập mạnh để tách trái dừa làm 2 phần đều nhau. Sau đó dùng muỗng từ từ nạo hết phần cơm dừa, nước dừa bên trong cho vào tô.
  • Lưu ý: Tuy là dừa sáp nhưng bên trong trái dừa vẫn còn nước, nên khi tách gáo dừa bạn cần đập dứt khoát, nhanh tay tách gáo dừa làm đôi. Hoặc dùng một dụng cụ khác để hứng phần nước bên trong chảy ra.

Xay sinh tố:

  • Tùy vào khối lượng cơm dừa thu được sau khi nạo bạn có thể chia làm nhiều lần xay, giúp món sinh tố được sánh, mịn hơn.
  • Cho 1/2 phần cơm dừa và một ít nước dừa vào máy xay sinh tố, thêm 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh sữa đặc, đậy kín nắp và bắt đầu xay.
  • Xay khoảng 1 phút thì tắt máy, thêm đá viên hoặc đá đã được đập nát vào, tiếp tục xay đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn.
  • Tương tự với phần cơm dừa còn lại.
  • Mách bạn: Để kiểm tra, bạn có thể dùng muỗng khuấy đều để cảm nhận độ sánh, mịn, nếm thử xem hương vị đã đạt như mong muốn hay chưa và tự điều chỉnh theo khẩu vị của gia đình. Tùy theo sở thích bạn có thể thêm sữa và đường, cũng có thể thêm vào 1 ít đậu phộng rang giã nhuyễn giúp món sinh tố hấp dẫn hơn rất nhiều. Nếu thấy sinh tố quá đặc bạn có thể cho thêm 1 ít nước, xay đều lên là được.

Thành phẩm:

  • Phần cơm dừa mềm dẻo được xay nhuyễn mịn cùng với phần nước dừa thanh ngọt tự nhiên tạo nên hương vị tuyệt vời. Lại thêm vị beo béo từ sữa đặc ngọt lịm và một ít đá xay, giúp món sinh tố trở nên thơm ngon, mát lạnh, ăn là ghiền ngay thôi.
  • Ly sinh tố dừa sáp hấp dẫn vừa được thực hiện chỉ với các bước vô cùng đơn giản, bạn có thể dành thời gian thực hiện và thưởng thức chúng cùng gia đình mình nhé.

Sinh tố dừa sáp

Sinh tố dừa sáp

Cách làm kem dừa sáp

Nguyên liệu:

  • 1 trái dừa sáp.
  • ½ trái chanh.
  • 1 hũ sữa chua.
  • 3 muỗng canh sữa đặc.
  • 220ml sữa tươi ít đường.
  • 70g đường.
  • 10 – 20g đậu phộng rang.

Cách chế biến:

Bước 1 Sơ chế các nguyên liệu:

  • Với dừa sáp, bạn bổ đôi ra, cho riêng phần nước dừa vào một tô và nạo phần cơm dừa vào một tô khác.
  • Còn ½ trái chanh bạn vắt lấy nước cốt cho vào chén riêng.
  • Với đậu phộng rang, bạn giã nhuyễn sau đó cho vào dĩa riêng.

Bước 2 Xay dừa sáp và sữa:

  • Bạn xay dừa sáp trong vòng từ 3 – 5 phút.
  • Bạn cho vào máy xay sinh tố phần cơm dừa, nước dừa cùng 220ml sữa tươi ít đường, 100ml sữa chua, 70g đường, 3 muỗng canh sữa đặc và nước cốt chanh đã vắt sẵn. Tiếp theo, bạn xay nhuyễn hỗn hợp trong 3 – 5 phút là được.

Bước 3 Đổ khuôn và làm lạnh:

  • Ở bước này, bạn cho hỗn hợp đã xay ở bước 2 vào khuôn rồi để ngăn đông tủ lạnh tầm 2 – 3 giờ. Khi ăn kem bạn rắc thêm ít đậu phộng lên bề mặt kem.

Thành phẩm:

  • Kem dừa sáp khi ăn có vị béo béo cùng hương thơm đặc trưng của dừa sáp, vị giòn tan của đậu phộng rang sẽ khiến bạn ăn hoài không ngán đấy.

Kem dừa sáp

Kem dừa sáp

Cách làm Sinh tố dừa sáp cà phê

Nguyên liệu:

  • Bột cà phê 25 gr
  • Cơm dừa sáp 80 gr
  • Sữa đặc 20 ml
  • Sữa tươi 40 ml
  • Nước sôi 70 ml
  • Đá 1 ly
  • Đường 25 gr (cát trắng hoặc vàng)

Cách chế biến:

  • Sơ chế nguyên liệu:

    • Dừa sáp bạn dùng dao hoặc rựa bổ làm đôi. Sau đó, bạn dùng muỗng nạo, giữ phần cơm và loại bỏ vỏ.

  • Pha cà phê, lấy nước cốt:

    • Đầu tiên, bạn cho 25gr bột cà phê vào trong phin cafe rồi cho phao vào bên trong.

    • Để tiến hành ủ cà phê, bạn cho vào 10ml nước sôi trên nắp phao, sau đó đặt phin lên phía trên từ 5 – 10 giây. Tiếp đó, bạn cho 10ml nước sôi lên bề mặt của cà phê và để từ 5 – 10 giây.

    • Cuối cùng, bạn cho 50ml nước sôi vào trong phin cafe vừa ủ. Quan sát xem phao trong phin có bị lật hay không. Nếu có, bạn dùng một chiếc đũa ấn nhẹ rồi khuấy tròn xung quanh phía trên phao và đậy nắp lại, đợi trong vòng từ 5 – 10 phút là chúng ta đã có được nước cốt cà phê.

  • Xay sinh tố:

    • Bạn cho vào máy xay sinh tố 80gr dừa sáp, 20ml sữa đặc, 40ml sữa tươi, 25gr đường cát trắng, rồi cho thêm 1 ly đá vào máy và xay nhuyễn.

  • Hoàn thành:

    • Sau đó, bạn cho tất cả phần hỗn hợp đã xay trong máy ra ly, đổ khoảng 1 – 2 muỗng cà phê nước cốt cà phê lên đều bên trên bề mặt của hỗn hợp.

  • Thành phẩm:

    • Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong 1 ly sinh tố dừa cà phê thơm ngon rồi. Vị thơm nồng và đắng đắng của cà phê hoà trong vị ngọt của sữa và beo béo của dừa sáp thêm một chút mát lạnh từ đá tạo nên một thứ thức uống ngon lành.

Sinh tố dừa sáp cà phê

Sinh tố dừa sáp cà phê

Cách làm Kem dừa sáp trái cây

Nguyên liệu:

  • Dừa sáp
  • Trái cây tươi: 500 gram (bơ, xoài, dưa hấu, chanh leo, dâu tây…)
  • Sữa đặc có đường: 30 gram
  • Sữa tươi không đường: 200 ml
  • Sữa chua: 1 – 2 hũ (nếu làm kem xoài)
  • Dụng cụ cần có: máy xay sinh tố, khuôn kem que, que kem, túi đựng kem, gắp kem dạng viên

Cách chế biến:

Bước 1: Sơ chế trái cây làm kem dừa sáp trái cây:

  • Để làm kem trái cây, trước hết bạn cần gọt vỏ để lấy phần thịt trái cây
  • Đập dừa sáp ra. Lưu ý cẩn thận không nên để nước dừa sáp chảy ra ngoài lãng phí vì nó cực kỳ ngon. Dùng muỗng nạo cái dừa sáp, cho trực tiếp vào máy xay sinh tố. Nếu nước dừa cô đọng lại rất đặc, không thể chảy được, thì trái dừa đó hoàn toàn ngon, không có gì phải lo lắng.
  • Với bơ, bạn gọt gọt và dùng dao hoặc thìa để nạo lấy thịt.
  • Với xoài và dưa hấu, gọt vỏ rồi xắt thành từng miếng nhỏ.
  • Nếu sử dụng các loại trái cây khác, bạn cũng thực hiện tương tự.

Bước 2: Xay trái cây làm kem:

  • Cho phần thịt trái cây đã xắt nhỏ trước đó vào xay. Tiếp đến, bạn cho vào chung phần sữa đặc + sữa tươi. Riêng đối với kem DỪA SÁP + DÂU, bạn cho thêm cả phần sữa chua đã chuẩn bị. Trong quá trình xay, có thể điều chỉnh tỉ lệ phần sữa này cho phù hợp với khẩu vị.
  • Bật máy xay và xay nhuyễn toàn bộ hỗn hợp trên. Sau khi xay xong, để kem được mịn và không còn lớp bọt khí sủi trong quá trình xay, bạn cho phần nguyên liệu này qua rây lọc để thu được phần sinh tố tốt nhất.

Bước 3: Cho 2 hỗn hợp trên xay cùng nhau và đổ ra khuôn. Để ngăn đá cho kem đông cứng (thời gian thường từ 4- 5 tiếng) rồi thưởng thức. Có thể đổ khay lớn rồi lấy kem thành từng viên để ăn hoặc đổ khuôn kem que và tháo khuôn.

Dừa sáp

Ảnh minh hoạ

Tải file PDF hướng dẫn Cách nấu chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

Tải ngay

Video hướng dẫn Cách nấu chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa

YouTube video

Mua nguyên liệu nấu chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha

Dừa sáp để được bao lâu?

Dừa mới hái xuống, bạn có thể bảo quản 15 – 20 ngày ở nhiệt độ bình thường. Nếu muốn bảo quản dừa sáp lâu hơn bạn có thể cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng hơn 1 tháng hoặc ngăn mát tủ lạnh khoảng 25 – 30 ngày.

Tuy nhiên, bảo quản quá lâu dừa sáp sẽ không còn giữ được hương vị tươi ngon, phần cơm dừa sẽ không còn dẻo và mất đi độ ngọt. Bạn vẫn nên sử dụng dừa sáp trong khoảng 10 ngày để thưởng thức được nguyên vẹn hương vị tươi mới của loại trái cây này.

Nếu bạn đã tách thịt (cơm) dừa sáp ra, bạn có thể bảo quản phần thịt này khoảng 3 ngày trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ngăn đông 1 tuần.

1. Dừa sáp là gì?

Tổng kết

Hy vọng với các bước nấu chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa thơm ngon mới nhất 04/2024 mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn thực hiện thành công một món chè ngon. Chúc bạn thực hiện thành công món chè hấp dẫn này nhé!

5/5 - (10 votes)